mardi 3 janvier 2012

Chiếc cà-vạt của ông Chirac và chính sách « ngoại giao hợp đồng » của Bắc Kinh

Tháng 2/2002 nhân chuyến viếng thăm Pháp của ông Giang Trạch Dân, Tổng thống Pháp lúc đó là Jacques Chirac đã hứa không đề cập đến vấn đề nhân quyền để tránh làm bẽ mặt Chủ tịch nước Trung Quốc. Tuy nhiên khi tiếp vị quốc khách, ông Chirac diện chiếc cà-vạt có in dòng chữ « Liberté, Egalité, Fraternité » (Tự do, Bình đẳng, Bác ái – biểu trưng của nước Pháp, có nguồn gốc từ cuộc cách mạng Pháp 1789).

Trong thời gian lưu lại Pháp, ông Giang Trạch Dân có đủ thời giờ để hỏi phiên dịch xem dòng chữ ấy có nghĩa là gì.

Trước hôm lên đường về Bắc Kinh, Giang Trạch Dân nói với ông Chirac :

« Thưa ngài Tổng thống, như ngài thấy đấy, chúng tôi đã đặt mua 24 chiếc máy bay Airbus. Lần sau đừng đeo chiếc cà-vạt này nữa, chúng tôi sẽ mua bốn chục chiếc ! ».

Khi kể lại câu chuyện trên đây, tác giả Roger Faligot trong cuốn sách « Les services secrets chinois de Mao aux JO » (Cơ quan tình báo Trung Quốc, từ thời Mao Trạch Đông cho đến Thế vận hội Bắc Kinh) ghi nhận, Trung Quốc sử dụng các hợp đồng lớn để « nhử » rất hiệu quả lãnh đạo các nước phương Tây. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn có những lá bài khác.

…Mùa xuân năm 2007, cuộc chạy đua vào điện Elysée đang sôi nổi, thì tại đại sứ quán Trung Quốc ở đại lộ George-V, thủ đô Paris cũng có những cuộc họp khẩn. Từ nhiều tháng trước, đại sứ đã nhận được lệnh phải theo dõi chặt cuộc song đấu giữa hai ứng cử viên Ségolène Royal và Nicolas Sarkozy. Bà Ségolène Royal, cũng như ứng viên cánh trung François Bayrou đều đã nói rõ quan điểm là sẽ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Họ chịu ảnh hưởng của ông Jack Lang, qua chuyến đi Trung Quốc ông đã đánh hơi thấy những khía cạnh không mấy lành mạnh của Olympic này.

Bầu cử Tổng thống Pháp vừa xong, hai chuyên gia tình báo của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris vẫn phải làm việc không ngơi nghỉ. Tân Tổng thống có thái độ thân hữu với Bắc Kinh như người tiền nhiệm hay không ? Có tin đồn là ông Nicolas Sarkozy ủng hộ Đài Loan độc lập ? Hồi đầu năm ông Sarkozy đã gặp gỡ một số nhà ly khai, qua trung gian của các nhà Trung Quốc học ở Paris ?

Và nhất là, việc ông Bernard Kouchner được giao chức Ngoại trưởng phải chăng là một dấu hiệu tiêu cực, đối với hồ sơ Tây Tạng, cũng như lệnh cấm vận vũ khí từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn ?

Tuy nhiên tại Bắc Kinh, có hai nhân vật chính đã giúp cho Hồ Cẩm Đào hiểu rằng, cho dù tân Tổng thống Pháp có nhiều điểm tương đồng với ông George Bush, vẫn có thể tin rằng một thời kỳ mới đã mở ra.

Người thứ nhất là Đới Bỉnh Quốc, Phó thủ tướng đồng thời là người đứng đầu nhóm lãnh đạo công tác Ngoại sự Trung ương, và nhóm An ninh Quốc gia của Trung ương Đảng. Ông ta luôn theo dõi rất chặt những cuộc thương lượng với tập đoàn EADS về việc mua máy bay Airbus, và biết rất rõ là có thể quyến rũ Tổng thống, bằng cách giúp vị nguyên thủ xênh xang về nước sau chuyến công du với một hợp đồng khổng lồ (Cho dù một phần của hợp đồng đó đã được hứa hẹn từ thời ông Chirac, có rất nhiều điều khoản phụ, và luôn không phải là cam kết đặt hàng chính thức).

Người thứ hai là Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, sau đó trở thành ủy viên chính thức Bộ Chính trị, đã có quen ông Sarkozy khi ông còn là Bộ trưởng Nội vụ Pháp. Tháng 7/2006, ông Chu Vĩnh Khang đã đến thăm Paris và đề nghị sẽ siết chặt đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố « trong khuôn khổ công tác chuẩn bị cho Thế vận hội 2008 », đồng thời trấn áp nạn nhập cư lậu.

Xưa nay vấn nạn người Trung Quốc nhập cư lậu vào Pháp vẫn là vấn đề hết sức nhức nhối đối với Paris. Theo tình báo Pháp, thì Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng lá bài nhập cư. Họ có thể làm ngơ cho luồng người nhập cư lậu tràn ngập, còn đối với các quốc gia được xem là « bạn bè » thì họ sẽ trấn áp để giảm bớt gánh nặng cho các nước này.

Kết quả là theo lời khuyên của các cố vấn, trái với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ George Bush, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy không tiếp Đạt Lai Lạt Ma. Ông công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, và đặc biệt là ông sẽ hiện diện trong buổi lễ khai mạc Olympic ngày 08/08/2008. Đổi lại, Trung Nam Hải cũng để cho ông nói lên một số bất đồng như là việc tái định giá đồng nhân dân tệ chẳng hạn, bla bla… Ông Sarkozy ra về với các hợp đồng đầy hứa hẹn cho Airbus và Areva trong tay.

Sau « ngoại giao bóng bàn », « ngoại giao gấu trúc »… «ngoại giao hợp đồng » quả là một thế võ vô cùng lợi hại của Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh châu Âu, Hoa Kỳ đang chao đảo vì nợ công !



dimanche 1 janvier 2012

Hoàng hôn của những tên bạo chúa


Cuối năm, dân mạng (bên Tây) kháo nhau, « dưới ấy » năm nay chật chỗ quá nhỉ. Nào Ben Laden, rồi Kadhafi, rồi mới đây lại có Kim Jong Il xuống nhập bọn.

Đại diện xứng đáng nhất của chủ nghĩa khủng bố là Oussama Ben Laden đã ra đi hết sức bất ngờ, rất « Hollywood », vào tháng 5/2011, gây kinh ngạc cho toàn thế giới, khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ bỗng nhiên « từ trên trời rơi xuống » diệt gọn. Tháng 10/2011 đến lượt Mouammar Kadhafi, cũng không kém phần ly kỳ (*). Nhưng đình đám nhất là khuôn mặt (đen) từ châu Á, Kim Jong Il của Bắc Triều Tiên, như chúng ta đã biết.

Du lịch theo dấu vết « Người tình » của Marguerite Duras tại Việt Nam

Bài đăng : Chủ nhật 01 Tháng Giêng 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 01 Tháng Giêng 2012 

Những người yêu thích tác phẩm « Người tình » (L’Amant ) của Marguerite Duras có thể làm một chuyến du lịch đến thăm những địa điểm trong phim và truyện, đồng thời khám phá khung cảnh sông nước miền Tây, bằng một chuyến du lịch đường sông, trên con tàu cũng mang tên « L’Amant ».

Như chúng ta đã biết, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tính tự truyện « Người tình » (L’Amant) của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, đã đoạt giải Goncourt và dịch ra 43 thứ tiếng, được đạo diễn Jean-Jacques Arnaud dựng thành phim. Bộ phim này quay tại Việt Nam, bắt đầu khởi quay từ năm 1986, đến năm 1990 mới hoàn thành.
Tác phẩm kể lại câu chuyện tình của một thiếu nữ Pháp 15 tuổi, với một thanh niên người Việt gốc Hoa giàu có, từ một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến phà Vĩnh Long – Sa Đéc. Đây cũng là chuyện tình của tác giả với ông Huỳnh Thủy Lê, thuộc một gia đình đại điền chủ ở Sa Đéc.
Tàu du lịch "L'Amant" (DR).
Kể từ năm 2009 đến nay, những người yêu thích tác phẩm « Người tình » có thể làm một chuyến du lịch đến thăm những địa điểm trong phim và truyện, đồng thời khám phá khung cảnh sông nước miền Tây, bằng một chuyến du lịch đường sông. Công ty du lịch Long Giang ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các tour du lịch trọn gói ba hoặc năm ngày, trên con tàu cũng mang tên « L’Amant », thu hút nhiều khách du lịch từ các nước, đặc biệt là khách Pháp.
Anh Nguyễn Minh Hùng, nhân viên công ty Long Giang cho biết thêm chi tiết về tour du lịch này :
Ông Nguyễn Minh Hùng - Thành phố Hồ Chí Minh
 
01/01/2012
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 tags: Du lịch - Pháp - Phỏng vấn - Văn hóa - Việt Nam 
 
http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/ivrg-anz/20120101-qh-yvpu-gurb-qnh-irg-=25P2=25NO-athbv-gvau-=25P2=25OO-y=25R2=2580=2599nznag-phn-ah-ina-fv-cunc-znethrevgr-qhenf-gn

samedi 31 décembre 2011

Hoàng hôn của những tên bạo chúa

Dân chủ và thị trường trước thử thách của năm 2012


Bài đăng : Thứ bảy 31 Tháng Mười Hai 2011 

Sau một năm 2011 nóng bỏng, các trang sử đang còn được viết dở dang như các cuộc cách mạng Ả Rập, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu, cho thấy năm 2012 cũng sẽ một năm bão táp. Dân chủ và thị trường lại sẽ song hành khắp chốn, nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức.

Trước thềm năm mới, bài xã luận của Le Monde nhận định về « Dân chủ và thị trường trước thử thách của năm 2012 ». Tờ báo nhắc lại lý thuyết của hai nhà tư tưởng Mỹ vào cuối thế kỷ trước, cho rằng với việc toàn cầu hóa, dân chủ và thị trường sẽ song hành với nhau khắp nơi trên thế giới. Nhưng sau một năm 2011 nóng bỏng, các trang sử đang còn được viết dở dang như các cuộc cách mạng Ả Rập, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu, cho thấy năm 2012 cũng sẽ một năm bão táp. Dân chủ và thị trường lại sẽ song hành khắp chốn, nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức.

vendredi 30 décembre 2011

Tàu Vinalines Queen chìm, 22 thủy thủ khó có cơ may sống sót

Bài đăng : Thứ sáu 30 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 30 Tháng Mười Hai 2011 
Chiếc tàu Vinalines Queen bị mất tích từ hôm 25/12, đến hôm nay được khẳng định là đã bị chìm tại vùng biển gần đảo Luzon của Philippines. Một thủy thủ được tàu Anh cứu sống, 22 thủy thủ còn lại có nhiều khả năng đã tử nạn. Hãng thông tấn AFP trích nguồn tin từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết như trên. RFI Việt ngữ phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Phương, trưởng phòng Phối hợp Cứu nạn của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam.

Theo Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam, thì vào lúc 10 giờ 30 sáng nay 30/12 (giờ Việt Nam), tàu London Courage đang trên đường đi Singapore đã phát hiện được thủy thủ Đậu Ngọc Hùng của tàu Vinalines Queen đang trôi dạt trên biển. Sau khi được tàu Anh vớt lên, thủy thủ này cho biết tàu đang chạy thì bị nghiêng về bên trái và chìm luôn, chỉ một mình anh may mắn leo lên được phao cứu sinh, còn lại toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị chìm theo tàu.

Bắc Triều Tiên: Không thay đổi, không đối thoại với Hàn Quốc

Bài đăng : Thứ sáu 30 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 30 Tháng Mười Hai 2011 
Hôm nay (30/12) Bình Nhưỡng đã lên tiếng cảnh báo trước thế giới là chính quyền của tân lãnh tụ Kim Jong Un sẽ không thay đổi chính sách, và cũng không có ý định đối thoại với chính quyền Seoul. 

Hãng thông tấn chính thức KCNA trích dẫn thông cáo của Hội đồng Quốc phòng, cơ quan quyền lực nhất Bắc Triều Tiên, nói rằng: « Chúng tôi long trọng và tự hào tuyên bố với các nhà lãnh đạo chính trị ngu xuẩn trên thế giới, kể cả chính quyền bù nhìn Hàn Quốc, đừng hòng chờ đợi một sự thay đổi dù nhỏ nhất từ phía chúng tôi ».

Trên 300.000 người Syria biểu tình chống chế độ

Bài đăng : Thứ sáu 30 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 30 Tháng Mười Hai 2011 
Hôm nay (28/12) trên 250.000 người đã biểu tình chống chế độ tại tỉnh Idleb ở miền tây bắc Syria, và trên 60.000 người khác xuống đường tại Douma thuộc ngoại ô thủ đô Damas, theo con số của tổ chức Quan sát Nhân quyền tại Syria (ODSH). Các cuộc biểu tình diễn ra trong lúc các quan sát viên Liên đoàn Ả Rập đang được triển khai tại năm địa phương có phong trào phản kháng chống chính quyền Assad.

Tại tỉnh Idleb, những người chống chính phủ đã tập hợp lại sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu hàng tuần, ở 74 địa điểm khác nhau. Riêng tại hai thành phố Khan Cheikhoune và Saraqeb thuộc tỉnh này, trước tin các quan sát viên Ả Rập sắp đến giám sát, các xe tăng của quân đội Syria đã được lệnh rút lui và các xe chở lính được sơn lại màu khác.

mercredi 28 décembre 2011

Chuyến du lịch dưới sự giám sát tại Bắc Triều Tiên

(RFI) Đi thăm đất nước khép kín nhất thế giới là điều có thể thực hiện được ! Hàng năm đều có một số người ngoại quốc thử làm một cuộc phiêu lưu như thế. Phóng viên ban Pháp ngữ RFI đã đóng vai một khách du lịch để tiến hành một chuyến đi độc đáo, và đương nhiên là dưới sự kiểm soát chặt chẽ, trong đất nước cuối cùng còn cai trị theo kiểu Staline.

Không thể nào bất chợt nổi hứng mà ngao du đến đấy một mình, với thẻ tín dụng và chiếc ba-lô trên lưng được. Để có thể đặt chân đến Bắc Triều Tiên (BTT), vui lòng tìm đến một công ty du lịch « chuyên trách», chỉ duy nhất có công ty này mới có thể xin được visa cho bạn. Do không có quan hệ ngoại giao, tức không có lãnh sự quán, nên chính Bình Nhưỡng mới có cái quyền trao cho hạt vừng mầu nhiệm để mở cánh cửa, sau cuộc « điều tra » của phái bộ đầy bí ẩn tại Paris. Phái bộ này kiểm tra xem người xin visa có phải là nhà báo hay không. Rất may mắn là chúng tôi đã lọt lưới, nhưng bầu không khí không phải vì thế mà không nặng nề.

Kim Jong Il : Quyền lực thép trong một đất nước tàn tạ

Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 

Ông Kim Jong Il đã lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong suốt 17 năm (1994-2011), và nay để lại cho người con trai một đất nước trong tình trạng tuyệt vọng, không nuôi sống nổi 25 triệu dân.

Qua đời ngày 17/12/2011 vì một cơn đau tim, ông Kim Jong Il đã duy trì quyền lực với chính sách tuyên truyền và tôn sùng cá nhân lãnh tụ, dựa vào quân đội. Ông cũng đã tống giam hàng chục ngàn người đối lập vào các trại tập trung, như trước đó cha của ông đã làm.

Thâm hụt thương mại Việt Nam năm 2011 ở mức thấp nhất từ 10 năm qua

Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 
Theo dự báo của cơ quan thống kê nhà nước được công bố ngày 28/12/2011, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm đã giảm mạnh còn 9,5 tỉ đô la. Đây là mức thâm hụt thấp nhất kể từ 10 năm qua, sau một năm hoàn toàn thay đổi chính sách kinh tế.

Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, doanh số xuất khẩu là 96,2 tỉ đô la, tăng 33%, còn tổng giá trị nhập khẩu là 105,7 tỉ đô la, tăng 24,7%. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản như gạo và cà phê, còn hàng nhập khẩu đa số là thiết bị và vật liệu cho sản xuất.

Tám ngàn công nhân Trung Quốc đình công

Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 

Ngày 28/12/2011, China Labour Watch cho biết 8.000 công nhân một nhà máy của tập đoàn LG Hàn Quốc tại Nam Kinh, miền đông Trung Quốc đã ngưng làm việc từ ngày 26/12/2011. Vụ đình công này diễn ra trong bối cảnh nhiều phong trào phản kháng của công nhân Trung Quốc nổi lên từ vài tuần qua.

Theo tổ chức phi chính phủ China Labour Watch có trụ sở tại New York, các công nhân của nhà máy LG tại Nam Kinh khẳng định là những nhân viên người Hàn Quốc được lãnh tiền thưởng cuối năm cao hơn họ. Phong trào đình công diễn ra một cách hòa bình, tuy một số công nhân đã lật đổ bàn ghế trong căng-tin. Những người có trách nhiệm của nhà máy LG tại Nam Kinh đã từ chối trả lời hãng thông tấn AFP.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc và Nhật ngưng giảm giá đồng tiền

Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 
Ngày 27/12/2011 Hoa Kỳ đã đòi hỏi Trung Quốc và Nhật Bản ngưng các hành động nhằm đánh sụt giá đồng nhân dân tệ và yen. Bắc Kinh cam kết sẽ linh hoạt hơn trong tỉ lệ hối đoái.

Trong bản báo cáo bán niên, Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhận định rằng tỉ lệ hối đoái của đồng nhân dân tệ vẫn đang ở mức thấp một cách đáng kể so với giá trị thật. Đồng thời phía Mỹ cũng cho rằng các hành động can thiệp của chính quyền Nhật nhằm làm giảm giá đồng yen là không chính đáng.

Syria trả tự do cho 755 tù nhân tham gia phong trào nổi dậy

Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Mười Hai 2011 
Ngày 28/12/11 chính quyền Syria đã trả tự do cho 755 người đã tham gia các vụ nổi dậy. Động thái này của Damas được thực hiện sau khi các quan sát viên của Liên đoàn Ả Rập từ hôm qua đã có mặt tại Homs, nơi diễn ra một cuộc biểu tình chống chế độ tập hợp trên 70.000 người trong cùng ngày.

Theo đài truyền hình nhà nước Syria, thì chính quyền đã thả 755 người có can dự vào các vụ nổi dậy, nhưng đó là những thành phần không phạm tội ác mà Damas gọi là "không có dính máu trên tay".

Người Nga muốn lật sang trang mới không có Putin

Bài đăng : Thứ sáu 23 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 23 Tháng Mười Hai 2011 
Giai cấp trung lưu của Nga, đã từng ủng hộ việc lập lại trật tự đất nước vào đầu những năm 2000, nay muốn có sự thay đổi. Họ muốn có sự đa dạng trong nền kinh tế - tức là ít lệ thuộc vào dầu hỏa hơn và trong chính trị - có nghĩa là ít có ảnh hưởng của ông Putin hơn. 

« Người Nga muốn lật sang trang Putin » tựa của La Croix, « Medvedev khuất phục trước sức mạnh đường phố », tựa của Libération. Đó là nhận xét của các tờ báo trên về tình hình nước Nga, khi trên 200.000 người sẽ xuống đường vào ngày mai. Theo La Croix, thì giai cấp trung lưu của Nga, đã từng ủng hộ việc lập lại trật tự đất nước vào đầu những năm 2000, nay muốn có sự thay đổi.

Thái Lan và Cam Bốt đạt thỏa thuận nguyên tắc về rút quân ở biên giới

Bài đăng : Thứ năm 22 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 22 Tháng Mười Hai 2011 
 
Trong một thông cáo chung hôm 21/12/2011, Thái Lan và Cam Bốt cho biết đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về việc đồng thời rút đi số quân đang đóng ở vùng phi quân sự dọc theo biên giới chung hai nước.

Hai quốc gia láng giềng đã từng có nhiều cuộc giao tranh trong ba năm gần đây, nhất là xung quanh ngôi đền Préah Vihear có từ thế kỷ 11, mà cả hai bên đều khẳng định thuộc chủ quyền của mình. Bangkok và Phnom Penh nay cho rằng cần phải rút các lực lượng quân sự cùng một lúc, dưới sự giám sát của các quan sát viên Indonesia.

Một nhóm công tác sẽ được thành lập để thảo ra những chi tiết cho việc « rút đồng loạt và toàn bộ các nhân viên quân sự đang đóng ở những vị trí hiện nay tại vùng phi quân sự, càng sớm càng tốt ». Bản thông cáo chung được đưa ra sau cuộc họp giữa hai bộ trưởng Quốc phòng và các chỉ huy quân sự đôi bên, đã cho biết như trên. Văn bản này chiếu theo phán quyết của Tòa án Quốc tế La Haye (CIJ) hồi tháng Bảy, ra lệnh cho cả hai nước phải lui quân khỏi khu vực trên.

Những trận giao chiến nổ ra từ tháng Hai tới tháng Tư năm nay giữa Thái Lan và Cam Bốt đã làm cho 28 người thiệt mạng. Nhưng quan hệ đã nồng ấm hơn kể từ khi bà Yingluck Shinawatra giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng Bảy và trở thành thủ tướng Thái. Được biết ông Thaksin, cựu thủ tướng bị lật đổ đang lưu vong và là anh ruột bà Yingluck, có quan hệ rất thân tình với thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.

tags: Cam Bốt - Châu Á - Quân sự - Thái Lan - Theo dòng thời sự 
 
http://www.pagewash.com/////nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/punh-n/20111222-gunv-yna-in-pnz-obg-qng-gubn-guhna-athlra-gnp-ir-ehg-dhna-b-ovra-tvbv
 

Tổng thống Nga tố cáo đối lập « cực đoan » và hứa hẹn cải cách chính trị

Bài đăng : Thứ năm 22 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 22 Tháng Mười Hai 2011
 
Tổng thống Nga Dmitri Medvedev hôm 22/12/2011, tố cáo « những kẻ khiêu khích và cực đoan » trong phe đối lập đang thúc đẩy đất nước trở thành « hỗn loạn ». Bên cạnh đó, ông Medvedev cũng hứa hẹn một cuộc cải cách rộng lớn hệ thống chính trị. Lời hứa này được đưa ra vào thời điểm chỉ hai ngày nữa sẽ diễn ra một cuộc biểu tình lớn tại Matxcơva.

Tổng thống Nga khẳng định đã « lắng nghe » những lời kêu gọi thay đổi. Tuy nhiên các chuyên gia và báo chí tự do nhận định rằng nhà cầm quyền Nga đang nỗ lực bằng mọi cách làm giảm nhẹ phong trào phản kháng đang lên cao, sau cuộc bầu cử Hạ viện ngày 4/12 bị tố cáo là gian lận trắng trợn.

Ông Medvedev tuyên bố trước Quốc hội : « Người dân có quyền biểu thị quan điểm bằng tất cả các phương tiện hợp pháp, nhưng xu hướng thao túng các công dân Nga, dụ dỗ họ làm những điều sai trái, kích động xung đột xã hội là không thể chấp nhận được ». Ông nói tiếp : « Chúng ta không để yên cho những kẻ khiêu khích và cực đoan dẫn dắt xã hội vào các cuộc phiêu lưu, và cũng không thứ sự can thiệp của ngoại bang…Nước Nga cần dân chủ chứ không cần hỗn loạn ». Xin nhắc lại, trước đây Thủ tướng Vladimir Putin cũng đã tố cáo Hoa Kỳ xúi giục phong trào phản kháng tại Nga.

Tổng thống Nga cho biết sẽ cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là việc lại cho phép bầu cử trực tiếp các tỉnh trưởng như trước, thay vì do Kremlin chỉ định kể từ năm 2004 đến nay. Các quy định về việc đăng ký các đảng chính trị cũng được nới rộng, và các ứng cử viên tổng thống chỉ cần thu thập được 200.000 chữ ký thay vì hai triệu chữ ký của cử tri để được chính thức tranh cử.

Tuy nhiên, ông Medvedev không nói cụ thể bao giờ các cải cách trên đây mới được áp dụng. Một lãnh tụ đối lập, ông Boris Nemtsov, đã đề nghị các đổi mới trên phải được thông qua trước ngày 01/02/2012. Chủ tịch đảng đối lập Iabloko thì cho rằng các đề nghị của Tổng thống Nga không đáp ứng được vấn đề chủ yếu, đó là có hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử gian lận vừa rồi hay không.

Theo một số chuyên gia, các đề nghị của ông Medvedev nhằm làm giảm nhẹ phong trào phản kháng, tuy nhiên có thể là đã « quá trễ ». Theo một nghiên cứu được công bố hôm nay, thì số người sẽ biểu tình phản đối tại Matxcơva vào thứ Bảy tới có thể đến 200.000 người, một sự kiện chưa từng thấy kể từ khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000.

tags: Cải cách - Chính trị - Dân chủ - Nga - Nhân quyền - Quốc tế 
 
http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/dhbp-gr/20111222-gbat-gubat-atn-gb-pnb-qbv-ync-=25P2=25NO-php-qbna-=25P2=25OO-in-uhn-ura-pnv-pnpu-puvau-gev

Mỹ và Hàn Quốc tỏ thái độ hòa dịu với Bắc Triều Tiên

Article publié le : jeudi 22 décembre 2011 - Dernière modification le : jeudi 22 décembre 2011 
 
Tình hình Bắc Triều Tiên đã khiến cho các hoạt động ngoại giao hôm nay 22/12/2011 tiếp tục nhộn nhịp, sau khi ông Kim Jong Il qua đời. Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng thảo luận với Bắc Triều Tiên sau thời kỳ tang lễ, còn Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh là Seoul không thù địch với người láng giềng phương Bắc.

Bên cạnh những tuyên bố chính thức, còn có những động thái ngoại giao hướng đến việc cải thiện quan hệ với quốc gia cộng sản mà vấn đề vũ khí hạt nhân lâu nay vẫn gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.

Theo tin từ hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên (KCNA) hôm nay, 22/12/2011, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã phân ưu với Kim Jong Un và nhân dân Bắc Triều Tiên, đồng thời bày tỏ mong muốn lại được đến thăm Bình Nhưỡng, ngay sau khi cái chết của lãnh tụ Kim Jong Il được loan báo hôm thứ Hai.

Phần Lan điều tra vụ tàu chở hỏa tiễn Patriot


Bài đăng : Thứ năm 22 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 22 Tháng Mười Hai 2011 
 
Hôm 21/12/2011, cảnh sát Phần Lan thông báo đã cùng với hải quan nước này mở cuộc điều tra, sau khi phát hiện được một chiếc tàu chở 69 hỏa tiễn địa đối không Patriot, mà theo cảnh sát Phần Lan thì chiếc tàu này đang trên đường đi đến cảng Thượng Hải của Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Bộ Quốc phòng Đức cho biết đây là hỏa tiễn bán cho Hàn Quốc. Thuyền trưởng và thuyền phó đều là người Ukraina đã bị bắt.

Tàu hàng mang tên M/S Thor Liberty được treo cờ Anh, là sở hữu của công ty hàng hải Đan Mạch Thorco, bị phát hiện có chở theo 69 hỏa tiễn địa đối không Patriot và chất nổ, trong đó có 150 tấn nitroguanidine, một hóa chất có khả năng gây nổ rất nhanh, được đóng gói một cách sơ sài. Chiếc tàu dài 91 mét, có trọng tải 3.810 tấn này từ Đức đến cảng Kotka ở cách Helsinki 120 km vào ngày 15/12, hiện đã bị cơ quan an ninh Phần Lan tạm giữ. Số hỏa tiễn trên bị hải quan tịch thu, và quân đội Phần Lan đảm nhiệm việc chuyên chở cũng như tồn trữ.

Petri Lounatmaa, người đứng đầu đơn vị chống tội phạm hình sự của hải quan Phần Lan cho hãng thông tấn AFP biết, cuộc điều tra được tiến hành theo hướng coi đây là một trường hợp xuất khẩu vật liệu quân sự bất hợp pháp. Ông nói : « Có đủ những dấu hiệu để hải quan mở cuộc điều tra về tội phạm liên quan đến việc xuất khẩu loại hàng này sang nước thứ ba ». Luật pháp Phần Lan buộc phải có giấy phép của cơ quan quốc phòng đối với vật liệu, khí tài quân sự quá cảnh lãnh thổ nước này.

Sự trỗi dậy ý thức công dân, gia nhập WTO : Hai sự kiện nổi bật tại Nga năm 2011

Bài đăng : Thứ tư 21 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 21 Tháng Mười Hai 2011 
 
Sự hình thành một xã hội công dân tại Nga, và việc nước Nga trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là hai sự kiện đáng chú ý nhất tại quốc gia này năm 2011.

Hôm nay 21/12 Hạ viện mới của Nga họp phiên đầu tiên từ sau cuộc bầu cử ngày 4/12 bị tố cáo là gian lận. Ông Serguei Narychkine, 57 tuổi, một người thân cận của Thủ tướng Putin được bầu làm tân Chủ tịch Hạ viện.

Sau cuộc biểu tình với quy mô trên 50.000 người vào ngày 10/12, phe đối lập tiếp tục kêu gọi xuống đường vào ngày 24/12 tới để phản đối gian lận bầu cử, đã giúp đảng Nước Nga Thống nhất của ông Vladimir Putin chiếm đa số tại Hạ viện.

Nhìn lại một năm qua, theo thông tín viên Hoàng Dung tại Matxcơva, thì sự hình thành một xã hội công dân tại Nga, và việc nước Nga trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là hai sự kiện đáng chú ý nhất tại quốc gia này trong năm 2011.

Thông tín viên Hoàng Dung từ Matxcơva
 
21/12/2011
 
More
 
http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/dhbp-gr/20111221-fh-gebv-qnl-l-guhp-pbat-qna-tvn-aunc-jgb-unv-fh-xvra-abv-ong-phn-atn-anz-2011
 
tags: Chính trị - Kinh tế - Nga - Phỏng vấn - Quốc tế