samedi 29 juin 2024

Nguyễn Tường Minh - Hứa không viết về ông Thích Chân Quang, nên viết về ông tiến sĩ Vương Tấn Việt

 

Ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa học vừa làm tại Đại học Luật Hà Nội năm 2019. Hai năm sau, 2021, ông ấy đã là tiến sĩ luật do chính đại học này cấp lai sần.

Chỉ trong vòng 2 năm vừa học vừa làm vừa hàm vừa lọc, ông Việt đã nhảy cóc từ cử nhân qua thạc sĩ lên tiến sĩ.

Đề tài tiến sĩ của ông Việt là "nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam", ghê chưa ghê chưa ghê chưa!

Nguyễn Thiện Tống - Làm sao có đủ vốn đầu tư trên 17 tỉ USD cho toàn bộ 3 giai đoạn xây dựng sân bay Long Thành? (bài 5)

Tóm tắt : Tổng vốn đầu tư thực sự cho toàn bộ Dự án sân bay Long Thành là trên 17 tỉ USD, bao gồm 16 tỉ USD của tổng mức đầu tư 3 giai đoạn xây dựng (336.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 94/2015/QH13), trên 1 tỉ USD tổng chi phí về đất đai (gần 23.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 53/2017/QH14), chi phí đường kết nối sân bay Long Thành với QL 51 và cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (4.800 tỉ đồng) sử dụng ngân sách đầu tư công.

Câu hỏi khó trả lời nhất về Dự án sân bay Long Thành là nguồn vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn mà đến nay là chưa có và triển vọng là không có đủ. Trong Báo cáo nghiên cứu khà thi cho giai đoạn 1 này, ba phương án đầu tư sân bay Long Thành được đề xuất như sau:

Phương án 1 là đầu tư theo định hướng tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nhà đầu tư khai thác sân bay đầu tư, có sử dụng vốn vay ODA.

Nguyễn Văn Tuấn - Một chút về đào tạo luật sư thời trước 1975

Nhân dịp các bạn bàn về luận án tiến sĩ của ông thượng tọa, tôi tình cờ đọc được vài con số thú vị về đào tạo luật thời Việt Nam Cộng Hòa trong một cuốn sách của Cù Mai Công. Xin chia sẻ cùng các bạn như sau:

Năm 1970, có 13.000 sinh viên ghi danh học năm thứ nhứt tại Luật Khoa Đại Học Đường (thuộc Viện Đại Học Sài Gòn). Đến năm 1974, chỉ có 715 người (tức chỉ ~5 %) trong số đó tốt nghiệp. Nói cách khác, tỉ lệ rớt lên đến 94,5 %! 

Ấy vậy mà các sĩ tử vẫn tiếp tục ghi danh. Năm 1974-1975, có đến 58.000 người ghi danh theo học tại Luật Khoa Đại Học Đường!

Đặng Đình Mạnh - Khuya nào từ nghĩa trang Hàng Dương…

Hẹn hò mãi, chúng tôi mới thu xếp được chuyến đi đến Côn Đảo với vợ chồng anh bạn.

Ở đảo có cảnh quan thiên nhiên về biển cả, núi non đẹp mê hồn, nhất là các bãi biển hoang sơ tựa mình vào những bãi đá bạt ngàn, hầu như có thể tắm tiên được nếu du khách không ngại ngần trước những ánh mắt tò mò của vài chú khỉ đang lò dò ra tận mép biển ngắm du khách 

Không chỉ cảnh thiên nhiên, mà trên đảo cũng còn lưu giữ được khá nhiều di tích, nơi từng lưu nhiều dấu chân cũng như khí phách tiền nhân "Những kẻ vá trời khi lỡ bước/ Gian nan chi kể sự con con" [1], như: Nhà tù khổ sai, các dinh thự ở và làm việc của người Pháp còn giữ nguyên lối kiến trúc cũ. Hoặc các điểm thăm thú có tính cách lịch sử, tâm linh như miếu Cậu Cải (còn gọi là Thiếu Gia Miếu, thờ hoàng tử Cải, người được nhắc tên trong câu ca dao “Gió đưa cây Cải về trời/ Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”), miếu Bà Phi Yến (bà phi của vua Gia Long khi ngài bôn tẩu), miếu Năm Cô…

Nguyễn Thông - Lỗi ải lỗi ai

Vụ bằng-học vị tiến sĩ cấp tốc kiểu học tại chức của "nghiên cứu sinh" Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang), có người bảo rằng đương sự Việt không có lỗi, mà do cơ chế.

Mẹ kiếp, xứ này bất cứ thứ gì bốc mùi đều đổ cho cơ chế. Mà cơ chế, ai cũng biết, do con người, do nhà cai trị sinh ra.

Nếu Việt không có lỗi thì đích lỗi do Trường đại học Luật Hà Nội. Điều này quá rõ, thế mà họ (tinh dững giáo sư tiến sĩ, gà sống thiến sót) cãi lấy được. Cứ như giãi bày của hiệu trưởng giáo sư tiến sĩ tổng quản thì trường không có lỗi, mà lỗi do quy định được Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành.

Lưu Trọng Văn - Không thể vô can


Vụ tai nạn thảm khốc ở Vũng Tàu dẫn đến cái chết của hai mẹ con bà Phan Thị Sự và Lê Thị Như Tiên cùng một số người khác bị thương do Trần Thị Thu Thanh sinh năm 1987, lái xe hơi gây ra.

Thanh có nồng độ cồn kịch khung qua xét nghiệm máu là 0,503mg/l.

Thanh đến nhà hàng ở phố Chu Mạnh Trinh nhậu nhẹt, uống rượu bia với nhiều người là bạn bè của Thanh. Cần điều tra những người này là ai? Tại sao lại chấp nhận uống rượu bia với người lái xe hơi?

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.06.2024


 

vendredi 28 juin 2024

Nguyễn Xuân Diện - Lãnh đạo và đội ngũ giảng viên Đại học Luật Hà Nội nên được dạy dỗ về nghi thức và đạo lý

1. Tại buổi bảo vệ luận án, Thư ký hội đồng khi giới thiệu nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt gọi là “sư phụ” và cúi rạp xuống chào nghiên cứu sinh.

Tại sao thầy cô phải gọi học viên là sư phụ và phải cúi chào?

Nên nhớ Vương Tấn Việt hay bất cứ ai, dù quan cao chức trọng, dù là lãnh tụ hay chức sắc tôn giáo, khi đã là nghiên cứu sinh thì đều là thân phận của một thí sinh đang phải trả bài trước một hội đồng chấm/ đánh giá luận án.

Nguyễn Danh Huế - Một số băn khoăn


Đoạn clip dưới đây là trích phần giới thiệu về nghiên cứu sinh trong lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của Vương Tấn Việt.

Theo thông tin trên clip (lấy từ kênh YouTube Chùa Phật Quang) thì thư ký hội đồng là tiến sĩTrần Thị Hiền, giảng viên cao cấp. Có mấy câu hỏi đặt ra như sau:

1. Tại sao thư ký hội đồng khi giới thiệu nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt phải gọi là “sư phụ” và phải cúi rạp xuống chào nghiên cứu sinh? Tại sao thầy cô phải gọi học viên là sư phụ và phải cúi chào? Làm như thế có phù hợp với môi trường giáo dục không?

Hữu Phú - Sự học ở nước ta !


Tôi không thấy vị quan chức nào ở nước ta mà không bằng cấp đầy mình, thuộc đủ các ngành.

Tôi đã từng công tác chung một thời gian dài với một vị sau này là quan chức cấp Bí thư Thành phố. Biết rất rõ cậu này chỉ đi nước ngoài học, và cầm được về một cái bằng cao đẳng của một trường thuộc loại xoàng bên đó (chắc là tại sức học chỉ có thế, trong hồ sơ, lý lịch phải nộp những bằng cấp này).

Về làm việc thì năng lực cũng chỉ tầm “thường thường bậc trung”, không có gì nổi bật và dường như cậu ta cũng chẳng quan tâm mấy đến việc thể hiện năng lực của mình trong công việc. Thế rồi, cậu ta được bổ nhiệm lên chức trưởng ban chuyên môn, rồi thẳng tiến ra miền Trung làm Giám đốc Sở, lên luôn chức… Bí thư Thành phố.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 28.06.2024

Tin sáng

1. Trong khi ở Việt Nam, hơn triệu thí sinh đang hớn hở lẫn hồi hộp thi tốt nghiệp (để chọn ra một tỉ lệ cực nhỏ trượt), thì tại nước Mỹ xa xôi nhưng lại cũng rất gần - vì ngày nào cũng có người Việt nhắc tới, thậm chí đứng giữa nơi công cộng chửi Mỹ rất to mà không bị bắt - cũng có một cuộc tỉ thí rất vui giữa hai ông già để chọn một ông làm tổng thống.

Tổng thống một nước nhưng lại gần như làm trùm thiên hạ. Và lạ là, họ truy kích nhau giữa thanh thiên bạch nhật, lột trần nhau ra giữa hàng tỉ người theo dõi. Gớm chết đi ấy, ai lại thế, nhẽ phải trùm chăn mà góp ý cho nhau chứ, rồi phải kiểm duyệt mới tung ra chứ ai lại tênh hênh tơ hơ ra trước bàn dân thiên hạ thế.

Mà còn khắt khe hơn thi ở Việt Nam nhé. Không phao, không tình nguyện viên tiếp sức, không xe đặc chủng của công an chở nếu ngủ quên hoặc quên sách bút..., hai ông này chỉ được mang theo giấy trắng, bút và nước uống.

Tiểu Vũ - Góc kỹ thuật


Cách xem dữ liệu gốc trong tệp PDF (cần nhớ là áp dụng với các tài liệu đăng công khai trên mạng như các luận văn luận án tiến sĩ để tránh vi phạm pháp luật).

Hình ảnh đính kèm là tập tin PDF luận văn tiến sĩ nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tôi tải lại từ trang web của Đại học Luật Hà Nội để làm ví dụ.

Cách tiến hành như sau:

Khanh Duy - Ai thực sự là người viết luận án của ông Vương Tấn Việt?

Hồ sơ bảo vệ luận án của ông Vương Tấn Việt công bố trên Chuyên trang Luận văn - Luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 6 tài liệu.

Tác giả các file tài liệu này đều không phải ông Vương Tấn Việt.

1. Toàn văn luận án tiến sĩ

Tác giả file này là minhdoan3000@yahoo.com. Đây là email của GS TS Nguyễn Minh Đoan, người hướng dẫn khoa học chính của ông Vương Tấn Việt.

Đỗ Hoàng Diệu - Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này.

Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng:

- Khoản 2 Ðiều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948: "Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn".

Hoàng Nguyên Vũ - Cúng dường đến trắng tay, nhà tan cửa nát: Phước báu hay tội ác?

Chẳng có bất cứ phước báu nào có được từ việc bạn dốc hết của cải cho những kẻ chỉ chăm chăm vào tài sản của bạn và vét của bạn đến đồng tiền cuối cùng. Hành động đó vô cùng độc ác, thậm chí vô liêm sỉ, đẩy bạn đến một cuộc sống bấp bênh và chẳng còn một chút an tâm nào cho phần đời còn lại.

Ấy thế mà nhiều người đã bị dụ dỗ trong cái u mê của lời đường mật có tên “phước báu”. Thưa, chẳng báu gì cả. Bạn đang là nạn nhân của việc trục lợi tâm linh, lừa phỉnh nhân quả và thao túng tâm lý.

*** Đưa nhà hiến cho chùa để mong cha mẹ được thờ, cuối cùng mất trắng

Tạ Duy Anh - Quốc Trung Hiền Sĩ


Việc ông Vương Tấn Việt học và thi lấy bằng tiến sĩ luật chỉ mất nửa thời gian, chả có gì đáng phải bàn luận. Có quyền và có tiền thì ngay cả những việc to lớn gấp vạn họ cũng làm dễ như thò tay rút điếu thuốc.

Tiện đây xin kể nhanh: Trong số một chục người thân quen của tôi có hai bằng đại học, thì quá nửa số đó văn bằng hai là Cử nhân luật! Tôi đoán là vì thực hiện việc đó quá dễ?

Tới đây trường Luật nên công bố luận văn trên cả xuất sắc của ông Việt, để thiên hạ cùng được đọc. Biết đâu vỡ ra được khối điều về học vấn thời nay. Phần mình, mới chỉ đọc qua một đoạn lan truyền trên mạng xã hội về quyền và nghĩa vụ...thì tôi có cảm tưởng ông Việt rất giỏi khoa tâm lý. Ông biết ai sẽ rất thích quan điểm của ông.

Nguyễn Thông - Giáo sư khen tiến sĩ


Tay giáo sư Hoàng Chí Bảo trong một đoạn video nói về bạn tiến sĩ thượng tọa Thích Chân Quang đã cắt nghĩa về cái tên của bạn thế này: "Còn tên pháp danh của thầy là thượng tọa Thích Chân Quang. Chân Quang tức là chân lý rạng sáng".

Ông hàng xóm nhà tôi nghe xong buột mồm, đ*o mẹ, đúng là Hoàng Chí Bảo.

Chửi là đúng. Học hàm giáo sư mà đến cái từ Hán Việt đơn giản cũng không hiểu. Đ*o ai giải thích "chân quang là chân lý rạng sáng" bao giờ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.06.2024


 

Phạm Lưu Vũ - Vẫn chuyện dài ác ma

 

Thích Trúc Thái Minh là một tay phô diễn mẽ có nghề. Hãy xem bộ “cà sa” y quấn trên người, vai bên trái luôn có một xấp vải được gấp vuông vắn, cài ruy băng và vắt chéo trước ngực, từ trái sang phải. Đó là cái gì vậy?

Đó là cách y giả dối bắt chước người tu hạnh Đầu Đà. Hạnh Đầu Đà không chùa, không nhà cửa, ngày nối ngày bộ hành, không cố định ở bất kỳ nơi nào... Nên vai trái chính là chỗ hong phơi, hoặc vắt mấy bộ y dự trữ, thay cho cái giá phơi, hoặc như chiếc “tủ” đựng quần áo vậy.

Nhìn sư Minh Tuệ lúc đang bộ hành thì thấy, sư cũng cuốn gọn mấy bộ y còn lại, và vắt chéo y như vậy. Nhưng đó là mấy bộ y phấn tảo, tức là áo quét phân, chứ không phải lụa là gấm vóc như đang vắt trên vai tên “sư phụ” kia. Cho nên dù là y phấn tảo, quấn trên người sư Minh Tuệ thì nom vẫn thấy đẹp, khiến nhiều người sinh lòng kính trọng. Trên người “sư phụ” Thích Trúc Thái Minh, càng lụa là gấm vóc thì càng thấy diêm dúa và kệch cỡm, khiến lòng người khinh bỉ.

jeudi 27 juin 2024

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 27/06/2024

1. Thiếu phi công, thiếu phi công kinh khủng…

Trên Kyiv Post vừa có bài báo mà sáng nay tôi đã dịch và đăng lên fanpage phục vụ quý vị, đường link ở đây.

Bình loạn : Vậy sự thật ẩn giấu đằng sau câu chuyện là gì? Có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Chẳng hạn, những người ủng hộ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhưng vẫn ủng hộ Ukraine, thì cho rằng chính quyền Biden chưa bao giờ ủng hộ ý tưởng cung cấp F-16 cho Ukraine. Thông thường, một ý kiến như vậy sẽ liên quan đến lý luận rằng, chính quyền và bản thân ông Biden sợ cuộc chiến leo thang, nhất là mối đe dọa hạt nhân từ Nga – Putox.

Câu chuyện F-16 với Hoa Kỳ khá giống câu chuyện xe tăng Leopard với Đức: Mỹ bị áp lực phải “cho phép” Ukraine sở hữu F-16, khi một số quốc gia châu Âu nói rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 mà họ có từ trước. Những nước này cũng cho biết họ sẽ đào tạo và đào tạo được phi công cho Ukraine.