Affichage des articles dont le libellé est Sống đẹp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sống đẹp. Afficher tous les articles

mercredi 3 mars 2021

Hà Phan - Trách nhiệm của cha mẹ trong vụ em bé bị rơi từ tầng 12


Tôi thấy trên face tranh luận vụ anh Mạnh cứu em bé 3 tuổi ở Hà Nội rơi từ tầng 12 của chung cư xuống, chủ yếu đổ lỗi cho chủ đầu tư và bên thi công hoặc cao hơn nữa, mà quên đề cập đến lỗi của cha mẹ !

Nếu làm ban công kín quá thì những gia đình toàn người lớn như tôi sẽ không mua vì chung cư đẹp nhất là ban công. Ngắm trời trăng mây nước hoặc may mắn sẽ nhìn thấy cô hàng xóm xinh đẹp, hehe.

Chưa kể chẳng may hỏa hoạn thì thoát và cứu bằng cách nào nếu ban công kín mít?

Nguyễn Đức Hiển - Anh Mạnh sẽ không kịp nghĩ…


Anh Mạnh sẽ không kịp nghĩ xem với lực rơi của em bé từ tầng 13, anh có đỡ nổi không. Nhưng anh chắc chắn thấy mình phải làm vậy.

Anh Mạnh sẽ không kịp nghĩ nếu anh hoa mắt, nếu không đón được chính xác điểm rơi thì có cứu được em bé không. Nhưng anh chắc chắn thấy mình phải làm vậy.

Anh Mạnh sẽ không nghĩ ngày mai ai đó trên mạng ngồi phân tích để bình xét xem anh có bao nhiêu phần trăm công trạng. Anh nhìn bé gái cheo leo trên lan can với tâm hồn một người cha, một con người. Và anh thấy mình phải làm vậy.

mardi 2 mars 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Bài học cuộc đời khó tha thứ


Mạnh là người hùng, nhưng gia đình cháu bé, chúng ta khó tha thứ cho sự bất cẩn.

Đứng đỡ một em bé rơi từ tầng 12 xuống, không phải ai cũng làm được, dù ai cũng muốn. Ở đó là sự đánh cược lớn, kiểu thủ môn bắt quả phạt đền.

Ở đó còn là trách nhiệm, đơn thuần là lòng tốt khiến người ta không thể đứng nhìn thảm kịch mà ta biết chắc sẽ diễn ra.

dimanche 28 février 2021

Tuấn Khanh - Xin chọn nơi này làm quê hương


Bác sĩ Yersin qua đời ngày 1-3-1943 tại Việt Nam, lúc 79 tuổi. Ngôi mộ của ông nằm ở Suối Dầu, Nha Trang, chung quanh là những hàng cây hoa sứ trắng. Dù là một nơi khuất bóng người, nhưng nơi đây bao giờ cũng có hương khói và hoa thơm, được dân trong vùng chia nhau quét dọn sạch sẽ.

Ông Năm – hay là Alexandre Émile Jean Yersin – là một trường hợp đặc biệt của lịch sử Việt Nam, vì được người dân nhắc, nhớ và kính trọng như một hiền nhân của nước Việt.

Lần ghé thăm và tìm hiểu về ông, dù đã nghe kể nhiều như một huyền thoại, nhưng đến khi chứng kiến, vẫn không khỏi bồi hồi. Sống, tận hiến, yêu thương và lặng lẽ ra đi trong tình nhân loại: Liệu có một nhân vật quyền bính nào hôm nay đủ tư cách để sánh ngang hàng với ông?

dimanche 7 février 2021

Hoàng Linh - "Ăn lấy thảo"


Hôm nay 6-2  là ngày làm việc cuối của năm.

Trên đường đi làm tôi ghé vào quán cơm đông đúc bên đường làm vội dĩa cơm tấm. Khi gọi tính tiền, ông chủ cười thật tươi:

- Mấy ông trả tiền cả năm rồi, hôm nay cho tôi mời dĩa cơm.

mardi 26 janvier 2021

Nguyễn Quang Thiều - Từ trâu…đến trâu


Họa sĩ, nhà báo Hoàng A Sáng, thành viên nhóm Nhân sĩ Hà Đông, trong dịp này mỗi ngày "đóng chuồng"để chuyển vài chú "trâu tranh" đến cho những người "tậu" trâu đón tết.

Những chú "trâu tranh" của Hoàng A Sáng trẻ trung, hừng hực sức sống với một gương mặt trong sáng vô cùng.

Nhưng hai ngày trước, họa sĩ Hoàng A Sáng đã chuyển một chú trâu bằng xương bằng thịt trị giá ngót 30 triệu đồng đến cho một người nông dân ở làng Pác Thay, Trùng Khánh, Cao Bằng.

mercredi 23 décembre 2020

Thái Hạo - Hỏi đường ở Sài Gòn


Người thanh niên trong hình là một Graber, anh ta đang tra điện thoại để chỉ đường cho tôi lúc tôi xà quần giữa Sài Gòn rối tung để tìm cách về nhà.

Trước đó, anh ấy bảo "Anh dắt xe vào chỗ mát đã, để em "sợt", chứ em cũng không chắc".

Sau khi coi điện thoại, anh ấy bắt đầu chỉ cho tôi bằng giọng Sài Gòn thân tình và dễ chịu. Cảm ơn và lên đường, chạy được một đoạn xa thì lại thấy anh ta xuất hiện ngay bên cạnh và quay qua nhìn tôi bằng ánh mắt mỉm cười rồi chỉ tay về phía trước và phóng đi.

dimanche 13 décembre 2020

Đàm Hà Phú - « Có người trả rồi »


Ở Sài Gòn, thỉnh thoảng bạn đi ăn tiệm và lúc đứng lên móc bóp gọi tính tiền thì bạn nghe chủ quán nói, nãy có người/anh kia/chị kia... trả rồi, bạn khựng lại đôi chút, rồi cười.

Đôi khi bạn biết người đã trả tiền cho mình, vì nãy vào quán có nhận ra người quen hoặc nói đôi câu xã giao. Nhưng cũng có lúc bạn chịu không nhớ ra là ai, bạn cố gắng hỏi chủ quán xem dung mạo người ấy thế nào, người ta có nói gì không.

Hỏi vậy thôi chớ dắt xe ra khỏi quán bạn cũng quên. Người trả tiền cho bạn thì còn quên mau hơn, nhét cái bóp vô túi là họ quên. Chủ quán cũng chẳng để ý đâu, mỗi ngày quán đó có hàng biết bao khách trả tiền qua lại kiểu đó, chuyện nhỏ mà.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thói chê bai (phán xét) người khác


Nghĩ về cuộc đời của Chí Tài tôi thấy anh ấy có một cái tánh rất đáng học: không phán xét ai. Trên sân khấu, anh đóng những vai có tính phán xét, nhưng ngoài đời thì tất cả những ai quen anh đều nói anh rất hòa nhã, dễ mến, không chê bai ai. Càng đọc, học và suy nghĩ về vấn đề này (phán xét) tôi thấy có nhiều cái hay và xin chia sẻ cùng các bạn vài điều tôi hiểu được.

Phân biệt phán xét (judgment) và đánh giá (assessment)

Đọc bất cứ cuốn sách nào về tâm lý học và Phật giáo, các bạn sẽ thấy người ta xem phán xét là một hành vi xấu. Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên và hoang mang, bởi vì công việc của tôi rất thường xuyên đòi hỏi phải đánh giá. Đánh giá công trình nghiên cứu của đồng nghiệp cho các tập san khoa học, đánh giá đề cương nghiên cứu cho các hội đồng cấp tài trợ nghiên cứu, đánh giá đồng nghiệp cho các chương trình fellowship, v.v…

Không làm không được, vì đó là một phần của công việc. Chẳng hạn như sáng nay tôi phải đánh giá một đề cương nghiên cứu bên Tiệp Khắc, và tôi nghĩ chắc người ta sẽ không tài trợ. Vậy hóa ra tôi đã phạm phải sai lầm trong đời ?

vendredi 20 novembre 2020

Bùi Nguyễn Trường Kiên -Thầy tôi !

 

Hồi ấy, trước năm 1975, ban ngày tôi đi làm, ban đêm đi học. Tuy là lớp học ban đêm, nhưng chương trình học vẫn giống hệt những trường, lớp ban ngày. Cũng đầy đủ tất cả mọi môn học và thời gian học cũng một ngày 4 tiếng như thế. Hàng ngày chúng tôi học từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm.

Ai đi học những lớp ban đêm ấy? Chắc anh chị em cũng không khó đoán – bọn tôi là những học trò thuộc gia đình nghèo, ban ngày phải bươn chải kiếm sống, tối đến trường cố kiếm lấy cái chữ làm vốn bước vào đời. Bạn bè tôi thuộc gia đình nghèo, còn tôi thì “đặc biệt” hơn, tôi là thằng bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên thuộc loại… cực kỳ nghèo - nghèo khó, nghèo khổ, nghèo đau nghèo đớn!

Tất nhiên, ngôi trường mà chúng tôi học là trường tư thục, học sinh phải đóng học phí.

lundi 5 octobre 2020

Thọ Nguyễn - Lại nói chuyện người tử tế

 


Ngày bức tường Berlin bị phá bỏ 9.11.1989 và cả ngày thống nhất nước Đức 3.10.1990 tôi đang ở Việt Nam. Thiếu thông tin nên tôi có cảm giác lẫn lộn.

Mừng vì đất nước Đức mà tôi đã gắn bó từ năm 1967, nay thống nhất mà không tốn xương máu. Khi còn là cậu thanh niên 16-17 tuổi, tôi đã chứng kiến sự chia ly của các gia đình Đức nên hiểu nỗi đau của họ.

Tuy biết Đức sẽ khác xa Việt Nam sau 1975, nhưng tôi vẫn lo, không biết số phận của thầy cô và bạn bè tôi sẽ ra sao trong tình hình mới.

samedi 3 octobre 2020

Bông Lau - Không đánh kẻ ngã ngựa


Ba giờ sáng thức dậy bật truyền hình đón coi chương trình Shannon Bream của Fox News. Shannon Bream là luật sư chuyên về Hiến Pháp Hoa Kỳ nên phân tích các điều khoảng hiến pháp rất sâu và hay.

Nhưng không thấy Shannon Bream đâu cả, mà chỉ thấy các đồng nghiệp của cô có khuôn mặt ưu tư nói liên tục cả giờ về nguồn tin Tổng Thống Donald Trump và Phu Nhân đã bị dính Coronavirus. Bật qua BBC và các đài khác cũng nói toàn ông Trump bị nhiễm siêu vi khuẩn tử thần này.

Tò mò bật qua CNN thấy chương trình của Don Lemon. Hắn là một nhân vật luôn luôn chỉ trích và chế giễu Trump rất nham nhở. Nhưng lần này Don Lemon đang thảo luận với những nhân vật đã từng chửi bới Trump không ngừng nghỉ như Brian Stelter. Họ không bươi móc lên án ông Trump “nói láo” như thường lệ nữa mà bàn tán về chuyện ông Trump và Đệ Nhứt Phu Nhân bị dính Covid-19. Họ nghiêm trang một cách bất ngờ.

mardi 29 septembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Người thành muôn năm cũ


Đường Cao Thắng có một con hẻm dài số 32. Trong hẻm đó, những năm sau thế chiến II, có một người sinh quán bên bờ sông Hậu tới lập nghiệp, mua đất của chú Hỏa cất một dãy nhà.

Trong số những người từng ở các căn nhà đó, có ít nhất hai người về sau nổi tiếng: ông Văn Văn Của, bác sĩ, đô trưởng Sài Gòn giữa thập niên 1960, và ông Nguyễn Hùng Trương sau này là chủ nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi giữa trung tâm Sài Gòn. Thập niên 1960 các ông không còn ở đó nhưng Vương được nghe gia đình kể lại như những người quen cố cựu.

Nửa sau thập niên 1960, khi học trung học, bữa kia Vương cùng chị Hai ra nhà sách Khai Trí. Đang ngắm dãy kệ dài thì có tiếng nói sau lưng:

dimanche 27 septembre 2020

Thọ Nguyễn - Không quan tâm đến chính trị, chỉ thích đá bóng


Chỉ còn vài ngày nữa là nước Đức kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước. Người Đức chọn ngày 3.10.1990 là ngày quốc khánh, vì ngày đó, hai sản phẩm của chiến tranh lạnh, Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDCĐ) và Cộng hòa Liên bang Đức (CHLBĐ) đã tình nguyện sáp nhập vào với nhau. Ngày lập quốc là ngày người Đức đến với nhau mà không ai giết ai.

Trong thực tế, việc thống nhất nước Đức được khởi động từ ngày 18.5.1990, khi hai nhà nước Đức bắt đầu đàm phán về một « Liên minh tiền tệ, kinh tế và xã hội giữa hai miền ». Ngày 1.7.1990, Đông Đức bắt đầu đổi tiền, sử dụng đồng D-Mark của Tây Đức.

Trước đó, ngày 5.5.1990 hội nghị 4+2 về « Thống nhất nước Đức » khai mạc (4 cường quốc = Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp + 2 nhà nước Đức).

dimanche 20 septembre 2020

Bông Lau - Nhân văn


Ai cũng biết xin lỗi là văn hóa của người Mỹ vì đó là lịch sự lễ độ. Đi ngoài đường đụng nhau chút xíu mà đã xin lỗi rối rít.

Thấy bạn bè gặp chuyện buồn thì cũng rầu rĩ xin lỗi “sorry”. Cha mẹ lỡ nặng lời làm con trẻ buồn lòng thì phải chân thành xin lỗi để con không bị mặc cảm mất tự tin chớ hổng nạt nộ như phong tục Á Châu “đồ ngu, con nít biết gì mà nói”.

Nhưng văn hóa xin lỗi rất ít xảy ra nơi chính trường Mỹ vì xin lỗi có thể hiểu là sai lầm chính sách, đạo lý v.v… Một nhận định của chính khách mà sai lầm thì thôi rồi. Chính khách Mỹ đa số là những luật sư siêu phàm và kiêu ngạo sẽ không thể nhận lỗi một cách dễ dàng. Họ ngụy biện cãi chày cãi cối giống như người Việt. Lúc nào cũng muốn mình thắng.

mardi 1 septembre 2020

Ông Đoàn Ngọc Hải: ‘Lần đầu tiên tôi chở người qua đời trên xe'



(TN 01/09/2020) Ông Đoàn Ngọc Hải cho hay ông “bắt đầu ngộp thở” vì trong hai ngày đầu ông tự lái xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí, ông nhận tới hơn 600 tin nhắn, cuộc gọi nhờ ông hỗ trợ chuyên chở…

Sở dĩ nhiều người biết số điện thoại cá nhân của ông Đoàn Ngọc Hải, là bởi khi ra quân chấn chỉnh trật tự vỉa hè, lòng đường vào năm 2017, ông đã công khai số điện thoại. Do vậy, từ hôm 28.8 khởi đầu “nghề mới”, chỉ sau 2 ngày, nhiều người đã liên hệ để nhờ ông chuyên chở bệnh nhân nghèo về quê.

“Cô ấy ra đi khi còn quá trẻ”

Sáng 28.8, khi xuất hiện cùng xe cứu thương gắn dòng chữ “Xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí”, sau hơn 3 giờ đậu trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh), có bệnh nhân N.T.T (47 tuổi, ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, Đắk Nông) cùng chồng đến nhờ ông Đoàn Ngọc Hải chở về quê.

dimanche 30 août 2020

Võ Xuân Sơn - Xin đừng cố tỏ ra mình cũng là người tốt



Đôi lời : Có lẽ blog Thụy My cũng sẽ ngưng đăng bài của hai blogger tuy viết hay, nhưng ảo tưởng quyền lực. Người thì hả hê đã « tạt gáo nước lạnh vào mặt » những ai bị cho là ngu dốt hơn mình, người khác cũng có thái độ ngạo mạn tương tự trong vụ ĐNH, như tác giả bài này đã phê phán nhẹ nhàng.

Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài Gòn.

Người Sài Gòn không có nhiều suy tính thiệt hơn khi giúp ai đó, hoặc khi làm việc thiện, việc tốt. Đa số người Sài Gòn, thấy ai khó khăn thì giúp, thấy việc gì tốt cho người khác và không gây hại, không ngược với đạo lý thì làm. Đa số người Sài Gòn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể, mà ít suy tính sâu xa.

lundi 25 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Nhà giáo, nhạc sĩ Cao Thanh Tùng (9/7/1940–16/5/2020)



(Văn Việt 24/05/2020) Ngày đó, sau giờ đá banh tại sân vận động Lam Sơn của trường Petrus Ký, tụi học sinh tôi lén ra cổng sau trường. Mấy đứa sành sỏi kêu cà phê, có đứa còn gắn điếu thuốc lên môi ngó thiệt tức cười, mấy đứa lớ ngớ như tôi đứng ngó mông ra đường Trần Bình Trọng.

Chiếc xe taxi vàng xanh ghé lại, một người đàn ông cao ráo, tóc bồng bềnh bước ra. Ông cởi áo veste vắt tay, rảo bước vô Trung Tâm Học Liệu, không quên tặng tôi một cái vẫy tay với nụ cười thân mật. Lũ bạn trầm trồ, mầy quen ông Cao Thanh Tùng! Thằng tôi lâng lâng nở mũi!

Chính là ông Cao Thanh Tùng, một nhà giáo nổi tiếng vì dẫn chương trình Đố Vui Để Học, một chương trình khuyến học rất hữu hiệu trên truyền hình giữa thời đất nước tơi bời bom đạn. Sự xuất hiện đều đặn mỗi chiều Chủ Nhật hàng tuần của khuôn mặt điển trai, giọng nói ấm áp, nụ cười rạng mở khiến ông nổi tiếng còn hơn cả vị trí Giám đốc Trung Tâm Học Liệu của ông.

samedi 18 avril 2020

Cù Mai Công - Cây "ATM gạo" thứ hai ở Sài Gòn đang « rầu cả thế giới »



(Đúng điệu Sài Gòn - Nam bộ: Kêu lấy giùm người ta muốn chết, vậy mà cũng chỉ lấy "dzừa đủ xài").

* "Con nên nhớ rằng chỉ liếc mắt trông qua cử chỉ ngôn ngữ của dân chúng ngoài đường là người ta có thể xét đoán được trình độ giáo dục của cả một dân tộc". 

Cây "ATM gạo" nhân ái đầu tiên trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM làm rung chuyển nhiều trái tim và lan tỏa cả nước khi gạo - thực phẩm không thể thiếu của mỗi gia đình - tuôn trào theo từng nút bấm.

Người nhận thoải mái chờ tới lượt, "em nào cũng có phần", khỏi chen lấn, giành giựt chi cho mệt, lỡ dính cô này, cô kia phiền phức.

mardi 4 février 2020

Cù Mai Công - Sài Gòn không giàu từ đồng tiền dơ, chém chặt đồng bào mình lúc khó khăn


(Sài Gòn dung nạp tất cả, và Sài Gòn giàu nhất nước. Như Mỹ dung nạp hết, và Mỹ giàu nhất thế giới).

Trưa 30-1-2020 (mùng 6 Tết Canh Tý), bà con các tỉnh tấp nập đổ về Sài Gòn sau tết - như bao đời nay. Trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một bạn trẻ người Sài Gòn đội nắng trưa chạy xe máy đón bạn mình dân tỉnh từ bến xe, chở bạn về nhà trọ sau kỳ nghỉ tết ở quê.

Sài Gòn cưu mang tất cả, dung nạp tất cả. Không ai có thể kể hết bao nhiêu bài viết xưa nay về nét đẹp ấy của người Sài Gòn. Nói thêm cũng bằng thừa.