Lực lượng cảnh vệ ở Việt Nam có hai bộ phận độc lập là Bộ tư lệnh Cảnh vệ (K01) thuộc Bộ Công an và Cục Bảo vệ An ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Lưu ý là lực lượng cảnh vệ của Bộ Quốc phòng chỉ bảo vệ mục tiêu do quân đội quản lý, hay yếu nhân của quân đội. Còn lực lượng của Bộ Công an thì bảo vệ các mục tiêu còn lại (tức là bao gồm mục tiêu dân sự).
Chủ tịch nước tuy là tướng quân đội, nhưng hiện không còn do Bộ Quốc phòng quản lý, mà ngược lại! Nên thực tế phải tính là yếu nhân dân sự. Ở bài trước mình đã thắc mắc là luật Việt Nam không thấy có quy định là các sĩ quan quân đội, công an khi chuyển sang làm công tác dân sự (như tổng bí thư, chủ tịch nước, bí thư tỉnh...) thì có còn do quân đội, công an quản lý không? Rất không rõ ràng.
Mình hiểu là lon thì vẫn còn, nhưng họ coi như đã ra khỏi ngành, không thấy mặc quân phục, cảnh phục nữa. Nếu vẫn còn trong ngành, thì hóa ra là chính quyền quân sự kiểu Miến Điện sao?
Vì thế nên ông Lương Cường có cảnh vệ là quân số của Bộ Công an là đúng. Nếu sau sự cố vừa rồi, ông ấy không tin tưởng các cảnh vệ hiện có thì có lẽ cần chuyển bên quân đội sang, nhưng những người đó lại phải chuyển ngành từ quân đội qua công an.
Không thì cảnh vệ quân đội đi bảo vệ yếu nhân dân sự hoặc ông Lương Cường vẫn tính là quân nhân? Hoặc ông cần tuyển mộ nhóm cận vệ riêng từ quân đội qua nhưng chuyển thành dân sự kiểu trợ lý, ô sin, lái xe, he he, cho đỡ phạm luật.
Mình thấy nhiều người bảo ông Lương Cường lấy cảnh vệ quân đội sang cứ đơn giản như không. Thấy sai sai. Nhưng mà gần đây có nhiều trường hợp đặc biệt nên lấn biết đường nào mà đèo được!
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 13.11.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.