mercredi 6 novembre 2024
mardi 5 novembre 2024
Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 05/11/2024
Thế là cái mốc 700.000 “kiện hàng 200” bọn Putox – Gerasimov này đã cán qua, đúng như chúng ta đoán với nhau là khoảng ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cái giới hạn đó sẽ bị vượt qua.
Chiều qua, lúc dựng xe để đi vào một ngôi chùa ở Thái Nguyên, tôi có dừng chân một lúc khoảng 10 phút. Đứng nghe một ông bảo vệ công trường (chùa đang sửa) nằm trong một căn lều dựng trên cái giát giường, cầm chiếc điện thoại thông minh và nghe YouTube, hết tin này đến tin khác.
Chắc 100 % ông ấy nghe tin của bọn Dư Luận Viên pro-Putox. Nga thắng như chẻ tre trên chiến trường, Ukraine sắp thua đến đít, các phòng tuyến sụp đổ hàng loạt, quân lính bỏ chạy khắp nơi. Cuối cùng ngứa mồm quá, tôi bảo: bác này, bác bấm vào chỗ “phản hồi” hay “bình luận” gì đó ở dưới, hỏi chúng nó tại sao cứ thắng như thế suốt gần 3 năm qua, mà đánh nhau mãi vẫn chưa xong?
Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2024
Trong vài ngày nữa thế giới sẽ biết ai là Tổng thống Mỹ cho bốn năm tới. Cho tới bây giờ, các cuộc thăm dò chưa cho thấy “mèo nào cắn mỉu nào”, nghĩa là chưa cho người ta biết được ai có xác suất thắng cử cao hơn, Trump hay Harris.
Chắc chắn người viết bài này có cảm tình hơn với một người, nhưng bài được viết trong tâm trạng bình thản đón nhận kết quả.
Là công dân quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ, tác giả hiểu rằng có thể có sự khác biệt chính sách ngoại giao và cách thực thi các chính sách đó giữa hai vị Trump hay Harris.
Phó Đức An - Ai thắng Pennsylvania, ai sẽ giành được thiên hạ!
Đầu tiên, xin chúc bạn Trump của lão “Mã đáo thành công”!
Rất khó để dự đoán kết quả của bất kỳ cuộc bầu cử nào ở Mỹ, đặc biệt là việc Trump bất ngờ ngoài dự tính đánh bại Hillary Clinton vào năm 2016, khiến nhiều chuyên gia trên toàn thế giới như bị tát thẳng vào mặt. Điều này đã làm cho nhiều người e ngại khi đưa ra bất kỳ dự đoán nào trong những cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo.
Tuy nhiên, lão luôn tin rằng một chuyên gia thực thụ phải dám nêu quan điểm của mình một cách dứt khoát về những vấn đề trọng đại. Loại chuyên gia nói kiểu ba phải, cả chính diện phản diện, cả tả cả hữu, có thể không bao giờ sai, nhưng giá trị của họ rất hạn chế. Các chuyên gia thực sự phải dám đưa ra dự đoán rõ ràng của riêng mình trong đó giải thích phương pháp cũng như logic liên quan. Ngay cả khi dự đoán cuối cùng của anh ta có sai, thì anh và độc giả đối chiếu kết quả thông qua phương pháp và logic của anh ta cũng rút được một số kinh nghiệm.
Lưu Trọng Văn - Quyết định thắng thua : Tự do !
Giờ phút này nhiều người Mỹ đang hướng về bang Pennsylvania, trong đó có thành phố trung tâm Philadelphia.
Cả hai ứng viên tổng thống Mỹ đều đang có mặt ở đây để vận động những lá phiếu do dự có thể quyết định ai sẽ lên ngôi tổng thống.
Không phải tự dưng nơi đây lại mang sứ mệnh cán cân ấy. Từ lập quốc đến nay biểu tượng của Pennsylvania và Philadelphia là Tự do.
Nguyễn Văn Tuấn - Ai sẽ thắng cử?
Cuộc bầu cử đang diễn ra ở bên Mỹ, mà tôi ở Úc cũng ... hồi hộp.
Trump hay Harris sẽ thắng cử? Đó là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời. Không ai có thể biết trước một cách chính xác. Chỉ có ... suy đoán thôi. Suy đoán qua dữ liệu thăm dò ý kiến (survey).
Nhưng kết quả thăm dò của báo chí (như tờ New York Time, Washington Post, CNN, MSNBC, Fox, v.v) là không tin được. Không thể tin vì tất cả họ đều thiên vị. Chủ yếu là thiên vị về cánh tả (phe Con Lừa). Chỉ có Fox là thiên vị phe cánh hữu (phe Con Voi).
Trần Thanh Cảnh - « Tối um »
Thực sự là tôi rất thích cách dùng từ này của ông Tô Lâm, để chỉ về tình cảnh mất điện của dân Cuba.
Xem phát biểu của ông Tô Lâm về chuyến đi Cuba, thấy ông nắm rất chắc tình hình của bạn: thiếu lương thực và thiếu năng lượng! Những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người! Nhẽ nào Cuba đang trở lại thời săn bắn hái lượm?
Những giải pháp mà ông Tô Lâm đề nghị giúp bạn, có thể nói là cũng chí tình rồi! Còn họ mà không thực thi nữa thì chắc cũng chịu.
Võ Khánh Tuyên - Nỗi buồn thế hệ
Có lẽ nhiều người biết đến bà tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nhà quản lý giáo dục, Nhà khoa học Việt Nam, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen. Bà được xem là tiếp nối triển khai triết lý giáo dục Nhân bản- Dân tộc- Khai phóng trước đây.
Trong một talk show cùng diễn giả Phan Đăng, bà đã cho rằng mình may mắn khi được thụ hưởng môi trường gia đình-nhà trường-xã hội mà bây giờ các bạn trẻ không có được. Đỉnh điểm là câu nói (từ 3 phút 52):
"Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản.
Lâm Bình Duy Nhiên - Cái Dũng của người làm giáo dục
Từ khá lâu, nhiều người khen ngợi hay tỏ vẻ khâm phục bà Bùi Trân Phượng (nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen). Nhưng riêng cá nhân, tôi lại thấy bà là người đi hai hàng, gió chiều nào, theo chiều ấy!
Ở bà, thỉnh thoảng có vài nhận xét, được cho là cấp tiến hay mang tính phản biện về nền giáo dục nước nhà. Nhưng nó chỉ lưng chừng, úp úp mở mở và bà ta chẳng dám chỉ trích thẳng nhà nước.
Bà được cho là “nhà quản lý giáo dục giỏi” của Việt Nam và từng được đi du học tại Pháp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ! (À, cũng chính chế độ này cho bà học bổng và cơ hội du học tại nước ngoài).
Bùi Chí Vinh - Một tấm hình trơ trẽn
Ngụy tạo một tấm ảnh
Nói rằng ở Sài Gòn
Dân Viễn Đông Hòn Ngọc
Ngó vô hết hồn luôn
Kéo cày quá tang thương
Đầu chít khăn mỏ quạ
Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 05.11.2024
Tin sáng
1. "Vụ 'quái xế' tông chết cô gái: Nhiều phụ huynh... giật mình"- Thồi muộn còn hơn không, giật mình vẫn còn... kịp. Nhưng quả là, lại phải nói thế này, không giao xe cho chúng mà cứ lẽo đẽo chở cũng chết, mà giao thì chúng lái chứ mình có lái đâu. Quả là cái nạn đưa đón con đi học cũng là một... vấn nạn (dùng từ này sai nhưng nhà cháu cố tình dùng đấy ạ, đừng ai bắt bẻ hihi).
2. "Bà Nguyễn Hải Trâm giữ chức phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang"- Chị này còn trẻ lắm, xinh nữa, và tươi, 49 tuổi, nguyên phó viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nên gọi bà tội chị ấy, hihi. Nhà cháu mừng vì càng ngày cán bộ càng trẻ và (nhiều người) giỏi.
Cũng trẻ, "Ông Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư năm nay. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam".
Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (3)
Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách.
Ngân sách không phải từ trên giời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.
Chỉ có điều, các vị hô hào chống lãng phí, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.
Tạ Duy Anh - Công dân Việt nô nức đi bầu tổng thống Mỹ
Tôi khẳng định nó tự do một trăm phần trăm. Thế giới có cử ba vạn quan sát viên, cũng không thể tìm ra bất cứ dấu hiệu mất dân chủ nào.
Vì sao có hiện tượng này?
Trước hết thì ít nhất cũng thỏa cơn thèm khát suốt cả trăm năm.
Thứ hai nó hoàn toàn vô hại, vì thế cực kỳ an toàn.
lundi 4 novembre 2024
Phó Đức An - Mổ xẻ Chủ nghĩa Trump
Lão PP tiếp xúc con đỏ con đen với sòng bạc Donald Trump mấy chục năm trước. Đồng thời đều là dân New York có nhiều dòng tư duy giống nhau, khát vọng giống nhau nên đọc vị được Trump nghĩ gì, muốn gì?
Trong một thế giới bất ổn, theo cách nhìn nhận và chọn lựa của người New York hay một nhà thương mại thì lợi ích là trên hết. Đồng tiền sức lực bỏ ra liệu có sinh lời cho mình, hay chỉ như muối bỏ bể triền miên dai dẳng không có hồi kết, rồi nẩy sinh ra càng nhiều bất đồng mệt mỏi.
Một nước Mỹ liệu có thể lo toan cho toàn thế giới được không? Hay làm cho mình mạnh mẽ trở lại đã rồi tính chuyện trăm năm sau? Bài này mổ xẻ chủ nghĩa Trump cho các nhà hoạch định chính sách làm tham khảo, để có một định hướng ngoại giao đúng đắn nếu Trump đắc cử.
Hiệu Minh - Bầu cử Mỹ: Ai sẽ vào Nhà Trắng?
Trong vòng 24 đến 48 giờ tới, cả thế giới nín thở theo dõi cuộc bầu cử gay cấn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó là cuộc đối đầu giữa đương kim phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump.
Vào thời điểm này (8:30 PM ngày 04/11 giờ Hà Nội) đã có 71,5 triệu cử tri Mỹ đã bầu sớm. Không thể biết ai được nhiều phiếu hơn.
Theo các thăm dò, cơ hội của hai bên ngang nhau. Nhiều người dự đoán, có thể ghế tổng thống được định đoạt bởi vài ngàn phiếu.
Kim Hạnh - Khốc liệt ?
Trưa, tôi đang ngồi ăn trưa ở một nơi xa lắm, nước ngoài, thì tức thì nhận được một tin nhắn có vẻ thảng thốt. Cô cháu gái của tôi nhắn gấp một tin nóng:
- Cháu vừa nhận được quyết định nghỉ việc, 70% nhân viên cty nghỉ việc đồng lọat dì ơi.
Hả... Tôi hơi rùng mình, hỏi ngay:
- Các nhân viên cũng bị nghỉ việc có phải cùng bộ phận thương mại như cháu hay sao ?
Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam xây dựng nền tự chủ đại học được không ?
Ý chính : Tự chủ Đại học rất có lợi cho việc phát triển quốc gia. Xây dựng Tự chủ Đại học cho Việt Nam khó nhưng khả thi. Vấn đề là: Việt Nam có quyết tâm xây dựng nền Tự chủ Đại học như thế giới không?
Từ Tự Chủ Đại Học gần đây được báo chí nhắc tới như cái đích mà các trường đại học Việt Nam hướng tới. Khái niệm này trước năm 1975 được Miền Nam gọi là Tự trị Đại học và được áp dụng một cách nghiêm túc. Bài viết về vấn đề chuyên môn này dài, xin lược lại.
A- Khái niệm tự chủ đại học qua những thế kỷ (Lịch sử và triết lý Tự chủ Đại học)
Dương Quốc Chính - Hồng vệ binh
Hôm qua đến giờ mình thấy một loạt page lên bài đăng mấy cái ảnh các cháu trẻ trâu làm mấy hành vi phản cảm trước lá cờ ba sọc ở bảo tàng lịch sử quân đội mới xây.
Mình để ý lâu nay đám bò đỏ cuồng dại nhất thường chính là đám trẻ trâu ở lứa tuổi học sinh. Việc các page đông mem hổ lốn đồng loạt lên bài chắc chắn là có chỉ đạo từ người mà ai cũng biết là ai đó. Không thể là ngẫu nhiên. Việc lợi dụng đám trẻ con này không hề mới, mà từ thời cách mạng văn hóa bên Tàu, mà mình đã làm video chi tiết về đám đó.
Trẻ con như tờ giấy trắng, não còn sạch tinh, nên dễ bị người lớn vẽ bậy lên. Mà dễ vẽ bậy lên nhất là chính là bố mẹ và thày cô giáo, nhân danh sự giáo dục con em mình. Đấy là sự éo le, khốn nạn nhất của xã hội này. Khi mà những người có trách nhiệm dạy học, dạy làm người, lại biến đám trẻ thành bò đỏ.
Võ Khánh Tuyên - Lịch sử bao giờ mới sang trang ?
Đâu như mười mấy năm trước, ra Hà Nội có đến một Bảo tàng - hình như Quân sự hay Quân đội gì đó không nhớ rõ.
Tôi nhớ có một chiếc Đại kỳ nền vàng ba sọc đỏ của Chính thể cũ Việt Nam Cộng Hòa màu rất đẹp bị vất vương vãi nhàu nát dưới bánh xích chiếc xe tăng Liên Xô hay Trung Quốc gì đó. Như thể sắp đặt một sự nghiền nát không thể đảo ngược của lịch sử.
Rải rác xung quanh phòng là những cờ ba sọc khác nhỏ hơn, khá cũ kỹ, có cái rách bươm cũng được vất dưới nền tủ kính với lời giới thiệu tịch thu ở mặt trận này, chi khu kia...trong chiến dịch giải phóng.