dimanche 26 mai 2024

Ngô Nhân Dụng - Người Việt ở Nhật được tiếng tốt

 

Trong chuyến đi du lịch Nhật Bản vừa qua, tôi đã gặp rất nhiều người Việt đang làm việc ở các khách sạn, tiệm ăn.

Theo thống kê của chính phủ Nhật, tháng Ba năm thứ 6 niên hiệu Lệnh Hòa tức là năm 2024, có 565.026 người Việt Nam sống tại nước Nhật, ít hơn 821.838 người Trung Quốc, và cao hơn con số 410.156 người Hàn Quốc.

Nhưng trong số người cư ngụ bất hợp pháp thì năm 2023 người Việt đứng đầu sổ, 15.806 người, tăng thêm 2.098 người so với năm trước. Đứng hàng thứ nhì là Thái Lan, với con số 11.494, tăng 1.945 người; hạng ba là 10.869 người Hàn Quốc và 6.881 người Trung Quốc đứng hạng tư.

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 26/05/2024

 

Ngày hôm qua, số lượng “kiện hàng 200” của Nga đã cán mốc 500.000.

Vậy là tôi đã sai khi viết cái câu: Từ bây giờ (hồi đó khoảng 350.000) cho đến khoảng 500.000, lúc nào cái ngai vàng Putox cũng có thể sụp đổ được. Thế mà bây giờ hắn vẫn ngồi trên đó, nhưng các điều kiện để cho sự đoán mò này cũng đang tụ tập ngày một nhiều.

1. ISW vừa có bài giải thích vì sao Nga thất bại trong cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv (ngày 25 tháng 5 năm 2024), tôi xin tóm lược về đây như thế này.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), “thành công của quân đội Nga ở phía bắc khu vực Kharkiv đã bị cản trở do việc triển khai sớm các hoạt động tấn công và quyết định của Bộ chỉ huy Nga không triển khai lực lượng dự bị tối đa.”

Làn - Người nghèo hay xui

 

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà trọ chật hẹp, trong một con ngách nhỏ ngoằn ngoèo, trong một con ngõ chật kín chen chúc.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu bí rìn rịt, muốn lên được phải trèo qua hàng chục bậc cầu thang tối như hũ nút chật ních.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà chung chủ, bị giới hạn thời gian giờ giấc, chung đụng với người khác từ khoảng sân, cái nhà vệ sinh hay cái hiên nhà. Sống trong nhà nhưng cứ phải nhìn trước ngó sau cố gắng không ảnh hưởng tới ai mà nín thở mong đừng ai ảnh hưởng tới mình.

Trần Thị Sánh - Tặng cờ làm gì khi chưa đầy một năm mà gần 100 người chết cháy!

 

Mấy đêm nay không ngủ được, cứ ám ảnh bởi vụ cháy làm 14 người chết.

Họ hầu hết đều nghèo khổ, đều ở các tỉnh xa về Hà Nội mưu sinh và còn rất trẻ. Có hai cháu vừa cưới được mấy tháng, vợ có thai hai tháng, có một đôi đang chuẩn bị cưới, có cháu mới tìm được việc … Mười bốn người đã chết đau đớn, oan nghiệt và không hiểu sao mình chết nhanh, chết trẻ như vậy?

Là thủ đô của cả nước, nhưng Hà Nội xây dựng tùm lum và vô chính phủ nhất. Đủ các kiểu nhà, chung cư mini, các kiểu cơi nới, vắt vẻo, dây điện lằng nhằng và mất an toàn miễn sao vừa ở, vừa cho thuê cửa hàng và thuê trọ.

Nguyễn Gia Việt - Người đàn bà tự thiêu ở Bình Dương

 

Tuổi Trẻ đưa tin, bà V.N.P.H (SN 1965, quê TP HCM), hiện ở trọ tại khu phố Đông Tư, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương bất ngờ cầm can xăng đổ lên người rồi châm lửa đốt.

Nguyên nhân là bà H buồn, nghĩ quẫn do phải chuyển phòng trọ.

Theo chồng bà H, cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn, đã ở trọ hơn 10 năm và không có thâu nhập ổn định. Ở phòng trọ hiện tại, bà H. có thể bán nước độ nhựt qua ngày. Còn khi chuyển phòng trọ mới, bà H. lo lắng không còn thâu nhập để trang trải cuộc sống.

Nguyễn Dân - Hành giả Thích Minh Tuệ và con đường thỉnh kinh

 

Cứ mỗi lần nghĩ đến sư – hành giả Thích Minh Tuệ, tôi đều không khỏi liên tưởng đến con đường thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng.

Thật vậy, con đường thiên lý đi thỉnh kinh của 5 (5 nhé, không phải 4) thầy trò chính là con đường đi thỉnh “chân tâm” của chính bản thân, mà Đường Tam Tạng và bốn đồ đệ đại diện cho một con người đang đi tu với những đức tính của một người đi tu.

Đường Tăng: Đại diện cho thân xác con người. Vốn là Kim Thuyền Tử, một La Hán tái sinh nên biết bao yêu ma thèm khát ăn thịt. Điều đó cũng như thân xác con người chúng ta vậy. Qua bao nhân duyên của hàng tỉ tỉ chủng tử để tạo thành chúng ta ngày nay, nên trở thành con người là một điều vô vô cùng quý giá

Nguyễn Dân - Sư Minh Tuệ đang bị/được giãn cách

 

Hiện giờ, gần như không ai tiếp cận được trực tiếp với sư Minh Tuệ. Mọi phát ngôn đều do những người mặc áo tăng ra nói thay.

Đặc biệt thanh niên đeo mắt kiếng (trong ảnh), mọi nhất cử nhất động đều theo sát sư Tuệ, trả lời giải thích mọi thắc mắc của mọi người, luôn miệng nói "thầy con" thế này, "sư phụ con" thế kia. Thậm chí có người mới xin vào làm sư gia nhập đoàn thì cũng đuổi, không cho gia nhập.

Mọi hoạt động của sư Minh Tuệ đều bị/được giãn cách. Khi sư (cùng đoàn) vào nghĩa trang nghỉ ngơi thọ thực thì có người canh gác bên ngoài, không cho người dân, YouTuber vào trong. Chỉ có một số ít người (mặc đồ thường) không rõ là ai được đi vào. Khi thầy và đoàn đi ra ngoài thì có một số người được-gọi-là "hộ pháp" đi theo bảo vệ, trong vòng bán kính 3 mét không ai có thể lại gần. Thậm chí có cả vệ sĩ, bảo vệ (nghe nói) từ một công ty ở Củ Chi ra bảo vệ sư.

Thái Hạo - Thích Chân Quang đang phá đạo ?

 

Có bạn gửi cho tôi cái giấy Quy y Tam bảo này, nói rằng của chùa Thiền Tôn Phật Quang (do Thượng tọa Thích Chân Quang làm trụ trì).

Tôi không tin, vì làm sao mà chùa lại tự ý sửa đổi giới cấm của Phật (từ giới Tà dâm thành giới Không phản bội) như thế này được.

Tôi tìm trên Google, vào trang của nhà chùa, thì thật không thể tin vào mắt mình: Đây đúng là giấy Quy y của chùa Thiền Tôn Phật Quang. Bài viết còn cho biết: chỉ trong ba ngày của năm 2023 đã có 1.500 người quy y ở chùa của Thượng tọa Thích Chân Quang, với cái giấy có nội dung như đã nói.

Tiểu Vũ - Về thời trang lấy cảm hứng từ các biểu tượng tôn giáo

 

Lấy cảm hứng từ tôn giáo trong thời trang không phải là một xu hướng mới. 

Thực tế, thời trang và tôn giáo đã có mối quan hệ gắn kết từ lâu, và đã có nhiều sự kiện nổi bật trong lịch sử thời trang mà hai lĩnh vực này giao hòa mạnh mẽ.

Các nhà thiết kế thời trang đã từng sử dụng các yếu tố tôn giáo trong các bộ sưu tập của họ, thậm chí trước khi những cụm từ như “chiếm đoạt văn hóa” và “sự xung đột giữa các nền văn minh” trở nên phổ biến.

Nguyễn Xuân Nghĩa - Khất sĩ Minh Tuệ dưới góc nhìn trần tục

* Tu không chùa, tu trên đường trường.

* Y phục nhặt vải trong bãi rác, trong nghĩa địa tự khâu lấy.

* Đồ đựng thức ăn chay, nước uống của thí chủ là ruột nồi cơm điện hỏng người ta cho.

* Ngày ăn (chay) một bữa không để no.

Chu Mộng Long - Nhà chùa khó khăn, mục tiêu tăng trưởng khó đạt

 

1) Số lượng Phật tử đến chùa giảm gần một nửa.

2) Số lượng tăng ni bám chùa cũng giảm một phần ba.

3) Tiền thu cúng dường giảm đến mức, so với chi phí tiền điện, tiền nước, tiền ăn cho tăng ni,... là "lỗ chỏng vó".

Túm lại, các chùa to không đạt chỉ tiêu tăng trưởng do Giáo hội đặt ra.

Cù Mai Công - Tan Son Nhat International Terminal: Một cái tên sai cả lý lẫn tình trong mắt thiên hạ

 

1. Trước hết là sai ở cái tên.

Tân Sơn Nhứt vốn là tên gọi một làng xưa mấy trăm năm của đất Gia Định. Trong tất cả địa bạ, bản đồ từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp, ở miền Nam trước 1975 và cho tới giữa thập niên 1980, tức sau 1975 cả chục năm đều ghi rõ: Tân Sơn Nhứt.

Một phi trường/sân bay được xây dựng hồi thập niên 1920-1930 trên đất thôn/làng Tân Sơn Nhứt nên lấy tên này.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn vào dòng chữ trong hình các bạn thấy có gì không ổn?

 

"CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT - TAN SON NHAT INTERNATIONAL TERMINAL"

Cái điểm nổi bật nhứt là sự lệch giữa tiếng Việt và tiếng Anh. "Cảng Hàng Không" dịch sang tiếng Anh là "Airport", chớ không phải "Terminal".

Cần nói thêm rằng theo định nghĩa chung (wiki), một Airport có nhiều công trình như phi đạo, trạm điều phối không lưu, nhà để máy bay, sảnh đưa đón khách (tức terminal). Terminal chỉ là một phần của một phi cảng mà thôi.

Nguyễn Thông - Chỉ thích đánh nhau

 

Tôi đề nghị các anh chị đứng đầu trung ương đoàn dùng tiếng Việt cho đúng, biết sai thì phải sửa.

"Ấu bất học, lão hà vi". Còn trẻ (ấu) mà không chịu học thì lúc làm cán bộ to (lão) chỉ giàu tiềm năng vào lò.

Phát động phòng trào Thanh niên tình nguyện dịp hè để thanh niên đi giúp người nghèo, chơi với trẻ em, làm vệ sinh môi trường, đem văn hóa tri thức tới vùng sâu vùng xa... thì cứ gọi là phong trào. Tại sao phải nâng lên thành "chiến dịch" - Chiến dịch thanh niên tình nguyện.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.05.2024


 

samedi 25 mai 2024

Nguyễn Duy Tuấn - Đừng bức tử sư Thích Minh Tuệ


Chỉ muốn xem lại mấy clip trước đây của sư Thích Minh Tuệ. Những bước chân khoan thai, an lạc, những đoạn trò chuyện với người đi đường, rất nhẹ nhàng, an nhiên tự tại. Càng xem càng thấy khởi lên sự hân hoan, những đức hạnh tu tập của ông đã ngấm sâu vào tâm khảm người ái mộ.

Giờ thì sao? Dân chúng, YouTuber, TikToker đu bám, bủa vây gần như 24/24, đến nỗi sư thay đồ cũng phải có người đuổi thì dân mới tránh. Rừng camera thì luôn chầu chực xung quanh, hở cái là lên hình. Và khi trả lời Phật tử, chúng ta thấy ông cũng gần như không còn sức, hoặc không còn đủ hoan hỉ để chia sẻ nữa.

Bản thân sư đã buông xả tất thảy, không còn chấp cái gì, thậm chí mạng sống còn không nghĩ tới (như ông từng nói). Vậy mà nay, sự đeo bám của quá đông người đã khiến ông dần phải khác, thậm chí phải thay đổi, không thể hoàn toàn "vô ngã", đã buộc phải "chấp".

Lê Nguyễn - Sức mạnh bão táp của Hạnh đầu đà

Những nhà tu “nửa mùa”, lợi dụng Phật pháp, chùa chiền để sống xa hoa bằng những đồng tiền cúng dường của người mộ đạo rất cay cú với hình ảnh đầu trần chân đất, thái độ khiêm cung và những lời lẽ chất chứa niềm tin vô hạn của một con người cô độc, sống cuộc đời không thể nào khổ hạnh hơn.

Tấm lòng kính ngưỡng của người mộ đạo thật sự dành cho sư Minh Tuệ là nhát cứa gây đau xót cho những kẻ giả tu. Họ phản ứng bằng nhiều cách, từ kiểu nói “ba trợn” của ông Thích Chân Quang đến sự “bảo vệ đạo pháp” của một kiều nữ trong thế giới giải trí.

Mới đây, phản ứng càng thô bỉ hơn với bài viết của một quán chay bị nghi ngờ là sân sau của một công ty chùa, hoặc ít ra cũng từ những kẻ cuồng tín, không còn phân biệt được sự phải trái ở đời. Bài viết của quán này có đoạn: “Hàng loạt các chùa có tiếng tăm hoảng hốt báo động vì không còn ai cúng dường, có chùa không đủ tiền đóng tiền điện. Khách vãng lai giảm hẳn, trả lời rằng vì thấy có các sư bên nước ngoài, rồi sư áo ghép kêu gọi đừng cúng dường chùa nữa... “ (hết trích).

Thích Thanh Thắng - Hạnh đầu đà

Vừa trở lại Facebook, nhiều bạn đã hỏi tôi về hạnh tu đầu đà. Gần đây, có nhiều ý kiến nêu ra chung quanh hạnh tu này, tôi xin liên hệ thêm đôi chút.

Thiết nghĩ nhân tu vạn hạnh, ai tu theo hạnh nào trong đạo Phật cũng đều đáng quý. Trong cuộc sống, bất cứ ai tiếp cận và tiếp nhận đạo Phật trong điều kiện nào (tự nhận mình tu theo đạo Phật hay quy y với các bậc thầy và ý thức được việc làm điều lành tránh điều ác), thì đều là điều đáng vui mừng.

Trong nhiều pháp môn tu và hạnh tu, hạnh tu đầu đà được xem là khó khổ, nhằm vượt qua những giới hạn bản thân trong tiến trình tu đạo.

Phó Đức An - Triết lý xưng “con” của Minh Tuệ


Trông vẻ ngoài hiền lành, bình thường lại pha chút quê mùa của tiên sinh Minh Tuệ ẩn chứa một trí tuệ siêu phàm mà tiên sinh cố tình che đậy. Chỉ có những kẻ tinh ý thi thoảng mới nhìn thấy tia sáng của viên kim cương lóe lên trong tâm khảm hun hút sầu đau của một bậc chân tu.

Tại sao lại nói sầu đau? Đấy là nỗi đau cho chúng sinh, khi mọi người đều mong muốn được giải thoát nhưng vẫn phải sống quằn quại trong bể khổ của cõi ta bà.

Không phải vô cớ mà tiên sinh xưng “con” với chúng sinh. Đây là một sự lựa chọn, một sự cân nhắc cao siêu, xứng đáng là một sáng tạo đỉnh cao của nghệ thuật ứng xử. Khi một người xưng con với bạn, liệu bạn có nỡ lòng ghét bỏ, thù hằn, hay bóp chết con mình không? Tiên sinh đã hạ mình xuống sát đất, xuống mức thấp nhất trong giao tiếp.

Thái Hạo - Ông Minh Tuệ đã thành Phật chưa?

Có nhiều người vì yêu mến sư Minh Tuệ mà phong thánh cho ông, thậm chí không ngần ngại gọi ông là “Phật sống”, trong khi chính ông vẫn luôn lặp lại rằng, ông chỉ đang đi tập học, “chưa có cái gì hết”.

Ông cũng nói với mọi người rằng đừng có đi theo nữa vì người tu cần phải có thời gian để tu tập, thiền định; cũng đừng có đảnh lễ vì ông chỉ đang học chứ chưa có chứng ngộ gì cả. Ông nói rằng ông không giảng pháp cũng không nhận đệ tử, chỉ khi nào giác ngộ ông mới làm những việc ấy. Ta có nên tin lời ông nói không, hay ông đã “thành Phật” nhưng “khiêm tốn” mà cố tình nói thế?

Không biết các vị thế nào, riêng tôi thì tin. Nếu chúng ta biết chút ít về thiền định và con đường tu tập đến giác ngộ của các hành giả Phật giáo, ta sẽ thấy nó khó hơn mọi thứ trên đời này.