mardi 13 février 2024

Võ Khánh Tuyên - Tếu

 

Chắc hẳn thời đi học ai cũng từng gặp chuyện: Thầy Cô giáo lỡ viết sai/viết lộn gì đó trên bảng, học sinh phát hiện được.

Thế là Thầy Cô mới cười cười nửa đùa nửa thiệt: Tui cố ý sai để  thử coi mấy em có thấy điểm sai hay không đó mà. Ahihi...đồ ngốc! Gần như ai cũng biết là Thầy Cô giỡn....

Chơi Facebook cũng zị á. Gặp mấy tay KOL - nhất là có tick xanh, khi hồ đồ viết status mạt sát người khác, bị dân chơi phản ứng lại....thì sẽ có hai kiểu biến bại thành thắng:

Phan Mạnh Tường - Tư cách thế này mà là nhà báo ?

 

Mỗi địa phương có thế mạnh ẩm thực riêng. Nói như gã nhà báo, KOL này thì cháo lươn Vinh chấp cả Hà Nội.

Vấn đề đáng bàn ở đây là với tư cách một nhà báo có nên đăng tut phân biệt thế này không ?

Bao năm đói rã họng nhai bo bo trợn mắt, bây giờ có tí tiền vội ngồi bàn ẩm thực.

Nguyễn Đình Bổn - Chúng tôi đã từng yêu Hà Nội

Tôi tin rằng những người miền Nam lứa tuổi sinh từ 5x, 6x đều đã từng yêu Hà Nội khi học tại nhà trường và đọc văn chương những người gốc Bắc.

Hà Nội trong văn Thạch Lam rất nhân bản và hiền lành. Hà Nội trong Vũ Bằng, Khái Hưng, Huy Cận, Thâm Tâm, Tô Hoài... hồn hậu và lãng mạn, Hà Nội, Hà Nam trong hồi tưởng Duyên Anh tràn đầy kỷ niệm yêu thương.

Và do văn chương miền Nam không phân biệt chính trị, Hà Nội trong thơ Quang Dũng thật hào sảng.

Tạ Duy Anh - Hồi ký Lý Quang Diệu

 

Sau nhiều gián đoạn vì công việc và vì những cuốn sách khác, cuối cùng tôi cũng đã đọc xong hai tập hồi ký dày gần 1.600 trang sách khổ to của ông Lý Quang Diệu.

Có rất nhiều điều để nói về cuốn hồi ký đồ sộ này, và chúng không chỉ cần phải có cảm hứng mà cần cả thời gian nữa.

Sau đây chỉ là vài tóm lược vắn tắt nhất về bộ sách.

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (2)

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng Hòa), cụ Hồ lại chúc Tết.

Như đã nói, ông cụ chúc Tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc Tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 - 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.02.2024


 

lundi 12 février 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 12/02/2024

1. Lực lượng phòng thủ lãnh thổ của Ukraine là gì?

Năm 2014 Lực lượng vũ trang Ukraine hứng chịu một loạt thất bại; việc Nga sáp nhập Crimea đã dẫn đến việc phần lớn binh lính Ukraine ở đây đầu hàng mà không kháng cự hoặc đào tẩu sang Nga.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến ở Donbas, quân đội Ukraine đã gặp một số thất bại trước lực lượng ly khai thân Nga, vì họ không được chuẩn bị kỹ càng, trang bị kém, thiếu tính chuyên nghiệp, tinh thần chiến đấu và năng lực thiếu trầm trọng ở các cấp, từ thấp lên tận chỉ huy cấp cao.

Khi tình hình Donbas xấu đi, nhiều thường dân bắt đầu thành lập các nhóm dân quân tình nguyện và bán quân sự để chống lại quân ly khai, được gọi là “Tiểu đoàn tình nguyện.” Bộ Quốc phòng Ukraine bắt đầu tổ chức và huy động một số đơn vị này về nằm dưới sự chỉ huy của họ với tư cách là các Tiểu đoàn phòng thủ lãnh thổ. Trong giai đoạn đó, các Tiểu đoàn Phòng thủ Lãnh thổ và các Tiểu đoàn Tình nguyện khác được ghi nhận là đã giữ vững phòng tuyến chống lại các lực lượng ly khai và cho phép quân đội Ukraine tái tổ chức và huy động.

Huỳnh Ngọc Chênh - Người Việt có dửng dưng ?

Đầu năm đọc bài của giáo sư Nguyễn Hưng Quốc (Úc) nói về sự dửng dưng của người Việt. Ông trích lời một giáo sư Mỹ cho rằng đối lập với cái tốt không phải là cái xấu mà là sự dửng dưng vô cảm của mọi người.

Rồi ông vận dụng vào người Việt để nói rằng nguy cơ của đất nước không phải là độc tài, lạc hậu, ngoại xâm mà chính là sự dửng dưng vô cảm của người Việt về những vấn đề trên.

Tui đồng ý phần nào với nhận định trên của giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, tôi bất giác suy nghĩ: Số đông người Việt hiện nay quan tâm đến điều gì mà dửng dưng với những vấn đề sống còn của đất nước và dân tộc?

Lê Xuân Nghĩa - Con trùng trục!

 

Điện Kremlin yêu cầu Armenia không bắt giữ Putin theo lệnh của The Hague.

Các nhà chức trách Nga hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Armenia về các đảm bảo cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, liên quan đến việc Yerevan gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague - phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Hai.

"Tất nhiên, điều rất quan trọng là phải có được sự đảm bảo nhất định từ các đối tác Armenia của chúng tôi ở đây," Peskov nói.

Lưu Trọng Văn - Gạo nào ngon nhất thế giới ?

 

1. Hôm qua gã lọt vào một quán cơm bình dân. Cơm nhạt thếch lại mạnh hạt nào hạt nấy rã rời trôi vào miệng. Một ông khách sửng cồ với bà chủ quán:

- Sao gạo dở vậy? Nuốt không trôi.

Bà chủ bảo:

- Gạo Việt Nam ngon nhất thế giới mà ông còn chê à?

- Gạo Việt Nam có nhiều loại, cũng như người Việt có con tốt, thằng xấu sao lại nói người Việt là tốt nhất thế giới được?

Jimmy Nguyen Nguyen - Mồng 2 đi chùa

 

Như tục lệ, ngày mồng 2 là bà con đi thăm các chùa, nhiều chừng nào tốt chừng ấy, Tết năm nay rơi trúng ngày cuối tuần nên thật trọn vẹn.

Ờ ! đến chùa để sám hối, để tưởng nhớ người đã mất, để cầu nguyện cho một tương lai...Nhưng cái chính là để... chụp hình. Tui cũng là "nhiếp ảnh gia" có hạng. Đổ tiền mua máy và ống kính khá nhiều. Máy mắc tiền, mua là nghèo, chụp vẫn thua iPhone hay Samsung. Giờ bỏ hết, xách điện thoại cho nhẹ nhàng.

Đi chụp cho mấy nàng mình còn phải xách thêm "đạo cụ" như dù, các loại mũ nón...   Tiếc rằng "thợ chụp" kỳ này mắt không thấy đường, ra nắng là hoa mắt, bởi dzậy chụp mấy trăm tấm chỉ lấy được…mấy tấm.

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.

Hà Phan - Gà què ăn quẩn cối xay

Cơm mẹ nấu bao giờ cũng ngon nhất, không phải bởi hơn hẳn thiên hạ mà vì tình thâm và hoài niệm ngày cơ cực ấu thơ.

Hàng quán đầu ngõ chẳng nơi nào bằng, khi chúng ta chỉ quanh quẩn khu phố mình và trong đầu chỉ biết chưa nơi nào hơn!

Ẩm thực ngon hay dở, thưởng thức ra sao chủ yếu do thói quen và khẩu vị vùng miền. Phở Hà Nội cũng như bún bò Huế hay bún mắm Sài Gòn, bánh canh ngoài Trung... có thể ngon với những người yêu quý hương vị quê nhà. Nhưng đem đến nơi khác, với nhiều du khách thử vị thì chưa hẳn đã ưng ý. Chấp thì ok thôi, nhưng người ta có chấp mình không ?

Nguyễn Đình Bổn - Nói cho thằng ngu nghe nè!

 

Sài Gòn có đủ các món ăn nam trung bắc và được chắt lọc lại cho hợp khẩu vị người Sài Gòn.

Vì vậy rất dễ hiểu vì sao người Sài Gòn ra Hà Nội ăn phở thấy dở hơn phở Sài Gòn, ra Huế ăn bún bò, ra Quảng Nam ăn mì quảng, về miền tây ăn hủ tíu có khi thấy...hông ngon. Ẩm thực mà viết như mày là ngu lắm biết không con?

Mà ta nói cho biết nè, từ sau 1954 đến đầu 1990, Hà Nội có gì đáng để gọi là ẩm thực đâu? Đói vàng cả mắt. Nay mới no đủ chút cái giọng đã tanh tanh rồi!

Liễu Hằng - Học ăn học nói

 

Nói thiệt, ông bà tui “theo tàu vào Nam” nhưng tui không khoái món Bắc.

Với tui, món Bắc như cô gái gầy, có thể lung linh khi cat walk nhưng xáp lại thì thiếu cái sexy mỡ màng.

Tui khá “nhiều chiện”, riêng ẩm thực lại ngần ngại khi luận bàn. Bởi trong cái mặn ngọt, dày mỏng của từng miếng ăn, thấm đẫm lịch sử vùng miền, đẫm cả cái khắc nghiệt hay trù phú.

Hoàng Linh - Phở của bố mầy

 

Cha nội Hà Quang Minh dưng không mượn chuyện phở chửi dân Sài Gòn, vẫn theo phong cách 'biết bố mầy là ai không?'

Vâng bố con ông là nhất rồi, nhưng dưng không khen mình rồi xổ toẹt cả một vùng miền là xúc phạm nhiều người đấy.

Nhiều năm tôi được anh Hồ Hùng Vân (phó giám đốc) Saigon Tourist và chị Loan New World mời làm giám khảo các cuộc thi vua đầu bếp, với tư cách người chấm điểm theo khẩu vị riêng.

Cù Mai Công - “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ”

 

(Phát mệt khi đang giữa ngày tư ngày tết)

Sau 1975, các cấp học gọi là phổ thông cấp I, II, III một thời, rồi cũng quay về với tiểu học, trung học. Bằng tốt nghiệp đại học mấy chục năm rồi cũng quay lại bằng cử nhân. Máy bay lên thẳng một hồi trả nó về trực thăng… Kể không sao xiết.

Năm rồi, Bộ Giáo dục - Đào tạo ra quyết định: Thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025: bắt buộc Toán + Văn và 2 môn tự chọn. Như 30 năm trước.

Cứ dắt dân đi loanh quanh như vầy mệt và tội dân lắm quý vị à.

Nguyễn Thông - Lại thay

 

Đầu năm nhẽ ra không nên nói, nhưng không nói thì họ coi mình là cục đất.

Việc Bộ Công an lại đề xuất mẫu căn cước mới sẽ áp dụng từ ngày 01.07 năm nay thay cho mẫu căn cước công dân đang dùng, với lý do để phù hợp với luật căn cước, quả thật không còn gì để chê nữa, bởi hết mức rồi.

Trong vòng gần chục năm, chỉ mỗi cái thẻ tùy thân mà 6 mẫu khác nhau (chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân, căn cước công dân mã vạch, căn cước công dân gắn chip, căn cước) thì đủ biết bộ máy hành là chính này nó ghê gớm thế nào, tầm nhìn của nó khiếp thế nào.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.02.2024


 

dimanche 11 février 2024

Ngô Nhân Dụng - Chuyện vui đầu năm

 

Thầy tôi là một người rất điềm đạm, nói chuyện với các con đều gọi là “anh,” là “chị” và cụ không bao giờ xưng “tao.” Nhưng, tôi nghe kể, khi năn nỉ các ông lý, ông thơ mãi không được, có lúc cụ nói lớn tiếng...

Ngày Tết nghe một tin vui, chắc sẽ lành suốt năm. Một câu chuyện trên báo cũ năm sáu năm trước kể như vầy: Ở tỉnh Bình Dương, một cô đi xe gắn máy, bị một thanh niên áp sát xe, giật cái giỏ xách của cô.

Ngày hôm sau, một cái túi ni lông thấy đặt trước cửa trụ sở phường An Phú, xã Thuận An. Mở ra, là một bọc tiền chứa 100 triệu đồng Việt Nam và hai điện thoại loại đắt tiền. Trong bọc còn một lá thư của “tên ăn cướp” nhờ ai lượm được đem tiền trả lại cho cô chủ! Anh ăn cướp nêu lý do: Không cần nhiều tiền đến thế!