jeudi 1 février 2024

Hoàng Tuấn Công - Trở lại vụ "học sinh cúi chào ô tô" ở trường Trần Mai Ninh

Các cụ ta dạy rằng “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, “Giơ cao đánh khẽ”.

Thế nên dù không đồng ý với lời giải thích của bà Hiệu trưởng trường THCS Trần Mai Ninh, nhưng tôi vẫn tạm đóng bài viết có 4 clip “cúi chào ô tô”, sau khi bà Hiệu trưởng hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa).

Tôi cũng nghĩ rằng, chống chế là cái bệnh của những người phạm lỗi, và mình cũng không nên cậy “thế thượng phong” mà dồn người ta vào chân tường. Thế nhưng, “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”.

Trần Thị Sánh - Thưởng phạt phải công minh

 

Trần Tuấn Anh ngã ngựa (kể cả không có đơn xin nghỉ hưu thì cũng bị truất ghế), làm người ta nhớ lại các thái tử được bố mẹ tìm mọi cách đôn lên ngồi vào những vị trí cao vời vợi. Trong khi nếu nó không phải con ông trời thì chỉ là nhân viên quèn ở các bộ hay địa phương.

Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Nhân Chinh và bây giờ là Trần Tuấn Anh là những ví dụ điển hình, về tệ nạn đưa con cái vào những vị trí ngon ăn và quyền lực một cách trắng trợn.

Con không ra gì, chứng tỏ bố mẹ nó không bảo ban, nuôi dạy con đàng hoàng và đến nơi đến chốn để nó dốt nát nhưng lại lộng hành, ngạo nghễ và nghênh ngang. Mà việc đưa ô tô vào tận chân cầu thang máy bay đón vợ là hành động không coi ai ra gì.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (4)

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Vẫn biết vẫn hiểu có được vậy là do điều kiện “trời cho”, nhưng càng thèm sự nhẹ nhàng, thong thả ấy, lại càng thương thày bu mình, bà con mình nông thôn ngoài quê mình. Ở đây chả gieo mạ nhổ mạ, cấy kiếc chi sất, cứ căn vào con nước mà sạ lúa, cũng chẳng phải tát nước làm cỏ gì.

Tôi hỏi ông cậu vợ, ở xã Bình Phước Xuân, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, An Giang), sao không gieo mạ mà cấy cho đỡ tốn thóc giống, ông cười, ai mà bày vẽ bây ơi, đờn bà trong này chỉ đi gặt thôi, đâu biết cấy, chẳng mạ miếc chi hết.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.02.2024


 

mercredi 31 janvier 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 31/01/2024

VỀ VIỆC ZELENSKYY DỰ TÍNH SA THẢI ZALUZHNYI

Vì bài hôm trước viết quá dài nên hôm nay tôi định không viết, nhưng nhận được ba câu hỏi từ ba bác bạn Facebook, về vấn đề rất nóng: Zelenskyy dự tính sa thải Zaluzhnyi!

Hôm qua nhiều nhà bình luận quân sự trên mạng đều cho rằng chưa có xác nhận nào cả, vẫn chỉ là các tin đồn nhưng sang đến hôm nay sau khi có bài đăng trên Financial Times (FT) thì tình hình đã khác hẳn.  

Theo Financial Times, Tổng thống Zelenskyy đã quyết định loại bỏ Valery Zaluzhnyi khỏi vai trò Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine. Thông tin này đến từ bốn nguồn đáng tin cậy cho rằng vào thứ Hai ngày 29 tháng 12 Zelenskyy đã đề nghị Zaluzhnyi làm Cố vấn an ninh quốc gia, nhưng Zaluzhnyi đã từ chối. Tờ Financial Times còn đưa tin rằng hai trong số bốn nguồn tin đề cập rằng Zelenskyy đã nói rõ với Zaluzhnyi rằng bất kể quyết định của ông ra sao, ông sẽ bị cách chức khỏi vị trí hiện tại.

Lưu Trọng Văn - Thưa chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Báo Giáo dục Việt Nam còn đó lời kể của bà Võ Thị Cầm, thân sinh của ông, thưa ông: “Huệ sinh ngày 11.7.1957. Tôi sinh mấy đứa con đứa nào cũng dễ, chỉ có sinh nó là khó nhất, chuyển dạ từ chập tối đến sáng bảnh mắt mới đẻ. Khi sinh nó bé tí nhưng nhờ trời, nó không bệnh tật gì mà chóng lớn…

Ngày đó, chuyện thiếu ăn đối với gia đình xảy ra thường xuyên. Không có gạo, tôi phải đi nhặt hạt bo bo về đập giập nấu cháo cho các con ăn. Có những đận chồng và các con ốm đau phải đi viện hàng tháng trời, không còn cách nào khác, tôi đã đứt ruột bán Vương Đình Huệ cho một gia đình giàu có để cứu gia đình. Bán con là trường hợp bất khả kháng. Những năm tháng xa con, lòng tui khi mô cũng như lửa đốt".

Còn đây tòa án Trà Vinh vừa thẳng thừng và lạnh lùng và nhẫn tâm tuyên án 10 năm tù giam cho cô gái vì tội bán con để có tiền nuôi ba đứa con còn lại.

Nguyễn Ngọc Chính - Rồng Rắn Lên Mây hay Lên Chùa?

 

Chúng ta sắp bước vào Năm Con Rồng, một trong 12 con giáp trong chu kỳ 12 năm của Âm lịch. Con vật “huyền thoại” đó đã đi vào nếp sống của người Á Đông, tại Việt Nam, năm nay là năm Giáp Thìn, khác hẳn những năm khác dựa vào những con vật gần gũi như chó, mèo, heo, gà…

Rồng còn được cất nhắc xếp vào hạng mục “tứ linh” cùng với “ly, quy, phượng”, là biểu tượng cho những chuẩn mực của người Á Đông về giá trị văn hóa tâm linh: cao quý, phúc đức, sung mãn… Có điều, chưa một ai được nhìn thấy chân dung con rồng thật ngoài đời!

Đi khắp các vùng đất nước từ phương Bắc đến phương Nam chúng ta thấy rồng đã để lại nhiều dấu ấn qua các địa danh, từ Thăng Long thủ đô xưa ờ miền Bắc, vịnh Hạ Long ngoài biển cả, Thanh Hóa có cả một ngọn núi mang tên… Hàm Rồng.

Nguyễn Gia Việt - Sao lại khoét núi làm tượng Phật ?

 

Nhìn Núi Sam Châu Đốc bị cắt một khúc làm tượng Phật thấy tiếc tiếc cảnh thiên nhiên. Ai cũng biết Núi Sam đâu có lớn gì đâu!

Thiệt ra sá gì tượng lớn hay nhỏ, Phật trong tâm! Mà đôi khi chúng sanh cứ thích những cái khổng lồ để chụp hình và chỉ vậy thôi.

"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

Huy Đức - Những chuyện không chính trị của con trai Lê Duẩn

Cho dù ông Dũng Hội gọi anh Lê Kiên Thành là “nhà văn chẻ” tôi nghĩ rằng, văn chỉ là phương tiện; khi mua một cuốn sách, cái bạn đọc cần là câu chuyện.

Lê Kiên Thành là con trai của tổng bí thư Lê Duẩn và “người vợ miền Nam” của ông. “Những khoảnh khắc SỐNG” trong đây đều là những câu chuyện thú vị. Anh Lê Kiên Thành lại có lối kể chuyện dung dị, không bị áp lực văn chương, nên vừa dễ đọc vừa gần gũi.

Sáng nay, trong bài viết trên Facebook, anh Lê Kiên Thành "tiết lộ" tôi là “người không thân thiện lắm” với anh và gia đình. Hôm qua, việc tôi có mặt ở đó, phải nói là một quyết định rất cân nhắc của cả tôi và anh.

Mai Quang Hiền - Học sinh dầm mình trong rét để cúi chào ô tô của thầy cô

Quê hương Thanh Hóa anh hùng luôn có những điều khiến thập phương phải trầm trồ.

Tôi cho rằng trường học gì kia đã rất tài tình sáng suốt khi bắt học sinh đứng ở cổng trường để cúi đầu chào xe ô tô của thầy cô mỗi khi ra vào cổng, ngay cả trong tiết trời giá rét.

Nó vừa thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo được hun đúc từ bốn nghìn năm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lại vừa nâng tầm vị thế giáo viên trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, đa phương hóa.

Trung Sơn - "Điểm sáng"

Nghĩ về chuyện chào hỏi nhân việc đọc tin ở một trường học ở miền trung Việt Nam.

Học sinh trong đội cờ đỏ phải túc trực ở cổng trường để cúi gập người chào khi các xe hơi chở các cá thể thầy cô giáo đi qua trong thời tiết rất lạnh, nhiệt độ chỉ xung quanh 11°C...

Chuyện cúi chào xe ô tô chở sếp đi qua cổng thì không lạ. Ai ở Hà Nội mà muốn chứng kiến xin mời ghé đến cổng mấy doanh trại quân đội, công an có nhiều trên các phố... Chỗ nào cũng vậy, mỗi khi xe sếp đến là cổng được mở sẵn, lính gác thì đứng nghiêm như gác lăng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.01.2024


 

mardi 30 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Hành xử đúng mực!

 

Nếu lễ phép, khoanh tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ, và cả thầy cô (khi các em còn nhỏ) là một ứng xử văn hóa cần giữ, thì khúm núm là hành vi ti tiện, của những kẻ cơ hội.

Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi đó khi chúng giống nhau?

Khá đơn giản: Lễ phép nằm trong khuôn khổ gia đình, dòng họ, trong các giao tiếp mang tính cá nhân. Còn khúm núm nằm trong quan hệ xã hội, cấp dưới nịnh cấp trên, dân hạ tiện gập mình, xun xoe, hai tay nắm tay quan chức, vẻ mặt đầy tuân phục. (Status này không bàn về cách hành xử trong các tôn giáo).

Phúc Lai - Khỉ chịu rét là bình thường, nhưng vẫn nên giải tán cái Bách thú Thủ Lệ

 

Vừa xôn xao tin lũ khỉ ở trong chuồng ở Thủ Lệ rét quá ngồi ôm nhau co ro. Ơ thế nếu chúng nó ở trong rừng thì biết chặt củi đốt lửa sưởi ấm như Homosapien ấy à?

Tất nhiên nên che chắn cho chúng nó đi một tí, bản thân trong cái chuồng đó cũng có một cái thùng tạm gọi là “cái nhà” che nắng che mưa, chúng nó cũng có thể chui vào được. Nhưng câu chuyện không nằm ở chỗ đó.

Hà Nội càng ngày càng  thiếu không gian. Cách đây 2 năm trong thời gian phải phục hồi sau trận ốm hút chết, hàng ngày tôi đi xe ôm ra công viên Thủ Lệ hoặc Nghĩa Đô để ngồi và đi bộ từng quãng một. Ở Thủ Lệ, chiều nào tôi cũng chứng kiến một cảnh chẳng đẹp đẽ gì. Đúng ngay gần cái chuồng khỉ đó, có một “lũ,” đúng là một lũ hai chân béo mỡ ngồn ngộn đủ màu sắc, cầm đầu là một ả khỉ đột cao, dáng đẹp thể thao nhưng mặt thì cũng chẳng khác gì tinh tinh mấy…

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.01.2024


 

Tạ Duy Anh - Bi hài chuyện biên tập sách

 

Không thể nhớ đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xảy ra trong thời gian 20 năm làm biên tập sách của tôi, chỉ xin kể ba chuyện.

CHUYỆN THỨ NHẤT

Qua người bạn vong niên, tôi quen nhưng không thân với một nhà văn tên là ... Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã không thấy có thiện cảm với ông ta. Nước da mai mái, luôn quan trọng hóa bản thân, khiến tôi linh cảm ông ta là một người nhiều toan tính nhỏ nhặt.

Bắt đầu bằng màn bốc thơm tôi lên mây xanh. Sau đó ông ta nói về bản thân, chủ yếu khoe chiến tích nghề nghiệp. Cuối cùng lộ ra ý đồ khá dễ thương, hoàn toàn bình thường nhưng với tôi, rất khó chấp nhận: Ông ta muốn tôi đứng tên biên tập và viết lời giới thiệu cho cuốn sách của ông ta.

Hoàng Tuấn Công - Thông tin mới về việc học sinh đứng “cúi chào ôtô” ở Trường THCS Trần Mai Ninh

 

Đôi lời : Báo nhà nước đã nhanh chóng ăn theo mạng xã hội, nhiều tờ báo hôm nay đã đăng lại sự việc kèm theo giải trình, nhưng bên dưới rất nhiều bình luận phê phán nhà trường. Riêng TM cảm thấy việc tác giả cho ẩn đi những clip đã chia sẻ hôm qua có phần thiếu tôn trọng người đọc và những người đã lên tiếng giúp, mong bạn đọc của trang thông cảm cho vậy.

Sáng nay, bà Trần Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Mai Ninh đã đến gặp tôi và giải thích:  “Việc phân luồng giao thông của nhà trường đã có từ nhiều năm nay sau khi có công văn của Tỉnh ủy, mục đích tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn cho học sinh”.

Chuyện học sinh cúi chào khi có ôtô ra vào, theo bà Hiệu trưởng, nhà trường không bắt buộc học sinh làm điều này:

lundi 29 janvier 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/01/2024 (2)

PHẦN HAI

5. Có tin đồn rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mùa xuân dọc theo Quốc lộ E-101 ở miền Bắc Ukraine. Chúng ta nên xem xét tin đồn này như thế nào?

Theo bản đồ tôi đính kèm bài này, đường E-101 được đánh dấu màu đỏ đứt nét. Nó là đường chạy từ Oryol (Орёл, trước bà con Việt Nam hay đọc là A-ri-ôn) của Nga sang Ukraine, đến Kipti nó nhập vào đường E-95 để rẽ về Kyiv qua Brovary nơi diễn ra trận phục kích đánh xe tăng Nga tuyệt hay của bộ đội Ukraine ngày 15 hoặc 17 tháng Ba năm 2022.

Con đường đi vào Ukraine gần như ở điểm cực đông bắc của đất nước, cách Sumy khoảng 100 ki-lô-mét về phía bắc và địa danh quan trọng nhất trên tuyến, nơi Nga sẽ phải quan tâm là Shostka, cách điểm giao của đường với biên giới Nga - Ukraine gần 60 ki-lô-mét.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/01/2024 (1)

PHẦN MỘT

1. Bản tin của Trung tâm Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin Ukraine

Quý vị có thể đọc tại đây.

2. Có đúng quân Nga tiến được 7 ki-lô-mét trên một chính diện rộng 12 ki-lô-mét không?

Hôm qua có người nhắn cho tôi tin đó và tôi cũng đọc trên App Báo Mới, nhưng không kịp đọc xem nguồn của báo nào xứ phía Đông nước Lào. Ngày hôm nay thì lại con chó Tuấn Sơn tức N Bình của Dân Chí nó làm loạn cả lên như thế này: “Chiến sự Ukraine 29/1: Phòng tuyến sụp đổ, Kiev rút lui ở Kupyansk.”

Nguyễn Văn Tuấn - Từ nhà bếp tới Quốc hội

Hôm qua, trong buổi chiêu đãi nhân ngày Quốc Khánh tôi gặp lại bà Toàn quyền và không ngờ bà nhớ tôi! Bà nói “Ông đã đi một đoạn đường dài.” Có lẽ đúng như vậy, nhứt là hành trình đó xuất phát từ cái nhà bếp …

Trong tất cả phỏng vấn của báo chí, trong cũng như ngoài nước, họ xoáy vào cái thời gian tôi làm phụ bếp. Lúc mới tới Úc, tôi làm ‘kitchen hand’, tức phụ bếp ở St Vinnie. Sau này, tôi còn có dịp làm trong nhà bếp của khách sạn 5 sao ‘The Regent’ (nay là Sangri-La) ngay tại Hí viện Opera House. Hôm nay, nhân ngày Quốc Khánh, tôi kể cho các bạn biết cơ duyên nào tôi làm phụ bếp.

Câu chuyện xin việc