lundi 22 novembre 2021

Võ Xuân Sơn - Có thực dân Đà Lạt kỳ thị dân Sài Gòn ?

 

Trên mạng, có nhiều người chia sẻ, rằng nhiều quán xá, cửa hàng, cửa hiệu ở Đà Lạt trưng biển không tiếp người Sài Gòn, không tiếp khách du lịch... Nghe thật buồn.

Tuy nhiên, suốt thời gian dịch vừa qua tôi ở tại Đà Lạt, cũng sinh hoạt như người dân tại chỗ, chỉ khác là đi đâu cũng bằng cái xe mang biển số Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi không thấy bất kỳ sự kỳ thị nào từ phía người dân, và chính quyền địa phương, kể cả các trạm kiểm soát trong thời gian dịch cao điểm tại Sài Gòn. Duy chỉ có cái trạm kiểm soát ở Đèo Chuối là hơi phiền phức.

Khi nhận thấy UBND tỉnh Lâm Đồng đăng tin truy tìm những người đến địa điểm này địa điểm kia ở Đà Lạt, tôi đã không xuống xe khi mua đồ.

Ngọc Thịnh - « Ở đây không bán cho người Sài Gòn »

 

(TN 22/11/2021) Tôi đọc tấm bảng treo nội dung trên trước cửa một quán ăn ở Đà Lạt, tim tôi như bị trúng tên.

Nhà tôi bốn đời là dân Sài Gòn. Hai đứa con tôi dân Sài Gòn “lai” Đà Lạt. Tháng 7.2021, dịch Covid ở TP.HCM bước vào giai đoạn khốc liệt, gia đình tôi đứng giữa hai chọn lựa: ở Sài Gòn quê nội, hay về Đà Lạt quê ngoại.

Tôi dắt díu mẹ và con chạy về Đà Lạt. Dọc đường, bạn bè cho biết việc khai báo ở trạm Madagui là cực kỳ gian khổ. Và lên Đà Lạt muốn lưu trú khách sạn phải tiêm đủ 2 mũi. Mẹ tôi già, hai lần đột quỵ, sáng sớm đã phải dậy đi xét nghiệm để xin giấy âm tính, chạy lên Đà Lạt là một quãng đường dài, chờ đợi lâu e không ổn. Hơn nữa, cả nhà 5 người chưa ai tiêm mũi nào, nói gì “ở trển đòi phải đủ 2 mũi”. Thế là vừa ra cao tốc, tôi ngoặt tay lái ra hướng Bình Thuận, nhờ người bạn cưu mang chỗ ăn ở.

Hà Dương Tường - Giáo dục Việt Nam chỉ tiến bộ khi vứt « ngày nhà giáo » vào sọt rác lịch sử !

 

Mặc dầu đã suốt đời làm nghề giáo, và bạn bè tôi trên Facebook này cũng rất nhiều người trong nghề, hôm nay trang Facebook của họ đầy những hoa và lời chúc tụng. Tôi không thể không nói ra điều suy nghĩ từ lâu năm, từ trong tận thâm tâm của mình:

Giáo dục Việt Nam chỉ có thể tiến bộ khi cái gọi là "ngày nhà giáo" này được vứt vào sọt rác của lịch sử. Và những người thầy được tôn trọng không phải chỉ một năm một lần mà luôn luôn, trong suốt cuộc đời của họ.

Sự tôn trọng phải được thể hiện trong cả hai khía cạnh, tinh thần và vật chất.

Phạm Xuân Nguyên - Lại phá tiếng Việt!

 

NGƯỜI TRẺ VÀ “ZOMBIE”NƠI CÔNG SỞ. Đó là tên tiêu điểm của chương trình “Chuyển động 24H” trên VTV1 trưa nay (22/11/2021).

Theo lời dẫn, đây là nói về hiện tượng vật vờ, cầm chừng của những người trẻ chán nơi mình đang làm việc, hàng ngày không muốn đến cơ quan công sở, nhưng lại không dám chuyển đổi.

Nhà đài nói, theo các nhà tuyển dụng thì đây là triệu chứng “zombie” của một bộ phận lớp trẻ hiện nay. Và thế là họ xách luôn cái từ tiếng Anh đó lên màn hình.

Nguyễn Thông - Những kẻ mù dẫn đường (4)

 

Lại nói, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố hồi tháng Năm năm nay, ông tổng bí thư khẳng định/cảnh báo/nhắc nhở rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, không thể nóng vội.

Sực nhớ ông anh họ tôi, một thầy giáo làng nhưng kiến thức thì không phải dạng vừa. Hồi còn sống có lần bảo mấy ông cộng sản chỉ thích làm những thứ vĩ đại, làm đếch gì cũng gắn mác vĩ đại. Đem bao nhiêu sức lực, của cải, thời gian ném vào đó, không cần biết nó sẽ đem lại gì cho dân chúng, đất nước.

Ngẫm nhời của ông anh, thấy đúng thật. Thứ chủ nghĩa xã hội bánh vẽ vĩ đại mà các ông bà ấy theo đuổi tới nay đã hai phần ba thế kỷ, rốt cục chỉ đem lại nghèo đói, lạc hậu, nội chiến, chiến tranh, xâu xé đất đai. Tan rã rường mối xã hội, dân chúng bất hạnh, kìm hãm đất nước chậm tiến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm so với cả rất nhiều quốc gia khác…

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.11.2021


 

dimanche 21 novembre 2021

Lê Dũng - Biên giới của văn chương


Kể từ thời Hai Bà Trưng đến nay, chúng ta có gần hai ngàn năm hận thù với người Hán.

Kể từ 1858 đến nay, chúng ta có 163 năm căm ghét thực dân Pháp xâm lược.

Và kể từ 1955 đến nay, chúng ta có 66 năm lên án gót giày đế quốc Mỹ giày xéo quê hương.

Nguyễn Mỹ Khanh - Góp ý nhỏ xíu gởi các anh chị phụ trách lễ tân chính phủ

 

1/ Lễ tưởng niệm đồng bào mất vì Covid đã diễn ra trong không khí trang nghiêm xúc động. Đơn vị tổ chức, tổng đạo diễn đã đưa ra một kịch bản cầu truyền hình/ hình thức tối giản, sang trọng với tông đen-trắng.

Từ cách tạo không gian từ khu vực trước cổng Dinh Độc Lập, không gian bên trong sân - nơi diễn ra lễ tưởng niệm với ghế bọc đen, cho tới cách trang trí sân khấu, trang phục người tham dự, những bó hoa trắng nhỏ… Tất cả đều chỉn chu, mực thước, tinh tế.

Tôi thích cách sử dụng ánh sáng, tiết chế màu sắc. Chỉ dùng hai màu trắng xanh, đánh lu, dịu, kết hợp khói, tạo ra background tựa bức màn sương khói, vừa che vừa chia không gian giữa phần sân khấu nghi thức lễ và phần lư hương tưởng niệm sâu phía trong. Màn sương khói này tạo trong lòng tôi cảm xúc lãng đãng ranh giới âm dương, linh hồn những người đã khuất như đang ẩn hiện sau bàng bạc khói sương đó.

Bùi Tuấn Lâm - Tự sự của « Thánh rắc hành »

 

Thời tới đỡ không kịp là có thiệt nghen quí zị.

Móa, tự nhiên đang yên đang lành, đùng một cái lên báo cả thế giới. Mà có phải là làm được gì ghê gớm đâu, chỉ có việc Rắc Hành vào tô bún bò thôi chứ có phải cái quỷ gì đâu.

Thiệt tâm hôm qua đến giờ cũng nhiều anh chị em cô bác hỏi thăm, người thì động viên, người thì ủng hộ, và cũng nhiều người lo lắng cho mình.

Bùi Chí Vinh - Suy nghĩ về anh hùng và bạo chúa


BCV : Trong khi tượng đài anh hùng Trần Hưng Đạo bị dời lư hương thì xác các bạo chúa trên thế giới vẫn bất di bất dịch...

SUY NGHĨ V ANH HÙNG VÀ BO CHÚA

 

Bo chúa hoàn toàn khác anh hùng

Tn Thy Hoàng chết đi bt chôn theo cung tn m n

Bt quân đi, thn dân cht ca ci đy lăng

Và bt nhng k chng kiến thành oan hn ung t

Huỳnh Ngọc Chênh - Cát Linh Hà Đông

 

Sáng nay, ngày đầu tiên tàu đường sắt trên cao chạy ngang qua nhà tui bán vé, lại đang rảnh nên muốn làm một chút trải nghiệm trên con tàu hiện đại nhất Việt Nam và lãng phí tiền nhất thế giới. Mười lăm kilomet mà ngón gần hết 1 tỉ đô la, xây dựng kéo dài hơn 10 năm gây ra bao nhiêu tổn thất, mới chạy được.

Vé lên tàu 10 ngàn đồng để đi từ trạm Thượng Đình về Cát Linh. Cô bán vé còn gài tui, hỏi chú có mua vé về không, tui nói để khi về tính.

Công bằng mà nói thì các trạm dừng sạch sẽ, có thang cuốn đi lên, có cả thang máy cho người tàn tật (nhưng chưa đưa vào sử dụng).

Mai Bá Kiếm - Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn là « thầy thuốc nhân dân », hic !

 

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, đồng thời miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương!

Bà Kim Tiến bị miễn nhiệm chức Bộ trưởng Y tế lúc 60 tuổi (không là ủy viên Trung ương) do quá tuổi chứ không vì bị kỷ luật.

Theo truyền thống, cứ bộ trưởng Y tế về hưu sẽ làm Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Trần Thị Sánh - Tôn vinh hoa hậu thì đúng hơn…

Liên hoan phim Việt Nam tối qua giống như Lễ tôn vinh hoa hậu, á hậu.

Cứ một chính khách, đạo diễn hay diễn viên gạo cội lại được khoác tay một em hoa hậu, á hậu cao lênh khênh, son phấn lòe loẹt quá mức cần thiết, váy áo dài lượt thượt.

Có cô còn có cả vạt váy đằng sau như cái đuôi, lại đi giày cao gót 20 phân nữa, thành thử cô nào cũng cao hơn ông đi cùng cả cái đầu, nhìn rất phản cảm, như nàng Bạch Tuyết và chú Lùn, chả ra làm sao …

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.11.2021

samedi 20 novembre 2021

Hương Nguyễn - Tiếp tục sai lầm…

 

1) Đêm qua, dân Sài Gòn xuống đường thật đông để tưởng niệm hơn 23 ngàn đồng bào chết đau đớn trong dịch cúm Tàu. Tôi tôn trọng sự tưởng niệm này. Nhưng dưới con mắt của một bác sĩ, tôi thấy mọi người lại tiếp tục sai lầm.

2) Tưởng niệm người đã mất...Tưởng nhớ trong trầm mặc, đau đớn, lặng lẽ và sâu lắng. Ai đã từng mất người thân, sẽ biết rằng nỗi đau này giằng xé nhiều năm dài đăng đẳng, có khi suốt đời...

Nếu không có dịch, thì mọi hình thức đánh trống khua chiêng để gióng lên sự kiện gì đó còn có thể bỏ qua được. Còn ngay thời điểm này, khó lòng chấp nhận.

Lưu Nhi Dũ - Tử vong, hy sinh và hối tiếc

 


{Suy nghĩ sau đêm tưởng niệm đồng bào ta tử vong vì Covid-19}

23.578 là số ca tử vong vì Covid-19 ở nước ta - đó là số liệu mới nhất tính đến chiều tối 19-11. Theo quan điểm chính thống của nhà nước, trong số những linh hồn đó có linh hồn là hy sinh, có linh hồn bị tử vong (chết).

Nhưng điểm chung là tất cả những linh hồn này đều bị chết vì virus SARS-CoV-2, cũng là tác nhân gây ra cái chết cho hơn 5 triệu người trên toàn thế giới tính đến hôm nay. Và hiện mỗi ngày trên thế giới vẫn còn hơn 8.000 ca tử vong vì SARS-CoV-2. Họ là những người tử vong vì Covid.

Hồi tôi ở chiến trường K, có thằng đánh nhau chết, dẫm mìn chết. Đi cải thiện té từ trên cây sầu riêng cao ngất chết, đi hái cà phê đạp mìn hay bị địch phục bắn chết. Đi ra suối bắt cá gặp lũ hay bất cẩn rơi xuống sông suối chết; sốt rét, sốt ác tính chết… đều được phong liệt sĩ. Nếu căng cứng theo nguyên tắc, có thằng liệt sĩ, có thằng tử sĩ nhưng đồng đội với nhau ai nỡ…

Ngô Nguyệt Hữu - Lẽ ra…

 

1. Lẽ ra, lãnh đạo thành phố không nên phân biệt dân với dân.

Thành phố vật vã trong đại dịch, người giàu cũng mất người nghèo cũng mất, đâu cũng cũng là dân nước mình.

Thành phố nếu rộng rãi đã quyết, “Tất cả các hộ dân trên địa bàn thành phố sẽ nhận được hỗ trợ…”.

Lê Huyền Ái Mỹ - Sau đêm tưởng niệm…

 

Đêm tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19, có lẽ cái giây phút tắt đèn, thắp nhang, gõ một hồi chuông và hồi hướng về những người đã khuất rồi qua màn hình, chấp chóa những con tàu nằm nơi bến cảng, tiếng còi kéo liên hồi; với tôi, đó là hai giây khắc lòng mình lắng lại.

Những con đường hoang vắng, những đứa trẻ mồ côi, những giọt nước mắt lặng rơi và những đoàn người đổ về thành phố, trợ lực, san sẻ… cùng âm thanh của tiếng chuông trôi theo dòng hoa đăng.

Và tiếng còi tàu từ bến cảng.

Đỗ Duy Ngọc - Lễ tưởng niệm đồng bào đã tử vong vì dịch bệnh

 

Đêm hôm qua 19.11, thành phố đã tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã tử vong vì dịch. Đó là việc cần làm nên làm và phải làm.

Hàng chục ngàn người đã chết, biết bao gia đình đã tan nát, tổ ấm không còn. Biết bao đứa trẻ đã trở thành kẻ mồ côi, những hũ cốt xếp hàng lặng lẽ. Cơn đại dịch đã khiến cho người dân trải qua một thời gian dài sống trong lo âu, sợ hãi và sang chấn tâm lý.

Cơn đại dịch cũng đã biến Sài Gòn xơ xác, bi thương suốt cả mấy tháng trường. Tất cả đang dần đi qua, rồi cũng sẽ đi qua. Nhưng nỗi đau vẫn còn lại, âm ỉ trong lòng mỗi người, bi thương vẫn tồn tại trong mỗi gia đình có người chết trong cơn đại dịch.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.11.2021