jeudi 30 septembre 2021

Huỳnh Ngọc Chênh - Nan giải Sài Gòn dịch


Sau thời gian bị dịch cúm tàu hoành hành, nhiều địa phương đã mở cửa trở lại từ nhiều ngày. Nhưng Sài Gòn mãi đến ngày mai là 1/10 mới hé mở trở lại sau 123 ngày phong tỏa nghiêm ngặt còn hơn thiết quân luật.

Đây là sự miễn cưỡng vì khi mở cửa trở lại, con số nhiễm ở Sài Gòn vẫn từ 4 đến 5 ngàn ca/ngày, và số tử vong có giảm đi nhưng vẫn trên 100 ca/ngày.

Nhưng không thể không dở bỏ phong tỏa, không thể nào giam 10 triệu dân Sài gòn lâu hơn nữa trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, kinh tế đình trệ. Và quan trọng, Sài Gòn là bao tử của cả nước, nơi thu ngân sách bằng ¼ tổng thu cả nước và phải nộp lên trung ương hết 82% số thu được.

Nguyễn Văn Tuấn - Hãy ngưng phong tỏa một cách đơn giản

 

Nếu tôi có dịp đề nghị biện pháp dứt phong tỏa với Thành phố Hồ Chí Minh, tôi sẽ nói trước hết là xóa bỏ tổ tư vấn chánh sách bởi họ chẳng có ý gì đáng chú ý, chỉ giữ lại tư vấn y tế công cộng. Sau đó là ưu tiên làm ngay ba việc:

(a) hãy dẹp việc phân biệt vùng xanh vàng đỏ;

(b) hãy dẹp thẻ xanh, thẻ vàng;

Võ Xuân Sơn - Chuyện đêm 30 Tết

 


Tối nay nếu có ai gọi là tối 30 Tết thì cũng không sai. Chúng ta đang bước ra khỏi sự ngu muội, để bước sang một giai đoạn hành xử trí tuệ hơn. Sự ngu muội đã giết chết nhiều người trong số gần 2 vạn người chết trong mấy tháng qua.

Tôi vừa nghe một bản tin, trong đó có nói, lãnh đạo Hà Nội đề ra một số biện pháp, trong đó có một biện pháp, là không để cho F0 nào phải điều trị tại nhà. Có thể sự ngu muội vẫn còn ngự trị, có thể những lợi ích có được trên xương máu đồng bào vẫn chi phối những chính sách, ở các cấp độ khác nhau, nhưng ít nhất thì một Sài Gòn đã nhìn ra vấn đề, đã có một hướng đi tiệm cận với sự đúng đắn.

Nhiều người vẫn còn e ngại dịch bùng phát trở lại. Tôi thì không ngại. Ngay cả khi mỗi ngày, Sài Gòn có 30.000, hay 50.000 người nhiễm mới, cũng chẳng có gì đáng ngại cả. Bảo tồn hệ thống y tế tối đa. Quản lý F0 ngay tại nhà bởi các cơ sở y tế đóng trên địa bàn. Củng cố các đội phản ứng nhanh, kịp thời cấp cứu các ca F0 tại nhà trở nặng, kịp thời cho nhập viện những ca cần phải nhập viện.

Lưu Trọng Văn - Công thức chống dịch của thủ tướng thiếu thành phần quyết định nhất

 

Trong cuộc làm việc với lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra công thức phòng chống dịch hiện nay là:

"5K + vaccin + thuốc + công nghệ + ý thức người dân".

Thực tế khủng hoảng do đại dịch, gây tổn thất vô cùng lớn về người, tinh thần, vật chất của Dân và quốc gia, xuất phát không chỉ ý thức người Dân. Mà mấu chốt chính từ ý thức và trình độ hạn chế của hệ thống lãnh đạo, từ trung ương tới bộ ngành, địa phương.

Cù Mai Công - Sau 123 ngày giãn cách, Sài Gòn mưa dầm dề ngày cuối cùng tháng 9 Covid


Ngày cuối cùng của tháng 9, cả Sài Gòn mưa dầm dề từ một giờ sáng. Suốt từ ngày Sài Gòn “thiết quân luật” 23-8 tới giờ, Sài Gòn hầu như ngày nào cũng mưa. Mưa liên tục. Mưa rải đá xuống Thủ Đức đêm 22-8. Mưa sùi sụt sáng 30-9.

Cô bạn đồng nghiệp Khánh Chi cùng làm thơ thiếu nhi và chơi với nhau từ hồi 1977 tới giờ ngay từ sáng sớm đã sùi sụt thơ:

“Để thấy nước mắt trong giọt nước

Để thấy nỗi xót xa rung động trong giọt nước

Để thấy vũ trụ khóc trong giọt nước…”

Thái Thăng Long - Sài Gòn, ngày cuối tháng !


Sáng mưa dm

Vn nghe tiếng rao

Người bán bánh mì

Len vào tng con ph...

Nguyễn Thông - Những phát lộ đáng sợ (1)


Vụ "đàn áp ngoáy mũi" ở thành phốThuận An, tỉnh Bình Dương hôm 28.9 làm lộ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Vẫn biết ở xứ mặt trời rực rỡ, mọi chuyện, nhất là chuyện xấu, sẽ qua đi rất nhanh, bị quên đi rất nhanh, thế nên mới có câu thành ngữ nổi tiếng "ném đá ao bèo". Nhưng tránh sao khỏi bia miệng vẫn tạc chỗ này chỗ kia, khi ấy khi khác.

Phát lộ nhiều lắm. Như người ta nói với nhau, trận dịch khốn nạn này giết chết bao nhiêu người, tàn phá lung lay cả xã hội, còn ghê hơn chiến tranh. Nhưng nó cũng có “công” làm phát lộ, phơi bày ra nhiều thứ xấu xa kín đáo, trong đó phần nhiều của nhà cai trị. Nhiều, khó mà kể hết được, chỉ tranh thủ nhặt ra đôi điều.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng

 

Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc phong toả Sài Gòn vì đại dịch.

Như vậy, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, thành phố đã trải qua 7 lần giãn cách xã hội tổng cộng 120 ngày. Cấp độ giãn cách luôn luôn lần sau siết chặt hơn lần trước và từ 9.7 có thể xem như phong tỏa thành phố với mức độ cao. Thời gian theo Chỉ thị 16, 16+, 16++, 16+++ đã trải qua 80 ngày.

Tính đến sáng nay, bắt đầu từ ngày 26.5 thành phố đã có 380.870 ca nhiễm (gần 50% tổng ca nhiễm ca nước), chưa kể 150.000 ca bệnh chưa được Bộ Y tế chấp nhận. Hiện số người còn đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân và đã có 14.631 người tử vong vì virus Vũ Hán. Con số người chết có thể cao hơn vì có nhiều người chết tại nhà không khai báo và địa phương không báo cáo hay kiểm soát được.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.09.2021

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển


Đăng ngày:


Le Figaro hôm nay 29/09/2021 chạy tựa trangnhất « Trung Quốc – Hoa Kỳ, sự đối đầu nguy hiểm ». Trong bài « Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương », tờ báonhắc lại câu nói của ông Joe Biden khi vừa nhậm chức về chính sách với Trung Quốc « Cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi không thể tránh khỏi ». Chín tháng sau, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện ở khả năng thứ ba.

Biden đối đầu vì Trung Quốc từ chối mọi hòa hoãn

mercredi 29 septembre 2021

Việt Nam : VinFast tấn công vào thị trường xe hơi điện cao cấp châu Âu


Đăng ngày:

 

Cách đây không lâu, việc một nhà sản xuất xe hơi Việt Nam không tên tuổi muốn đặt chân vào thị trường cao cấp không được quan tâm lắm. Ngày nay, sự xuất hiện của thương hiệu VinFast không gây ngạc nhiên, vì xe chạy điện là xu hướng của kỹ nghệ xe hơi, các rào cản công nghệ dần được tháo gỡ. Thành công của Tesla cho thấy vẫn còn chỗ cho các khuôn mặt mới, từ lãnh vực công nghệ cao như Hoa Vi hay Apple, cho đến các nhân tố đến từ những nước đang tìm kiếm một ngọn cờ đầu.

Từ AUKUS đến Bộ Tứ : Gọng kềm Mỹ đang siết lại với Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Châu Á trong chiếc bẫy zero Covid

Tại châu Á trên lãnh vực dịch tễ, Le Figaro nhận thấy châu lục này đang bị dính vào chiếc bẫy của chiến lược zero Covid. Trừ Trung Quốc, các nước còn lại chậm trễ trong việc tiêm chủng, đang vất vả trước sự lây lan của biến thể Delta.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Ngoáy mũi và nước miếng, cái nào tốt hơn?


Ở Việt Nam hiện nay, chọc ngoáy mũi đang là một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Nhưng nghiên cứu khoa học [1] chỉ ra một cách làm khác nhẹ nhàng hơn: dùng nước miếng.

Chúng ta biết rằng phương pháp chuẩn 'vàng' để chẩn đoán covid là xét nghiệm PCR, dựa trên chu kỳ khuếch đại (Cycle Threshold, Ct). Mẫu xét nghiệm thường lấy từ mũi hay cổ họng. Chẳng hiểu sao ở Việt Nam chủ yếu lấy mẫu từ mũi.

Lấy mẫu từ mũi có nghĩa là dùng một cái que chọc vào mũi để lấy đủ dung lượng. Người lấy mẫu phải được huấn luyện, và dù đã qua huấn luyện, cách làm này tương đối xâm phạm và gây khó chịu cho rất nhiều người. Một số người rất sợ lấy mẫu bằng cách ngoáy mũi vì họ cho rằng dễ bị tổn thuơng.

LS Trần Đình Dũng - Pháp luật cần phải được thượng tôn


Vụ đội phòng dịch phường Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương phá cửa đưa người phụ nữ trong căn hộ chung cư đi xét nghiệm Co.vid-19 là hình thức cưỡng chế hành chính. Nhưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có điều khoản nào cho phép cưỡng chế công dân như thế không?

KHÔNG CÓ ĐIỀU LUẬT NÀO CHO PHÉP CƯỠNG CHẾ CÔNG DÂN TEST COVID

Các quyền công dân được hiến định trong Hiến pháp 2013, kể cả trong tình trạng dịch bệnh như hiện nay vẫn không bị mất đi. Chính phủ điều hành quản trị nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng trên nguyên tắc hiến định mà thực hiện, kể cả quản trị dịch bệnh. Nói như thế để chúng ta thấy rằng, trong phòng dịch cũng phải thượng tôn pháp luật, không thể bất chấp pháp luật để thực hiện.

Nguyễn Văn Tuấn - Họ đã làm hại chế độ


Đến giờ này thì tôi tin là Thủ tướng và nhiều người cao cấp trong Chánh phủ đã biết sự việc một nhóm dân phòng, công an và cảnh sát cơ động phá cửa và xông vào nhà của một phụ nữ để điệu đi làm xét nghiệm (và kết quả âm tính).

Vấn đề đặt ra là họ sẽ làm gì để cho người dân bớt bị khổ nhục.

Bối cảnh là chung cư đã có một người bị nhiễm, và chị này không ra khỏi nhà vì sợ bị nhiễm. Tức là chị ấy chẳng gây rủi ro cho ai. Khó nghĩ ra một lý do để mấy người cầm quyền ở địa phương hành động một cách bạo lực như vậy.

Huỳnh Ngọc Chênh - Hoan hô báo Tuổi Trẻ đã đề cập đến nhân quyền


Về vụ việc xâm phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở Bình Dương, trong các bài viết của tui hầu như không dám mang vấn đề nhân quyền ra để nói. Trong nhiều bài viết khác gần đây của tuy cũng thế, luôn tránh nói đến nhân quyền.

Để nói lý lẽ, để tranh luận, tui luôn viện dẫn đến pháp luật. Nhiều người đã chế giễu tui, lại tin vào pháp luật này sao.

Tui không e sợ gì về việc công khai đấu tranh cho nhân quyền, nhưng tui biết sẽ làm nhiều người e sợ khi đề cập đến nhân quyền. Những bài viết của tui có nhắc đến nhân quyền đều có lượng tương tác khá thấp so với các bài viết khác.

Nguyễn Ngọc Chu - Những ai phải chịu trách nhiệm cho hàng ngàn tỉ đồng lãng phí vì xét nghiệm ?

 

I.TIÊU KHÔNG XÓT TIỀN VÀ KIẾM LỜI BẰNG MỌI GIÁ?

Nghèo thường đi đôi với tiết kiệm. Nhưng cái cách mà Việt Nam chi tiền trong thời gian chống dịch Covid vừa qua chứng tỏ ngược lại. Việt Nam nghèo nhưng không xót tiền bạc.

Bộ Y tế là người khống chế giá sàn 10 USD (238.000 đồng) cho 1 xét nghiệm (CV số 5378/BYT-KHTC, ngày 07/07/2021). Đó là giá tối thiểu mà người dân phải thanh toán. Chưa nói đến nhiều nơi năng giá lên đến 300.000 đồng – 400.000 đồng, thậm chí có nơi là 730.000 đồng (Bệnh viện Hà Nội – Đồng Văn) cho một xét nghiệm.

Lưu Trọng Văn - Thích chọc ngoáy... Dân

 

Dân đang bao lo toan bực bội, thế mà thỉnh thoảng báo chí chính thống lại đưa tin chọc ngoáy Dân để Dân bực bội thêm.

Gã rất trách báo nhà nước đồng loạt đưa tin Triệu Tài Vinh được Ban Bí thư bổ nhiệm chức phó ban Dân vận.

Dân quá ngán khi nghe nhắc tên ông này rồi, đang rối chuyện mưu sinh, chuyện khốn khổ chống dịch lại nhồi thêm cục... tức có tên "Triệu Tài Vinh”.

Huy Đức - Hãy khoan sức cho dân


Tôi không hiểu vì sao Chính quyền lại phức tạp hóa kế hoạch khôi phục từng bước trạng thái bình thường (sống và làm việc). Coi tivi, thấy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mấy tháng qua vẫn bay vào, bay ra; hôm trước ông ở “vùng đỏ” Bình Dương, mấy hôm sau đã thấy ông ở Hà Nội, ngồi trong phòng họp với các thành viên nội các.

Ông Đam tôi nghĩ cũng là người thường. Vậy thì trước giờ ông Đam làm thế nào, cứ để dân làm thế ấy.

Cũng như trước đây, bộ đội được triển khai khắp Sài Gòn để cấm shipper. Bộ đội cũng nhiễm Covid-19 như shipper nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccin. Bộ đội cũng là người thường như shipper, chỉ là không thể shipping giỏi như shipper được.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.09.2021