mardi 27 avril 2021

Putin và cuộc chạy đua điên cuồng vì quyền lực


Đăng ngày:

Theo nhà chính trị học Dominique Moisi trên Les Echos ngày 26/04/2021, khi đột ngột đẩy mạnh căng thẳng ở Ukraina, ông Vladimir Putin muốn tái khẳng định hình ảnh của nước Nga trên trường quốc tế. Tuy nhiên hành động này cũng chứng tỏ thế yếu của Matxcơva trước hai đại cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Nga đang chơi ván bài nào ?

Tác giả đặt câu hỏi, Nga đang chơi trò gì đây ? Vì sao Matxcơva lại cho rút quân sau khi rầm rộ tập trung lực lượng trên biển cũng như tại biên giới Ukraina ? Về mặt chính thức thì đơn giản chỉ là do cuộc tập trận đã kết thúc, nhưng trên thực tế, Matxcơva theo đuổi nhiều mục tiêu.

Chính quyền Hồng Kông tuyên bố có thể can thiệp vào công việc luật sư đoàn


Đăng ngày:

Chỉ trích mới nhất hôm Chủ nhật 25/04 của chính quyền nhắm vào ông Paul Harris, chủ nhiệm luật sư đoàn vì ông phản đối các bản án tù đối với tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và nhiều nhà đấu tranh dân chủ do tham gia các cuộc biểu tình năm 2019. Văn phòng liên lạc Trung Quốc tố cáo ông Paul Harris là một « chính khách chống Trung Quốc có liên hệ mật thiết với nước ngoài », đặt vấn đề có nên để ông tiếp tục ở vị trí hiện nay hay không.

Phát biểu trong cuộc họp báo hàng tuần, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhấn mạnh, tuy tôn trọng tự do ngôn luận nhưng vẫn có giới hạn. Bà cho rằng hiện nay chưa cảm thấy cần can thiệp vào công việc của luật sư đoàn, nhưng nếu có những trường hợp « không phù hợp với luật lệ Hồng Kông » hay có khiếu kiện, chính quyền sẽ hành động.

Covid-19 : Mỹ cung cấp 60 triệu liều vaccin AstraZeneca cho các nước


Đăng ngày:

Trong những ngày gần đây, những chỉ trích đối với Mỹ càng nhiều trong bối cảnh Ấn Độ đang bị làn sóng Covid nhấn chìm, nhưng Washington vẫn chưa có kế hoạch gởi vaccin hỗ trợ.

Andy Slavitt, cố vấn Nhà Trắng về chống Covid viết trên Twitter : « Hoa Kỳ sẽ cấp 60 triệu liều vaccin AstraZeneca cho các quốc gia khác theo nhịp độ có được ». Ông bác bỏ cáo buộc Washington tồn trữ vaccin này mà không sử dụng, nhấn mạnh hiện nay Mỹ đang sở hữu rất ít.

Tin vắn 27.04.2021

 


(AFP)Mỹ : Đã đủ số chữ ký để trưng cầu dân ý bãi chức thống đốc California

Chính quyền bang California hôm qua 26/04/2021 thông báo đã có 1,62 triệu chữ ký, hội đủ điều kiện để tổ chức trưng cầu dân ý về việc bãi chức thống đốc Gavin Newsom thuộc đảng Dân Chủ. Bản kiến nghị đưa ra cách đây một năm, được đảng Cộng Hòa và các fan của cựu tổng thống Donald Trump ủng hộ, do người dân bất bình trước việc quản lý dịch bệnh của ông Newson. Đặc biệt thống đốc từng bị nhận diện khi đi nhà hàng ăn tối với bạn bè trong lúc buộc dân chúng ở nhà vì Covid.

Cũng như 18 bang khác, California cho phép bỏ phiếu lại nếu có ít nhất 12% cử tri trong cuộc bầu cử trước đồng ý, tức 1,5 triệu chữ ký ở California. Hồi năm 2003, tài tử Arnold Schwarzenegger đã trở thành thống đốc Cộng Hòa của bang đông dân nhất nước Mỹ, nhờ một cuộc trưng cầu dân ý tương tự.

Covid : Quốc hội Brazil điều tra về trách nhiệm chính quyền Bolsonaro


Đăng ngày:

Hôm nay 27/04/2021, một ủy ban Quốc hội Brazil bắt đầu điều tra về trách nhiệm của chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng đã làm gần 400.000 người thiệt mạng từ khi đại dịch Covid khởi phát cách đây một năm. Tổng thống Jair Bolsonaro đang nằm trong tầm ngắm.

Từ Sao Paulo, thông tín viên Martin Bernard cho biết thêm chi tiết :

« Mười một thượng nghị sĩ sẽ cố gắng đưa ra ánh sáng việc xử lý đại dịch đã làm cho rất nhiều người chết tại Brazil. Cựu bộ trưởng Y tế, tướng Eduardo Pazuello sẽ phải ra trước ủy ban điều tra.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.04.2021


 

Bông Lau - Mọi nẻo đường đều đến La Mã

Lại thêm một vụ cảnh sát da trắng bắn chết một cô gái Mỹ đen 16 tuổi ở thành phố Columbus tiểu bang Ohio hôm qua. Chính quyền Joe Biden đã không đợi cuộc điều tra kết thúc mà mau lẹ kết tội cảnh sát đã quá bạo động nổ súng giết người.


Nội vụ là cảnh sát Columbus được gọi đến để giải quyết một vụ xung đột nội bộ gia đình. Trong cuốn băng thu của số điện thoại cấp cứu 911 nghe tiếng người cãi vã và tiếng hét thất thanh “Có người muốn đâm dao. Gởi cảnh sát đến mau”.

Cảnh sát Columbus đã mau lẹ công bố cuốn băng của máy thu hình gắn trên người viên cảnh sát người đã bắn cô gái 16 tuổi. Trong cuốn băng này, thấy viên cảnh sát mở cửa xe đi ra thì trực diện ngay một quan cảnh giao tranh khốc liệt. Một cô Mỹ đen khổng lồ đang vật một cô Mỹ đen khác xuống đất, và một ông Mỹ đen cùng phe với cô hộ pháp nhào đến đá liên tục vào cô gái nằm dưới đất.

lundi 26 avril 2021

Ấn Độ trong thảm họa Covid, tòa án yêu cầu « đi xin, đi ăn cắp oxy »


Đăng ngày:

Les Echos báo động « Thiếu oxy, các bệnh viện Ấn Độ cầu cứu ». Làn sóng bệnh nhân Covid tràn ngập khiến nhu cầu oxy dùng cho y tế bùng nổ, Ấn Độ ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng.

 

Tòa án Tối cao New Delhi : « Hãy đi xin, đi mượn, đi ăn cắp ô-xy ! »

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.04.2021


 

dimanche 25 avril 2021

Nguyễn Hồng Lam - Khẩn thiết : Đừng bắn pháo hoa !

Hà Nội đã quyết định bãi bỏ chương trình bắn pháo hoa dịp 30/4. Nhưng nhiều địa phương khác, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (4 điểm bắn) thì vẫn duy trì kế hoạch này.

Xin hãy nhìn sang Ấn Độ, hoặc gần hơn - Campuchia - mà ngừng hân hoan lại, trước khi quá muộn.

Lần này, dừng bắn pháo hoa không phải chỉ là để tiết kiệm. Cũng không là ý chí chính trị hòa hợp dân tộc vốn viễn vông và dễ gây tranh cãi. Dừng bắn pháo hoa trong kỷ niệm ngày thắng cuộc là một biện pháp cần thiết để tránh, giảm thiểu bớt khả năng thua cuộc có thể xảy ra.

Hoàng Nguyên Vũ - Đừng để những đau thương lặp lại !


Cô-vít ngay nước láng giềng, hãy ngưng pháo hoa và hạn chế du lịch nếu không muốn lặp lại thảm cảnh đau thương như Ấn Độ !

Không biết phải nói gì khi chứng kiến một Ấn Độ hoàn toàn vỡ trận, người chết không kịp thiêu...Một trong những nguyên nhân bắt đầu từ đám đông.

Một Thái Lan, Campuchia không mấy khả quan trước những làn sóng cô-vít mới.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ: Nhân ơi, xin em đừng chết !


(TTO 24/04/2021) - Trong lá thư gửi riêng cho Tuổi Trẻ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu chia sẻ những tâm sự đầy cảm xúc của ông về tình hình sức khỏe của anh Nhân, một kỹ sư Việt Nam đang giúp xây trụ sở Đại sứ quán, vừa mắc Covid-19.

Giữa lúc Ấn Độ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid -19 nghiêm trọng thứ hai, những người Việt đang sinh sống, làm việc tại đây cũng đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn. Không ít người đã mắc bệnh.

Khi mà hệ thống y tế của Ấn Độ cũng đang quá tải, không đảm đương nổi việc chăm sóc cho chính người dân nước sở tại, các cư dân nước ngoài chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn nữa nếu không may mắc bệnh.

Phạm Sanh Châu - Ấn Độ, làn ranh sống chết mong manh



(Bài viết trên Facebook của ông Phạm Sanh Châu, đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ)

Trong cuộc đời của mình kể cả những lúc nằm trong hầm trú ẩn để tránh máy bay ném bom của Mỹ vào những năm 1970, chưa bao giờ cảm thấy làn ranh giữa cái chết và sự sống lại mỏng manh đến thế.

Giờ đây nếu ai mắc Covid 19 ở đây thì chỉ còn trông cậy vào sức đề kháng của bản thân và sự may rủi của số phận, vì gọi điện đến bệnh viện nào thì cũng được cho biết là giường bệnh không còn, máy thở ô xy đã hết và ô xy cũng hết luôn.

Trong 24 giờ qua đã có 315.000 ca nhiễm và 2.100 người chết. Cứ 40 giây lại có một người chết vì Covid. Mà họ đâu có phải xa lạ gì, nhiều người là mối quen biết và đối tác làm việc của đại sứ quán (ĐSQ).

Đặng Sơn Duân - Vô cảm với Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến Quad

Chính quyền Biden lẽ ra nên làm nhiều hơn và nhanh hơn để giúp Ấn Độ đối phó đợt dịch đang diễn ra.

Đáng tiếc, khi được hỏi liệu Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu điều chế vắc xin đối với Ấn Độ không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ lạnh lùng nói rằng chính quyền Mỹ có trách nhiệm trước hết với dân Mỹ.

Đây là kiểu "American First" không đúng lúc, đang khiến người dân Ấn khá bất mãn. Lẽ ra có thể nói nhẹ nhàng hơn hoặc linh hoạt hơn.

Phan Quốc Thiều – Hệ thống y tế Ấn Độ đã tan vỡ trước Covid


Bạn tôi, Rohit Radan, một chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ, có 3 năm làm việc tại Việt Nam, mới về nước từ cuối năm trước và vô tình “đón” làn sóng Covid thứ 2 quá khủng khiếp đã có bài viết ngắn gửi tôi, xin được post lên như sau:

“Gia đình tôi đang sống tại một trong những khu chung cư thuộc dạng khang trang tại Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ. Hiện giờ công việc quen thuộc mỗi sáng của tôi là xuống xem bảng thông báo của bộ phận quản lý là đến nay đã có bao nhiêu người trong khu chung cư đang mắc Covid có kết quả xét nghiệm, bao nhiêu gia đình có người nhiễm bệnh đang chữa tại nhà để chủ động phòng tránh.

Bảng danh sách này mỗi ngày một dài thêm vì hiện nay tại Mumbai chính quyền gần như chỉ phản ứng được với Covid bằng cách hỗ trợ xét nghiệm, còn việc chữa trị là không thể.

Lưu Nhi Dũ - Vì sao Ấn Độ thất thủ trước sóng thần Covid-19?


Ấn Độ đang chìm trong sóng thần Covid-19. Những hình ảnh kinh hoàng trên báo chí cho thấy sức mạnh "diệt chủng" của SARS-CoV-2 và các biến thể của nó có sức tàn phá như thế nào.

Vì sao một nước được xem là "nhà thuốc của thế giới", sản xuất dược phẩm lớn thứ 3 trên thế giới, cung cấp 60% vaccine cho cả thế giới, xuất khẩu số lượng lớn vaccine ngừa Covid-19, lại chìm trong "sóng thần" Covid-19?

Nguyên nhân là do chủ quan. Như hôm 14-4 trong khi chưa khống chế được dịch Covid, hàng trăm ngàn tín đồ Hindu tham gia lễ hội Kumbh Mela bên bờ sông Hằng, làm hơn 1.000 người mắc Covid-19 chỉ trong 48 giờ tại thành phố Haridwar.

Mạnh Quân - Sông Hằng đỏ lửa, Việt Nam có mãi là vùng đất yên bình ?

Ba tuần trước, có anh bạn tôi từ Mỹ về (đã hết cách ly). Ngồi nhậu, có người nói là Mỹ chống dịch kém, anh gạt đi nói:

- Chẳng phải. Xem trên báo thì thấy có nhóm nọ nhóm kia biểu tình, chống cách ly thế thôi chứ trên thực tế, ở Mỹ, hầu hết các địa điểm công cộng họ phòng dịch nghiêm ngặt lắm. Ví dụ như quán ăn như này, họ cách ly đúng chuẩn luôn, ai ra vào đều lau, xịt khuẩn từng tí một.

"Tôi thấy như Việt Nam mình là may mắn kiểu gì đó thôi, chứ giờ thấy phần lớn nhiều nơi phòng dịch gần như không. Như ở chùa Tam Chúc, hàng vạn người chen chúc nhau thế... Rồi bao nhiêu địa điểm công cộng: Lễ hội Đền Hùng, chùa Hương, các loại giải chạy…Toàn vạn người mà số đeo khẩu trang rất ít. Nếu có vài người mắc thì thôi rồi, chống kiểu gì?", anh bạn tôi nói.

Nguyễn Đình Bổn - Vì sao các ông bà dạy đại học chôm chỉa khắp nơi mà không bị phát hiện?


Hiện nay vấn đề chôm các bài báo, sách đã in, công trình nghiên cứu từ nước ngoài... của các... tiên sư giáo sĩ dạy đại học tại Việt Nam không hiếm. Nhưng tại sao ít bị phát hiện cho đến khi tới tai tác giả thực của nó và họ lên tiếng thì mới... sửa sai?

Đó là do cách đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam.

Tại các nước tiên tiến, kể từ ngưỡng cửa đại học, sinh viên được xem như người đã trưởng thành và đã được trang bị kiến thức nền tảng, họ được dạy, bắt buộc phải thực hành việc nghiên cứu một cách bài bản, có phản biện. Càng lên cao (làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ) càng phải nghiên cứu chuyên sâu, độc lập, phải viết bài đăng báo về chuyên môn của mình như một tín chỉ tối cần thiết.

Nguyễn Đình Bổn - Đẹp mặt quá !

Đó là mặt của bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân. Cả hai đều là giảng viên đại học, có cả ngàn học trò. Họ đã chôm chỉa phần lớn (85%) nội dung dịch từ bài báo của giáo sư Jim Macnamara (Úc), đã đăng trên tạp chí quốc tế uy tín Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.

Chôm xong họ in thành giáo trình, rồi xuất bản sách để dạy cho sinh viên và bán kiếm danh.

Điều này khiến ngài Jim Macnamara bực bội phải gửi email đến khoa báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ĐH Văn Lang phản ánh nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương (phó khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường Đại học Văn Lang) và Vũ Mộng Lân (giảng viên cùng khoa) đạo văn.

Chu Mộng Long - Lịch sử và phi lịch sử


Tôi không còn nhớ ở trang nào, sách nào, nhưng chắc chắn từ biện chứng lịch sử của K. Marx, có đoạn viết về lịch sử và phi lịch sử.

Lịch sử không đơn thuần là sự vận động của thời gian. Lịch sử phải là sự thay đổi của sự kiện, và sự thay đổi sự kiện không đơn thuần là sự kiện này tiếp liền sự kiện kia. Sự thay đổi về chất trong chiều hướng tiến hóa hay phát triển mới đảm bảo tính lịch sử đích thực của một dân tộc.

Khi các sự kiện tiếp liền nhau nhưng bản chất không thay đổi, tức lặp lại hoặc thậm chí quay vòng theo chu kỳ, dân tộc đó vẫn nằm trong trạng thái phi lịch sử (nonhistorical).