vendredi 26 février 2021

Ngô Nhân Dụng - Tất cả chỉ vì chuyện chính trị


Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?

Bùi Kiều Trang - Cà phê Sài Gòn !


(NN 22/02/2021) Cà phê Sài Gòn có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ mến thương mà cũng có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Sẽ thật hiếm hoi để bắt gặp một người dân Mỹ nào ngồi ở quán xá hàng giờ, phó thác linh hồn cho cà phê, người Mỹ bận rộn nên thường họ chỉ thích cà phê mang đi cho tiện lợi. Người Ý thì ngược lại, với cốt cách ưa hoài cổ, xứ sở của “huyền thoại” Cappuccino lại thích trầm ngâm hàng giờ tĩnh lặng để mà say đắm, người Pháp bên tách cà phê, với họ đó là một điều gì đó lãng mạn, ngọt ngào…

Còn cà phê của người Sài Gòn thì sao?

jeudi 25 février 2021

Đặng Sơn Duân - « Bát quốc liên quân » tại Biển Đông ?


Vài tháng tới, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều sẽ cử tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương, nhiều khả năng sẽ đều đi qua Biển Đông.

Đây cũng là ba quốc gia cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây.

Nếu vừa khéo, có thể cả ba sẽ đến cùng lúc. Một kịch bản hoàn hảo hơn nữa có thể nghĩ đến, là Bộ tứ kim cương tiến hành tập trận ở khu vực, cùng ba quốc gia này.

Tạ Duy Anh - Những khoảnh khắc kỳ lạ (1)


Trong đời cầm bút, tôi đã trải qua khá nhiều khoảnh khắc kỳ lạ. Sau mỗi khoảnh khắc ấy thường là một ý tưởng nào đó bỗng nhiên hiện ra, để rồi bắt đầu quá trình hình thành một tác phẩm.

Một vài tác phẩm suýt gây họa cho tôi. Tuy nhiên, khi nghiệm lại thì thấy đa phần những khoảnh khắc như vậy giống như ân sủng ! Tôi không biết dùng từ nào khác.

Tôi xin kể một vài khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi. Chỉ để mua vui bạn đọc và thay cho hy vọng về một năm mới không có những thảm họa động trời (cả thiên tai và nhân tai). Thay cho lời cầu mong mưa thuận gió hòa, lòng người bình yên, để chúng ta có đủ sự thanh thản bàn chuyện văn chương chữ nghĩa. Tất cả có 5 phần, phần cuối là nói về khoảnh khắc hình thành nên tiểu thuyết Đất mồ côi.

Trò chơi nguy hiểm với lạm phát của Joe Biden


Đăng ngày:


Bóng ma lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ »

Kế hoạch này có nguy cơ làm sống dậy bóng ma lạm phát tưởng chừng đã biến mất, dẫn đến tăng lãi suất, đưa nước Mỹ đến bờ vực suy thoái. Tiếng chuông báo động được gióng lên bởi một tên tuổi lớn trong ngành kinh tế là Larry Summers, cựu bộ trưởng Tài chính thời Bill Clinton ; và Olivier Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nổi tiếng vì chỉ trích việc áp đặt khắc khổ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ông Summers cảnh báo áp lực lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ », còn ông Blanchard nhấn mạnh « Kế hoạch 1.900 tỉ đô la có thể khiến nền kinh tế trở nên quá nóng, và như vậy sẽ phản tác dụng ».

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.02.2021


 

mercredi 24 février 2021

Các nguy cơ cho nền kinh tế Mỹ từ kế hoạch tái thúc đẩy của Biden


Đăng ngày:

Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro lo ngại « Kế hoạch Biden : Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy ». Sự kiện tổng thống tiền nhiệm Donald Trump được tuyên vô tội trong phiên tòa truất phế thứ hai đánh dấu sự khởi đầu thực sự của nhiệm kỳ Joe Biden, ông có thể tiến hành chương trình hòa giải trong nội bộ nước Mỹ và với thế giới. Trọng tâm là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ 1.900 tỉ đô la, mà thành công hay thất bại có thể quyết định vận mệnh của chính quyền Biden.

 

Cộng thêm với 900 tỉ đô la được ông Donald Trump huy động tháng 12/2020, kế hoạch Biden chiếm đến 14% GDP, một mức độ chưa có tiền lệ trong thời bình. Gồm có ba nhóm biện pháp chống dịch bệnh, tài trợ cho các địa phương, và trợ cấp cho các gia đình dưới dạng một tấm séc 1.400 đô la cho mỗi người Mỹ và lương tối thiểu 15 đô la một giờ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.02.2021


 

mardi 23 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Dân Myanmar, dân Việt Nam, dân Bắc Triều Tiên, dân Trung Quốc đại lục !


Vì sao dân Myanmar dám biểu tình liên tục để đòi chính quyền dân chủ dân sự?

Vì sao dân Bắc Triều Tiên không bao giờ dám biểu tình?

Vì sao người Việt Nam đi biểu tình chưa từng vượt quá con số 10.000 trên 100 triệu người?

Nguyễn Ngọc Chu - Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sử


1. CÁCH TRUNG QUỐC DẠY MÔN LỊCH SỬ. TỈ LỆ 8:1 VÀ PHÉP BIẾN HÌNH THÀNH TỈ LỆ 2:1

Không biết hiệp ước Thành Đô hạn chế những điều gì, nhưng riêng về ca ngợi chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc trong chiến tranh với Việt Nam thì phía Trung Quốc không có “làn ranh đỏ”.

Thời gian sẽ bóc dần sự thật. Theo tiết lộ của phía Trung Quốc thì Trung Quốc đã lên kế hoạch tập trung tấn công Việt Nam với tỉ lệ 8:1 trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979.

Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình


Đăng ngày:

Reuters dẫn thông cáo bộ Tài chính Mỹ cho biết hai nhân vật bị trừng phạt là tướng Maung Maung Kyaw, tư lệnh không quân và tướng Moe Myint Tun, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội nay là giám đốc cơ quan giám sát các chiến dịch đặc biệt. Tài sản của hai người này tại Mỹ bị phong tỏa.

Bộ Tài chính cho biết sẽ có những biện pháp bổ sung nếu quân đội không để chính phủ dân cử hoạt động trở lại. Ngoại trưởng Antony Blinken trong một thông cáo riêng rẽ cũng cảnh báo sẽ có những trừng phạt mới, đồng thời đòi hỏi quân đội và cảnh sát Miến Điện chấm dứt tấn công người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt.

Mỹ treo cờ rủ 5 ngày tưởng niệm nửa triệu người chết vì Covid


Đăng ngày:

Từ Hoa Kỳ, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết:

« Những quả chuông của đại giáo đường Washington đã rung lên 500 lần, tiếng chuông rền vang trong thành phố suốt hơn nửa tiếng đồng hồ, để tưởng nhớ trên 500 ngàn người Mỹ đã chết vì virus corona.

Mỹ yêu cầu Iran nên chấp nhận sự kiểm soát của AIEA

 

Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 cổ vũ Iran nên « hoàn toàn » đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), sau khi đạt thỏa thuận tạm thời với cơ quan này. Cũng trong hôm qua, giáo chủ Khamenei cảnh báo Iran có thể làm giàu uranium đến 60% nếu cần. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hoan nghênh tổng giám đốc AIEA trong chuyến đi Teheran đã đạt một thỏa thuận « tạm thời » để duy trì việc giám sát các hoạt động nguyên tử của Iran, trong khi chờ đợi các bên tiếp tục thương lượng.

Theo thỏa thuận song phương mang tính kỹ thuật này, có thời hạn ba tháng nhưng cũng có thể bị ngưng bất kỳ lúc nào, số lượng thanh tra AIEA tại chỗ không thay đổi và vẫn có thể kiểm tra không báo trước.

Tin vắn 23.02.2021

 


(Reuters)
Úc và Facebook đạt được thỏa thuận

Chính quyền Úc sẽ sửa đổi dự luật buộc Facebook phải trả tiền cho cơ quan báo chí khi đăng nội dung, và Facebook sẽ lại cho phổ biến thông tin như cũ, theo bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg hôm nay 23/02/2021.

Canberra và tập đoàn Mỹ đã so găng từ một tuần qua, sau khi Úc đề ra luật để bảo vệ các cơ quan truyền thông trong nước, Facebook trả đũa bằng việc chặn tất cả các đường link dẫn đến các bài báo, kể cả các cơ quan chính phủ, gây phẫn nộ trong dư luận. Sắp tới Facebook và các báo có hai tháng để thương thảo về chi phí phải trả, sau đó chính phủ sẽ tham gia hòa giải. 

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.02.2021


 

lundi 22 février 2021

Đặng Sơn Duân - Thông điệp bí mật mà ông Trump chuyển cho Kim : Chi tiết bị bỏ quên


BBC vừa có bài viết hé lộ thêm một số chi tiết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội vào tháng 2.2019, và những liên lạc giữa hai phía trước đó.

Tuy nhiên, bài viết dường như hơi chú trọng vào chi tiết Tổng thống Trump đề nghị dùng Không lực Một chở ông Kim Jong Un về Bình Nhưỡng sau khi hội nghị thất bại.

Đây là chi tiết vô thưởng vô phạt mà truyền thông thường nhấn nhá vào, kiểu như muốn nói Trump là người thất thường, thích gì nói nấy không lường hậu quả - nhưng hãy nói về nó sau.

Bông Lau - Mèo chuột linh tinh


Cả tuần qua truyền thông loan tin anh Phó Thư Ký Báo Chí Tòa Bạch Ốc Tyler Joseph Ducklo (gọi tắt là TJ Ducklo) của chính quyền Joe Biden phải từ chức vì tội đe dọa “tiêu diệt” (destroy) nữ phóng viên Tara Palmeri của tờ Politico. Chỉ vì cô này dám đặt câu hỏi TJ Ducklo và muốn viết về sự liên hệ tình ái của anh Phó Thư Ký Báo Chí Tòa Bạch Ốc 32 tuổi với nữ phóng viên Alexi McCammond của đài truyền hình NBC và MSNBC.

Tại sao một câu chuyện bồ bịch riêng tư mà bị đưa lên báo chí cho cả nước biết và anh Phó Thư Ký Báo Chí phải từ chức, thân bại danh liệt luôn. Ở xứ thiên đường đâu có khắt khe như dzậy, xếp ngủ với nhân viên đâu có bị cách chức. Sinh viên làm bồ nhí với giáo sư để được nâng đỡ điểm trong các kỳ thi cũng OK mà. Ngay cả nước Pháp văn minh lịch lãm cho phép đàn ông bay bướm thả thính mệt nghỉ.

Trong công sở Hoa Kỳ tiêu chuẩn về đạo đức vốn được các nhân viên tôn trọng và tuân thủ. Trong các cơ quan chính quyền tiêu chuẩn đạo đức ấy càng nghiêm khắc hơn vì các nhân viên được trả lương bởi tiền thuế của người dân. Họ bắt buộc phải hiểu rõ quy luật và giá trị đạo đức của một nhân viên chính phủ. Muốn thả thính thì phải làm công việc ấy ở bên ngoài không dính líu tới công việc của mình.

Tuấn Khanh - Chiến tranh kim chi giữa Hàn và Trung


Các trang mạng xã hội ở Trung Quốc và Hàn Quốc đang bùng nổ các cuộc tranh cãi, với đề tài là xuất xứ của kim chi, món bắp cải lên men là sản phẩm truyền thống của nước nào. Lời lẽ tấn công nhau, đang ngày càng dữ dội, không khác gì Trung Quốc và Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam về đường chín đoạn trên biển Đông.

Ở Trung Quốc, truyền thông dân túy cực đoan của nước này đã gây phản ứng sau khi hò reo chuyện món rau muối ngâm của họ được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế [ISO -  International Organization for Standardization]. Đại diện cho luồng dư luận đó, tờ Global Times đưa tin, nói đó là “chuẩn quốc tế của ngành công nghiệp kim chi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Chính việc đề cập đến từ kim chi đã gây ra những cáo buộc giận dữ ở người Hàn Quốc rằng Trung Quốc đang cố gắng sở hữu kim chi là của riêng họ, trong khi thực tế giải thưởng, với tên gọi đúng - chỉ là pao cai - một loại rau muối thường thấy trong ẩm thực Tứ Xuyên.

Huy Đức - Chiến tranh


Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy, "Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua..."

Kể từ tháng 2-2009, khi báo SGTT đăng bài "Biên Giới Tháng Hai" - bài viết đầu tiên về cuộc chiến 1979 trên báo chính thống tính từ "Hội nghị Thành Đô" - cuộc chiến tranh này, cũng như tội ác của quân Trung Quốc đã thường xuyên được nhắc lại. Từ đó, không ít những người chỉ hiên ngang trước bàn phím cũng đã được coi như những "anh hùng chống Tàu".

Tìm một nhà lãnh đạo thắp ngọn lửa chống ngoại xâm, nhất là ngọn lửa chống ngoại xâm từ Trung Quốc trong một dân tộc như Việt Nam là điều không khó. Tìm một nhà lãnh đạo tránh cho dân tộc này những cuộc chiến tranh thì "kim ở đáy biển" còn dễ kiếm hơn.

Hoàng Linh – Đánh !


Màu báo đỏ như màu máu và trên trang xã luận chỉ có một từ duy nhất : Đánh !

Bài viết rất hay của tác giả Trần Bạch Đằng đăng trên báo Tuổi Trẻ năm 1979. Hay từng câu, từng chữ, hay từ dòng đầu đến dòng cuối- "Chúng ta đi vào trận đánh chống lại kẻ thù TrungQquốc với tình cảm bao lâu sục sôi âm ỉ: căm thù và khinh bỉ".

Phía trên bài báo là câu nói ôn tồn mà đanh thép của chủ tịch Hồ Chí Minh : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”