jeudi 18 février 2021

Châu Âu và Mỹ bàn bạc để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran


Đăng ngày:

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp các đồng nhiệm Đức, Heiko Mass, và Anh, Dominic Raab, tại Paris, trong khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham gia qua cầu truyền hình. Theo bộ Ngoại Giao Pháp, cuộc thảo luận chủ yếu « tập trung vào Iran và an ninh Trung Đông ».

Dấu hiệu cho thấy lo ngại đang tăng lên trong hồ sơ Iran: Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua bày tỏ quan ngại về nhiều vụ vi phạm hiệp định nguyên tử của Teheran, trong cuộc điện đàm với tổng thống Iran. Về phía Iran, ông Hassan Rohani chỉ trích phương Tây lời nói không đi đôi với việc làm.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi một kế hoạch tiêm chủng toàn cầu


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Đó là lời kêu gọi đoàn kết được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm nay. Được mời phát biểu vào lúc khai mạc hội nghị, ông Antonio Guterres đã tố cáo sự khác biệt giữa các nước trong việc cung cấp vac-xin. Theo ông, có đến 75% vac-xin chống Covid đủ loại được giao cho chỉ 10 nước, trong khi 130 nước khác vẫn chưa nhận được một liều nào.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.02.2021


 

mercredi 17 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hãy trả lư hương cho người Sài Gòn !


Vì lo sợ người dân đến thắp nhang tưởng niệm ngày 17.2.1979 Trung cộng xâm lược Việt Nam, mà tròn hai năm trước nhà cầm quyền đã cẩu lư hương chỗ tượng đài Trần Hưng Đạo đi chỗ khác.

Trần Hưng Đạo được dân Việt tôn xưng là một trong Tứ Thánh bất tử của dân tộc.

Ngoài võ công hiển hách chống Nguyên Mông mà bất cứ người dân Việt nào cũng thuộc lòng, truyền thuyết còn cho rằng Ngài là nỗi kinh sợ của bọn tà thần, ôn dịch. Ví dụ chuyện Phạm Nhan.

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc: Quân Trung Quốc đầu hàng tập thể - Trận chiến nhục nhã nhất


(Soha 17/02/2021) “Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên trang Chinaiiss.com ngày 12.11.2013, là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc trước Quân đội Việt Nam.

Trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc (Chiến tranh biên giới Việt - Trung) từng có nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc tự xin ra hàng bộ đội Việt Nam.

Điều đặc biệt, sự đầu hàng này là kết quả của một bản nghị quyết chi bộ "có một không hai" trong Lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Cùng xem lại những hình ảnh, khoảnh khắc bi hùng nhất của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 42 năm trước


(Một số tờ báo Việt Nam hôm nay đã nhắc lại cuộc xâm lăng ngày 17.02.1979 của quân giặc Trung cộng, xin đăng lại ở đây).

(DV 17/02/2021) Rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu. 42 năm trôi qua nhưng những hình ảnh bi hùng của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta vẫn còn đọng lại.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (17/2 – 18/3/979), tuy nhiên quy mô lại cực lớn. Quân Trung Quốc tiến công đồng loạt, ồ ạt với nhiều trọng điểm, chiều sâu trung bình từ 10 đến 20 km, có nơi vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 40 – 50 km như thị xã Cao Bằng, Tài Hồ Xìn, phố Lu...

Huy Đức - Những người lính thực sự anh hùng chưa có « huân chương »


Những tội ác của quân Trung Quốc - trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 2-1979 - như thế này, chắc chắn sẽ còn được kể. Nhưng có những nghĩa cử âm thầm lặng lẽ cũng không thể nào để bị lãng quên.

Tại hang Keng Riềng, nơi mà vào tháng 3-1979, giặc Trung Quốc dùng B40 thảm sát 20 thương binh, 2 y tá và 2 học sinh, đang được các cựu binh trung đoàn 567 quyên góp, xây một đài tưởng niệm.

Trung đoàn 567 là đơn vị có mặt ở Cao Bằng trong suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới. Trong ngày 17-2-1979, họ cầm chân quân Trung Quốc nhiều ngày ở đèo Khau Chỉa.

Lê Đức Dục - Quân Trung Quốc đã thảm sát dân mình như thế nào ?


(Những thước phim về giếng chôn người ở Cao Bằng được khai thác từ kho phim tư liệu của AP News)

Hôm nay nhân viết chuyện Tổng Chúp, một người bạn gửi cho mình cái clip và nói là chưa chắc chắn có phải Tổng Chúp không.

Nhưng mình đã lên hiện trường. Căn cứ vào hình ảnh trong phim, gần như đó chính là giếng nước bị quân Trung Quốc ném xác dân mình xuống. Tất cả 43 người đều bị chúng giết bằng dao, như cách bọn đồ tể Pôn Pốt vẫn làm.

Trần Trung Đạo - Sức mạnh của lòng yêu nước


Theo Peter Tsouras trong tạp chí Military History Magazine phát hành ngày 4 tháng 11, 2016, một nữ dân binh Việt Nam đã xâm nhập vào phía sau các đoàn tăng Trung Cộng để bắn tỉa.

Khi bắt được chị, quân Trung Cộng đè chị xuống đất và cho xích xe tăng cuốn lên thân thể chị. Chị chết trong đau đớn tận cùng.

Nhưng hành động dã man đó không làm tắt ngọn lửa yêu nước. Theo tạp chí Time chỉ trong hai ngày đầu khi các lực lương chính quy chưa đến, dân quân vùng biên giới đã hạ sát 4.000 lính Trung Cộng.

Nguyễn Thông - Ngày này 42 năm trước


Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 42 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM.

Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.02.2021


 

Dũng Trung - Còn sống là còn nhắc: Không bao giờ quên !


Hôm qua uống rượu, khơi lại cuộc chiến tranh biên giới 1979.

Cao hứng, mình mới hỏi anh em trong bàn nhậu (người nhỏ ngất 23 tuổi, người lớn nhất 58 tuổi):

Giờ này, nếu giặc Trung Quốc cộng sản xâm lược nước ta, bắn giết ngư dân trên biển thuộc chủ quyền của nước ta... anh em có còn "hứng" cầm súng ra trận chống giặc nữa không?

Bảy người đều đồng thanh trả lời: Chơi chớ ngán gì ! Đm ! Đánh ai còn coi lại chớ đánh Tàu là đi liền ! Nấu cơm, khuân vác cho mặt trận cũng được !

Hùng Trần - 17.2.1979 - 17.2.2021, 42 năm không thể nào quên


Thoáng đã 42 năm. Chàng trai trẻ 19 tuổi là tôi cùng bao nhiêu đồng đội cũng trẻ trai như vậy (khi ấy mình nằm Móng Cái) nơi địa đầu tổ quốc.

Không ai nghĩ rằng lại có một tháng sinh tử như thế.

Các bạn cứ tưởng tượng, bỗng nhiên, hàng ngàn khẩu đại bác hạ nòng xé toạc màn đêm, trút đạn điên cuồng từ bên kia bờ sông sang cái thành phố Móng Cái nhỏ bé đó( khi đó còn bé tẹo). Trong khi bên này, quân và dân ta chỉ là những đơn vị du kích, tự vệ, địa phương quân với vũ khí chỉ là AK, CKC, một ít trung đội 12,7 ly.

Đặng Bích Phượng - Vừa ức, vừa buồn cười


Mấy anh chị em bảo nhau, ngày mai 17/2, chưa chắc đã yên ổn ra khỏi nhà để thắp hương, tưởng nhớ các liệt sĩ. Ra lư hương cụ Lý, hay đài liệt sĩ Bắc Sơn, nó lại hốt về đồn, mất toi cả hoa như mọi năm thì chán lắm. Thôi "ăn chắc", cứ giỗ sớm một ngày cũng không sao.

Hẹn hò, rủ rê nhau được hơn chừng chục "mống" ra nghĩa trang liệt sĩ Tây Tựu. Trên đường đi, bác Khang Phan bảo, nguồn tin "quần chúng" vừa cung cấp, rất đông an ninh đang tập trung ở nghĩa trang này.

Té ra quần chúng này là an ninh, và nói thế để các bác "rét" mà quay về, không đi nữa chăng? Vì ra tới nơi, chả thấy có "lực lượng" nào ở đó, nhõn một chú bịt khẩu trang, lượn lờ trong đó.

Bùi Văn Thuận - Nhớ về 17/2, ngày bắt đầu làm « phản động »


Đúng 6 năm trước, ngày 17/2/2015, thằng cha già chính thức xuống đường làm « phản động ».

Tối ngày 16 là thời điểm hồi hộp nhất trong đời. Lúc đó Facebook này rất ít bạn, đâu đó hơn 100. Cũng chưa gặp và thân ai trên Facebook.

Nhắn tin hỏi ba người: Ông Ké, anh Dũng Vova, anh Lã Dũng. Các ông ấy trả lời rất hời hợt kêu: Mai cứ ra Bờ Hồ ! (Chắc các ông ấy nghĩ mình là chim mồi dò la tin tức ngày mai đi tưởng niệm). Ngủ chập chờn chút rồi bắt xe ôm lên Bờ Hồ rất sớm. Hình như hơn 6 giờ sáng chút.

Tuyên Bố của CLB Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979


Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã đưa 60 vạn quân cùng các phương tiện chiến tranh tối tân, đồng loạt tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Quân xâm lược Trung cộng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào ta, tàn phá tất cả các thành phố, làng mạc nơi chúng tấn công, chiếm đóng.

Hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động từ ngày 17/2/1979 đến nay vẫn còn tiếp diễn, trên bộ còn nhiều hài cốt của chiến sĩ, đồng bào ta bị quân Trung Quốc tàn sát chưa được quy tập về nghĩa trang.

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây


(TN 16/02/2021) Cứ đến gần ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía bắc 17.2, một người đàn ông có dáng người cao ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng (H.Đan Phượng, TP.Hà Nội) lại bước đi chậm rãi với khuôn mặt nặng suy tư.

Đó là cựu chiến binh Nguyễn Quang Phổ, một người hùng ở đồn biên phòng (ĐBP) Xì Lở Lầu, tỉnh Lai Châu. Ông Phổ có cá tính hài hước, ngay cả thời điểm đạn bay như châu chấu trong chiến tranh biên giới phía bắc. Lính tráng của ông còn nhắc chuyện thủ trưởng xuống gặp dân và hỏi “cho vay gạo đánh giặc, hết chiến tranh thì trả, mà biết bao giờ hết đánh nhau với Tàu?”.

Ta kà, ngày nào nổ súng?

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc

 


(Gieo hạt trồng rừng sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc: Trò đểu rặc Tàu… )

(TN 17/02/2021) Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021), rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...

Ai lên địa đầu cực Bắc ở xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) cũng thấy lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 kiêu hãnh tung bay trong gió. Thế nhưng ít ai biết rằng, rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...

Một tấc đất cũng phải giữ

Ngày 3.3.1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) được thành lập, nhưng gần 1 tháng sau (29.3.1959), CANDVT Hà Giang mới ra đời. Thời điểm này, địa bàn Lũng Cú do Đồn CANDVT Săm Pun (nay là Đồn biên phòng Xín Cái) quản lý.

Sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc huy động 60 vạn quân, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, ồ ạt tiến công trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Sau khi pháo kích hàng tiếng đồng hồ qua biên giới, xe tăng và bộ binh Trung Quốc liên tục tấn công vào 47/63 đồn CANDVT Việt Nam.

Ngay khi vừa qua biên giới, quân Trung Quốc đã bị lực lượng CANDVT và lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đánh chặn quyết liệt, chúng buộc phải co cụm lại để đối phó. Cuộc chiến đấu của CANDVT và các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đã có tác dụng kìm chân địch, tạo thời cơ để các lực lượng ở tuyến sau triển khai chiến đấu.

(Nguồn: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng)

Năm 1976, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Khi đó ở Lũng Cú, nhiều điểm bị phía Trung Quốc lấn chiếm. Tháng 5.1976, Ban Chỉ huy CANDVT Hà Tuyên, nay là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang, cấp tốc thành lập Trạm CANDVT Lũng Cú.

Ông Nông Viết Trài (trạm trưởng đầu tiên) kể: Trạm đóng quân ở xóm Lô Lô Chải (Lũng Cú), chỉ là ngôi nhà 3 gian trình tường (tường bằng đất, theo lối kiến trúc người Mông - PV). Đồn đóng tại Thượng Phùng (Mèo Vạc), đi bộ 2 ngày đêm mới tới nên mọi thứ phải tự lực, từ trồng rau nuôi gà lấy cái ăn cho đến xử lý tình huống...

Tháng 10.1978, Đồn CANDVT Lũng Cú được thành lập. Ông Nông Văn Cầm (nguyên chính trị viên phó) nhớ lại: Vị trí đóng quân đầu tiên là ở bình độ 1.400 thuộc điểm cao 1665. Vừa thành lập, đồn Lũng Cú đã phải căng mình đấu tranh chống phía Trung Quốc lấn chiếm biên giới. Căng thẳng nhất là tại Gì Thàng, mốc 16 Mã Lủng Kha (mốc 413 hiện nay) thuộc xã Ma Lé. Đất đai ở khu vực này vốn được nhân dân canh tác từ lâu đời, thế nhưng phía Trung Quốc cho dân binh vượt biên sang thu hoạch và phá hoại hoa màu của dân ta, gieo hạt trồng rừng sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc.

Không chỉ phản kháng hành động sai trái của Trung Quốc, BĐBP Lũng Cú còn vận động nhân dân đấu tranh chống lấn chiếm, nhất là huy động các già làng, trưởng các thôn biên giới tiếp cận với số người quen ở Trung Quốc, giải thích đó là lãnh thổ Việt Nam và yêu cầu chấm dứt vi phạm... Bị phản đối quyết liệt, dân binh Trung Quốc phải rút về.

Sáng 17.2.1979, Trung Quốc ồ ạt tấn công sang các tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Ở tuyến biên giới Hà Tuyên, các đồn biên phòng Lũng Làn, Săm Pun, Phố Bảng, Nghĩa Thuận, Thanh Thủy, Lao Chải bị đánh phá ác liệt. Tại Lũng Cú, tuy chưa có các cuộc tấn công lớn, nhưng Trung Quốc đã tung nhiều toán thám báo sang nắm tình hình, trinh sát thực địa.


Máu thắm đường biên

Ngày 7.3.1979, lính Trung Quốc tập kích vào chốt 1902 (khu vực Gì Thàng, địa bàn giáp ranh xã Lũng Táo và Ma Lé). Mặc dù quân số ít hơn địch rất nhiều lần, nhưng bộ đội đã vận dụng linh hoạt hình thức chiến thuật, kết hợp hỏa lực tại chỗ và cơ động, mưu trí và dũng cảm chiến đấu giữ chốt đến cùng. Trong trận này, 4 chiến sĩ của đồn đã anh dũng hy sinh.

Tháng 3.1980, tổ công tác gồm 2 chiến sĩ Trạm biên phòng Lũng Cú là Điều và Tuyển (cùng quê Hà Giang) đi công tác từ đồn về trạm, đến khu vực Pán Tính bị lính Trung Quốc phục kích hòng bắt sống, cả 2 đã chống trả quyết liệt và anh dũng hy sinh. Cũng tháng 3.1980, phía Trung Quốc tập kích vào Trạm biên phòng Lũng Cú, nhưng bị đánh trả quyết liệt. Sau hơn 1 giờ giằng co, địch không chiếm lĩnh được trận địa của ta, buộc phải mang xác đồng bọn rút về phía bên kia biên giới. Trong trận này, 2 chiến sĩ của trạm hy sinh.

Ngày 28.2.1985, phía Trung Quốc tập kích vào chốt Xín Mần Kha, nhưng cả 3 đợt đều bị đánh trả quyết liệt, phải rút lui. Ngày 12.7.1985, lính Trung Quốc lại tiến công hòng chiếm cho được chốt Xín Mần Kha. Trung đội trưởng Phan Duy Hoán đã chỉ huy đơn vị giữ chốt đánh địch, đuổi chúng về bên kia biên giới và làm bị thương 11 tên. Trong trận này, 3 chiến sĩ (Ma Văn Lĩnh, Đinh Văn Thân, Phan Duy Hoán) anh dũng hy sinh. Đêm 10.1.1986, phía Trung Quốc tiếp tục tập kích vào chốt Xín Mần Kha nhưng thêm một lần nữa thất bại...

“Ngày 31.3.1987, Trung Quốc tấn công vào mốc 16 (Mã Lủng Kha). Ta phản kích dữ dội, buộc Trung Quốc phải rút về. Trong trận đánh này, chiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã anh dũng hy sinh”, thượng tá Nông Minh Thạch, nguyên đồn phó trinh sát, kể lại.


Sao xanh tỏa sáng địa đầu

Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã từng bước được cải thiện, song phía Trung Quốc vẫn tổ chức các hoạt động xâm nhập vũ trang, xâm canh, lấn chiếm lãnh thổ của ta. Điển hình trưa 29.2.1992, khoảng 16 lính Trung Quốc có vũ trang, mặc quần áo rằn ri xâm nhập vào thôn Séo Lủng (Lũng Cú) dọa nạt, xua đuổi, ép người dân ta rời khỏi thôn Séo Lủng và đẩy đổ 3 ngôi nhà (gia đình ông Sùng Sè Phứ, Sùng Nỏ Dinh, Sùng Nhè Chứ), phá phách đồ đạc nhiều nhà khác; chiều 4.3.1992, khoảng 30 lính có vũ trang thuộc đơn vị biên phòng Đổng Cán (Trung Quốc) tiếp tục xâm nhập thôn Séo Lủng, đuổi dân ta ra khỏi nhà, đốt cháy 18 nhà, nhiều đồ đạc và 4.500 kg lương thực...

Ngay khi nhận tin báo về sự việc, cán bộ chiến sĩ địa bàn nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng với nhân dân đấu tranh bằng các hình thức. Có vụ phức tạp, ta nổ súng báo động gọi lực lượng phía sau lên chi viện, khiến lính Trung Quốc phải chạy về bên kia biên giới, rơi cả quân trang có gắn quân hiệu “Bát nhất” đặc trưng của họ.

Chiều 11.4.1998, người dân thôn Xín Mần Kha (Lũng Cú) đang cày nương ở khu vực Pán Tính, thì bị phía Trung Quốc xâm nhập dọa nạt. BĐBP Lũng Cú đã lập hồ sơ vụ việc, viết thư phản kháng sang Trạm kiểm soát Biên cảnh Mã Lâm (Trung Quốc). Phía Trung Quốc vu khống “công dân Việt Nam sang Trung Quốc canh tác sản xuất”. BĐBP Lũng Cú đưa ra chứng cứ “khu vực đất đó do gia đình công dân Việt Nam canh tác đã 3 đời, trước hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 6.11.1991, nên đất đó là lãnh thổ của Việt Nam”... Trước sự đấu tranh cương quyết và những dẫn chứng cụ thể của ta, phía Trung Quốc đã phải trả lại công cụ sản xuất cho 2 ông Ly Mí Pó và Ly Mí Mua.

Ngày 12.2.2004, BĐBP Lũng Cú phát hiện phía Trung Quốc làm đường sát bờ sông Nho Quế vào khu vực 98C (thuộc thôn Séo Lủng, Lũng Cú). Phía bên kia bờ sông thuộc Trung Quốc, họ dựng lều lán cho công nhân và lính biên phòng ăn ở, tập kết các loại vật liệu. Bên đất Việt Nam, phía Trung Quốc phá đá, dự định bắc một cây cầu bê tông qua khu vực này.

Từ ngày 13.2 - 20.3.2004, BĐBP Lũng Cú và lực lượng công an, dân quân và nhân dân thôn Séo Lủng đã tăng cường đấu tranh ngoài thực địa không cho phía Trung Quốc xây cầu. Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Vũ Quỳnh (BĐBP Lũng Cú) kể: Đơn vị dựng lán tạm cách khu vực Trung Quốc làm cầu chỉ khoảng 150 m, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát canh gác 24/24 giờ tại thực địa. Trước các biện pháp đấu tranh cương quyết của ta, cuối tháng 3.2004, phía Trung Quốc phải nắn lại đường và thay đổi vị trí xây cầu, không vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, tôi lên với địa đầu cực Bắc. Thiếu tá Đỗ Đăng Nhiệm, Đồn trưởng Đồn biên phòng Lũng Cú, đưa tôi đi thăm 6 chốt phòng chống dịch Covid-19 của đồn trên biên giới và bảo: “Vất vả lắm nhưng không ai kêu ca, ý kiến. Ngày xưa gian khó, sống chết trong chớp mắt nhưng các chú, các bác vẫn kiên cường bám trụ giữ đất. Mình phải giữ được tinh thần ấy, mới xứng là sao xanh nơi địa đầu Tổ quốc”...

MAI THANH HẢI

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc


(Hoan nghênh báo Thanh Niên đã gọi thẳng quân xâm lược Trung Quốc. Những tờ báo khác đâu rồi nhỉ ???) 

(TN 16/02/2021) Đầu tháng 2.1979, ông Trần Mạnh Thường (nay 83 tuổi) là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa được cử lên công tác tại tỉnh Cao Bằng.

Rạng sáng 17.2.1979, khi đang ở TT.Nước Hai (H.Hòa An), thấy lính Trung Quốc ào ạt tấn công, ông Thường theo đoàn người cắt rừng về tuyến sau. Và sau đó đi theo các đơn vị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng) và Quân khu 1, ghi lại các hình ảnh chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân tỉnh Cao Bằng trước quân Trung Quốc xâm lược.

Những hình ảnh do ông Thường ghi lại ngay trên chiến trường là "độc nhất vô nhị" trong giai đoạn đó và có ý nghĩa lịch sử đến tận hôm nay và mai sau.