dimanche 3 novembre 2019

Dương Quốc Chính - Tử tế với người tị nạn


Thủ tướng Anh Boris Johnson và cảnh sát trưởng Essex tưởng niệm 39 nạn nhân tại Grays, ngày 28/10/2019.
Hôm nọ xem hội luận bàn tròn trên BBC thấy có chi tiết này đồng quan điểm với mình. Đó là lý do khiến người Việt vượt biên sang Anh nhiều chính là vì cả công dân lẫn nhà chức trách ở Anh và Pháp (nơi tập kết trung chuyển) quá tử tế với dân tị nạn. 

Người tị nạn ở Pháp, ở trong trại, còn được các tổ chức thiện nguyện đến cho thức ăn, quần áo, đưa đi tắm giặt... Trốn không thoát thì cảnh sát Pháp thả cho về để...trốn lại ! 

Sang Anh làm việc chui mà bị bắt thì người Anh đối xử cũng tử tế, tạo điều kiện để cho nhập tịch. Cảnh sát Anh có hốt được thì cũng đối xử tử tế văn minh, trả về Pháp cho trốn lại. Kể cả trồng cỏ có bị đi tù cũng sướng.

Phạm Ngọc Hưng - Tại sao Việt Nam không có thị trường môi giới cạnh tranh như Phi ?


Bảng quảng cáo của một công ty xuất khẩu lao động bên ngoài nhà máy Formosa, Hà Tĩnh, 28/10/2019.
Năm vừa rồi Philippines nhận được 32 tỉ đô la Mỹ tiền kiều hối, gấp 2.5 lần so với Việt Nam, trong đó có một phần lớn là do lao động xuất khẩu gửi về.

Trên thế giới, Phi đứng thứ 4 về xuất khẩu lao động, sau Ấn, Trung Quốc và Mễ. Nhưng nếu cần có một đơn cử để so sánh, thì không có nước nào gần gũi hơn Phi.

Lao động Phi có lợi thế hơn lao động Việt là nói tiếng Anh tốt hơn, tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của Phi là có một thị trường môi giới cạnh tranh.

Lưu Trọng Văn - Đạo đức giả !


Đoàn xe của một công ty mai táng đến Essex, nơi phát hiện 39 thỉ thể, 25/10/2019.
Báo Tuổi Trẻ đăng bài của tác giả có tên là Chiêu Văn về cái chết của 39 công dân Việt trong container tại Anh. Nội dung đổ cho chính sách nhập cư của Anh là thủ phạm chính của những cái chết thương tâm này.

Hãy coi Chiêu Văn đại diện cho Tuổi Trẻ viết gì.

"Nhưng trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ, và thậm chí không phải của bọn buôn người. Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu”.

Quang Vĩnh - Thảm nạn 39 người Việt chết : Đừng vội phủi tay !


Một góc xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Cách đây hai, ba năm các báo Việt Nam đã viết về “những ngôi làng tỉ phú ở xứ Nghệ”. Đó là những xã thuần nông, mỗi hộ có vài ba sào ruộng khoán nên người dân phải bươn chai khắp nơi để mưu sinh; rất nhiều người dân qua Lào làm ăn và thành đạt. Từ những năm 2000, dân huyện Diễn Châu, Nghệ An đua nhau xây nhà tầng.

Đặc biệt, tại Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, người dân xã Đô Thành (Yên Thành) bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước Đức, Ba Lan, Anh, Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn - hợp pháp có, bất hợp pháp có. Chỉ trong thời gian ngắn, Đô Thành thay da đổi thịt một cách nhanh chóng.

Từ đầu năm 1990 đến nay, đã 29 năm, Nhà nước có biết việc “xuất khẩu lao động” ở Nghệ An, Hà Tĩnh không? Có biện pháp nào ngăn chặn không? Ngày 30/10/19, Cảnh sát Anh vẫn đang điều tra và chưa rõ quốc tịch của 39 nạn nhân nhưng chiều ngày 30/10, cơ quan điều tra Tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”, diễn ra từ 2016 đến nay?

Nguyễn Ngọc Chu - Đại học Kinh doanh Hà Nội, sao lại chối bỏ trách nhiệm ?


1. Đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc làm giáo trình của mình để dạy cho sinh viên khoa Trung-Nhật. Trong giáo trình này có hình “đường lưỡi bò’ ở trang 32 cuốn Nghe sơ cấp 1, và ở trang 36 cuốn Đọc.

Đây là lỗi lớn của Đại học Kinh doanh Hà Nội.

2. Thế nhưng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh Hà Nội lại chối bỏ trách nhiệm:

"Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ như vậy". (VnExpress, 03/11/2019).

Tâm Chánh - Người Việt di cư và đạo lý sợi dây diều



Điều đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn di cư, nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh thảm kịch 39 nhân mạng nghèo nàn không thể tưởng tượng.

Chúng ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía nam.

Rồi tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể chế có bản sắc văn hóa, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh hưởng mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ.

samedi 2 novembre 2019

Mạnh Kim - Đôi dòng cảm nghĩ về một người trẻ không còn được sống



Ảnh trên Facebook của nạn nhân Phạm Thị Trà My, Hà Tĩnh.
Vào trang cá nhân của Trà My, tôi thấy Facebook cho biết giữa tôi và My có một “bạn chung”. Người này, tên Ng., đang sống ở Hà Nội, hóa ra, lại nằm trong friend list của mình. 

Tôi liên lạc. Không phải do tò mò. Chỉ vì muốn tìm hiểu thấu đáo câu chuyện. Ng. đã đồng ý thuật lại, dựa vào lời kể của bố mình, vốn sống cách nhà My không đến một kilomet. Đây là những gì Ng. viết (tôi giữ nguyên văn câu chuyện được gửi, chỉ sửa vài chỗ chính tả)…

Gửi anh Mạnh Kim,

Em là N.T.H. Ng., họ hàng xa của chị Phạm Thị Trà My, về vai vế thì em gọi chị là o (cô) nhưng về tuổi tác chỉ kém chị một tuổi nên xin phép được gọi là chị My.

Ngô Nguyệt Hữu - Quốc hội nên mặc niệm cho 39 đồng bào



Cảnh sát Anh ở Essex dành 1 phút mặc niệm cho 39 nạn nhân người Việt.

Thứ Hai, 4-11-2019,

Trước khi bắt đầu họp, Quốc hội có lẽ nên mặc niệm cho 39 đồng bào của ta đã tử nạn ở Anh.

Xét đến tận cùng, họ là nạn nhân của bọn buôn người, dẫu họ có chủ động tìm đường đi.

Trương Nhân Tuấn - Nhà nước Việt Nam đã làm gì để dân Việt chết thảm như thế ?



Cảnh sát Anh cho biết "39 nạn nhân là người Việt Nam". Câu hỏi "Chúng ta đã làm những gì để đồng bào chúng ta chết thảm như thế" đã là một câu hỏi chính đáng. Nhà nước Việt Nam cần sớm có câu trả lời nghiêm túc và thỏa đáng. 

"Trách nhiệm tối thượng" của thảm kịch này không phải là các chính sách "nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu" như báo Tuổi Trẻ đã nói. Trách nhiệm này thuộc về Việt Nam.

Trên quan điểm "công pháp quốc tế", giữa "chủ quyền quốc gia" và các Tuyên bố quốc tế về quyền con người, hay các công ước quốc tế về di dân và lao động... Nước Anh không có trách nhiệm nào về người di dân, mặc dầu chính sách về di dân của Anh "có nhiều trục trặc" đối với các quốc gia Châu Âu (nhứt là đối với Pháp), khiến khuynh hướng áp đảo là lựa chọn nước Anh là điểm đến cuối cùng (chớ không phải là các nước khác). 

Nguyễn Việt Chiến - Quê hương đầy nắng ấm sao họ phải ra đi ?



Thánh lễ tại Nghệ An ngày 26/10/2019 cầu nguyện cho linh hồn 39 nạn nhân tử nạn ở Anh.
Quê hương đy nng m sao h phi ra đi
Khi các băng buôn ng
ười đang rình rp
Trong tim m
c mt tri nước mt
Nh
ng đa con yêu du chng thy v


Vì l gì h phi ra đi
Ph
i chết ngt, chết rét trong thùng xe đông lnh
Đt nước đy nng m
Sao h
phi ra đi ?

Nguyễn Quang Duy - Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?



Dòng chữ của thủ tướng Anh Boris Johnson ghi trên bó hoa dành cho 39 nạn nhân người Việt: "Để tưởng niệm những người đã mất đi mạng sống, trong một thảm kịch gây sốc cho toàn quốc".
Quốc Hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?”. Theo Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến:

“Có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”

Tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc gia.

Đỗ Cao Cường - Không ai muốn bỏ nước mình



Tôi mới quay trở lại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng do bà con ở đây nhờ tôi tới tư vấn đấu tranh chống lại giặc môi trường.

Tôi cũng rất buồn khi nghe bà con nói là họ không hề biết đến những người đấu tranh nổi tiếng nhất hiện nay - những người đã được nhiều tổ chức nước ngoài tôn vinh, trao thưởng. Chỉ có số ít người đến với họ nhưng cuối cùng cũng phản bội, làm tiền. Vậy là, công cuộc khai sáng trí tuệ mới chỉ dừng ở việc ngồi một chỗ hát cho nhau nghe, hát cho những người đang sống và đã biết.

Trước khi đi tôi có tìm hiểu về hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng. Hội này có ba chi hội Việt kiều quận, huyện thì huyện Thủy Nguyên nằm trong số đó, để thấy rằng lượng Việt kiều ở Thủy Nguyên đông đến mức nào. Tiêu biểu là xã Lập Lễ - một trong những xã có số lượng chị em lấy chồng nước ngoài đông nhất cả nước.

Nguyễn Ngọc Chu - Đường lưỡi bò : Phải cương quyết cắt đứt


1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ Tập hành động mạnh mẽ đến như vậy về đường lưỡi bò như lúc này.

Về mặt truyền thông, biên giới Trung Quốc khắp mọi nơi được vẽ thêm đường lưỡi bò. Trên bản đồ, trong sách giáo khoa, trên hộ chiếu, trong phim ảnh, trong mọi ấn phẩm và đồ vật... thậm chí ngay cả tại cuộc duyệt binh, lãnh thổ Trung Quốc được nối dài bằng đường lưỡi bò.

Về thực địa, Tập cho xây đảo nhân tạo. Tập đặt căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và trên đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đưa người ra sinh sống và du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đuổi Việt Nam, Philippines, Malaysia ra khỏi đường lưỡi bò. Khống chế, kiểm soát toàn bộ vùng biển đường lưỡi bò. Trên thực tế, khi mà ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia không được đánh cá ở trong đường lưỡi bò thì đó là sự khẳng định chủ quyền thực tế của Trung Quốc.

Đoàn Bảo Châu - Sao phải tránh gọi tên kẻ thù xâm lược ?


Anh Trần Việt Khoa sao không cho quân xác định là những cái tầu "nước ngoài" ấy là tầu nước nào?

Của Mỹ, Pháp, Nhật, Anh, Úc? Anh có thể cụ thể hơn không?

À, nếu tôi nhớ không nhầm thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nói rõ là tầu Trung Quốc rồi mà, vậy tại sao anh phải nói là tầu "nước ngoài"?

À, tôi hiểu rồi, anh tránh nhắc tên vì anh sợ phạm húy, nhưng tôi tức giận khi một vị tướng mà có thái độ nhơn nhớt như vậy.

Tạ Duy Anh - Hệ lụy của sáng tạo Made in Quoc Hoi


Chưa biết thâm ý và viễn kiến của tướng Trần Việt Khoa đến đâu khi gọi Trung Quốc là nước ngoài. Cũng chưa biết ông gọi thế là theo chỉ đạo của ai, cấp nào. Nhưng hệ lụy của thứ sáng tạo thuộc bản quyền không thể tranh cãi của Quốc hội Việt Nam thì nhãn tiền ngay tức khắc.

Chẳng hạn, theo cách của ông Khoa, thì hàng loạt văn bản hoàn toàn có thể có những câu sau đây:

- Nước cộng hòa nhân dân Nước Ngoài.
(Có thể khiến nhiều người hiểu thế giới đã đến giai đoạn đại đồng)

vendredi 1 novembre 2019

Trung Quốc hung hăng tìm cách chiếm đoạt công nghệ Pháp

Một tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Pháp, vũ khí công nghệ mà Trung Quốc rất thèm muốn.

Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách « Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm ». Ông Izambard khẳng định : « Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp) ».

Gián điệp, con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách công nghệ

Tin tặc, các biện pháp gián điệp truyền thống, mua lại công ty, tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu…Bắc Kinh liên tục tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Hoa Kỳ đang giữ, mà gần đây nhất tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đã khiến tình báo Pháp phải chú ý.

jeudi 31 octobre 2019

Cuộc chiến Hồng Kông : Tiền tuyến và đội quân trong bóng tối

Một thanh niên chụp lựu đạn cay quăng trở lại, trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông ngày 20/10/2019.

Bên cạnh những nhóm trinh sát, còn có những nhóm chuyên tạo áp-phích, quyên góp gây quỹ, sơ cứu người bị thương hay viết bài biện hộ cho những người phải ra tòa. Đó là một đội quân trong bóng tối mà không ai rõ số lượng nhưng quyết tâm thì rất rõ, họ làm tất cả để bảo vệ cho tự do của Hồng Kông.

Tựa trang nhất của Le Figaro Les Echos đều dành cho sự kiện hai hãng xe hơi PSA và Fiat Chrysler loan báo sáp nhập hôm nay 31/10/2019, tạo thành một tập đoàn quốc tế khổng lồ. Về mặt xã hội, Libération chú ý đến việc hôm nay thủ tướng Pháp công bố các biện pháp hỗ trợ cho vùng dân cư nghèo Seine-Saint-Denis ở ngoại ô Paris. Le Monde nói lên « Mối lo ngại của người đạo Hồi tại Pháp », còn La Croix nhìn sang vùng Cận Đông, nói về « Giấc mơ một Liban mới ».

Về phong trào phản kháng ở Hồng Kông, Libération có bài điều tra về những đường dây phía sau để hỗ trợ cho « tiền tuyến » : trinh sát, truyền thông, cấp cứu…Bảy tháng sau khi khởi động, từ trong bóng tối xuất hiện những chiến thuật tự vệ mới, trong đó mỗi người giúp một tay tùy theo khả năng và phương tiện của mình.

Châu Âu, ảo ảnh miền đất hứa của một số thanh niên miền trung Việt Nam

Di ảnh anh Nguyễn Đình Tứ, mà gia đình tại Nghệ An, Việt Nam tin rằng nằm trong số 39 nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ở Anh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019.

Nghèo túng, không tìm được chỗ đứng trong xã hội và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn đã thúc đẩy nhiều thanh niên nông thôn miền trung Việt Nam vay nợ để cố gắng nhập lậu và Tây Âu, hoàn toàn không ý thức được các rủi ro cũng như nỗi thất vọng đang chờ đợi đối với đa số người.

Những nguy hiểm của các chuyến tương tự đã được nhắc nhở trong tuần rồi, sau khi phát hiện xác của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ trong một xe tải kéo theo container lạnh ở Essex, gần Luân Đôn. Cảnh sát Anh ban đầu cho rằng các nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng nay dường như đa số là người Việt Nam.

Nhiều người Việt nhập cư lậu có nguyên quán là các tỉnh miền trung, họ phải lưu lạc xứ người chủ yếu vì không có được việc làm ổn định, và cuộc sống buồn tẻ ở nông thôn.

LHQ kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Người Turkistan biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1/10/2019 phản đối Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Hoa Kỳ, Anh, Pháp và 20 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc hôm 29/10/2019 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc bắt bớ đưa đi cải tạo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi tại Tân Cương.

Trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại sứ Anh Karen Pierce thay mặt 23 nước thành viên đòi hỏi chính quyền Trung Quốc « tôn trọng luật pháp quốc gia, các nghĩa vụ quốc tế và những cam kết về nhân quyền, trong đó có tự do tín ngưỡng, tại Tân Cương và trên toàn quốc ».

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc cùng với các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đức trong cuộc họp báo nhấn mạnh, Bắc Kinh « phải khẩn cấp chấm dứt việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo khác ».

Putin thăm Hungary, Mỹ lo ngại về « ngân hàng của Kremlin » ở Budapest

Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Budapest ngày 30/10/2019.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm nay 30/10/2019 tại Budapest. Đây là lần thứ tám hai bên tiếp xúc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.

Lãnh đạo hai nước thảo luận về việc ký kết các hợp đồng cung ứng khí đốt của Nga cho Hungary, mở rộng một nhà máy điện nguyên tử tại Hungary và một dự án liên doanh cung ứng thiết bị đường sắt cho Ai Cập.

Tuy nhiên, chuyến viếng thăm lần này của nguyên thủ Nga diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB) của Nga chuyển trụ sở chính từ Matxcơva sang Budapest và đi vào hoạt động từ tháng trước. Phe đối lập Hungary và chính quyền Mỹ lo ngại định chế này là cánh tay kéo dài của tình báo Nga, một « con ngựa thành Troie của Putin » tại Trung Âu.