lundi 21 octobre 2019

Lãnh đạo Hồng Kông xin lỗi vì vụ xịt vòi rồng vào đền thờ Hồi giáo

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (G) gặp gỡ để xin lỗi các chức sắc Hồi giáo tại đền thờ ở Cửu Long ngày 21/10/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 21/10/2019 đến thăm một đền thờ Hồi giáo và ngỏ lời xin lỗi về việc cảnh sát đã dùng vòi rồng tấn công hôm qua.

Lối vào đền thờ Hồi giáo lớn nhất Hồng Kông nằm ở bán đảo Cửu Long (Kowloon), hôm Chủ nhật đã bị xe cảnh sát xịt nước màu xanh pha lẫn với một hóa chất làm phỏng da. Thứ nước này nhằm nhận diện người biểu tình, nhưng khiến cho đường phố và các tòa nhà bị nhuộm màu xanh da trời. 

Các hình ảnh video cho thấy một xe cảnh sát dừng lại bên ngoài đền thờ vào lúc lực lượng an ninh đang xung đột với người biểu tình. Vòi rồng được phun vào năm, sáu nhà báo và những người đang tập hợp trước đền thờ này đến hai lần, và lối vào cũng như các bậc thềm bị nước vòi rồng nhuộm thành màu xanh.

Liên Hiệp Quốc thắt lưng buộc bụng vì các nước đóng góp trễ

Phòng họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. (Ảnh chụp tháng 9/2017).

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres đã đưa ra một kế hoạch tiết kiệm để đối phó với tình hình ngân sách cạn kiệt do nhiều quốc gia chậm đóng góp, nhất là Hoa Kỳ.

Washington vào cuối tuần qua đã hứa chi trả phần lớn trước cuối năm, nhưng tổ chức quốc tế vẫn lo sợ không thể bảo đảm được các hoạt động, nhất là tiền lương cho 37.000 nhân viên trên khắp thế giới. Từ New-York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

Một số văn bản chính thức không còn được dịch ra, các hội nghị bị hủy bỏ, những chuyến công du của các nhà ngoại giao bị cắt giảm tối đa và việc tuyển dụng bị ngưng lại. Liên Hiệp Quốc tìm cách giảm thiểu mọi chi tiêu, ngoài việc trả lương, để có thể chống chọi được. 

Syria : Lực lượng Kurdistan rút khỏi thành phố giáp ranh Thổ Nhĩ Kỳ

Đoàn xe cứu thương của các tổ chức phi chính phủ giúp lực lượng và thường dân Kurdistan rút ra khỏi Ras al-Ain, bắc Syria ngày 20/10/2019.

Tại miền bắc Syria, sau hai ngày căng thẳng, hôm qua 20/10/2019 một đoàn xe chở người bị thương và các chiến binh Kurdistan đã rời khỏi Ras Al Ain, thủ phủ Hassaké (đông bắc Syria). Đây là lần đầu tiên lực lượng Kurdistan rút lui toàn bộ khỏi thành phố của Syria giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm.

Việc quân Kurdistan triệt thoái khỏi khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ là điều kiện đặt ra trong thỏa thuận ngưng bắn được Washington thương lượng với Ankara. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer cho biết tình hình cụ thể :

Một đoàn xe trên 80 chiếc chở những người bị thương, các chiến binh Kurdistan và các thi hài, đã có thể rời Ras Al Ain trước mắt những người lính Syria bổ sung cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang chuẩn bị nắm lấy quyền kiểm soát thành phố. Đến tối, lực lượng Dân Chủ Syria loan báo đã triệt thoái toàn bộ khỏi địa điểm được người Kurdistan gọi là Serekaniye. 

Tin vắn 21.10.2019

Những con thỏ giống khổng lồ sẽ giúp cứu đói Bắc Triều Tiên ?

(Yonhap)Bắc Triều Tiên kêu gọi nuôi thỏ, tự túc lương thực

Tờ báo Rodong Sinmun của nhà nước Bắc Triều Tiên hôm 20/10/2019 kêu gọi tăng gấp đôi nỗ lực « ý thức hệ » để nuôi thỏ lấy thịt, nêu ra việc thỏ là loài vật dễ nuôi, ăn ít nhưng cung cấp loại thịt bổ dưỡng và da. Đồng thời trang web tuyên truyền Uriminzokkiri nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự cung tự cấp. 

Lời kêu gọi trên đây được đưa ra trong lúc Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) dự báo tình hình lương thực ở Bắc Triều Tiên sẽ xấu đi trong cuối năm, do bão Lingling và nạn dịch heo.

dimanche 20 octobre 2019

Hồng Kông : Hơi cay và vòi rồng đối phó biển người biểu tình phẫn nộ

Người biểu tình tức giận phản đối sau khi bị cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay, ngày 20/10/2019.

Cảnh sát Hồng Kông hôm nay 20/10/2019 dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán hàng chục ngàn người đã xuống đường bất chấp lệnh cấm. Người dân phẫn nộ trước việc hai người biểu tình đòi dân chủ bị hành hung dã man trong tuần này.

Chính quyền cấm tụ tập tại Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui), một khu phố rất đông dân có nhiều cửa hàng sang trọng, lấy lý do an ninh. Nhưng trưa nay một biển người đã tràn ngập các đường phố chính của Hồng Kông. Đây là weekend thứ 20 liên tiếp, phong trào phản kháng tiếp tục gây áp lực lên chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh.

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa cho đến khi những nhóm nhỏ cực đoan mặc đồ màu đen quăng bom xăng vào một đồn cảnh sát, các trạm métro và các ngân hàng Trung Quốc. Cảnh sát bắn hơi cay, dùng vòi rồng phun nước màu xanh trộn với hóa chất làm phỏng da, tấn công đám đông biểu tình tại Nathan Road - một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất Hồng Kông. Người biểu tình bỏ chạy nhưng những thanh niên cứng rắn nhất vẫn ở lại, nổi lửa ở một số nơi để chận đà tiến của cảnh sát.

Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông

Biểu tình ở Kowloon ngày 02/10/2019 phản đối việc bắt giữ 96 người tham gia xuống đường tại Hồng Kông.

Theo Le Monde hôm nay 18/10/2019, đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề có ý định nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ của người Hồng Kông, và không chịu nhận ra bản chất của cuộc khủng hoảng. Trong bài « Hồng Kông : Điều mà Bắc Kinh không thể hiểu », được Courrier International dịch lại từ báo The Initium tuần này, nhà nghiên cứu Ray Yep Kinman phân tích về ngõ cụt của chính quyền Trung Quốc.

Thủ phạm của khủng hoảng Hồng Kông chỉ là vấn đề nhà ở ?

Bắc Kinh muốn diễn dịch các sự kiện ở Hồng Kông như một cuộc khủng hoảng xã hội, đặc biệt là khủng hoảng nhà ở, trong một thành phố có giá một mét vuông nhà thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Và nếu phải tìm ra các thủ phạm cho chủ đề này, thì đó là bốn đại gia địa ốc – có nghĩa là giới địa chủ mà Mao từng cho đấu tố vào thời trước.

Tại Hồng Kông, bốn gia tộc lớn sở hữu đa số các bất động sản nhà ở và thương mại là gia đình Quách Đắc Thắng (Kwok Takseng) với tập đoàn Tân Hồng Cơ (Sun Hung Kai), tỉ phú Lý Gia Thành (Li Kashing) với CK Hutchinson, tập đoàn Henderson của Lý Triệu Cơ (Lee Shaukee) và tập đoàn New World của gia đình Trịnh Dụ Đồng (Cheng Yutung). Trong khi đó phân nửa dân số Hồng Kông ở nhà thuê. Các tỉ phú này giờ đây phải chống chọi với những chỉ trích của báo chí Hoa lục và dư luận viên, dù họ đã cố thu mình lại ngay từ đầu phong trào phản kháng.

Thái Lan : Phuket vắng khách Trung Quốc, trông cậy vào du khách Ấn

Cảnh quan xinh đẹp ở Phuket, Thái Lan.Ảnh Diago Delso

Tại Phuket, các khách sạn, nhà hàng, quán bar lo lắng trước mùa du lịch sắp tới. Địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan nay thưa thớt khách Trung Quốc, và đang trông chờ vào du khách Ấn Độ.

Thành phố bên bờ biển Andaman bị sóng thần tàn phá năm 2004, đã trở thành điểm đến thứ nhì của Thái Lan chỉ sau thủ đô Bangkok, và khách du lịch Trung Quốc là đông đảo nhất. Có đến 2,2 triệu khách Trung Quốc đến nghỉ dưỡng tại Phuket trong năm 2018, được thu hút bởi thiên nhiên xinh đẹp và cuộc sống ban đêm náo nhiệt.

Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2019, Phuket chỉ mới tiếp đón 1,4 khách Trung Quốc, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Claude de Crissey, chủ một khách sạn khoảng 40 phòng nói với AFP : « Thường thì khách Trung Quốc đến đây ngay cả không phải là mùa cao điểm, lấp đầy các phòng khách sạn. Nhưng năm nay khá đìu hiu, chúng tôi phải giảm giá phòng từ 30 đến 50% ».

Ngô Nhân Dụng - Putin làm chủ Syria


Người biểu tình tập trung bên ngoài đại sứ quán Nga ờ Washington, D.C, để phản đối Tổng Thống Vladamir Putin khi Nga can dự vào Syria. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

(Người Việt 18/10/2019) Ngày Thứ Ba tuần trước, Đại Tá Myles B. Caggins III, phát ngôn viên quân đội Mỹ và đồng minh (trên nguyên tắc có 22 nước) ở miền Bắc Syria, gửi đi một thông điệp “Tweet”: “Chúng ta rút khỏi Manbij.” Manbij, cùng với Tal Tamr, Tabqa và Kobani là những thị xã quân Kurd từng làm chủ. Nay quân Kurd cũng rút đi hết, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến qua biên giới.

Cũng trong ngày Thứ Ba, hãng thông tấn Anna News của Nga phát hình một đoạn video mời khán giả đi một vòng trong thị xã Manbij. Họ tới thăm căn cứ quân Mỹ đã bỏ, với những bề chứa nước trên cao, các đài viễn thông và các căn lều bỏ trống.

Phóng viên Anna chiếu cảnh một văn phòng quân Mỹ để lại, với những sợi dây cáp (cable) từ trên trần thả xuống; trên bàn giấy còn cái máy dẫn “router” cho mạng wifi; mấy gói thức ăn cho chó mèo. Qua khu nhà ăn, còn chất đầy những hộp “cereal,” nhiều gói bánh bagel, và bốn cái tủ lạnh đầy nước ngọt và nước trái cây. Phóng viên người Nga bình phẩm: “Coi quân Mỹ đã trang bị doanh trại của họ như thế nào. Họ tưởng sẽ đóng quân lâu dài.” Đoạn video kết luận bằng tiếng Nga: “Manbij bây giờ thuộc quân ta!”

Nguyễn Quang Duy - Vì sao chính trị Mỹ tiến bộ nhất thế giới?


Các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư tại Ohio ngày 15/10/2019.

Chính sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, là đặc tính nổi bật trong sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ. Vậy tại sao nhiều người vẫn tin tưởng vào thể chế tự do và xem nền dân chủ Mỹ như một mẫu mực chính trị tiến bộ nhất thế giới?

Chủ quyền thuộc về toàn dân

Nước Mỹ thành lập từ 13 thuộc địa Anh Quốc, nên ngay từ thời lập quốc người Mỹ đã lo ngại quyền lực chính trị bị tóm thâu vào tay một cá nhân, một nhóm chính trị gia, một tiểu bang lớn đông dân hay một đa số quá bán ủng hộ độc tài. Vì thế Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ nêu rõ mọi người phải được bình đẳng và có quyền được sống, được tự do và được hạnh phúc.

Các nhà lập quốc Mỹ xây dựng một Hiến pháp với nguyên tắc chủ quyền thuộc về toàn dân, chính phủ chỉ được làm những điều người dân cho phép. Tổng thống đại diện cho quốc gia, Thượng viện đại diện cho tiểu bang và Hạ viện đại diện cho cử tri quận hạt.

samedi 19 octobre 2019

Vũ Hữu Sự - Sao chưa có nhân chứng nào lên tiếng ?



Balcon tầng 8, nơi ông Lê Hải An bị cho là rơi xuống từ đây.
Khoảng 7 giờ 15 phút ngày 17/10/2019, người ta phát hiện thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) Lê Hải An nằm chết tại một vị trí trong sân trụ sở của bộ, cách tường trụ sở chỉ vài mét.

Ngay lập tức, các báo quốc doanh đồng loạt lên tiếng rằng ông thứ trưởng bị rơi từ tầng 8 của trụ sở xuống đất tử vong, trong khi cơ quan điều tra chưa đưa ra bất cứ nhận định hay thông báo nào.

Giọng điệu của các báo giống hệt nhau, không khác một chữ, y như trường hợp đưa tin khi bé Lê Hoàng Long của trường Gateway tử vong vì “bị bỏ quên trên xe” vậy. Điều đó khiến cộng đồng mạng dấy lên một nghi ngờ. Phải chăng việc đưa tin về cái chết của ngài thứ trưởng đã được một ai đó phát lệnh và “định hướng” sẵn ?

Trần Đình Triển - Không khó để kết luận nguyên nhân tử vong của thứ trưởng Lê Hải An



Nơi thứ trưởng Lê Hải An được cho là bị ngã từ lầu 8 trụ sở Bộ Giáo dục.

Mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tìm hiểu nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An (Bộ Giáo dục & Đào tạo). Nhiều ý kiến bàn luận và đưa ra những giả thiết khác nhau. Tôi tin rằng: sẽ có sự phối hợp, chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Hai Bà Trưng, Công an Hà Nội, Bộ Công an, với sự tham gia của Viện kiểm sát; đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ khách quan toàn diên; chắc chắn sẽ có kết luận.

Với nhận thức của cá nhân, tôi cho rằng để làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An, cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp điều tra xác minh, khách quan, toàn diện, đầy đủ , tỉ mỉ và chính xác sau đây:

THỨ NHẤT: Huy động lực lượng bảo vệ và khám nghiệm hiện trường:

Tâm Chánh - Bản tin về một cái chết cấp cao



Địa điểm thứ trưởng Lê Hải An bị tử nạn.
Rất nhanh chóng, bộ giáo dục phát đi thông tin về cái chết của thứ trưởng Lê Hải An.

Cũng gần như ngay lập tức cơ chế truyền tin của xã hội lan truyền thông tin về nguyên nhân của cái chết ấy.

Điều lạ lùng là cho đến thời điểm hiện tại, các bản tin xung quanh cái chết này hầu như cũng chỉ cung cấp các dữ liệu cơ bản về nhân thân ông Lê Hải An, về địa điểm xảy ra, khung thời gian của cái chết. 

Phạm Đình Trọng - Điềm báo cho một cái chết khác



Cái chết của trí tuệ và nhân cách Lê Hải An là cái chết của sự lương thiện và chân chính trong chính trường Việt Nam.

Một chính trường mà người đứng đầu nội các quản trị quốc gia và điều hành nền kinh tế đất nước chỉ thấy làm công việc của hoạt náo viên, lăng xăng khắp sân khấu cuộc đời chỉ nói được những câu chọc cười rẻ tiền.

Một chính trường mà bộ trưởng bộ y tế bảo lãnh cho người nhà buôn thuốc giả và bảo lãnh cho số thuốc giả đó tuần vào các bệnh viện của bộ y tế.

Lưu Trọng Văn - Vài suy nghĩ qua cái chết của một người tử tế



Gã cần có một khoanh nghỉ để ngẫm. Nghỉ ở đâu? Một làng dừa ven Hội An. Ngẫm sách nào? Quốc gia Khởi nghiệp nói về Israel.

Chả yên. Bạn Facebook giục hối: cái chết của thứ trưởng Giáo dục Lê Hải An, theo gã thế nào?

Viết vậy. Khi, bầy cò trắng xứ Quảng của cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi dập dà dập dờn cánh đồng đang gặt.

Câu hỏi : Nếu bạn là người thù An thì bạn có chọn tại cơ quan Bộ Giáo dục khi An uống cafe trên căn tin lầu 8 để xô An ngã không?

Hồng Hà - Ai giết chết Thứ trưởng Lê Hải An?



Ông Lê Hải An và bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong ngày nhậm chức thứ trưởng. Photo courtesy.

Khoảng 7h10 sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hải An được xác định ngã từ tầng 8 nhà D, trụ sở Bộ Giáo dục & Đào tạo ở số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, xuống đất. 9h30 sáng cùng ngày, thi thể ông An được chuyển xe cứu thương, rời cổng trụ sở Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Lê Hải An sinh năm 1971 tại Hà Nội, quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Là con trai của nhà giáo Toán học nổi tiếng Lê Hải Châu. Lê Hải An có anh trai tên là Lê Hải Khôi, phó giáo sư tiến sĩ, công tác tại Viện Công nghệ Thông tin, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Hải An theo học ngành kỹ sư Địa vật lý tại trường đại học Thăm dò Địa chất Moskva, Liên bang Nga. Ông An có bằng thạc sĩ dầu khí tại trường đại học Tổng hợp Brunei, Brunei Darussalam năm 1993, rồi trở thành giảng viên đại học từ năm 1995. Ông An có bằng Tiến sĩ dầu khí tại trường đại học Heriot-Watt, Vương quốc Anh, năm 2004.

vendredi 18 octobre 2019

Lưu Trọng Văn - Vì sao báo nhà nước không đăng nguyên văn lời ông Trọng nói về Biển Đông ?


Dân Việt không ai chấp nhận tài nguyên quốc gia rành rành của mình bị Trung Quốc đòi chia phần trơ trẽn.

Một nhân vật có vai trò của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cho rằng bọn vào hùa với bọn đòi chia phần đang đánh tiếng “thăm dò dư luận”, bằng luận điệu mà một tướng công an đã vạch ra: Biển Đông xưa nay Trung Quốc chưa khai thác một giọt dầu nào. Mọi việc yên ổn nếu chúng ta cùng khai thác.

Trước những phát biểu của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng: “Phải giữ được môi trường hòa bình để phát triển" với lại “Chưa có thời kỳ nào đất nước ta có không khí ổn định tốt thế này, phải biết giữ lấy", không ít người Dân hoài nghi chính chủ tịch nước đồng thời là lãnh đạo đảng CSVN trước sức ép vũ lực mạnh mẽ của Tập Cận Bình, cũng chấp nhận "đổi lợi ích của Dân tộc lấy... hòa hoãn, hòa bình" khi đọc những lời như thế.

Hoàng Nguyên Vũ - Đi mua nhớt từ sông Đuống lên sông Đà để đổ vào nguồn nước sạch


Hôm nay, hai tên đổ trộm dầu nhớt vào suối dẫn nước tới nhà máy nước sạch Sông Đà đã bị bắt là Nguyễn Quốc Đại quê ở Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám, quê ở Lạng Sơn. Một điều khá lạ lùng là chúng không phải là dân bản địa Hòa Bình hoặc chở dầu thải cho một nhà máy nào đó ở địa phương này.

Chúng được Lý Đình Vũ, quê ở Bắc Ninh, nơi có dòng sông Đuống nên thơ, nơi có nhà máy nước khai trương sớm hơn tiến độ của Shark Liên mới ầm ầm trên báo hôm qua, thuê đi từ Bắc Ninh lên Phú Thọ lấy chất thải là nhớt, bơm vào 10 thùng chứa với tổng dung tích 10 khối để đi...đổ trộm.

Một điều lạ lùng là hai tên này vòng về Hưng Yên gửi xe, ngày hôm sau mới chạy lên tận sông Đà đi đổ.

Bùi Chí Vinh - Nếu diễn đàn Quốc hội thuộc về dân


Bùi Chí Vinh : Muốn độc quyền lòng yêu nước để chụp mũ người khác mà giặc đến cứ nằm im án binh bất động thì đó chỉ là yêu nước... Tàu chứ sao gọi là yêu nước Việt được. Muốn lấy lại niềm tin của nhân dân mà sử dụng Quốc hội để ngăn chặn những luật thiết yếu của loài người như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận thì đó chỉ là một Quốc hội bù nhìn... 

NU DIN ĐÀN QUC HI THUC V DÂ

Nếu din đàn Quc hi thuc v dân
Thì dân s
yêu cu quý v xung hết đi hi nhng ông bà bng ph
Qu
ý v đã ha lèo hơn 40 năm
Đ mc đt nước lm than dâu b

Nguyễn Thị Oanh - Hóa ra việc cấp nước cho thủ đô là của tư nhân !


Khi câu chuyện “mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân ! 

Bởi lẽ Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Viwasupco, chủ đầu tư của Nhà máy nước Sông Đà - đơn vị cung cấp nước chủ lực cho Hà Nội và bán buôn cho rất nhiều công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố) hiện đang được sở hữu bởi hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần), còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (35,95% cổ phần). Nghe nói ông chủ của Gelex là một nhân vật thuộc thế hệ 8X còn rất trẻ!

Việc mua bán, thâu tóm cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa là chuyện bình thường nếu không có gì vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nói ở đây là khi xảy ra việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và cách xử lý vô trách nhiệm của Viwasupco, liệu có mấy ai giật mình tự hỏi vì sao nguồn nước sinh hoạt thiết yếu cho nhân dân lại có thể để phụ thuộc vào một cá nhân hay nhóm người nào đó ? 

jeudi 17 octobre 2019

Hoàng Sa: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sợ vướng lưới ngư dân Việt Nam?

Chiếc tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 10, thuộc loại 094A lớp Tấn (Jin-class), tham gia cuộc duyệt binh hải quân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập binh chủng hải quân Trung Quốc ngoài khơi Thanh Đảo ngày 23/04/2019.

Báo Forbes của Mỹ hôm nay 17/10/2019 cho biết các ngư dân Việt đã vô cùng bất ngờ khi một tàu ngầm khổng lồ 11.000 tấn của Trung Quốc bỗng nổi lên giữa các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở gần Hoàng Sa. Sự cố này xảy ra từ tháng Chín, nhưng gần đây mới được mạng xã hội tiết lộ.

Đó là một tàu ngầm thuộc lớp Tấn (Jin-class) hay type 094, là loại tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất của Trung Quốc, trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Trung Quốc hiện có 6 chiếc tại căn cứ ở Tam Á, trên đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa không đầy 200 hải lý.

Các tàu ngầm nguyên tử loại này có thể lặn sâu dưới lòng biển trong nhiều tháng trời, giấu mình dưới những ngọn sóng trong suốt thời gian hoạt động. Việc chiếc tàu ngầm phải nổi lên giữa những con tàu của một quốc gia khác là điều bất thường, cho thấy có một tình huống trầm trọng đã xảy ra khiến con tàu này phải « hy sinh » ưu thế nổi trội của mình là chức năng hoạt động « ngầm ».