mercredi 15 novembre 2017

Quân đội Zimbabwe can thiệp: Chuyện gì đã xảy ra với tổng thống 93 tuổi ?

Xe quân sự và các quân nhân tuần tra trên đường phố thủ đô Harare, Zimbabwe ngày 15/11/2017.

Quân đội Zimbabwe hôm nay 15/11/2017 tiến vào thủ đô Harare, bắt giữ tổng thống Robert Mugabe, nhà lãnh đạo già nhất thế giới còn đang tại vị. Tuy nhiên quân đội khẳng định đây không phải là một vụ đảo chính.
Chuyện gì đã xảy ra ?

Theo các nhân chứng, một đoàn xe quân sự đã được trông thấy hôm qua 14/11 gần Harare, và những phát súng nổ trong đêm gần tư dinh của tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi, người lãnh đạo Zimbabwe bằng bàn tay sắt từ khi nước này được độc lập năm 1980.

Quân đội Nga dùng hình ảnh trò chơi video làm bằng chứng tố cáo Mỹ

Hình ảnh trích từ trò chơi video AC-130 Gunship Simulator.

Quân đội Nga hôm qua 14/11/2017 đã công bố những hình ảnh được cho là « bằng chứng không thể chối cãi » của việc Hoa Kỳ « bảo vệ » tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS). Tuy nhiên mạng xã hội nhanh chóng phát giác đó là những ảnh chụp lại màn hình một trò chơi video.
Trên các tài khoản chính thức Twitter và Facebook, và một thông cáo mà AFP nhận được, bộ Quốc phòng Nga đăng các không ảnh đen trắng, nói rằng được chụp ngày 9/11 tại biên giới Irak-Syria. Cơ quan này khẳng định đây là những « bằng chứng không thể chối cãi » cho thấy Hoa Kỳ « vừa làm ra vẻ đấu tranh chống khủng bố trước cộng đồng quốc tế, vừa bảo vệ cho các đơn vị Daech ».

Hồ sơ Nga : Bộ trưởng Tư pháp Mỹ lúng túng biện hộ

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ tại Washington, ngày 14/11/2017.

Ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua 14/11/2017, bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions rốt cuộc đã nhìn nhận là có gặp ông George Papadopoulos hồi tháng 3/2016. Trong cuộc họp này, cựu cố vấn của Donald Trump khoe rằng có thể tổ chức một cuộc tiếp xúc với tổng thống Nga. Tuy trái ngược với những lời khai trước đó, nhưng bộ trưởng Tư pháp Mỹ vẫn cho rằng mình không nói dối, mà do chỉ vừa nhớ ra.
George Papadopoulos hồi tháng 10 khai nhận là đã nói dối với FBI, đang là mục tiêu cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt George Mueller về nghi vấn thông đồng với Nga.

Trung Quốc gởi đặc sứ đến Bắc Triều Tiên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Đại hội Đảng 19 tại Bắc Kinh ngày 18/10/2017.

Trung Quốc hôm nay 15/11/2017 thông báo sẽ gởi đặc sứ đến Bắc Triều Tiên vào thứ Sáu 17/11, ngay sau vòng công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Tân Hoa Xã, ông Tống Đào (Song Tao), trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng, đặc phái viên của chủ tịch Tập Cận Bình được chính thức giao nhiệm vụ thông tin cho Bình Nhưỡng những diễn tiến liên quan đến Đại hội Đảng 19 hồi giữa tháng 10. Hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA sau đó đã xác nhận tin trên.

Airbus giành hợp đồng lịch sử bán 430 máy bay

John Leahy, giám đốc thương mại Airbus ( giữa) họp báo sau khi giành được hợp đồng với công ty đầu tư Mỹ Indigo Partners tại Hội chợ Hàng không Dubai 15/11/ 2017.

Tập đoàn Airbus hôm nay 15/11/2017 đã giành được hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay, với đơn đặt hàng 430 phi cơ A320 tầm trung có tổng trị giá 49,5 tỉ đô la từ công ty đầu tư Mỹ Indigo Partners, tại Hội chợ Hàng không Dubai.

Theo tổng giám đốc Airbus Fabrice Bregier, « đây là thắng lợi áp đảo của Airbus và kiểu máy bay A320 trong vận chuyển hàng không thế giới ». Hợp đồng này gồm 273 chiếc A320neo và 157 chiếc A321neo, được trang bị các động cơ thế hệ mới giúp giảm 15% lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Tin vắn 15.11.2017


Hàng chuẩn bị giao cho khách ở Tây An, 13/11/2017.
(AFP) – Nghị viện Châu Âu thông qua quy định mới chống hàng Trung Quốc bán phá giá

Nghị viện Châu Âu hôm nay 15/11/2017 đã thông qua quy định chống phá giá mới, chủ yếu nhằm chống lại hàng Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Văn bản này quy định phương thức tính toán mới để đánh thuế chống phá giá, với nhiều tiêu chí khác nhau như ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế, sự hiện diện phố biến của các công ty quốc doanh hay lãnh vực tài chính thiếu độc lập, kể cả phá giá về xã hội và môi trường.

mardi 14 novembre 2017

Bùi Quang Vơm - Những thông điệp của ông Trump tại APEC


Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nguyên thủ APEC, 11/11/2017.

Người ta cứ bảo ông Trump là người bất nhất và khó đoán. Có lẽ điều đó đúng ở gần như mọi nơi. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là ông Trump là người thẳng thắn và sòng phẳng. Ông trung thành với lời hứa «Nước Mỹ trên hết» và trước hay sau, chưa bao giờ ông gạt những quốc gia như Trung Quốc và một vài quốc gia khác ra khỏi những kẻ láu cá lợi dụng sự hào phóng của Mỹ. Vì vậy ở khía cạnh này, ông không cần nói, nhưng những gì ông định nói, có thể biết trước.
Thị trường là thị trường, không có loại thị trường nửa vời, kiểu thị trường có sự định hướng của nhà nước như kiểu «thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa» của Việt Nam. Ông cho rằng mọi sự bất bình đẳng, mọi sự lợi dụng và mọi loại chính sách mất đối xứng đều có nguồn gốc từ sự can thiệp của chính phủ, của nhà nước, từ sự can thiệp, thao túng và chỉ đạo từ nhà nước. 

TPP 11 và sự tự cô lập của nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump (G) bên cạnh thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Manila, 13/11/2017.

Vòng công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn là đề tài tiếp tục được các báo Pháp bàn đến. Le Figaro cho rằng « Về thương mại, Trump đã lọt vào chiếc bẫy của chính mình tại châu Á-Thái Bình Dương ».Tác giả Fabrice Nodé-Langlois nhận định, khi từ bỏ một số hiệp định thương mại ở châu Á, tổng thống Mỹ đã nhận lấy rủi ro cô lập hóa nước mình trên trường quốc tế.
Đó là một trong những động thái chính thức đầu tiên của tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ. Vào ngày thứ ba của nhiệm kỳ, hôm 23 tháng Giêng năm 2017, ông Donald Trump đã sổ toẹt TPP, hiệp định tự do mậu dịch tập hợp xung quanh Hoa Kỳ 11 quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương. Hiệp định này không chỉ có ý nghĩa thương mại mà cả địa chính trị, là cột trụ trong chính sách châu Á của Barack Obama. TPP giúp hình thành một thị trường lớn với 800 triệu người tiêu thụ, chiếm một phần ba tổng sản phẩm nội địa thế giới, định ra những tiêu chuẩn thương mại và đặt Trung Quốc ra ngoài lề.

lundi 13 novembre 2017

Cọp giấy thương mại



Trận mưa hợp đồng tại Bắc Kinh ngày 09/11/2017 khiến tổng thống Trump không còn đòi đánh thuế thật nặng lên hàng Trung Quốc.

(Jean-Marc Vittori, Les Echos 13/11/2017) Chủ nghĩa bảo hộ ! Đây phải là công trình lớn nhất của tổng thống Hoa Kỳ, đồng thời là điểm khởi đầu của cuộc đua khó tin giúp ông thắng cử.

Donald Trump đã bắt đầu vượt qua các ứng cử viên khác trong cuộc bầu cử sơ bộ khi hứa hẹn đóng cửa nước Mỹ, đó là trung tâm chương trình kinh tế của ông. Trump mừng ngày bước vào Tòa Bạch Ốc bằng việc rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, được xây dựng để tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các nước châu Mỹ và châu Á.

Trump-Tập, mù quáng và viễn kiến


Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tập Cận Bình đến dự dạ yến ở Đại lễ đường Nhân Dân, 09/11/2017.

(Dominique Moisi, LesEchos 13/11/2017) Nước Mỹ của Donald Trump không có tầm nhìn chiến lược lâu dài nào. Ngược lại, Trung Quốc của Tập Cận Bình đã ấn định ra mục tiêu tuy xa xôi nhưng rất rõ ràng : trở thành đại cường số một thế giới.

« Nixon thăm Trung Quốc ». Đó là tên một vở opéra mà John Adams soạn thảo từ 1985 đến 1987, gần mười lăm năm sau sự kiện đã làm thành bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chiến tranh lạnh. Cho dù số tiền từ các hợp đồng kinh tế được Hoa Kỳ ký kết lớn như thế nào, hay tính chất khẩn cấp của trao đổi Mỹ-Trung về Bắc Triều Tiên, ngày nay cần phải có tài nghệ của một Giochino Rossini, nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất trong lịch sử, tác giả của « Chuyến du hành ở Reims », để chuyển đổi thành vở nhạc kịch « Chuyến du hành châu Á của Donald Trump ».

Trước Trung Quốc, thái độ co cụm của Trump làm Hà Nội lo ngại


Tổng thống Mỹ Donald Trump được đón tiếp tại Việt Nam ngày 12/11/2017.

(Bruno Philip, LeMonde 12/11/2017) Khoảng trống chiến lược do chính quyền Trump không có chủ thuyết phù hợp ở châu Á gây lo lắng cho Việt Nam. Thế nên chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ, với sự tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương) hôm thứ Sáu 10/11 ở Đà Nẵng, trước khi đến Hà Nội hôm sau đó, được người Việt rất chờ đợi. Họ tự hỏi liệu còn có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Washington để đối phó với Trung Quốc hay không.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực hãy còn ráng chống chọi lại Trung Quốc. Bắc Kinh nay có thể áp đặt điều kiện của mình cho các nước ASEAN. Đối với Barack Obama, Việt Nam đóng vai trò chủ chốt trên bàn cờ khu vực để chống chọi lại với bành trướng Trung Quốc.

samedi 11 novembre 2017

«America First» của Trump làm tiêu tan quyền lực mềm Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump là trung tâm chú ý trong hội nghị APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam ngày 10/11/2017.

Liên quan đến Hoa Kỳ, The Economist số ra tuần này cảnh báo « Nguy hiểm : Ảnh hưởng Mỹ bị suy yếu đi dưới thời Donald Trump », và không dễ dàng gì vực dậy nổi.

Cách đây đúng một năm, ông Donald Trump được bầu lên làm tổng thống. Nhiều người dự đoán chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ trở thành thảm họa. Ông Trump từng đòi từ bỏ các hiệp định tự do mậu dịch, bỏ rơi các đồng minh, làm đảo lộn trật tự toàn cầu hiện nay dựa trên cơ sở luật pháp. NATO bị cho là « lỗi thời », NAFTA (Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ) là « tồi tệ chưa từng thấy », và nước Mỹ quá lịch sự với người nước ngoài. Donald Trump dọa « thả bom xuống bọn khốn kiếp Daech », « đoạt lấy dầu lửa ».

vendredi 10 novembre 2017

TPP 11 nước được cứu vãn vào phút chót



Bộ trưởng Thương mại Canada François-Philippe Champagne tại hội nghị TPP nhân APEC 2017 ở Đà Nẵng, 09/11/2017.

(Reuters10/11/2017) Mười một nước TPP hôm nay 10/11/2017 đã đồng ý về các điểm cơ bản của một hiệp định mới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm – theo một dự thảo thông cáo chung mà hãng tin Anh được tham khảo, sẽ công bố vào thứ Bảy 11/11.

Đây là thành công từ các cuộc đàm phán ráo riết tại Việt Nam, có lúc tưởng chừng đã thất bại do Canada không đồng ý. 

jeudi 9 novembre 2017

Trump-Tập : "The Art of Deal" đấu với Binh thư Tôn Tử

Donald Trump và Tập Cận Bình dự dạ tiệc tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 09/11/2017.

Chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump được tất cả nhật báo Pháp quan tâm. La Croix chơi chữ « Hoàng đế Tập tiếp ông chủ Trump như một ông hoàng ». Le Figaro nhận xét « Bắc Triều Tiên là trung tâm cuộc đọ sức Trump-Tập ». Tương tự với Les Echos « Tại Trung Quốc, ông Trump tìm kiếm những nhượng bộ về thương mại và Bắc Triều Tiên ».
Binh pháp Tôn Tử đối đầu « The Art of Deal »

La Croix mô tả, chủ tịch Trung Quốc đã tiếp đón tổng thống Mỹ tại Tử Cấm Thành, xưa kia là cung điện của các hoàng đế Trung Hoa, có diện tích đến 720.000 mét vuông. Đây là cả một biểu tượng, trong khi mùa xuân năm ngoái ông Donald Trump tiếpTập Cận Bình tại dinh cơ riêng ở Mar-a-Lago rộng 5.000 mét vuông, tại tiểu bang Florida. Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình, theo binh pháp Tôn Tử, hiểu rõ kẻ thù và biết cách làm cho ông ta lóa mắt, dẫn đến chiến thắng mà không phải động binh. Nhà tỉ phú Mỹ vốn tự hào với « Nghệ thuật thương lượng », dùng cách tiếp cận tình cảm, hết lời ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa thắng lợi vẻ vang trong Đại hội Đảng.

Việt Nam qua các mùa APEC

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang phát biểu trong diễn đàn doanh nghiệp APEC 2017 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2017.

Cách đây 11 năm Việt nam đã là nước chủ nhà của Thượng đỉnh APEC. Từ đó đến nay kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển. Nhân hội nghị APEC chính thúc khai mạc tại Đà Nẵng vào ngày 10/11 tới đây. RFI xin giới thiệu bài viết của tác giả Edmund Sim trên tạp chí The Diplomat, nhìn lại những thay đổi về kinh tế của Việt Nam giữa hai lần  đăng cai sự kiên quốc tế lớn này.
Hội nghị thượng đỉnh APEC quay lại với Việt Nam năm nay, sau 11 năm vắng bóng. Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng kể từ thượng đỉnh APEC năm 2006 tại Hà Nội, môi trường khu vực và toàn cầu đã thay đổi hẳn. APEC 2017 tại Đà Nẵng mang lại cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cơ hội để đối mặt với các đổi thay này.

APEC 2006 : Bắt đầu cuộc đua với thế giới

Ngày đầu Donald Trump thăm Trung Quốc : 9 tỉ đô la hợp đồng được ký

Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania thăm Tử Cấm Thành với Tập Cận Bình, 08/11/2017.

Gần 20 hợp đồng thương mại có giá trị 9 tỉ đô la đã được ký kết hôm nay 08/11/2017 giữa các công ty Trung Quốc và Mỹ, ngay trong ngày đầu tiên chuyến công du của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. 

Trong buổi lễ ký kết, phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đánh giá các hợp đồng này đã « sưởi ấm quan hệ », trước cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ vào ngày mai. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố, vấn đề thâm hụt thương mại là trung tâm của cuộc thảo luận. Thông tín viên RFI Angélique Forget ở Thượng Hải cho biết tổng thống Mỹ được đón tiếp rất trọng thể, tuy nhiên đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thế mạnh trong thương lượng.

Cựu chủ tịch Catalunya tố cáo châu Âu ủng hộ « đảo chính »

Người biểu tình đòi độc lập phong tỏa một ga tàu cao tốc ở Girona, 08/11/2017.

Chủ tịch vùng Catalunya bị truất phế, Carles Puigdemont, hôm 07/11/2017 chỉ trích Liên hiệp Châu Âu (EU) vì đã ủng hộ sự kiện mà ông gọi là « cuộc đảo chính » của thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đối với vùng tự trị, đã bị đặt dưới sự bảo hộ của Madrid từ cuối tháng 10.
Trong cuộc họp với các thị trưởng Catalunya tại Bruxelles, ông Puigdemont chất vấn chủ tịch Ủy ban Châu Âu Juncker và chủ tịch Nghị viện Châu Âu Tajani : « Liệu quý vị có chấp nhận kết quả bỏ phiếu của người Catalunya hôm 21/12 tới, hay sẽ tiếp tục hỗ trợ ông Rajoy trong vụ đảo chính này ? Tây Ban Nha, đất nước bỏ tù các lãnh đạo, là một châu Âu mà quý vị mong muốn ? »

Hoa Kỳ trở thành nước duy nhất đứng ngoài hiệp định khí hậu Paris

Chiếc ghế trống của đoàn đại biểu Mỹ tại hội nghị COP23 ở Bonn, Đức ngày 06/10/2017.

Hôm 07/11/2017 tại hội nghị COP23 ở Bonn, Đức, Syria đã loan báo ý định tham gia thỏa thuận khí hậu Paris. Như vậy nay chỉ còn lại Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới đứng bên lề hiệp định toàn cầu chống biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng bộ Môi trường Syria, ông Wadah Katmawi đã tuyên bố ý định trên trước các nhà thương thuyết. Theo ông, Damas sẽ tiến hành các thủ tục phê chuẩn tại Liên Hiệp Quốc ở New York. Như vậy Syria sẽ trở thành quốc gia thứ 197 và là nước cuối cùng tham gia hiệp định khí hậu Paris.

Khánh thành bảo tàng Louvre ở Abu Dhabi

Bên trong Bảo tàng Louvre Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, khánh thành ngày 08/11/2017.


Sau mười năm chuẩn bị, hôm nay 08/11/2017 viện bảo tàng Louvre Abu Dhabi được khánh thành tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với sự hiện diện của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và quốc vương Mohammed Ben Zayed Al Nahyane.
Được kiến trúc sư Pháp Jean Nouvel vẽ kiểu, công trình mang tên viện bảo tàng Louvre nổi tiếng của Paris đặt trên đảo Saadiyat, tại thủ đô Abu Dhabi sẽ mở cửa cho công chúng vào thứ Bảy 11/11 tới, với các lễ hội kéo dài đến ngày 14/11. Bảo tàng dự định tiếp đón khoảng 5.000 khách tham quan trong những ngày đầu tiên.

Miến Điện: Áp lực Liên Hiệp Quốc bất lợi cho việc hồi hương người Rohingya

Trẻ em Rohingya tị nạn chen chúc chờ lấy nước sinh hoạt, 05/11/2017.

Áp lực của Liên Hiệp Quốc lên Miến Điện trong cuộc khủng hoảng Rohingya có thể làm phương hại đến việc hồi hương hàng trăm ngàn người thiểu số theo đạo Hồi đang tị nạn tại Bangladesh. Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi hôm nay, 08/11/2017, cảnh báo như trên.
Hôm thứ Hai 6/11, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Miến Điện ngưng chiến dịch quân sự tại bang Rakhine ở miền tây, nơi người Rohingya sinh sống, và cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn được quay về.