lundi 18 septembre 2017

Mạnh Kim - Những gì được kể trong “The Vietnam War”?



(FB Mạnh Kim 16/09/2017) “The Vietnam War” không phải là bộ phim “one size fits all”. Khó có thể đề cập một chủ đề phức tạp liên quan không chỉ chiến tranh và súng đạn như “cuộc chiến Việt Nam” mà không “đụng chạm” bên này hoặc bên kia. Trong một tập này, người phe VNCH sẽ không thể không có cảm giác khó chịu; nhưng trong một tập khác, người phía Bắc Việt chắc chắn sẽ không thoải mái khi thất bại của họ bị phơi bày và giấu giếm của họ bị lôi ra. 

Nếu trận Ấp Bắc được miêu tả là tổn thất nặng nề của VNCH thì trận An Lộc cũng được thuật là một thất bại nghiêm trọng của Bắc Việt với số thiệt mạng khoảng 10.000 người. Khi nói về ý chí của quân đội Bắc Việt, bộ phim cũng nói về tinh thần dũng cảm của lính VNCH (“kiên cường” là từ được sử dụng). Khi nói về tình trạng tham nhũng trong quân đội VNCH trong đó có việc hối lộ để tránh đi quân dịch thì phim cũng nhắc đến câu chuyện luôn được Hà Nội giấu kín: “Một số cán bộ đảng viên gửi con ra nước ngoài để tránh nhập ngũ” “ai có tiền thì đút lót để ban tuyển quân tha cho con họ”… 

«The Vietnam War», bộ phim đồ sộ của Ken Burns



(AFP 15/09/2017) Với bộ phim tài liệu nhiều tập đa chiều rất đồ sộ về « Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai », đạo diễn Mỹ Ken Burns đã dành chỗ cho tiếng nói của những người lính và thường dân của cả hai phía trong cuộc chiến, và khai thác được một số tài liệu lưu trữ chưa từng được công bố trước đây.

Bộ phim sẽ được chiếu kể từ Chủ nhật 17/8 trên kênh PBS ở Hoa Kỳ (gồm 10 tập, mỗi tập dài trên 1 giờ rưỡi), và từ thứ Ba 19/9 đến thứ Năm 21/9  trên kênh Arte ở Pháp (gồm 9 tập, mỗi tập 52 phút).

samedi 16 septembre 2017

Thế giới còn có hy vọng chặn được Kim Jong Un ?

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau khi phóng thành công của hỏa tiễn Hwasong-12. Ảnh của KCNA ngày 16/09/2017.

Dù xuất bản trước khi Bình Nhưỡng phóng thêm một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung bay ngang qua lãnh thổ Nhật Bản hôm thứ Sáu 15/09/2017, các tuần báo Pháp vẫn dành nhiều giấy mực để bàn luận về hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trang nhất Le Point đăng ảnh Kim Jong Un đang tươi cười với dòng tựa « Người đang bắt chẹt cả thế giới ». Cũng dành trang nhất cho lãnh tụ Bình Nhưỡng, nhưng là một bức chân dung giận dữ, thở ra những cụm khói hỏa tiễn, Le Courrier International đặt câu hỏi : « Ai có thể chận được Kim Jong Un ? »
Thế giới từng tránh được chiến tranh nguyên tử trong đường tơ kẽ tóc 

Hồ sơ của Le Point điểm qua năm cuộc khủng hoảng hạt nhân đã từng làm cả thế giới hoảng sợ, mà nổi tiếng nhất là vụ hỏa tiễn Cuba năm 1962. Ngày 28/10/1962, chiếc tàu ngầm B-130 của Liên Xô chạy bằng điện và diesel phải trồi lên mặt nước để sạc bình điện, trong lúc bốn chiến hạm chống ngư lôi của Mỹ đang trấn ở đường ranh phong tỏa Cuba. 

vendredi 15 septembre 2017

Hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-EU tùy thuộc vào nhân quyền



Các nhà hoạt động và thân nhân đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 27/08/2017.

(AFP 15/09/2017) Một quan chức cao cấp về thương mại của châu Âu hôm nay 15/09/2017 cảnh báo, hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam có thể thất bại nếu Hà Nội không giải quyết được những vấn đề liên quan đến nhân quyền, và khẳng định đây là trung tâm của các cuộc thương lượng.

Quan điểm của Việt Nam về cưỡng bức lao động và tự do ngôn luận là trung tâm của những cuộc thương thảo hiện nay. Ông Bernd Lange, chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu hôm nay đã nói với các nhà báo tại Hà Nội như trên. Ông tuyên bố : « Nếu không có được những giải pháp đầy đủ, không biết hiệp định này sẽ đi về đâu ».

jeudi 14 septembre 2017

Bóng ma Trung Quốc lởn vởn trên cuộc tập trận Zapad 2017

Các xe quân sự tham gia cuộc tập trận Zapad 2017 tại một địa điểm ở Belarus, ngày 14/09/2017.

Nga tung ra cuộc tập trận với Belarus bắt đầu từ hôm nay 14/09/2017, và điều dễ hiểu là nhiều nhà quan sát tỏ ra lo ngại, trước một sự biểu dương sức mạnh quân sự lớn nhất kể từ thời chiến tranh lạnh. Nhưng theo tác giả Nicholas Trickett trên The Economist, ít ai để ý đến những hậu quả không lường trước, một khi các hành động của Nga gây bất ổn cho Belarus, Ukraina hay các nhân tố khác trong khu vực.
Đa số không hình dung ra sự hiện diện của một tay chơi mới tại Đông Âu, đó là Trung Quốc. Những hành động khiêu khích của Matxcơva có thể làm phương hại đến lợi ích Trung Quốc trong khu vực, và mối liên hệ với Bắc Kinh, đối tác được coi là « chiến lược ».

mercredi 13 septembre 2017

Buôn bán biên giới Trung-Triều vẫn nhộn nhịp dù cấm vận

Hàng hóa trao đổi chất dọc theo bờ sông Áp Lục tại thành phố biên giới Sinuiju, đối diện với Đan Đông.

Le Monde hôm nay 13/09/2017 có bài phóng sự từ thành phố Đan Đông của Trung Quốc đối diện với Bắc Triều Tiên, với tựa đề « Những mánh khóe, gian lận và tham nhũng ở biên giới Trung-Triều». Sau lệnh cấm vận mới nhất của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai 11/9, những thương nhân ở đây vẫn không ngần ngại tìm cách tránh né.
Gần 80% trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là qua ngõ Đan Đông. Một đường ống dẫn dầu vượt qua con sông Áp Lục, đưa dầu lửa từ Trung Quốc sang, mà nay nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an đã hạn chế số lượng. Tại khu vực kho hàng ở đầu cầu Hữu Nghị, rất nhiều xe tải chờ đợi hải quan Trung Quốc kiểm tra trước khi chạy qua thành phố Sinuiju ở bên kia sông.

mardi 12 septembre 2017

Hồi kết của siêu cường Mỹ


(Renaud Girard, Le Figaro 12/09/2017) Trong suốt cả thập niên sau khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ đã trở thành quyền lực độc tôn – từ đạo đức, văn hóa, ngoại giao cho đến tài chính, quân sự - có thể áp đặt luật lệ cho toàn thế giới. Cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine đã sáng tạo ra từ « siêu cường » để chỉ Hoa Kỳ.

Siêu quyền lực này đã được chứng tỏ, trong cuộc xung đột Kosovo năm 1999 chẳng hạn. Khi lãnh đạo chiến dịch quân sự của NATO chống lại Serbia (mà không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh), người Mỹ đã thành công trong việc tách được một tỉnh cũ của Serbia, biến nó thành một Nhà nước để rồi tuyên bố độc lập sau đó, mà không có nước nào dám công khai phản đối.

Trung Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên nhưng vẫn muốn đối thoại

Đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) tại phiên họp Hội đồng Bảo an về trừng phạt Bắc Triều Tiên, New York ngày 11/09/2017.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an do Hoa Kỳ soạn thảo đã được Nga và Trung Quốc chấp nhận với điều kiện phải bỏ đi những đoạn cứng rắn nhất. Cũng như những lần trước, Bắc Kinh, đồng minh chính của Bình Nhưỡng, là nước đầu tiên phải áp dụng các biện pháp trừng phạt. Theo Reuters hôm nay 12/09/2017, bốn trong số những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã ngưng cung cấp dịch vụ tài chính cho các khách hàng mới từ Bắc Triều Tiên.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt nhận định :

Tây Ban Nha : Hàng trăm ngàn người xuống đường đòi Catalunya độc lập

Biển người Catalunya xuống đường đòi độc lập tại Barcelona, ngày 11/09/2017.

« Vĩnh biệt Tây Ban Nha ! ». Chiều hôm qua 11/09/2017 hàng trăm ngàn người đã biểu tình tại Barcelona nhân dịp «Quốc khánh» của Catalunya để đòi độc lập, vào thời điểm còn ba tuần nữa là đến ngày trưng cầu dân ý về quyền tự quyết, nhưng đã bị Tây Ban Nha cấm tổ chức.
Tất cả các kênh truyền hình chiếu các hình ảnh từ trên không cho thấy người biểu tình xếp thành một chữ thập khổng lồ tại trung tâm thành phố, tượng trưng cho sự đoàn kết đòi độc lập. Đường phố ngợp những lá cờ màu vàng mang bốn sọc đỏ và hình tam giác xanh với ngôi sao, các khẩu hiệu « Vĩnh biệt Tây Ban Nha ! » bằng tiếng Catalunya. Cơ quan tổ chức biểu tình khẳng định có trên 450.000 người đăng ký tham gia xuống đường.

Tổng thống Pháp đối mặt với phong trào phản đối luật lao động

Người biểu tình chống luật cải cách lao động của chính phủ ngày 12/09/2017 tại Nantes.

Ông Emmanuel Macron hôm nay 12/09/2017 phải đối phó với thử thách đầu tiên từ phong trào phản kháng, với những cuộc biểu tình và đình công chống lại việc sửa đổi Luật lao động. Tuy vậy tân tổng thống Pháp không hề có ý định nhượng bộ.
Nghiệp đoàn CGT mong đợi có gần 200 cuộc biểu tình, và đã thống kê được 4.000 lời kêu gọi đình công trên toàn quốc. Riêng tại Paris, cuộc biểu tình bắt đầu vào lúc 12 giờ GMT hôm nay. Đình công đã làm xáo trộn các chuyến xe lửa ngoại ô, và 110 chuyến bay bị hủy. Lưu thông trên một phần đại lộ Champs-Elysées và một số đoạn đường dẫn tới thủ đô Paris bị ngăn trở.

Tổng thống Pháp thăm hai đảo bị siêu bão Irma tàn phá

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (áo trắng) tại phi trường Pointe-a-Pitre, Guadeloupe ngày 12/09/2017 trước khi bay đến các đảo St Martin và St. Barthélemy bị bão Irma tàn phá.

Tổng thống Emmanuelle Macron sáng nay 12/09/2017 đến thăm quần đảo Antilles thuộc Pháp, nơi chính quyền Pháp đang bị chỉ trích vì cách đối phó với trận bão Irma đã tàn phá nặng nề hai hòn đảo Saint-Martin và Saint-Barthélemy. Siêu bão này cũng đã gây nhiều thiệt hại cho Cuba, Haiti và tiểu bang Florida của Mỹ.
Tổng thống Pháp, được hai bộ trưởng Giáo dục và Y tế tháp tùng, đã đến Guadeloupe sáng sớm nay theo giờ địa phương, sau đó đi thăm Saint-Martin và Saint-Barthélemy, hai hòn đảo bị bão Irma tàn phá dữ dội. Có ít nhất 10 người chết và 7 người mất tích trên các phần đất do Pháp quản lý, còn phần thuộc Hà Lan có 4 người thiệt mạng. Chỉ có 3/24 trường học ở Saint-Martin còn đứng vững, hòn đảo hoang tàn này không còn nguồn nước sạch.

Tin vắn 12.09.2017

Các nạn nhân của Ezubao biểu tình trước tòa án.
(AFP) Trung Quốc : Án chung thân cho kẻ lừa đảo 900.000 người

Tòa án Trung Quốc hôm nay 12/09/2017 đã kết án tù chung thân hai lãnh đạo Ezubao (e Tô Bảo), một công ty cho vay tiền trên mạng, vì đã lừa đảo đến 900.000 người, tổng cộng 7 tỉ euro qua việc lấy tiền người trước trả cho người sau. Hai mươi bốn bị cáo khác bị lãnh án từ 3 đến 15 năm tù. Đây là vụ lừa đảo có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc từ trước đến nay.

lundi 11 septembre 2017

Hiểm họa nguyên tử và dân tộc chủ nghĩa tại châu Á

Kim Jong Un trong buổi lễ mừng thành công của các nhà khoa học Bắc Triều Tiên về chế tạo bom H. Ảnh của KCNA ngày 10/09/2017.

Nhà chính trị học Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược khi trả lời phỏng vấn của Le Monde số ra ngày 11/09/2017, đã nhận định có hai khu vực trên thế giới phải đối phó với hiểm họa nguyên tử, đó là châu Âu và châu Á. Tuy nhiên tình hình tại châu Á là nguy hiểm nhất.
Thưa ông, có nên nhìn nhận rằng Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc nguyên tử hay không ? Như vậy đây sẽ là nước thứ 9 - sau năm nước đã được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) công nhận là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc – cùng với Israel, Ấn Độ, Pakistan ?

dimanche 10 septembre 2017

Cuộc chiến giữa Tập và Ủn



(Le CourrierInternational 7-13/09/2017) Năm nay là năm của ông ta. Tập Cận Bình đã chuẩn bị mọi thứ từ lâu : Đại hội Đảng Cộng Sản khai mạc vào ngày 18/10 tới sẽ phải là một siêu phẩm, một đại lễ của chế độ, dành trọn cho quyền hạn tối thượng của lãnh tụ và chứng tỏ với thế giới tham vọng vô biên của Trung Quốc.

Thật hỡi ôi cho « Tập gia gia »! Kịch bản được xây dựng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Con đường tơ lụa mới, hội nghị thượng đỉnh BRICS và những bộ phim ca ngợi vinh quang của Tập Cận Bình, đã bị một anh hàng xóm hết sức « rách việc » đẩy lùi hẳn về phía sau hậu trường với một quả bom nguyên tử.

Trung Quốc và giấc mơ Cúp bóng đá thế giới

Cổ động viên Trung Quốc trong trận đấu vòng loại World Cup 2018 với Uzbekistan trên sân Vũ Hán, ngày 31/08/2017.

Huấn luyện viên dở, thiếu nhiệt tình, tiền đầu tư không đúng chỗ…Đối với Trung Quốc, đã bị loại khỏi cuộc chạy đua World Cup 2018, con đường còn rất dài để có thể thực hiện được giấc mơ tổ chức Cúp bóng đá Thế giới.

Đội tuyển quốc gia do huấn luyện viên Ý Marcello Lippi lãnh đạo từ cuối năm 2016, đã đánh bại Qatar 2-1 trong trận đấu cuối cùng vòng loại châu Á, nhưng kết quả này không đủ để giành được chiếc vé đi tiếp.

vendredi 8 septembre 2017

Bắc Triều Tiên làm dấy lại tranh luận về vũ khí nguyên tử ở châu Á

Phóng sự về vụ thử nguyên tử Bắc Triều Tiên trên truyền hình Nhật ngày 03/09/2017.

Mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên với những vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo và các tiến bộ trong chương trình hạt nhân đã thúc đẩy trở lại cuộc tranh luận về việc có nên triển khai vũ khí nguyên tử Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc hay không.
Tại Nhật, ông Shigeru Ishiba, một trong những nhân vật uy tín thuộc đảng Tự do Dân chủ (PLD) của thủ tướng Shinzo Abe, là người đã tiên phong đặt ra câu hỏi này. Cựu bộ trưởng Quốc phòng, được cho là có khả năng kế nhiệm ông Shinzo Abe, đã không ngần ngại đặt lại vấn đề « ba nguyên tắc » - được đề ra năm 1967 và công bố năm 1971, đã mang lại giải Nobel hòa bình cho thủ tướng thời đó là Eisaku Sato. Đó là « không phát triển, không sở hữu, không triển khai vũ khí nguyên tử ».

Tin vắn 08.09.2017



Một đường phố ở Mexico City, ngày 08/08/2017.

(AFP, Reuters) - Động đất 8,2 độ Richter tại Mêhicô, 58 người chết

Tối qua rạng sáng nay 08/09/2017, Mêhicô phải chịu đựng một trận động đất lên đến 8,2 độ Richter, mạnh nhất từ một thế kỷ qua làm ít nhất 58 người chết.

Trận động đất xảy ra vào lúc 23 giờ 49 địa phương (4 giờ 54 GMT), có tâm chấn tại Thái Bình Dương, khoảng 100 km ngoài khơi bang Chiapas, đã gây rung chuyển tận thủ đô Mêhicô ở cách xa đến 1.000 km. 

jeudi 7 septembre 2017

Cấm vận dầu lửa sẽ là đòn chí tử cho Bình Nhưỡng



Lực lượng đặc nhiệm Bắc Triều Tiên thực tập chiếm đảo, ảnh KCNA ngày 25/08/2017. Nếu không còn dầu nhập khẩu, quân đội nước này chỉ trụ được tối đa một năm.

(AFP 06/09/2017) Các chuyên gia dự báo, việc tấn công vào nhập khẩu dầu lửa của Bình Nhưỡng có thể là đánh vào tử huyệt của chế độ, và sẽ rất tai hại cho người dân Bắc Triều Tiên. Nhưng thuyết phục được Bắc Kinh làm điều đó không phải là chuyện đơn giản.

Vàng đen đã quay lại trong tất cả các cuộc thảo luận về khả năng tăng cường trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sau vụ Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ sáu vào Chủ nhật tuần trước.

mercredi 6 septembre 2017

Hồ sơ Bắc Triều Tiên : Giải pháp quân sự ít rủi ro nhất?

Oanh tạc cơ Mỹ-Hàn từ đảo Guam bay đến căn cứ Không quân trên đất Nhật, ngày 30/07/2017.

Vụ thử nguyên tử lần thứ sáu của Bắc Triều Tiên đặt cộng đồng quốc tế trước thế lưỡng nan, có vẻ khó thể đưa ra một quyết định. Theo chuyên gia về châu Á Valérie Niquet trên Le Monde, tấn công Bình Nhưỡng có thể gánh lấy rủi ro Seoul bị trả đũa, nhưng sẽ mang lại hiệu quả tức thời với chế độ Bình Nhưỡng. 
Bất chấp mọi trừng phạt, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn liên tục theo đuổi chương trình đạn đạo và nguyên tử. Ngược với lý do được đưa ra để biện hộ, Bình Nhưỡng không hề phải chịu mối đe dọa Mỹ tấn công để tiêu hủy chế độ. Bản thân tổng thống Donald Trump trước và sau khi đắc cử còn nhiều lần tuyên bố là sẵn sàng đối thoại với Kim Jong Un.

Liên Hiệp Quốc mạnh tay trừng phạt Bắc Triều Tiên ?

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 04/09/2017.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 04/09/2017 đã họp khẩn. Tất cả đều đồng tình lên án Bắc Triều Tiên thử bom nguyên tử. Hoa Kỳ loan báo muốn trừng phạt thật mạnh Bình Nhưỡng vào ngày 11/09/2017.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau tường trình :