Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 6/2017. |
Theo nhà nghiên cứu Benoit Hardy-Chartrand trên
Japan Times, có nhiều đổi thay và nhiều điều vẫn tồn tại, một năm sau
khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông. Tháng
7/2016, Tòa Trọng tài đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Bắc
Kinh, khi tuyên bố Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Được cho là bước ngoặt quan trọng trong tranh chấp Biển Đông, phán quyết trọng tài vẫn đang là trung tâm tranh luận tại châu Á-Thái Bình Dương cũng như tại phương Tây. Một số người cho là phán quyết đã làm giảm căng thẳng, nhưng họ không thể đưa ra những bằng chứng để khẳng định tuyệt đối.
Được cho là bước ngoặt quan trọng trong tranh chấp Biển Đông, phán quyết trọng tài vẫn đang là trung tâm tranh luận tại châu Á-Thái Bình Dương cũng như tại phương Tây. Một số người cho là phán quyết đã làm giảm căng thẳng, nhưng họ không thể đưa ra những bằng chứng để khẳng định tuyệt đối.