lundi 8 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Putin tiếp tục chiến tranh được bao lâu?

 

Bà Avril Haines, giám đốc Tình Báo Quốc Gia Mỹ (ODNI) điều trần tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ nói rằng “Nếu Nga không động viên, bắt lính lần nữa, và không được tiếp tế thêm vũ khí, từ Iran và các nước khác, thì sẽ không thể nào chống lại” quân Ukraine.

Vladimir Putin đang chuẩn bị mừng Lễ Chiến Thắng vào ngày 9 tháng Năm, kỷ niệm Nga đánh bại Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai. Như thường lệ, đây là dịp quân đội Nga đưa các vũ khí tối tân ra biểu diễn. Nếu trong bài diễn văn tại Công trường Đỏ Vladimir Putin tuyên bố Nga đã chiến thắng ở Ukraine, sẽ bắt đầu rút quân về nước, thì chắc cả thế giới sẽ hoan nghênh!

Nhưng điều đó khó xảy ra. Chỉ có thể đoán rằng quân đội Nga còn tiếp tục sa lầy ở Ukraine; có thể một, hai năm là cùng, vì sức không thể kéo dài hơn.

Cù Mai Công - Ba đại lộ đầy cây xanh sầm uất nhất Sài Gòn đã bị « sa mạc hóa » ra sao ?

 

Ai cũng biết đó là ba đại lộ nào: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Và ai cũng biết ba đại lộ giữa trung tâm Sài Gòn ấy từng đẹp đẽ ra sao; nhiều cây cối mát mẻ ra sao; buôn bán sầm uất, khách qua lại tấp nập ngày đêm ra sao.

Đại lộ Tôn Đức Thắng trước 1975 là cung đường Cường Để tạo nên “khung trời đại học” thơ mộng, lãng mạn thứ hai của Sài Gòn; cuối thập niên 1990 từng là một trong những cung đường được xếp hạng đẹp nhất Việt Nam.

Hai đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi - hai dòng kinh/đường nước đầu thời Pháp thuộc bị lấp thì sau đó cả trăm năm, luôn là cung đường “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” tạo nên bộ mặt đô thị bậc nhất của một Sài Gòn phát triển, thay đổi từng ngày.

Dương Quốc Chính - Vì sao Pháp thua và bỏ Đông Dương ?

 

Nhân có ông chửi Pháp hèn nên mới thua Điện Biên Phủ, mình viết thêm để rộng đường dư luận, xem có đúng là do Pháp hèn mà Việt Minh thắng trận không nhé.

Đúng là Pháp hèn và thua trận, nhưng mà họ thua Đức quốc xã. Đức lúc đó rất mạnh, đánh chiếm khắp châu Âu. Thực tế ngay cả Liên Xô cũng đã thua Đức trong vài năm đầu của cuộc chiến. Cả Moscow và Leningrad đều đã bị bao vây. Nên thua Đức không lạ đâu.

Tương tự vậy, Nhật cũng thua, nhưng là thua Mỹ, rồi sau đó thua thêm Liên Xô.

Trung Sơn -Bao giờ Ukraine phản công

 

Ukraine có thể vẫn chấp nhận để cho mấy ông nhà nước tự xưng kia tiếp tục "tự trị". Tình hình bây giờ đã khác, ông chủ Nga đã và sẽ không còn đủ năng lực bảo kê nữa rồi. Sẽ đến lúc không cần phải làm gì, người dân ở những nơi này cũng sẽ đòi được quay về.

Để lại đám này cũng phù hợp với yêu cầu của đám chính trị gia dập dờn, nửa vời ở phương tây. Những người này luôn đòi hỏi Ukraine phải đảm bảo và tôn trọng về cái gọi là vùng lãnh thổ trước khi Ukraine bị Nga xâm lược.

Nhưng có một địa danh nằm ngoài mọi toan tính quốc tế, đó là Crimea. Với Zelensky và người dân Ukraine thì Crimea quan trọng hơn rất nhiều so với những vùng đất ly khai. Đặc biệt quan trọng là nó đang bị người Nga chiếm đóng. Lấy lại Crimea là ưu tiên số một.

Đặng Sơn Duân - Budanov, anh hùng Ukraina thời loạn

 

Kyrylo Budanov, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo quân sự Ukraine, là một kiểu anh hùng thời loạn điển hình.

Mới 34 tuổi, đã trở thành thiếu tướng chỉ huy của một trong những cơ quan tình báo quan trọng, sau khi kinh qua nhiều chiến dịch đặc biệt không được tiết lộ, kể từ khi Nga cưỡng chiếm Crimea và phát động chiến tranh ở miền đông Ukraine năm 2014.

Bản thân anh cũng từng là mục tiêu của các vụ ám sát bất thành từ phía Nga, và hiện bị một tòa án ở Moscow phát lệnh bắt vì chủ mưu vụ đánh bom cầu Kerch.

Mạc Văn Trang - Trần Bang, người yêu nước cương trực

 

Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/04 Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trần Bang tên đầy đủ là Trần Văn Bang, sinh ngày 13/03/1961, tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Trần Bang luôn là học sinh giỏi từ trường cấp 2 đến trường cấp 3 Cẩm Giàng; năm 16 tuổi tốt nghiệp Trung học loại Giỏi, khóa thi 1977.

Trần Bang là sinh viên Học viện Thủy Lợi khóa 1977 - 1982. Anh tốt nghiệp Đại học loại Giỏi được giữ lại trường để đào tạo thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhưng anh xin nhập ngũ từ biên chế của Học Viện Thủy Lợi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.05.2023


 

dimanche 7 mai 2023

Dương Quốc Chính - Canh bạc tất tay của Trung cộng

 

Trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu lâu nay người Việt, thậm chí cả Tây, vẫn nghĩ là sự thần thánh của đạo quân chân đất Việt Minh. Nhưng thực ra nó là đó là một canh bạc lớn của Trung cộng, họ phải dồn nguồn lực vào đó, hỗ trợ bằng được ông em (về tuổi tác còn là ông anh) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đánh thắng Pháp.

Bởi vì, Trung cộng từ khi hình thành bốn năm trước vẫn mang tiếng là thổ phỉ đi lên, dạng khởi nghĩa nông dân cướp chính quyền của giới tinh hoa Quốc dân đảng. Chính danh chả có, không phải đánh đổ thực dân, phong kiến gì cả. Nên chẳng có vai trò trong mắt quốc tế.

Để khuếch trương thanh thế, tỏ ra một nước lớn, sau cả trăm năm bị coi là Đông Á bệnh phu, bị Tây, Nhật ức hiếp, Trung cộng bắt buộc phải "xuất khẩu cách mạng" sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Đem làn sóng đỏ lan ra các nước lân bang, cũng chính là vùng đệm (thuộc quốc) cũ của Trung Quốc. Bề ngoài thì coi là tình hữu nghị vô sản cùng xây dựng thế giới đại đồng, nhưng bản chất là Trung cộng muốn vợt lại thuộc địa cũ.

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu lá cờ và người Việt ở nước ngoài

 

Nhiều bạn trẻ ngày nay không biết đến lá cờ vàng ba sọc đỏ thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như họ không biết gì về một chánh thể đã tồn tại 21 năm ở miền Nam, không biết gì về người Việt vượt biển tị nạn.

Một số khác có lẽ chịu sự chi phối của tuyên truyền nên họ căm thù một cách vô điều kiện lá cờ mà họ hay nói xách mé là ‘ba que’. Cần nói thêm rằng lá cờ đó có ý nghĩa sâu sắc: màu vàng là tượng trưng cho đất nước, là màu truyền thống của các vương triều, còn ba sọc đỏ là tượng trưng cho ba miền đất nước. Có hơn 40 triệu người Việt lớn lên dưới lá cờ da vàng máu đỏ đó, và đó là một kỷ niệm khó phai nhòa.

Sau 1975, có hàng triệu người Việt vượt biển đến các nước lân cận xin tị nạn. Đối với những người này thì lá cờ Việt Nam Cộng Hòa có một ý nghĩa quan trọng. Khi ra biển và để làm tín hiệu cho các tàu khác cứu vớt, các tàu vượt biển của người Việt thường giương lá cờ đó để nói rằng họ đến từ miền Nam Việt Nam. Nhờ lá cờ đó mà hàng vạn người được cứu vớt và đi định cư ở nước ngoài. Lá cờ do đó là một hoài niệm, thậm chí một ‘ân nhân’.

Hiệu Minh - Điều không thể lý giải về…Tư bản

 

Nhân chuyện Chủ tịch nước mình sang dự lễ đăng quang Vua Charles III bên London, mình băn khoăn từ thời xưa, Marx, Engel, Lenin từng lên án bọn vua quan bóc lột, rồi tư bản thối tha. Thế rồi mọi thứ thay đổi, dân ta đi khắp nơi, kể cả sang tư bản.

Cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chiêm nghiệm. Chủ nghĩa tư bản thối tha nhưng hàng hóa thì không

Thời trẻ tôi được học trong trường, chủ nghĩa tư bản bóc lột người, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.

Nguyễn Văn Tuấn - Vua Charles III

 

Vậy là nước Úc có vua mới: Charles Đệ Tam, 73 tuổi. Ít ai biết rằng ông là người đầu tiên trong hoàng tộc có bằng cử nhân.

Khác với thân mẫu không có học ở trường nào (bà chỉ học trong Điện Buckingham), vua Charles III được học hành bài bản. Theo wiki, lúc 6 tuổi ông theo học tại trường Hill House School ở Chelsea (London). Trong thời gian chừng 6 tháng theo học, báo cáo điểm của trường ghi rằng cậu bé Charles tuy học có phần chậm nhưng học lực trên trung bình.

Đến năm 1962, Charles được chuyển đến trường nội trú Gordonstoun ở Tô Cách Lan, nơi mà cha ông (Hoàng thân Philip) từng theo học trước đây. Charles theo học ở đây được 5 năm. Theo vài nguồn (kể cả phim ảnh) thì Charles không mặn mà với trường Gordonstoun, thậm chí có đồn rằng Charles từng bị đám học trò khác ăn hiếp ở đây.

Đỗ Duy Ngọc - Cô giáo qua đời trên đường đến trường

 

Sau mấy ngày nghỉ lễ, cô giáo Mai Thị Yến cùng chồng cũng là giáo viên đang dạy học vùng cao cùng con nhỏ quay trở lại trường. Đường đến trường ở trên núi, đi qua những con đường nguy hiểm, cheo leo và xe cùng người rơi xuống vực sâu.

Cô giáo Yến qua đời, chồng chấn thương nặng phải vào cấp cứu ở bệnh viện, đứa con bị thương nhẹ. Cô Yến là giáo viên mầm non trường Đường Thượng, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Cô giáo quê huyện Bắc Quảng, Hà Giang, xung phong lên bản làng xa xôi dạy học đã 13 năm nay.

Tin báo: "Ngày 03/05, sau kỳ nghỉ lễ, bé N.K.T theo ba mẹ từ Phú Thọ lên xã Đường Thượng dạy học. Trên đường đi, do dốc trơn trượt, xe máy gặp sự cố, cả gia đình lao xuống vực. 

Tạ Duy Anh - Hộ chiếu 4.0 và cụ Mác

 

Khi gửi hồ sơ dịch vụ cấp độ 4 dưới sự hướng dẫn của con gái, đến cơ quan phụ trách việc cấp hộ chiếu cho công dân, thú thực tôi rất...nghi ngờ hiệu quả thực chất.

Nhưng mà mọi thứ đều ở mức hoàn hảo. Thủ tục gì thiếu, lỗi, được máy thông báo ngay để người làm hộ chiếu bổ sung, chỉnh sửa. Khi hồ sơ được nhận, lập tức có thông báo qua tin nhắn và hộp thư, cực kỳ chi tiết. Từ đây, có thể vừa uống cà phê vừa chém gió mà vẫn biết hồ sơ của mình đang ở đoạn nào.

Đúng như thời gian dự kiến, khoảng 10 ngày, bưu điện chuyển hộ chiếu gắn chip về tận nhà. Tổng cộng hết 270.000 đồng, gồm 200.000 đồng phí dịch vụ theo quy định, 40.000 đồng chụp ảnh tại hiệu và 30.000 đồng phí bưu điện.

Thái Vũ - Thận trọng với thực phẩm chức năng

 

Về Việt Nam, rất ngạc nhiên khi thấy người mình ưa chuộng và nói rất nhiều về "thực phẩm chức năng".

Tuy nhiên khi tôi hỏi "thực phẩm chức năng là gì?" thì hoặc ú ớ hoặc trả lời rất ngon lành là "thực phẩm có thuốc" hoặc "thực phẩm để chữa bệnh".

1. Ta nên phân biệt "functional foods" (FF - thực phẩm chức năng) và "Dietary supplement" (DS - chất bổ sung vào chế độ ăn uống).

Từ Thức - Vài câu hỏi nhức nhối, 48 năm sau

 

48 năm !

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội ‘’hát trên những xác người’’ để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực  tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi.

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.05.2023


 

samedi 6 mai 2023

Phúc Lai - Nhận xét về tin tức hóng được từ cuộc xâm lược Ukraine của Putox ngày 06/05/2023

 

1. Chiến sự

• Trong ngày 05/05, Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành 10 đợt không kích vào các điểm tập trung quân và thiết bị quân sự của đối phương. Họ cũng đã đánh chặn các UAV của địch: 5 Shahed-136/131, 2 Zala, 1 Orlan-10, 1 Kub và 1 Lancet UAV.

• Trong ngày 05/05, lực lượng tên lửa và pháo binh Ukraine đã 5 lần tấn công các khu vực tập trung vũ khí và thiết bị quân sự, 3 lần vào các kho đạn dược và nhiên liệu. Một cơ sở phòng không và 5 mục tiêu quan trọng khác của kẻ thù cũng bị tiêu diệt.

Bình loạn : Ở Bakhmut Nga vẫn tấn công và diễn biến… vẫn vậy. Vì thế tui xin phép để đến phần sau viết tiếp. Chỉ xin lưu ý trong phần này là trong bản tin hôm qua có đên 30 cái xe tải và xe bồn bị tiêu diệt, còn hôm nay chỉ còn có 20 cái thôi.

Dương Quốc Chính - Nhạy cảm quá khứ chiến tranh

Việc Việt Nam phản đối một công ty và bưu chính Úc về việc họ sản xuất vật phẩm lưu niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa là rất vô lối. Bởi vì đây là đồng tiền kỷ niệm liên quan đến lịch sử, thì phải tôn trọng lịch sử.

Úc rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa, là một quốc gia được nhiều nước công nhận, và chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công nhận là một bên để ký hiệp định Paris.

Quân đội Úc từng tham chiến ở miền Nam với vai trò là đồng minh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, với quân số khoảng 60 ngàn, họ chỉ thua kém số lượng quân Mỹ và Hàn. Quân đội Úc có đánh trận Long Tân, là một trận ác liệt với quân Việt Cộng, trận này có đưa thành phim truyện. Không phải ai cũng biết tới chuyện này.

Lâm Bình Duy Nhiên - Biểu tượng nhạy cảm!

 

Chỉ mới đây thôi, ông Chủ tịch nước còn nhờ chính quyền Úc can thiệp và xử lý các cá nhân hay tổ chức “phản động” chống phá Việt Nam tại Úc.

Giờ thì Bộ Ngoại giao Việt Nam lại yêu cầu phía Úc ngừng lưu hành đồng tiền lưu niệm hai đô la Úc có hình cờ vàng ba sọc đỏ, do Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc phát hành.

Bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết chính quyền Việt Nam "lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối" hành động của Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc.