Affichage des articles dont le libellé est Đường sắt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đường sắt. Afficher tous les articles

vendredi 11 juin 2021

Tạ Duy Anh - Người Pháp mà thiếu « tế nhị »


Câu nói đã thành ngạn ngữ “Lịch sự như người Pháp” hóa ra không phải lúc nào cũng đúng.

Trong vụ kết luận về độ an toàn của đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, thì “tuy là người Pháp” nhưng rõ ràng các vị chả…tinh tế chút nào! Đánh giá tận 76 tiêu chí, thì bớt đi hay thêm vào một tiêu chí không đạt, liệu đã chết được ai?

Sao không là con số 15 hoặc 17, mà lại là 16? Các vị có biết con số 16 bị người dân Việt căm ghét như thế nào không?

samedi 20 mars 2021

Nguyễn Thông - Đường sắt cho Đồng bằng sông Cửu Long


Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hội dân sinh cực kỳ to lớn.

Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu...

Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh và sự cạnh tranh của xe đò, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng hai tuyến đường sắt đó, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi.

dimanche 14 février 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Giấc mơ đầu xuân


Bình luận của nhà báo Lưu Trọng Văn : « Cản trở lớn nhất cho đường sắt cao tốc là nhóm lợi ích khổng lồ đang làm chủ các hãng hàng không. »

1. SAU MỘT ĐÊM NGỦ

Đất nước bước vào thập niên 2021-2030. Ước muốn lớn nhất mang tính chìa khóa là Cải cách Thể chế.

Cải cách Thể chế cấp thiết đến mức từ  cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập. Nhưng sau tất cả những gì thể hiện ở Đại hội XIII thì đành tạm gác lại. Vì ước muốn đó nằm ngoài suy nghĩ của người thực quyền.

Bởi thế mà phải nói về ước muốn khác. Ước muốn về phát triển kinh tế. Đó là ước muốn buổi tối lên tàu tại Hà Nội, sáng đến TP Hồ Chí Minh. Một điều tầm thường cho công dân EU đã 40 năm, nhưng là điều ước khó trở thành hiện thực cho người Việt Nam cho đến trước năm 2040.

dimanche 7 juin 2020

Trần Văn Thọ - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc Trung Quốc



Tôi viết bài dưới đây đã 5 năm nhưng rất tiếc nội dung vẫn còn tính thời sự. Mong những người liên quan, nhất là các quan chức có trách nhiệm, hiểu vấn đề để đừng mù quáng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Sự kiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
(Viết vào mùa hè năm 2015 nhưng rất tiếc là vẫn còn nguyên giá trị)

Tháng 6 năm 2015 dư luận trong nước xôn xao về sự kiện Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Người dân đặt nghi vấn là tại sao phải mua của Trung Quốc, trong khi công nghệ tàu đường sắt của các nước tiên tiến chất lượng cao hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc, ai cũng thấy phải cải thiện quan hệ một chiều này.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải đáp thắc mắc nầy trong buổi gặp mặt báo chí ngày 9/6/2015. Nếu những ý kiến của Bộ trưởng phản ảnh trên báo là chính xác thì thật đáng lo cho Việt Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. 

jeudi 4 juin 2020

Nguyễn Thông - Bêu riếu



Công trình thế kỷ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm 12 năm vẫn chưa xong, và không biết bao giờ mới xong.

Không bàn tới chuyện đội vốn và chất lượng nữa (chán lắm rồi). Chỉ riêng việc 8 lần trễ hẹn, hẹn tới hẹn lui ngày khánh thành, cũng đủ chất liệu làm thành tấn bi hài kịch siêu phẩm.

Cách tốt nhất với công trình này là phá bỏ nó đi, càng sớm càng tốt. Cách tốt nhì là chấm dứt ngay sự hoàn thiện, và cứ để đó như một thứ hiện vật bảo tồn đầy tai tiếng của thời đại rực rỡ, để sau này con cháu chiêm ngưỡng. Cách cuối cùng là bán ve chai miễn phí, ai mua rẻ thì khỏe, ra mua nào.

mercredi 3 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Không chi 1 xu nào nữa cho tổng thầu đường sắt Cát Linh-Hà Đông



1. Tin tổng thầu Trung Quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh -Hà Đông và để bàn giao, đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước. 

600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập tháng chỉ 1.000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng thầu Trung Quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung Quốc trong 1 tháng. 

2. Thưa với Chính phủ, Thưa với Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Thưa với Lãnh đạo Hà Nội: Không chi 1 xu nào nữa cả. Buộc tổng thầu Trung Quốc phải thực hiện đúng hợp đồng. 891,92 triệu đô la cho 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông là cái giá 3 lần cắt cổ. Đúng như báo Lao Động đã gọi tên “là một khúc xương 13 km không thể nuốt”.

Quang Vĩnh - Trả lãi 980 tỉ đồng/năm để xây tượng đài hữu nghị ?

- Năm 2008, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được ký kết giữa Việt Nam-Trung Quốc. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) làm tổng thầu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là chủ đầu tư.

- Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỉ VNĐ (552,86 triệu USD), trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD. 

- Ngày 10/10/2011, dự án chính thức khởi công và lộ trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6/2014. Từ tháng 10/2014 - 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2015.

* 8 LẦN THẤT HỨA?

lundi 1 juin 2020

Hoàng Hải Vân - Giỡn mặt nhân dân lâu rồi đó !



Vay vốn của Trung Quốc để làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông : Chấp nhận chỉ định nhà thầu Trung Quốc, nhà tư vấn giám sát Trung Quốc, vật tư thiết bị mua của Trung Quốc theo giá của Trung Quốc, khiến cho giá công trình cao vọt so với đấu thầu quốc tế. Vay thương mại hay ODA cũng chẳng khác gì tín dụng đen. 

Nhà thầu đội vốn bao nhiêu, vay thêm bấy nhiêu và bỏ tiền đối ứng ra bấy nhiêu. Nhà thầu bàn giao công trình vào lúc nào, không theo ý của chủ đầu tư mà theo ý của nhà thầu. 

Kiểm toán từng chỉ ra hàng loạt những sai phạm, nhưng chẳng ai bị làm sao. Công trình dở dang vẫn nằm trơ giữa thủ đô Hà Nội, đưa cái cổ người dân vào thòng lọng bẫy nợ tín dụng đen của Trung Quốc. Thách thức lương tri, thách thức tổ tiên nòi giống, trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng và chừng ấy nhiệm kỳ Quốc hội nhưng chẳng một ai chịu trách nhiệm.

Mạnh Quân - Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, bẫy nợ lớn nhất của Bắc Kinh cho Việt Nam



Chẳng cần phải đến khi thằng tổng giám đốc tổng thầu dự án Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông nó đòi thêm 50 triệu USD mới có thể bàn giao công trình. Trước đó, tôi dám khẳng định đây là cái "bẫy nợ" lớn nhất mà Bắc Kinh đã giăng ra và Việt Nam đã sa vào.

Trong các dự án dạng "bẫy nợ" theo kế hoạch Vành đai & Con đường của Tập Cận Bình, thì đây là dự án thuộc diện tồi tệ nhất mà Việt Nam lại dính phải. 

Trước đây, cùng một dự án, ở Tanzania hay gì đó, họ đã hoàn thành, đi vào hoạt động với chiều dài tuyến đường gấp đôi của Việt Nam và với số tiền bằng phân nửa (để check lại).

samedi 29 février 2020

Mai Bá Kiếm - Rước chuyên gia từ vùng dịch về lo dự án…mắc dịch !


Bộ Giao thông –Vận tải đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đình trệ.

Vì 100 thằng “chiên gia” tào lao này sang Việt Nam làm "cố vấn" bằng chiếu khán du lịch, nên không được trở lại Việt Nam (sau khi về Trung Quốc nghỉ Tết và dịch bùng phát).

Chiên gia quần què gì mà đếch được Việt Nam cấp Skilled Worker Visa (chiếu khán chuyên gia thời hạn 2 năm), phải xài chiếu khán du lịch (3 tháng), để khi đáo hạn phải đến cửa khẩu Lạng Sơn đóng dấu xuất cảnh, rồi quay trở lại đóng dấu nhập cảnh.

dimanche 29 décembre 2019

Cải cách hưu bổng : Chính quyền Pháp và nghiệp đoàn tiếp tục công kích nhau

Biểu tình chống cải cách hưu trí tại Paris ngày 28/12/2019.
Đăng ngày:


Thủ lãnh nghiệp đoàn CGT, Philippe Martinez cáo buộc chính quyền tạo ra cảnh xáo trộn, muốn « câu giờ » để phong trào suy giảm dần, trong khi đình công đã kéo dài hơn so với hồi năm 1995. Theo ông, tổng thống Emmanuel Macron « muốn đóng vai nhân vật của một thế giới mới, nhưng lại bắt chước bà Margaret Thatcher ».

Ngược lại quốc vụ khanh phụ trách giao thông, ông Jean-Baptiste Djebbari tố cáo CGT hoạt động nghiệp đoàn theo kiểu « phong tỏa » thậm chí « đe dọa », gây áp lực một cách bất thường lên nhân viên đường sắt để họ phải tham gia đình công.

vendredi 20 décembre 2019

Pháp : Đình công tiếp tục trong dịp Noël, ngày hành động mới 9/1

Paris, ngày giao thông đình công thứ 16, 20/12/2019.
Đăng ngày:


Tình hình giao thông có cải thiện đôi chút trong ngày đình công thứ 16 hôm nay, với phân nửa số tàu cao tốc và 1/4 tàu ngoại ô của Công ty đường sắt Pháp (SNCF) hoạt động. Tại Paris, chỉ còn sáu tuyến métro đóng cửa, theo Công ty giao thông công cộng Paris (RATP). Tuy nhiên 59% các chuyến tàu cao tốc chạy vào ngày 23 và 24/12 đã bị hủy.

Nghiệp đoàn lớn thứ nhì ở SNCF là Unsa kêu gọi tạm ngưng đình công trong kỳ nghỉ cuối năm nhưng ba nghiệp đoàn khác là CGT, SUD-Rail và FO quyết định tiếp tục. Trong khi đó thủ tướng Edouard Philippe « kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người để giúp cho hàng triệu người Pháp có thể về đoàn tụ với gia đình vào dịp cuối năm ».

dimanche 24 novembre 2019

Lưu Trọng Văn - Thòng lọng đang siết cổ


Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đang mở chiến dịch ủng hộ Trung Quốc cho vay 100.000 tỉ đồng làm đường sắt cao tốc, cùng khổ với đường sắt của Trung Quốc nối Hà Khẩu Trung Quốc với Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Với tuyến đường sắt cao tốc cùng khổ với đường sắt Trung Quốc, do chính Trung Quốc tư vấn thiết kế và cho vay tiền, Bắc Kinh muốn mở đường tốt nhất ồ ạt vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam, và đường ra biển cho Vân Nam để xuất khẩu gần nhất. Đồng thời tiếp tục thực hiện kết nối Trung Quốc với Vân Đồn - không xa Hải Phòng, theo âm mưu "Vành đai và con đường" bị toàn Dân Việt Nam ngăn chặn khi chống lại Luật Ba đặc khu.

Chuyện gì đây?

Thêm một cái bẫy đang giăng, đồng thời thêm một cái thòng lọng đang siết cổ...???

jeudi 16 août 2018

Nguyễn Tiến Tường - Họ & Ta



Nhiều người bắt đầu nói về tâm lý bài Trung Quốc ở dự án Metro Cát Linh – Hà Đông. Riêng đối với cá nhân tôi, tôi xin nói thẳng để khỏi mang tiếng lợi dụng: Tôi bài Trung Quốc! Bởi vì những thứ họ mang đến đất nước này, không có gì tốt đẹp. 

Bauxite, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ hủ lậu sẽ biến Việt Nam thành bãi rác đúng nghĩa của Trung Quốc. Sự lệ thuộc nông sản của nông nghiệp, những trò mèo mua lá điều, mua đỉa… là sự phá hoại vi mô. Sự lệ thuộc dòng vốn của kinh tế vĩ mô các chuyên gia đã cảnh báo nhiều…

Nguyễn Tiến Tường - Metro Hà Nội, nhìn từ Trung Quốc




Ảnh đường ray Cát Linh – Hà Đông của Chi Trần.

Ghi chú của Thụy My : Tác giả có đôi chút nhầm lẫn về tên gọi. « Metro » (thường ở những nước không dùng tiếng Anh) hay « subway » đều như nhau, được định nghĩa là « phương tiện vận chuyển công cộng ở đô thị, thường đi ngầm dưới lòng đất, nhưng vẫn có thể chạy trên cao, và hiếm khi trên mặt đất – thường dành cho tramway ». 


Đến 900 triệu đô cho 13 km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đô/km. Đây là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đô/km). Đương nhiên, đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ. 

Trườn với vận tốc 35 km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.

Nguyễn Tiến Tường - Về metro Cát Linh-Hà Đông


Hồi này năm trước, tôi được đi Đài Loan. Trên đại lộ lớn của Cao Hùng, có một tuyến đường sắt trên cao. Rất kỳ lạ, cả một đoàn tàu dài lòng thòng, xơ xác vài bóng người. Cô hướng dẫn viên gốc Việt nói đó là “con tàu ma”, chủ yếu phục vụ khách du lịch thưởng ngoạn. Tin tôi đi, thân hình của nó vẫn mang đường cong rất mỹ miều và gợi cảm. Đầu tàu vẫn mang nét uy dũng dù tất nhiên là nó đã lỗi thời và sắp sửa vào bảo tàng.

Nó khác hẳn với vẻ ngoài lệt ệt và đần độn của tàu Cát Linh – Hà Đông. Không phải tôi bài xích hoặc bỉ bai gì cả. Nhưng tương tự Đài Loan, hàng loạt đô thị Á Châu như Bangkok, Singapore… đã sử dụng loại tàu này từ thập niên 80-90 thế kỷ trước. Châu Âu, đương nhiên xa hơn thậm chí cả nửa thế kỷ. 

lundi 13 août 2018

Nguyễn Quang Thiều - Ba vấn đề lớn từ một chiếc thẻ lên tàu…rất nhỏ



Cách đây mấy ngày, tôi nhìn thấy trên Facebook của thầy giáo tôi, thầy Nguyễn Tích Lăng, những tấm biển chỉ dẫn các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh. Tôi sững sờ. Trên các tấm biển chỉ dẫn đó ghi hai thứ tiếng : Trung và Việt. Tiếng Trung ở trên và tiếng Việt ở dưới. 

Tôi mò vào tìm đọc thông tin này thấy một tờ báo online chính thống nói thông tin từ Ban quản lý ( phía Việt Nam) giải thích đó là lỗi của nhà thầu ( phía Trung Quốc) chứ không phải của Ban quản lý, và lý do họ đề tiếng Trung Quốc vì để cho các chuyên gia Trung Quốc đang giúp vận hành thử tàu. Tờ báo cũng nói những biển chỉ dẫn đã được tháo bỏ. Vì thế tôi không định bàn về việc đó nữa. 

Mạnh Kim - Chiếc vé 4.0


Sân ga nhộn nhịp. Mọi người háo hức chuẩn bị bước lên chuyến tàu bốn toa, tượng trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại hóa phiên bản 4.0. Vẻ mặt người nào cũng vui vẻ. 

Xen lẫn âm thanh ồn ào là tiếng rao hàng vang dội, bằng song ngữ, tiếng Hoa trước rồi tiếng Việt sau. Bọn trẻ bán hàng rong thế mà “hội nhập” nhanh thật. Nhốn nháo một lúc, thế rồi, mọi người ngoảnh đầu về phía chiếc loa to, đang vang vang kêu gọi hành khách nhanh chóng lên tàu cho kịp giờ khởi hành. Loa cũng phát bằng song ngữ. Hoa trước, Việt sau.

mercredi 4 avril 2018

Giao thông tiếp tục hỗn loạn trong ngày thứ hai đình công ở Pháp

Cảnh tại nhà ga Saint-Lazare, Paris, trong ngày đình công ngành hỏa xa Pháp. Ảnh 03/04/2018.

Hôm nay, 04/04/2018, ngày thứ hai đình công tại Công ty Xe lửa Quốc gia Pháp SNCF, giao thông đường sắt tiếp tục rối loạn và tình trạng kẹt xe tăng lên gấp đôi. Chính phủ dự báo « những ngày khó khăn » sắp tới đối với người sử dụng phương tiện công cộng.
Ban giám đốc SNCF ước tính trung bình có 1/7 tàu cao tốc (TGV) và 1/5 tàu nội vùng hoạt động, tương đương với ngày hôm qua. Tỉ lệ tham gia đình công là gần 34%, nhưng đối với những công nhân cần thiết cho việc vận hành xe lửa, số đình công rất cao : có đến 77% người lái tàu không đến làm việc, kiểm soát viên 69% và công nhân bẻ ghi 39%.

mercredi 27 septembre 2017

Tàu cao tốc Pháp-Đức hợp nhất đối phó với cạnh tranh Trung Quốc

Một tàu cao tốc AGV (Automotrice à grande vitesse), do tập đoàn Alstom chế tạo, phiên bản cải tiến của tàu TGV, tại Saint-Ouen, ngoại ô Paris, ngày 26/09/2017.

Tập đoàn Alstom của Pháp và Siemens của Đức sẽ sáp nhập các hoạt động đường sắt, theo loan báo tối qua 26/09/2017 từ phía Pháp. Đây là một liên minh về kinh tế để chống lại tập đoàn Trung Quốc CRRC, đồng thời mang tính chính trị, được nguyên thủ Pháp-Đức đồng thuận.
« Siemens Alstom » sẽ trở thành tập đoàn đứng nhì thế giới về phương tiện đường sắt, đứng nhất về hệ thống tín hiệu. Tàu cao tốc (TGV) Pháp-Đức có số vốn góp tương đương giữa đôi bên trong bốn năm đầu, nhưng thỏa thuận dự kiến Siemens sau đó sẽ tăng vốn lên trên 50,5%.