Đăng ngày 28-11-2014
Hai nhà đấu tranh Trung Quốc hôm nay 28/11/2014 bị
đưa ra tòa vì đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại việc kiểm duyệt.
Theo các luật sư, đây là một dấu hiệu mới cho thấy quyết tâm của chính
quyền dập tắt mọi sự phản kháng.
Ra
trước tòa án Quảng Đông, hai nhà văn Quách Phi Hùng (Guo Feixiong) và
Tôn Đức Thắng (Sun Desheng) có nguy cơ lãnh án đến 5 năm tù giam vì nỗ
lực thức tỉnh các đồng bào mình về tình hình nhân quyền. Luật sư của họ
là Lý Kim Tinh (Li Jinxing) cho AFP biết như trên.
Hai nhà văn được biết chủ yếu qua bút danh, là những bị cáo cuối cùng trong một loạt các luật sư, giáo sư đại học, nhà báo, nhà tranh đấu bị truy tố trong những tháng gần đây chỉ vì chỉ trích chính quyền. Họ là mục tiêu của một chiến dịch đàn áp chưa từng thấy từ nhiều năm qua.
Nhà văn Quách Phi Hùng, tên thật là Dương Mậu Đông (Yang Maodong), và nhà văn Tôn Đức Thắng, tên thật là Tôn Tư Hỏa (Sun Sihuo) bị cáo buộc tội « tập trung đông người gây rối trật tự công cộng » - một tội danh thường xuyên được sử dụng để truy tố những người phản kháng. Bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, các tòa án thường ra phán quyết có tội trong hầu hết các trường hợp.
Viện Kiểm sát lên án hai nhà văn đã ủng hộ phong trào phản đối việc kiểm duyệt một tờ báo có quan điểm tự do vào năm ngoái, đòi hỏi mức án cao nhất cho tội danh trên. Hôm 01/01/2013 khoảng một trăm người đã biểu tình ở Quảng Đông trước tòa soạn báo Nam Phương Chu Mạt (Nanfang Zhoumo), phản đối việc kiểm duyệt bài xã luận đầu năm mới của tờ báo.
Luật sư tuyên bố : « Ông Quách Phi Hùng muốn thúc đẩy sự tiến triển của xã hội một cách ôn hòa và chừng mực. Nhưng chính quyền không muốn hiểu điều đó ».
Về phía tổ chức Chinese Human Rights Defenders (CHRD) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, hai nhà văn còn bị kết tội đã đi một vòng đất nước để quảng bá cho nhân quyền. Bốn nhà tranh đấu khác tham gia chuyến đi này cũng đã bị bắt. CHRD tố cáo việc nhà cầm quyền từ chối « nới lỏng việc kiểm soát hệ thống tư pháp ».
Ông Quách Phi Hùng còn là cố vấn pháp luật ở Quảng Đông, từng được biết đến qua việc ủng hộ một cuộc nổi dậy của dân làng năm 2006, chống lại một bí thư đảng ủy cưỡng chế đất của dân một cách phi pháp để làm giàu bất chính.
Trung QuốcChâu ÁKiểm duyệtTư phápBáo chí
Hai nhà văn được biết chủ yếu qua bút danh, là những bị cáo cuối cùng trong một loạt các luật sư, giáo sư đại học, nhà báo, nhà tranh đấu bị truy tố trong những tháng gần đây chỉ vì chỉ trích chính quyền. Họ là mục tiêu của một chiến dịch đàn áp chưa từng thấy từ nhiều năm qua.
Nhà văn Quách Phi Hùng, tên thật là Dương Mậu Đông (Yang Maodong), và nhà văn Tôn Đức Thắng, tên thật là Tôn Tư Hỏa (Sun Sihuo) bị cáo buộc tội « tập trung đông người gây rối trật tự công cộng » - một tội danh thường xuyên được sử dụng để truy tố những người phản kháng. Bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, các tòa án thường ra phán quyết có tội trong hầu hết các trường hợp.
Viện Kiểm sát lên án hai nhà văn đã ủng hộ phong trào phản đối việc kiểm duyệt một tờ báo có quan điểm tự do vào năm ngoái, đòi hỏi mức án cao nhất cho tội danh trên. Hôm 01/01/2013 khoảng một trăm người đã biểu tình ở Quảng Đông trước tòa soạn báo Nam Phương Chu Mạt (Nanfang Zhoumo), phản đối việc kiểm duyệt bài xã luận đầu năm mới của tờ báo.
Luật sư tuyên bố : « Ông Quách Phi Hùng muốn thúc đẩy sự tiến triển của xã hội một cách ôn hòa và chừng mực. Nhưng chính quyền không muốn hiểu điều đó ».
Về phía tổ chức Chinese Human Rights Defenders (CHRD) có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, hai nhà văn còn bị kết tội đã đi một vòng đất nước để quảng bá cho nhân quyền. Bốn nhà tranh đấu khác tham gia chuyến đi này cũng đã bị bắt. CHRD tố cáo việc nhà cầm quyền từ chối « nới lỏng việc kiểm soát hệ thống tư pháp ».
Ông Quách Phi Hùng còn là cố vấn pháp luật ở Quảng Đông, từng được biết đến qua việc ủng hộ một cuộc nổi dậy của dân làng năm 2006, chống lại một bí thư đảng ủy cưỡng chế đất của dân một cách phi pháp để làm giàu bất chính.
Trung QuốcChâu ÁKiểm duyệtTư phápBáo chí
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141128-trung-quoc-hai-nha-van-chong-kiem-duyet-bao-chi-bi-xet-xu-tai-quang-dong/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.