Đăng ngày 13-12-2014
Yeon Mi Park chỉ mới 9 tuổi, khi cùng với tất cả
dân làng bị buộc phải chứng kiến một vụ hành quyết công khai một người
thân bị kết tội đã xem các đĩa DVD phim cấm – theo lời kể của cô tại
Washington. Bên cạnh cô, anh thanh niên Joseph Kim thuật lại anh đã thấy
cha mình suy sụp và qua đời trong trận đói thập niên 90 tại Bắc Triều
Tiên, bị Liên Hiệp Quốc lên án là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền.
Hai
người trẻ Bắc Triều Tiên tị nạn đã kể lại cặn kẽ câu chuyện của mình
trong tuần này, nhân một buổi lễ đặc biệt tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhân
Ngày Quốc tế Nhân quyền. Trước các nhà ngoại giao Mỹ, các hiệp hội và
báo chí, họ đã mở hé sự thật về các điều kiện sống khủng khiếp ở Bắc
Triều Tiên, đất nước mà họ đã bỏ trốn cách đây nhiều năm để đến Mỹ tị
nạn.
Yeon Mi Park, năm nay 21 tuổi, gốc gác từ thành phố Hyesan, thủ phủ tỉnh Ryanggang ở miền bắc, gần biên giới Trung Quốc. Cô là con gái một viên chức chính phủ, nên vào thời đó gia đình cô sống ổn định và an toàn.
Nhờ ở gần Trung Quốc, vào cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000 cô bé có được một cửa số nhỏ nhìn ra thế giới bên ngoài, thông qua các DVD phim Trung Quốc, Nga và Mỹ được bán lén lút. Cho đến khi mẹ của một trong những người bạn cô bắt gặp cô bé sở hữu các đĩa phim cấm. Tội này có nguy cơ lãnh án tử hình và bị hành quyết công khai.
Cha cô, để cố tìm cách sống sót qua trận đói, đã buôn lậu một số hàng hóa giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Park phân tích bằng tiếng Anh : « Ý tưởng về thị trường rất quan trọng vì ngay khi bắt đầu ra buôn bán, chúng ta nghĩ về mình như một cá nhân, và đây là mối đe dọa lớn cho một chế độ toàn trị ». Nhưng năm 2004, cha cô bị bắt và đày đi trại cải tạo. Cô thầm thì : « Chúng tôi không còn có tương lai ».
Bắt đầu một cuộc chạy trốn kéo dài và khủng khiếp
Đầu tiên là trốn sang Trung Quốc cùng với người mẹ. Một thương nhân trông thấy, đe dọa sẽ giải giao hai mẹ con cho công an. Người này đề nghị quan hệ tình dục với cô bé để đối lấy sự im lặng với ông ta. Yeon Mi Park chỉ mới 13 tuổi. Cô thở dài : « Mẹ tôi đã đề nghị cho ông ta hãm hiếp, để bảo vệ tôi ». Cả khán phòng sững sờ.
Người cha, được thả khỏi trại cải tạo, xoay sở để đoàn tụ với vợ con ở Trung Quốc, nhưng bệnh ung thư phổi đã đưa ông sang thế giới bên kia. Yeon Mi Park và mẹ cùng nhập chung với một nhóm người tị nạn khác, hướng về Mông Cổ.
« Chúng tôi đã băng qua sa mạc Gobi, tránh được công an Trung Quốc, các vụ bố ráp và thú hoang, nhìn sao trên trời mà định hướng. Chúng tôi muốn được sống như những con người ». Cô gái kể lại với một nụ cười rạng rỡ, tuy vẫn không nói vì sao cô đến được đất Mỹ.
Người đồng hương Joseph Kim của cô, 24 tuổi, cũng đã chịu rất nhiều đau khổ.
Anh chỉ mới 12 tuổi khi cha anh bị chết đói. Mẹ và em gái bỏ trốn sang Trung Quốc, Kim ở lại một mình. Anh thanh niên kể : « Đây không chỉ là chuyện riêng của tôi mà là của hàng triệu người Bắc Triều Tiên. Nạn đói là một sự sỉ nhục, thiếu vắng hoàn toàn hy vọng ».
Ngày nay Joseph Kim là sinh viên tại New York, sau khi chạy trốn qua Trung Quốc năm 2006. Anh bày tỏ hy vọng: « Tôi thành thật tin rằng tất cả chúng ta đều có thể giúp đỡ Bắc Triều Tiên thay đổi và mở cửa. Và khi điều đó diễn ra, dân tộc Bắc Triều Tiên mới có thể sống một cách xứng đáng ».
Tỵ nạnBắc Triều TiênChâu ÁHoa KỳNhân quyền
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141213-nguoi-ti-nan-to-cao-cuoc-song-khung-khiep-o-bac-trieu-tien/
Yeon Mi Park, năm nay 21 tuổi, gốc gác từ thành phố Hyesan, thủ phủ tỉnh Ryanggang ở miền bắc, gần biên giới Trung Quốc. Cô là con gái một viên chức chính phủ, nên vào thời đó gia đình cô sống ổn định và an toàn.
Nhờ ở gần Trung Quốc, vào cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000 cô bé có được một cửa số nhỏ nhìn ra thế giới bên ngoài, thông qua các DVD phim Trung Quốc, Nga và Mỹ được bán lén lút. Cho đến khi mẹ của một trong những người bạn cô bắt gặp cô bé sở hữu các đĩa phim cấm. Tội này có nguy cơ lãnh án tử hình và bị hành quyết công khai.
Cha cô, để cố tìm cách sống sót qua trận đói, đã buôn lậu một số hàng hóa giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Park phân tích bằng tiếng Anh : « Ý tưởng về thị trường rất quan trọng vì ngay khi bắt đầu ra buôn bán, chúng ta nghĩ về mình như một cá nhân, và đây là mối đe dọa lớn cho một chế độ toàn trị ». Nhưng năm 2004, cha cô bị bắt và đày đi trại cải tạo. Cô thầm thì : « Chúng tôi không còn có tương lai ».
Bắt đầu một cuộc chạy trốn kéo dài và khủng khiếp
Đầu tiên là trốn sang Trung Quốc cùng với người mẹ. Một thương nhân trông thấy, đe dọa sẽ giải giao hai mẹ con cho công an. Người này đề nghị quan hệ tình dục với cô bé để đối lấy sự im lặng với ông ta. Yeon Mi Park chỉ mới 13 tuổi. Cô thở dài : « Mẹ tôi đã đề nghị cho ông ta hãm hiếp, để bảo vệ tôi ». Cả khán phòng sững sờ.
Người cha, được thả khỏi trại cải tạo, xoay sở để đoàn tụ với vợ con ở Trung Quốc, nhưng bệnh ung thư phổi đã đưa ông sang thế giới bên kia. Yeon Mi Park và mẹ cùng nhập chung với một nhóm người tị nạn khác, hướng về Mông Cổ.
« Chúng tôi đã băng qua sa mạc Gobi, tránh được công an Trung Quốc, các vụ bố ráp và thú hoang, nhìn sao trên trời mà định hướng. Chúng tôi muốn được sống như những con người ». Cô gái kể lại với một nụ cười rạng rỡ, tuy vẫn không nói vì sao cô đến được đất Mỹ.
Người đồng hương Joseph Kim của cô, 24 tuổi, cũng đã chịu rất nhiều đau khổ.
Anh chỉ mới 12 tuổi khi cha anh bị chết đói. Mẹ và em gái bỏ trốn sang Trung Quốc, Kim ở lại một mình. Anh thanh niên kể : « Đây không chỉ là chuyện riêng của tôi mà là của hàng triệu người Bắc Triều Tiên. Nạn đói là một sự sỉ nhục, thiếu vắng hoàn toàn hy vọng ».
Ngày nay Joseph Kim là sinh viên tại New York, sau khi chạy trốn qua Trung Quốc năm 2006. Anh bày tỏ hy vọng: « Tôi thành thật tin rằng tất cả chúng ta đều có thể giúp đỡ Bắc Triều Tiên thay đổi và mở cửa. Và khi điều đó diễn ra, dân tộc Bắc Triều Tiên mới có thể sống một cách xứng đáng ».
Tỵ nạnBắc Triều TiênChâu ÁHoa KỳNhân quyền
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141213-nguoi-ti-nan-to-cao-cuoc-song-khung-khiep-o-bac-trieu-tien/
Bắc Triều Tiên không có những nhân sĩ trí thức độc lập (rất) tương đối để tô hồng bộ mặt nhân quyền gớm ghiếc của Đảng & Chính phủ như Việt Nam
RépondreSupprimerTiếc, tiếc quá đi mất!
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimer