Một bất ngờ lớn về ngoại giao liên quan đến cuộc
khủng hoảng Ukraina : Tổng thống Pháp François Hollande và Tổng thống
Nga Vladimir Putin chiều nay 06/12/2014 gặp gỡ tại Matxcơva. Hai nguyên
thủ sẽ có cuộc đối thoại tay đôi không chuẩn bị trước.
Cuộc hội đàm này diễn ra trong lúc ông Hollande hôm qua kêu gọi « xuống thang »
trong cuộc khủng hoảng Ukraina, sau khi ông Putin đọc một bài diễn văn
kịch liệt đả kích phương Tây, quy cho trách nhiệm trong cuộc xung đột
này.
Từ Almaty, thủ đô cũ của Kazakhstan, ông François Hollande đưa ra lời kêu gọi trên nhân chuyến công du nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại sân bay Matxcơva. Hai Tổng thống Pháp và Nga sẽ thảo luận về hồ sơ Ukraina, quan hệ giữa Nga và châu Âu, vấn đề Syria và nguyên tử Iran. Trước đó lần ông Hollande gặp ông Putin gần nhất là hôm 15/11, bên lề thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Úc.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Kazakhstan Noursoultan Nazarbaiev hôm qua, Tổng thống Pháp kêu gọi « xuống thang » trước hết là trong ngôn từ, sau là về mặt quân sự tại Ukraina. Ông Hollande nhấn mạnh : « Tôi chưa bao giờ ngưng tìm kiếm đối thoại » và theo ông, nước Pháp « đang có vị trí cho phép đối thoại được với cả hai bên và có được sự tin cậy ».
Còn Tổng thống Kazakhstan vốn hiểu rất rõ Matxcơva cho rằng không nên « làm Nga giận dữ », và « cần có sự thỏa hiệp để ra khỏi ngõ cụt ». Đành rằng Nga đã « bất chấp mọi luật lệ quốc tế », nhưng « các tối hậu thư không phải là giải pháp tốt nhất ». Và « nếu những gì diễn ra tại Ukraina là không thể chấp nhận được, tôi không nghĩ là phải quay lại thời kỳ chiến tranh lạnh ».
Ông Nazarbaiev còn mong muốn quốc tế chấm dứt trừng phạt Nga. Theo một nhà ngoại giao phương Tây, đó là do Kazakhstan cũng bị ảnh hưởng vì nền kinh tế có liên hệ chặt chẽ với cường quốc láng giềng.
Cuộc gặp Hollande-Putin cũng bị ảnh hưởng bởi vụ giao chiến hạm Mistral đang gây căng thẳng lâu nay. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tuyên bố đây là vấn đề danh dự của Pháp, Paris cần phải thực hiện mọi nghĩa vụ theo hợp đồng. Thế nhưng cũng chính cuộc chiến ở Ukraina đã ngăn trở Pháp giao tàu. Hôm 25/11 Tổng thống François Hollande loan báo « hoãn việc giao chiếc Mistral cho đến khi có lệnh mới », và mới hôm qua Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian còn nói : « Chúng tôi cũng có thể sẽ không bao giờ giao. Nga cần tính đến tình hình này ».
Từ Almaty, thủ đô cũ của Kazakhstan, ông François Hollande đưa ra lời kêu gọi trên nhân chuyến công du nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại sân bay Matxcơva. Hai Tổng thống Pháp và Nga sẽ thảo luận về hồ sơ Ukraina, quan hệ giữa Nga và châu Âu, vấn đề Syria và nguyên tử Iran. Trước đó lần ông Hollande gặp ông Putin gần nhất là hôm 15/11, bên lề thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Úc.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Kazakhstan Noursoultan Nazarbaiev hôm qua, Tổng thống Pháp kêu gọi « xuống thang » trước hết là trong ngôn từ, sau là về mặt quân sự tại Ukraina. Ông Hollande nhấn mạnh : « Tôi chưa bao giờ ngưng tìm kiếm đối thoại » và theo ông, nước Pháp « đang có vị trí cho phép đối thoại được với cả hai bên và có được sự tin cậy ».
Còn Tổng thống Kazakhstan vốn hiểu rất rõ Matxcơva cho rằng không nên « làm Nga giận dữ », và « cần có sự thỏa hiệp để ra khỏi ngõ cụt ». Đành rằng Nga đã « bất chấp mọi luật lệ quốc tế », nhưng « các tối hậu thư không phải là giải pháp tốt nhất ». Và « nếu những gì diễn ra tại Ukraina là không thể chấp nhận được, tôi không nghĩ là phải quay lại thời kỳ chiến tranh lạnh ».
Ông Nazarbaiev còn mong muốn quốc tế chấm dứt trừng phạt Nga. Theo một nhà ngoại giao phương Tây, đó là do Kazakhstan cũng bị ảnh hưởng vì nền kinh tế có liên hệ chặt chẽ với cường quốc láng giềng.
Cuộc gặp Hollande-Putin cũng bị ảnh hưởng bởi vụ giao chiến hạm Mistral đang gây căng thẳng lâu nay. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov tuyên bố đây là vấn đề danh dự của Pháp, Paris cần phải thực hiện mọi nghĩa vụ theo hợp đồng. Thế nhưng cũng chính cuộc chiến ở Ukraina đã ngăn trở Pháp giao tàu. Hôm 25/11 Tổng thống François Hollande loan báo « hoãn việc giao chiếc Mistral cho đến khi có lệnh mới », và mới hôm qua Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian còn nói : « Chúng tôi cũng có thể sẽ không bao giờ giao. Nga cần tính đến tình hình này ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.