(VNTB) - Ai chỉ đạo
bắt trưởng ca sân bay TSN, và mong muốn từ thủ phạm để “lần ngược” lên những
nhân vật nào?
Ở
Việt Nam, nếu chỉ do “lỗi kỹ thuật”, rất thường là nhiều vụ sai phạm đã được
“buông”. Cũng bởi thế, vụ bắt trưởng ca trực trong vụ sập nguồn điện ở Trung tâm Kiểm soát
Đường dài Hồ Chí Minh và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) vào ngày 11/12 vừa qua đã toát lên dấu hiệu bất bình thường. Đặc biệt, ngay cả “tư lệnh ngành”
Bộ Giao thông vận tải cũng “không loại
trừ động cơ phá hoại”.
Vậy nếu vụ sập điện trên xuất
phát từ động cơ phá hoại, sự cố này nhắm đến mục tiêu gì?
Cần nhắc lại, sự cố sập nguồn xảy ra tại ACC Hồ Chí Minh trưa
ngày 20/11 kéo dài hơn một tiếng rưỡi vào thời điểm đang có nhiều máy bay đang
hoạt động trong vùng thuộc quyền kiểm soát, điều hành của trung tâm này. Sự
cố chưa có tiền lệ này đã khiến toàn bộ các thiết bị trong hệ thống điều hành
bay, kể cả radar đều ngưng hoạt động. Có đến 92 chuyến bay bị ảnh hưởng do sân
bay Tân Sơn Nhất không thể tiếp nhận các chuyến đến, đi, hoặc bay qua vùng
thông báo bay Hồ Chí Minh….
Thời
điểm 20/11 lại trùng khớp với thời gian Quốc hội đang “ngả nghiêng” với dự án
sân bay Long Thành có dự toán lên đến 18,7 tỉ USD, chiếm đến 10% GDP Việt Nam,
được “thiết kế” chủ yếu từ nguồn vay ODA và vô cùng có triển vọng đổ nợ lên đầu
nhiều đời con cháu.
Cũng
vào thời gian trên, hàng loạt sóng PR từ mặt báo đến “vận động hành lang” nơi
nghị trường cho việc thông qua dự án sân bay Long Thành đã trở nên dồn dập và
hết sức lộ liễu. Nhiều lý do “lợi ích
kinh tế” và kể cả “ích lợi dân sinh”
được nhóm PR dàn dựng, trong đó luôn nhấn mạnh đến nguyên nhân “sân bay Tân Sơn Nhất quá tải” và do đó
cần phát triển hướng mới sang sân bay Long Thành.
Cũng
trong thời gian trên, sân bay TSN “vô tình” bị liệt vào 1 trong 10 sân bay tệ
nhất thế giới, và được báo chí VN ồn ào lan tỏa.
Sát
thời điểm Quốc hội chuẩn bị “bỏ phiếu” về dự án sân bay Long Thành, vụ sập
nguồn ở sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ nổ tung. Ngay lập tức, một luồng dư luận
bùng nổ, đề cập đến một âm mưu có thể đã được những bàn tay ma quái và tàn nhẫn
nào đó sắp xếp nhằm biến sân bay Tân Sơn Nhất thành một hệ quả không thể không
thay thế, bất chấp tai nạn hàng không tang thương hoàn toàn có thể xảy ra do sự
cố mất điện.
Ngay sau đó,
Việt Nam Thời Báo có bài “Sân bay Long Thành -
Lợi ích nhóm và những kịch bản máu?” để phản ánh luồng dư luận vừa âm thầm
vừa mang tính bùng nổ trên.
Ngược lại kỳ
vọng của nhóm lợi ích ODA mà dư luận đồn đoán có vai về nhiều quan chức, dự án
sân bay Long Thành đã không được thông qua khi kết thúc kỳ họp thứ 8 Quốc hội.
Trùng với
thời điểm bắt trưởng ca TSN ngày 11/12/2014, một phái đoàn của Ủy ban thường vụ
quốc hội cũng đang đến Đồng Nai - địa danh được dư luận xem là “rổ” địa ốc mênh
mang của rất nhiều đại gia và quan chức, nơi giá đất vừa có đợt tăng nóng do
tin đồn về “thông qua sân bay Long Thành” - để khảo sát về dự án sân bay quá
lợi lộc này.
Hiện nay, có
lẽ vụ việc truy tìm động cơ “phá hoại” chỉ mới bắt đầu. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng
muốn biết ai đứng đằng sau thủ phạm của "trong thiết
kế đảm bảo 99,9% nguồn điện sẽ không bao giờ bị ngắt nếu không có sự tác động
của con người" - như một xác nhận của Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Đinh Việt Thắng.
Và nếu quả đúng như vậy, những kẻ thuê thủ phạm hành sự chắc chắn đã phải chi
ra một số tiền khó tưởng tượng!
Câu
hỏi còn lại, dù có thể chưa ưu tiên, nhưng không phải không quan yếu trong bối
ảnh chính trị rất “nhạy cảm” hiện thời: Ai chỉ đạo bắt trưởng ca sân bay TSN,
và mong muốn từ thủ phạm để “lần ngược” lên những nhân vật nào?
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimer