Bài đăng : Thứ ba 06 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 06 Tháng Mười Hai 2011
Nước Pháp có nguy cơ bị mất chỉ số tín nhiệm AAA quý báu, khi cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poors hôm qua (5/12) đã đe dọa sẽ đánh sụt xuống hai bậc. Cơ quan này đưa ra lời cảnh báo sẽ đánh tụt hạng toàn khu vực đồng euro, nhưng chỉ riêng Pháp là nước đang có chỉ số AAA có nguy cơ bị sụt đến hai bậc.
Hiện nay ngoài Hy Lạp bị coi là mất khả năng chi trả và Chypre đã bị cảnh cáo, tất cả 15/17 nước thuộc khu vực đồng euro đều đang bị Standard & Poors đặt dưới tình trạng tạm gọi là “sự giám sát tiêu cực”. Điều này có nghĩa trong vòng ba tháng tới, có đến 50% nguy cơ sẽ bị đánh sụt hạng. Tuy nhiên Pháp là quốc gia duy nhất trong số sáu nước châu Âu có điểm tín nhiệm cao nhất là AAA, bị đe dọa sẽ sụt xuống còn AA+ hoặc thậm chí AA. Standard & Poors còn cho biết sẽ có quyết định càng sớm càng tốt, sau hội nghị thượng đỉnh châu Âu ngày 9/12 tới.
Từ trước đến nay, nước Pháp luôn được cả ba cơ quan thẩm định tài chính quan trọng nhất là Standard & Poors, Moody’s và Fitch đánh giá thuộc hạng AAA, tức là có mức độ tin cậy cao nhất. Chỉ số này gây tin tưởng cho các nhà đầu tư, giúp chính phủ có thể vay nợ với lãi suất thấp.
Tuy nhiên theo nhận định của Standard & Poors, cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro đã làm suy yếu nền tài chính công của Pháp. Cơ quan này cho rằng tăng trưởng kinh tế của Pháp chỉ khoảng 0,5%, tức là chỉ bằng một nửa so với dự báo của chính phủ Sarkozy. Standard & Poors cũng lo ngại trước việc các ngân hàng Pháp đang gặp khó khăn trong huy động vốn từ nước ngoài.
Nếu Pháp bị đánh sụt hạng, thì đây sẽ là một thất bại nặng nề cho chính sách kinh tế của ông Nicolas Sarkozy, trước kỳ bầu cử Tổng thống vào tháng 4 và tháng 5 tới. Bộ trưởng Tài chính Pháp François Baroin cho biết chính phủ sẽ làm hết sức mình để bảo vệ tiền tiết kiệm của người dân, và giúp các ngân hàng có thể hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Ông cho rằng việc loan báo này là quá vội vã, không tính đến sự đồng thuận giữa hai nguyên thủ Pháp – Đức về một hiệp ước mới cho 27 nước châu Âu, hoặc chỉ giữa 17 nước khu vực đồng euro, trong đó dự kiến việc “trừng phạt tự động” đối với các nước bị thâm hụt ngân sách.
Pháp và Đức cùng khẳng định quyết tâm giữ ổn định khu vực đồng euro
Sau khi Standard & Poors loan báo ý định đánh sụt hạng cả sáu nước châu Âu đang có chỉ số AAA, ngay tối qua (5/1) Paris và Berlin đã ra một thông cáo chung khẳng định quyết tâm sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định của khu vực đồng euro.
Việc Pháp và Đức, hai quốc gia đầu tàu của châu Âu bị sụt điểm tín nhiệm, sẽ ảnh hưởng tai hại đến Quỹ ổn định tài chính châu Âu, cũng đã bị tổ chức trên đe dọa hạ điểm. Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Junker thắc mắc vì sao ý định “quá đáng và bất công” này lại được loan báo trước khi hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra.
Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel muốn làm giảm nhẹ tầm quan trọng của đe dọa trên, cam kết sẽ tiếp tục tiến trình cải cách. Còn Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble thì cho rằng nguy cơ bị hạ điểm sẽ có tác dụng tích cực để thúc đẩy các lãnh đạo châu Âu phải tìm ra giải pháp.
Từ trước đến nay, nước Pháp luôn được cả ba cơ quan thẩm định tài chính quan trọng nhất là Standard & Poors, Moody’s và Fitch đánh giá thuộc hạng AAA, tức là có mức độ tin cậy cao nhất. Chỉ số này gây tin tưởng cho các nhà đầu tư, giúp chính phủ có thể vay nợ với lãi suất thấp.
Tuy nhiên theo nhận định của Standard & Poors, cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro đã làm suy yếu nền tài chính công của Pháp. Cơ quan này cho rằng tăng trưởng kinh tế của Pháp chỉ khoảng 0,5%, tức là chỉ bằng một nửa so với dự báo của chính phủ Sarkozy. Standard & Poors cũng lo ngại trước việc các ngân hàng Pháp đang gặp khó khăn trong huy động vốn từ nước ngoài.
Nếu Pháp bị đánh sụt hạng, thì đây sẽ là một thất bại nặng nề cho chính sách kinh tế của ông Nicolas Sarkozy, trước kỳ bầu cử Tổng thống vào tháng 4 và tháng 5 tới. Bộ trưởng Tài chính Pháp François Baroin cho biết chính phủ sẽ làm hết sức mình để bảo vệ tiền tiết kiệm của người dân, và giúp các ngân hàng có thể hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Ông cho rằng việc loan báo này là quá vội vã, không tính đến sự đồng thuận giữa hai nguyên thủ Pháp – Đức về một hiệp ước mới cho 27 nước châu Âu, hoặc chỉ giữa 17 nước khu vực đồng euro, trong đó dự kiến việc “trừng phạt tự động” đối với các nước bị thâm hụt ngân sách.
Pháp và Đức cùng khẳng định quyết tâm giữ ổn định khu vực đồng euro
Sau khi Standard & Poors loan báo ý định đánh sụt hạng cả sáu nước châu Âu đang có chỉ số AAA, ngay tối qua (5/1) Paris và Berlin đã ra một thông cáo chung khẳng định quyết tâm sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định của khu vực đồng euro.
Việc Pháp và Đức, hai quốc gia đầu tàu của châu Âu bị sụt điểm tín nhiệm, sẽ ảnh hưởng tai hại đến Quỹ ổn định tài chính châu Âu, cũng đã bị tổ chức trên đe dọa hạ điểm. Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Junker thắc mắc vì sao ý định “quá đáng và bất công” này lại được loan báo trước khi hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra.
Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel muốn làm giảm nhẹ tầm quan trọng của đe dọa trên, cam kết sẽ tiếp tục tiến trình cải cách. Còn Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble thì cho rằng nguy cơ bị hạ điểm sẽ có tác dụng tích cực để thúc đẩy các lãnh đạo châu Âu phải tìm ra giải pháp.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.