Bài đăng : Thứ ba 06 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 06 Tháng Mười Hai 2011
Hôm nay (6/12) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã công bố quyết định cho hợp nhất ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB). Theo Ngân hàng Nhà nước, thì việc sáp nhập này là tự nguyện, nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho nhau và tiết giảm chi phí hoạt động.
Cả ba ngân hàng này đều có trụ sở ở Sài Gòn, với tổng vốn điều lệ là 10.600 tỉ đồng Việt Nam, tổng tài sản 154.000 tỉ đồng. Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại cổ phần trên đây đã gặp khó khăn về thanh khoản, do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cam kết: “Quyền lợi của người gởi tiền hợp pháp được đảm bảo, bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này, và sau hợp nhất cũng sẽ có sự tham gia của Nhà nước”. Quyền lợi của các cổ đông cũng được bảo vệ, còn khoản nợ của từng ngân hàng sẽ được giải quyết theo luật định.
Theo hãng tin Bloomberg, thì ông Bình cổ vũ cho việc sáp nhập các ngân hàng để củng cố lãnh vực tài chính đang bị thử thách trước các khó khăn về vốn, nợ xấu tăng cao, và mức lạm phát khoảng 20%. Vào tháng trước, phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Thống đồc Ngân hàng Nhà nước cho biết ý định đến năm 2015 có khoảng 15 ngân hàng lớn, chiếm 80% thị phần nội địa.
Bloomberg trích nhận định của ông Jean-Jacques Bouflet, người đứng đầu bộ phận thương mại và kinh tế của Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng: “Rõ ràng là Việt Nam cần phải củng cố lãnh vực tài chính, tăng cường sức mạnh và quy mô của các ngân hàng”. Theo ông Bouflet, thì các ngân hàng ngoại quốc cũng nên tham gia quá trình củng cố này, vì chỉ riêng nỗ lực trong nước thì không đủ.
Đây là ba ngân hàng đầu tiên được phép hợp nhất, kể từ khi công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một ngân hàng quốc doanh đứng thứ ba về tài sản, đã được chỉ định tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau hợp nhất, với tư cách là đại diện vốn nhà nước.
Theo báo chí trong nước, thì thị trường vẫn ổn định sau khi thông tin hợp nhất ba ngân hàng trên được công bố, không có hiện tượng người dân đổ xô đi rút tiền.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cam kết: “Quyền lợi của người gởi tiền hợp pháp được đảm bảo, bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này, và sau hợp nhất cũng sẽ có sự tham gia của Nhà nước”. Quyền lợi của các cổ đông cũng được bảo vệ, còn khoản nợ của từng ngân hàng sẽ được giải quyết theo luật định.
Theo hãng tin Bloomberg, thì ông Bình cổ vũ cho việc sáp nhập các ngân hàng để củng cố lãnh vực tài chính đang bị thử thách trước các khó khăn về vốn, nợ xấu tăng cao, và mức lạm phát khoảng 20%. Vào tháng trước, phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Thống đồc Ngân hàng Nhà nước cho biết ý định đến năm 2015 có khoảng 15 ngân hàng lớn, chiếm 80% thị phần nội địa.
Bloomberg trích nhận định của ông Jean-Jacques Bouflet, người đứng đầu bộ phận thương mại và kinh tế của Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng: “Rõ ràng là Việt Nam cần phải củng cố lãnh vực tài chính, tăng cường sức mạnh và quy mô của các ngân hàng”. Theo ông Bouflet, thì các ngân hàng ngoại quốc cũng nên tham gia quá trình củng cố này, vì chỉ riêng nỗ lực trong nước thì không đủ.
Đây là ba ngân hàng đầu tiên được phép hợp nhất, kể từ khi công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một ngân hàng quốc doanh đứng thứ ba về tài sản, đã được chỉ định tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau hợp nhất, với tư cách là đại diện vốn nhà nước.
Theo báo chí trong nước, thì thị trường vẫn ổn định sau khi thông tin hợp nhất ba ngân hàng trên được công bố, không có hiện tượng người dân đổ xô đi rút tiền.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.