lundi 10 mai 2021

Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc khắp Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Phi đạo Trung Quốc ở Kiribati, mắt xích Con đường tơ lụa ở Thái Bình Dương

Đảo san hô Kanto được Không quân Mỹ biết rất rõ, vì đã đồn trú tại đây từ 1942 đến 1943 để tấn công quân Nhật tại những hòn đảo lân cận. Hãng tin Reuters hôm 05/05 tiết lộ hòn đảo này sắp tới sẽ trở thành một căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.05.2021


 

dimanche 9 mai 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Mặc cảm thấp kém và mặc cảm nổi trội


Có khi nào các bạn cảm thấy ngạc nhiên khi thấy mấy người trong vai trò lãnh đạo thốt lên những mệnh đề như 'Việt Nam anh hùng', 'Việt Nam không kém ai', 'Việt Nam vinh quang', 'Thủ đô ngàn năm văn hiến', 'Đồng chí XYZ vĩ đại', v.v.

Tôi tự tìm nguồn cội của cách nói này, và nghĩ rằng đó là triệu chứng của một hội chứng tâm lý có tên là 'Inferiority Complex' (hội chứng thấp kém) [1] và 'Superiority Complex' (hội chứng nổi trội) [2].

Từ sau 1975 tôi (và chắc nhiều bạn khác) rất ngạc nhiên với cách nói mới mang tính hô khẩu hiệu. Hô theo giới lãnh đạo. Hễ nói đến Việt Nam là phải có thêm ‘anh hùng’; hễ viết về lãnh đạo thì phải ‘vĩ đại’; hễ Hà Nội là ‘ngàn năm văn hiến’; hễ chiến thắng là phải ‘vinh quang’; hễ viết về đối phương là ‘bè lũ’, là ‘bán nước’, v.v…

Lưu Trọng Văn - Về hành động chà đạp cờ vàng của một du học sinh ở Úc


Cháu Thịnh có quyền ủng hộ cờ đỏ sao vàng, có quyền không ưa, không chào cờ vàng ba sọc đỏ mà nhiều người Việt ở Úc coi là cờ đại diện của mình.

Cháu Thịnh đang là học trò ở Úc thể hiện thái độ chính trị theo nhận thức của mình, chứng tỏ phần nào cháu là người có cá tính mạnh và có quan tâm chính trị, thời cuộc.

Nhưng hành động của cháu giật cờ vàng ném xuống đất và dẫm lên để thể hiện "thái độ chính trị" của mình cũng chứng tỏ cháu chưa hiểu các giá trị của gần một triệu đồng bào ruột thịt của cháu đang sống ở Úc. Càng chứng tỏ cháu không biết luật pháp Úc và lối sống Úc - bảo vệ và tôn trọng sự khác biệt thậm chí đối nghịch nhau về chính trị - một giá trị văn minh dân chủ của một quốc gia tồn tại trên nền tảng văn minh, dân chủ.

Đào Hiếu -Giảng dạy hay cho ăn c*t gà ?


Có một thằng nhỏ du học bên Úc, khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa treo trên cột, nó bèn giựt xuống, xé nát rồi đạp dưới chân.

Có một ông bạn già của tôi khó chịu trước hành động ấy, bèn viết một bài “giảng dạy” rằng: Cháu không nên làm thế, cháu phải thế này, phải thế kia… Cuối cùng ông bạn già bèn “hy vọng dần dà nền giáo dục Úc sẽ giúp cháu trở thành người tốt”.

LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:

Nguyễn Thông - Mất bò mới lo...


Nhà cai trị xứ này cần dũng cảm đứng ra thừa nhận một phần trách nhiệm, khi để dịch cô vít Vũ Hán lan rộng.

Do đã không chủ động và quyết liệt ngăn chặn tụ tập đông người trong đợt giỗ tổ Hùng Vương và lễ kép 30.4-1.5. Trái lại, còn tiếp tay cho giặc dịch khi tổ chức lễ lạt rùm beng.

Bệnh thường được ủ cả chục ngày hoặc nửa tháng mới phát. Thời điểm này là lúc bung mạnh nhất, không thể không liên quan tới những biển người ở đền Hùng, chùa Tam Chúc, ở biển Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu... Có mà truy vết được khối.

Đỗ Duy Ngọc – Phá lấu, gỏi khô bò, nước mía ở ngã tư Pasteur-Lê Lợi Sài Gòn trước 1975 : Một thời khó quên


Bữa trước có việc vô Chợ Lớn, ngang chỗ đường Nguyễn Trãi thấy có tiệm phá lấu, ghé mua ăn, sao không thấy ngon như phá lấu ngày xưa. Lại nhớ cái khay nhôm tròn tròn hơi dơ dơ bán phá lấu của chú Ba Tàu góc Pasteur, Lê Lợi trước năm 1975.

Đó chỉ là một quầy nằm trên vỉa hè, khay để đầy phá lấu nhiều màu, toàn những màu sẫm là lòng heo, dồi trường, tim, lưỡi, lá sách, bao tử, gan, ruột non, phèo, phổi... Nói chung là toàn bộ đồ lòng của con heo, lại thêm mấy bộ lòng gà đầy đủ gan, tim, ruột lòng thòng xoăn xoắn. Miếng phá lấu được cắt nhỏ lủm một miếng chưa đầy miệng, ăn bằng một cây tăm. Trên khay đó còn có tương đen, tương đỏ.

Khách lái xe xuôi đường Pasteur, thắng xe ghé lại, thích gì ăn nấy, cây tăm khi đã bỏ miếng phá lấu vào miệng thì chú Ba Tàu lại ghim một cây tăm khác vào cổ tay của ông có sợi cao su buộc ngang. Khách ăn xong chú Ba căn cứ vào tăm trên tay ông mà tính tiền. Không cách chi mà lộn.

Ngọc Vinh - Tào lao kỳ cục


Việc ông bí thư tuốt Hải Phòng nhưng đại diện một đơn vị dân cư tại TPHCM ứng cử Quốc Hội là chuyện hết sức tào lao bí đao.

Chuyện tào lao này nên dẹp bỏ hoặc điều chỉnh. Đại biểu Quốc Hội sống và làm việc ở đâu, chỉ được ứng cử ở đó. Có thế mới gần dân, mới biết dân muốn gì để nói lên tiếng nói đại diện cho họ.

Lâu nay, mấy cha nội đại biểu sống tuốt ở Hà Nội lại là đại biểu cho dân Đồng Nai hay miền Tây. Dân làm sao biết đích xác mấy chả là ai mà bỏ phiếu bầu?

Hà Phan - Tình yêu âm nhạc và lập truờng kiên định


Sunny cuồn cuộn tối qua đang làm cho biết bao chị em hiểu sai về tình yêu âm nhạc của chúng mình các ông ạ!

Tôi vốn là người thẳng thắn, thành thật nên sẵn sàng hy sinh thuật lại những buổi karaoke lành mạnh như thế, để các cô các chị các bác các dì và cả các cụ hiểu rõ hơn về loại hình âm nhạc mang tính đặc thù này.

Hôm ấy, nhân dịp thằng bạn được vợ bỏ và thằng em vừa thoát khỏi cảnh rửa bát lâu năm, chúng rủ tôi đi làm vài chai. Đợi hơi tê tê thằng X rỉ vào tai đi hát tí cho nở phổi anh Phan nhỉ? Gì chứ tốt cho sức khỏe là tôi gật đầu ngay.

Hoàng Linh - Những pháo đài run rẩy


Báo Tuổi Trẻ đưa hình ảnh mang tính biểu tượng cho thấy bệnh viện tuyến đầu thực sự đã là một chiến trường.

Hai đợt bùng phát dịch, oái oăm thay không phải từ bãi biển đông người, sân chùa chen chúc, quán ăn vỉa hè mà là tuyến đầu chống dịch bệnh viện. Đó là bệnh viện Bạch Mai Hà Nội và một bệnh viện ở Đà Nẵng.

Lần này dịch bùng phát gần như cùng lúc ở 6 bệnh viện (BV) gồm BV Đa khoa tỉnh Thái Bình, BV khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, BV Phổi Lạng Sơn, BV 105 Sơn Tây, BV K cơ sở Tân Triều...

Nguyễn Tấn Cứ - Đà Lạt bây giờ mới là Đà Lạt

 


Đà Lạt hôm nay như thiên đường hạ giới, thành phố thênh thang núi đồi lồng lộng, nắng rực rỡ trên những con đường đèo hoang vắng.

Mọi thứ như đang trở về nguyên trạng của một Đà Lạt hồn nhiên cổ tích. Người ta có thể nghe được hơi thở của mình đang thì thào trong gió.

Người ta nói “trong họa có phúc“ không sai. Vì nhờ con Covid mà Đà Lạt mới được yên lành, nhờ thằng cha dịch vật ”Bắc Ninh“ nào đó mà Đà Lạt mới lồ lộ ra cái yếu điểm chết người của mình, nghĩa là không phải có du khách đông vui mới sống mà ngược lại.

Mạnh Quân - Ai là Mr. Mạnh trên điểm đến của các thùng hàng ghi tên Bộ trưởng?


Theo xác minh của một số phóng viên các báo, thì người được cho là Mr Mạnh - người nhận số hàng có dán nhãn: Hàng của Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT), đúng tên là Mạnh.

Mạnh là một lái xe trong TPHCM, bạn của Phạm Khắc Dũng, nhân viên Văn phòng Bộ GTVT. Lô hàng được khai là có rượu vang, một số hoa quả, bánh kẹo...gọi là để cho anh em trong công ty của Mạnh liên hoan.

Dũng thì hiện đã bị đình chỉ công việc, và mới là nhân viên hợp đồng thì cho nghỉ luôn chẳng thành vấn đề gì với Bộ GTVT.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.05.2021


 

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Gia Việt - Người đô thị Việt và sợi dây tử thần


Không phải tới khi quận 11 xảy ra vụ cháy nhà và chết 8 người trong một buổi chiều thì người ta mới kinh hoàng. Số người chết quá kinh khủng, nó lại là cái ám ảnh triền miên của dân thành thị Việt Nam.

Vô các đô thị, bạn coi có nhà nào mà thông thoáng và có lối thoát hiểm khi cháy xảy ra ? Hoàn toàn là zero và bít cửa.

Nhà mặt tiền thì bên dưới cho thuê bán toàn những thứ độc như hóa chất, nệm, quần áo, đồ cúng kiếng. Rồi thì kín cửa, một lối ra vô độc đạo.

Nguyễn Đình Bổn - Gia đình cũng cần giáo dục về tai họa bất ngờ !


Dư âm vụ cháy chết đến 8 người vẫn làm tôi bàng hoàng.

Tôi cũng thường viết, nhấn mạnh về giáo dục gia đình để bù trừ vào những khiếm khuyết của giáo dục nhà trường, xã hội. Tôi cũng từng đề cập về cháy nhà, xin nhắc lại một cách ngắn gọn.

Nhiều người Việt sợ "xui" khi công khai nói về việc có thể lúc nào đó nhà mình bị cháy, vì vậy họ thường bỏ qua không nhắc đến trong gia đình. Trong khi đó với điều kiện sống eo hẹp, chật chội và thiếu kiến thức về phòng tránh hỏa hoạn hiện nay, các khu dân cư bình dân tại các thành phố Việt Nam nguy cơ đó cực kỳ cao.

Lưu Trọng Văn - Triết lý « dân tộc, nhân bản, khai phóng » của VNCH và cách mạng giáo dục Việt Nam


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thừa nhận sự thực quan trọng nhất của ngành giáo dục hiện nay đó là: ‘’chưa hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...".

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn không né tránh ngành giáo dục hiện nay "phải đổi mới căn bản, toàn diện". Thực chất của "đổi mới căn bản toàn diện" không thể bằng các cuộc Cải cách giáo dục như tít mù vòng quanh bấy lâu nay nữa mà phải bằng cuộc Cách mạng giáo dục triệt để.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tỏ ra đồng tình với cách nhìn mang tính thực chất này, nên ông nhấn mạnh 5 điểm mấu chốt làm trụ cho cuộc Cách mạng giáo dục cần có.

Hoa Nguyễn - Bàn về khía cạnh giáo dục và thấy gì qua việc du học sinh giật cờ vàng VNCH ở Sydney


Làm Đại diện giáo dục và đại diện di trú cho Úc 13 năm, đây không phải lần đầu tiên tôi chứng kiến du học sinh từ Việt Nam sang xúc phạm cờ vàng và những giá trị thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.

Trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ dưới đây để giúp mọi người có cái nhìn khách quan với sự việc, và cùng nhau tìm cách giúp thế hệ trẻ từ Việt Nam sang có được sự giáo dục tử tế hơn. Đồng thời cùng nhau tìm giải pháp chấm dứt những chuyện như thế này.

1. Bị tẩy não bởi hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, sốc văn hóa với phương Tây và những đụng độ cá nhân có thể xảy ra trước đây với cộng đồng người Việt :

Lê Hoàng Hải -Thực sự khó hiểu !


Tôi tiếp xúc với cộng đồng tị nạn lần đầu là ở Nhật. Ở đây khởi đầu chỉ có 10.000 người được chính phủ Nhật chấp nhận quy chế này, nên cộng đồng ở Nhật không lớn như Úc hay Mỹ.

Ấn tượng của tôi là tất cả đều là những người tôn trọng pháp luật nước bản xứ và có hiểu biết. Với cộng đồng người Việt tự do ở Nhật hay bất cứ nơi nào trên thế giới, lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa là một thánh vật, không khác gì ngôi sao David với dân Do Thái hay biểu tượng Hinomaru với dân Nhật Bản.

Không thể tưởng tượng nổi có chuyện gì xảy ra nếu có ai tới chỗ hội đoàn của người Nhật mà giật lá cờ Nhật Chương Kỳ xuống chà đạp rồi quay clip thách thức. Chắc chắn chuyện đó sẽ gây ra một cơn phẫn nộ khủng khiếp cho người Nhật khắp thế giới và thủ phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

Nguyễn Hồng Vũ – Anaphylaxis, sốc phản vệ sau khi chích vaccine Covid-19


Theo thông tin báo chí, Việt Nam vừa có một ca sốc phản vệ là nữ nhân viên y tế 35 tuổi sau khi chích vaccine Covid-19 của AstraZeneca, và đã qua đời một ngày sau đó!

Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện chích ngừa loại vaccine này cho khoảng 750 ngàn nhân viên y tế, và đây là trường hợp chết người đầu tiên. Vậy chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào?

Hiện nay, Anh là nước có nhiều người nhất đã chích vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca. Dựa trên số liệu từ ngày 9 tháng 12 năm ngoái cho đến ngày 28 tháng 4 vừa rồi, thì ở Anh đã có 22,6 triệu người được chích liều đầu tiên, và 5,9 triệu người được chích liều thứ 2 của vắc xin vaccine này.

Tăng Quốc Kiệt - Ocean Vuong, một nhà thơ lớn gốc Việt


“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không? Tất cả đều trả lời là không. Vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000 đô la.

Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở Việt Nam. Quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.