samedi 20 juillet 2024

Hiệu Minh - Vài chuyện nhỏ về tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa mất, xin đăng lại vài mẩu chuyện tôi được nghe những người từng làm việc với ông Trọng kể, để bạn đọc tham khảo.

Dịch giả Phan Hồng Giang từng làm việc với ông Nguyễn Phú Trọng ở Hội đồng Lý luận Trung ương những năm cuối 1990 kể là hồi đó viết và biên tập tài liệu cho Đảng với “bồi dưỡng hẻo”.

Khi có tiền chia nhau thì cụ Trọng cũng “công bằng” chia đều cho mọi người, có lúc cụ làm nhiều hơn được 600 ngàn, cụ Giang được 400 ngàn. Anh Phan Hồng Giang cho rằng đó là vị lãnh đạo đáng tin.

Dương Quốc Chính - Di sản của ông Trọng

Nhiều người bất đồng chính kiến có xu hướng phủ định sạch trơn về ông Trọng. Mình thì nghĩ khác.

Mình cho là di sản lớn nhất của ông Trọng chính là việc lột trần mặt trái của chế độ, điều này giới bất đồng chính kiến không thể làm được bằng ông, dù đó không hề là ý muốn của ông Trọng.

Thời thủ tướng 3X còn tại nhiệm, rất ít quan chức bị bắt vì tham nhũng. Ông 3X còn nói đại ý là chưa từng kỷ luật đồng chí nào! Khi đó, dân chỉ đoán già đoán non là quan chức tham nhũng, nén bạc đâm toạc tờ giấy, nhưng muốn chửi quan thì liệu hồn. Vì làm gì có bằng chứng.

Lâm Bình Duy Nhiên - Khóc lãnh tụ!

Năm 1969, Tố Hữu sáng tác bài thơ Bác ơi để khóc ông Hồ Chí Minh. Bài thơ có nhiều câu hay. Thật vậy, không thể phủ định tài năng của ông. Nhất là khi nguồn cảm hứng là bưng bô, nịnh bợ và tuyên truyền cho chế độ cộng sản.

Trong bài có những câu:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (3)

Làng Trà Phương (xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) quê tôi bé tí mà cũng có những hai bãi tha ma. Bây giờ gọi tuốt là nghĩa trang, nghĩa địa, chứ ngày xưa chỉ nôm na bằng bãi tha ma.

Thậm chí còn đơn giản hơn, là mả. Một cái có tên Mả Đò ở xóm ngoài, còn cái kia tên Mả Vối xóm trong. Dân làng chết, ai gần chỗ nào thì chôn chỗ ấy. Tại sao tên Mả Đò? Nguyên do cái bãi tha ma này nằm kế ngay bến đò đi qua một nhánh rộng của sông Văn Úc, đò nối từ làng Trà sang làng Tú Đôi thuộc tổng Ngũ Phúc.

Nghe các cụ kể chỗ này từ thời nhà Lý là nơi định cư của những tù binh xứ Chiêm Thành, bị vua Lý bắt về đày ở đó để mở mang khai phá đất đai vùng duyên hải. Mả Đò lúc đầu chỉ chôn cất những kẻ bại trận tha hương, sau dân sở tại cũng chôn đó luôn, thành cái bãi tha ma ngay bến đò. Các bậc tiên tổ, tiền nhân họ hàng nhà tôi cũng chôn ở Mả Đò, mỗi ngôi mộ một nấm cỏ xanh, gia tộc khi sống thì quần tụ với nhau từng khu sau lũy tre làng, chết lại về Mả Đò sum họp nơi âm phủ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.07.2024


 

vendredi 19 juillet 2024

Thanh Hằng - Lịch sử sẽ ghi tên cụ, một người cộng sản chân chính


Thầy giáo cũ của mình, giáo sư (GS) Nguyễn Minh Thuyết kể, khi ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cụ Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội.

Một hôm, Văn phòng đưa cho GS tấm thiếp của cụ Trọng báo hỉ cưới con. GS Thuyết ngạc nhiên vì ngày cưới đã qua rồi, nên hỏi lại sao lại đưa thiếp muộn thế, thì được trả lời là cụ Trọng cố tình làm vậy, không chỉ với mỗi GS Thuyết.

Tức là cụ thừa hiểu, nếu mời, ai đến dự cũng sẽ mừng cưới, mà ở vị trí của cụ, đương nhiên sẽ có người nhân tiện trả ơn, hoặc biếu xén nhằm mục đích khác. Thế nên, báo hỉ sau khi đám cưới đã diễn ra là thượng sách.

Mạnh Kim - Ông Trọng

Di sản lịch sử của ông Nguyễn Phú Trọng là cuộc chiến đốt lò. Tính đến giữa năm 2024, toàn bộ 1/3 trong 18 quan chức đảng từng là ủy viên Bộ Chính trị vào thời điểm diễn ra Đại hội Đảng 2021 đã bị thanh trừng.

Trong đó có hai chủ tịch nước, một phó thủ tướng, một chủ tịch Quốc hội và một thành viên thường trực Quốc hội. Một số nhân vật từng hét ra lửa trong Ban Bí thư cũng bị cách chức khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tuy nhiên, di sản khổng lồ và đầy tính lịch sử này là một di sản hai mặt. Thành công để lại dấu ấn lớn nhất của nó là triệt hạ đế chế Nguyễn Tấn Dũng. Dù vậy, di sản này có nhiều thất bại và thất bại lớn nhất là ông Trọng đã không tạo ra được sự kế thừa để cuộc chiến chống tham nhũng không bị hổng chân một khi ông buông tay. Còn nữa, thất bại cay đắng nhất là ông Trọng không đánh từ gốc.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 19.07.2024

Tin sáng

1. Hôm kia xem cái clip trên mạng, thấy rất ấm lòng. Hôm nay Thanh Niên đưa tin, là cái anh phụ xe buýt ở Quảng Bình, không lấy tiền xe cô gái chạy thận, vẫn vé xe nhưng anh ấy trả. Đọc báo mới biết, anh này thường xuyên làm thế.

Cô gái trẻ chạy thận được 5 năm rồi. Phụ xe chắc chắn không khá giả gì, nhưng việc làm thì rất phì nhiêu giàu có lòng tốt. "Biết bạn ấy đã chạy thận được 5 năm, tôi cảm thấy thương nên quyết định giúp đỡ, chịu thay tiền vé. Tôi biết số tiền đó cũng không đáng là bao, nhưng điều đó giúp cho tôi đêm về được ngủ ngon giấc, cảm thấy lòng thanh thản. Nhìn ánh mắt của cô ấy, tôi cũng cảm thấy mình như được nhận lại một điều gì đó quý giá".

Cám ơn cháu Nam phụ xe nhé.

Mai Quốc Ấn - Có những người đã lưu dấu vào lịch sử

Lịch sử dân tộc này rất đau thương mà cũng đầy thú vị.

Những người lưu dấu vào lịch sử thường ở hai thái cực đối lập đến mức như trắng và đen, như nước và lửa nhưng giống nhau. Giống nhau ở điểm họ tác động được vào xã hội ở một mức độ nào đó. Sự tác động xã hội càng lớn thì tính lưu dấu lịch sử càng lớn.

Triều đại ngắn nhất là thời nhà Hồ với vỏn vẹn 5 năm tồn tại, nhưng không ai phủ nhận được Hồ Quý Ly và các con ông đều là bậc kiêu hùng nhất mực. Họ có thể không giữ được giang sơn, nhưng sự tác động đến xã hội Việt Nam của họ Hồ là không thể phủ nhận.

Nguyễn Đình Bổn - Người đốt lò qua đời, nhưng lò vẫn cháy ?

 

So với các tổng bí thư tiền nhiệm gần đây thì ông Trọng là người rất đặc biệt.

Ông không có tai tiếng gì về tham nhũng, vợ con ông cũng giản dị không tham gia cầm quyền. Và ông "đốt lò" bừng bừng, vượt qua những quy luật bất thành văn của đảng ông, có khi đang là bí thư tỉnh cũng bị bắt ngay trong phòng làm việc.

Ông cũng tiếp Tập với bài trí "cây tre" đầy ngụ ý chớ không phải thần phục. Ông là người cộng sản giáo điều nhưng trong sạch.

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (2)

Ở xứ ta, có lẽ do chịu ảnh hưởng những quan điểm về đời sống tâm linh từ Trung Quốc nên cả nghìn năm nay người ta luôn cho rằng tồn tại cõi âm ngoài cõi dương.

Sinh ký tử quy, sống chỉ để tạm gửi thân xác, chết mới là về nơi vĩnh hằng. Người sống có khi chỉ sống tạm bợ, vất vưởng nhưng khi chết lại được tiễn đưa khá hoành tráng rình rang. Sống dầu đèn, chết kèn trống. Cái mộ có khi còn chắc hơn cái nhà. Tiền học cho con không có nhưng vẫn có thể đốt vàng mã linh đình gửi xuống âm phủ cho người chết có cái mà dùng…

Chỉ có điều, tất cả những cung cách ấy được cuộc cách mạng vô sản coi là biểu hiện phong kiến, lạc hậu, cổ hủ. Người vô sản giương cao ngọn cờ vô thần, muốn tiêu diệt hết những thứ mà họ không ưa. Phá đình phá chùa, tịch thu đất nhà thờ, hạn chế cúng bái, hô hào bài trừ mê tín dị đoan… có một thời hoành hành khắp trong nam ngoài bắc. "Rồng 5 móng vua quan thành bụi đất/Mỗi câu thơ đều dội tiếng ta cười" (Chế Lan Viên). Tiếng cười sắc lạnh nghe rất ghê sợ.

Dương Quốc Chính - Triệu người vui, triệu người buồn

Mình đánh giá ông Trọng đã để lại một di sản lớn với vị thế không kém gì tổng bí thư Lê Duẩn, thậm chí còn có phần nổi bật hơn.

Dưới triều đại này, đã có những sự kiện kinh thiên động địa mà chưa từng có kể từ khi lập quốc. Như việc thay chủ tịch nước như thay áo.

Khi ông Duẩn chết, lịch sử Việt Nam đã lật sang một trang mới, có lẽ là tốt đẹp hơn về mặt tổng thể, nhưng cũng có phần xấu đi về đạo đức xã hội. Vì nền kinh tế con la (lừa lai ngựa) đã có đủ tật xấu của cả hai loài. Ông Trọng chính là người có tham vọng xóa đi những khuyết tật đó của thể chế, nhưng có lẽ đã không thành công. Sự nghiệp đó vẫn mãi dở dang, nhưng cũng làm không ít người nể phục và kính trọng.

Lưu Trọng Văn - Từ giờ ông đã là người của lịch sử


Gã nhận được tin ông ra đi vào 13 giờ 38 phút chiều nay 19.07.

Nhà văn Tạ Duy Anh nói đúng, từ giờ phút này dù muốn hay không muốn, ông đã là nhân vật gắn với lịch sử hiện đại nước nhà.

Gã nghĩ, hãy để lịch sử với sôi động của hiện tại và độ lùi của thời gian công bằng phán xét những việc ông làm.

Tạ Duy Anh - Mấy lời về ông

Bất cứ ai rồi cũng đến lúc phải chết. Sự lập trình này của Tạo Hóa, thực ra lại mang tính nhân đạo: Nó khiến cuộc sống luôn tái sinh và nó đảm bảo sự kiêu ngạo quyền lực của con người trở thành vô nghĩa.

Cho dù là Hoàng Đế hay một người hầu, khi đã vĩnh viễn nằm xuống, thì đều chỉ còn là những cái xác lạnh lẽo. Và như thiên hạ vẫn nói "Cái quan, định luận" họ đều không còn bất cứ một quyền lực nào trước những phán xét của thế gian.

Cũng bắt đầu là một người già, lại hay ốm yếu, tôi hiểu cái giá to lớn phải trả cho mỗi ngày sống. Vì thế, khi nghe tin ông đang ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời, tự nhiên tôi cảm thấy một nỗi buồn đau day dứt, nỗi buồn đau thuần túy con người. Ông là ai, làm gì..., không còn quan trọng nữa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.07.2024


 

jeudi 18 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện cũ

Năm 1969, lúc đó tôi mới 14 tuổi, đang học lớp 7.

Cuối tháng Tám tây, nghe người lớn xì xào to nhỏ gì đó với nhau, hễ cứ thấy trẻ con lại gần thì họ im, chả nói nữa. Hình như có điều chi nghiêm trọng lắm, chẳng hạn vỡ đê, chết người, bạo loạn ở đâu đó, không thể cho trẻ con biết.

Hôm 1.9, ông Sơn (giờ còn sống) bí thư xã nói tại ủy ban, các đồng chí đừng nghe tin đồn nhảm. Tôi vừa họp trên huyện về, bí thư huyện vừa họp ngoài thành phố về, thành phố họp trên trung ương về, đều được thông báo bác Hồ vẫn rất khỏe, vẫn làm việc bình thường.

Bùi Chí Vinh - Bạch Tuyết và một thằng lùn


Ngó thng lùn mã t

Dám nguyn ra Thích Ca

La thin nam tín n

Bng ngôn ng gian tà

Nguyễn Văn Tuấn - Đức Phật qua đời vì ung thư?

Gần đây, một ông thầy cúng nói một cách khẳng định rằng Đức Phật qua đời vì bệnh ung thư 'cuống bao tử' [1]. Thật vậy không? Bài này được viết từ 10 năm trước, nhưng nhân dịp này, xin có vài dòng cập nhựt để chia sẻ cùng các bạn về cái chết của Đức Phật.

Theo những gì được lưu truyền, Đức Phật tạ thế ở tuổi 80, trong thời gian 486-483 trước Công Nguyên [2]. Nơi Ngài tạ thế (nhập Niết Bàn) là Kushinagar, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Kushinagar có thể xem là một trong những 'thánh địa' của Phật giáo, nơi mà Phật tử khắp thế giới ghé thăm hàng năm.

Theo truyền thuyết, tang lễ của Ngài diễn ra một cách trang trọng như là nghi lễ dành cho các vua chúa. Thi thể Đức Phật được hỏa táng, và hài cốt được các đệ tử 'san sẻ' nhau và chôn cất ở các đền đài.

Lưu Trọng Văn - Tuyên bố về Biển Đông hợp lòng dân


Ngày 17-07 giờ địa phương (rạng sáng 18-07 theo giờ Việt Nam), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông (VNMC).

Việt Nam biết chắc chắn Trung Quốc sẽ phản ứng với tuyên bố này.

Nhưng đã đến lúc, dù muộn, phải minh bạch lằn ranh đỏ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 18.07.2024

Tin sáng

1. "Bùng phát nhiều chiêu trò lừa đảo sau xác thực sinh trắc học"- Bọn "chuyên gia" lậu này thường xuyên ganh đua với chuyên gia xịn, và có vẻ bọn này có khả năng... đi tắt đón đầu.

Vì sau khi chúng xuất chiêu lừa thì bên chính nghĩa mới chạy theo khắc phục, và chúng lại chuyển qua công nghệ lừa mới, cứ thế đuổi chạy chạy đuổi... Như vợ nhà kia đuổi đánh chồng, chồng cứ quanh cây rơm chạy, hàng xóm chả biết đứa nào đuổi đứa nào he he... À đây, yên tâm nhé: "Phát động chiến dịch 'Nhận diện lừa đảo'" do Bộ 4T phối hợp với tập đoàn Meta. Nước ta, cái gì mà phát động mà phong trào là hoành lắm, rầm rộ lắm.

2. "Vụ 4 du khách Việt tử vong: Bộ Công an phối hợp điều tra theo đề nghị của phía Thái Lan"- Vầng, nên thế. FBI đã làm ngay và luôn rồi ạ, dù họ chỉ có 2 người và là... không thuần chủng.