dimanche 19 mai 2024

Đặng Sơn Duân - Tiền lệ chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Công an đã có hay chưa?

 

Đây là câu chuyện gây xôn xao trong hôm nay nhưng có vẻ như tiền lệ này đã có rồi. Cụ thể là trường hợp của ông Trần Đại Quang.

Ông Trần Đại Quang được Quốc hội khóa XIII bầu làm chủ tịch nước ngày 02.04.2016 và tuyên thệ nhậm chức trong cùng ngày.

Tuy nhiên, đến ngày 08.04.2016, Quốc hội khóa XIII mới miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của ông Trần Đại Quang.

Dương Quốc Chính - Vì sao Chủ tịch nước vẫn có thể kiêm luôn bộ trưởng ?

 

Theo Hiến pháp thì:

Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Tức là Chủ tịch nước có thể miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức thủ tướng và bộ trưởng. Nhưng bản thân ông lại cũng là một bộ trưởng, thì sẽ có tình huống ông (với vai Chủ tịch nước) sẽ miễn nhiệm chính ông (với vai bộ trưởng) và thủ tướng (quản lý chính ông với vai trò bộ trưởng).

Huy Đức - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giải thích Hiến pháp ?

 

Tôi đọc rất kỹ bản tin và Hiến pháp. Tôi tìm hiểu các tiền lệ vẫn không hiểu được cách giải thích, một người chưa được miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an mà có thể được bầu làm Chủ tịch nước.

Trong chính thể ta, chỉ duy nhất có Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao một thời gian.

Nhưng, Hồ Chí Minh trong Chính phủ lâm thời là Chủ tịch Chính phủ, và sau Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu chính phủ [có lẽ như tổng thống của các quốc gia theo mô hình cộng hòa tổng thống]

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.05.2024


 

samedi 18 mai 2024

Mạnh Kim - Cung đình hỗn loạn, báo chí đang ở đâu?


Chính trị trong nước đang trong bối cảnh chưa từng có trong lịch sử. Tình tiết những âm mưu dày đặc. Những sự kiện dồn dập đang mang lại nguồn dữ liệu chưa từng có cho giới quan sát và phân tích chính trị.

Mỉa mai nhất là trong bối cảnh diễn biến chính trường sôi động đến nghẹt thở – phải nói là mang tính lịch sử - không có sự dự phần của báo chí. Truyền thông chính quy hoàn toàn bị gạt ra bên lề. Phóng viên nói chung giờ ngồi “hóng tin” từ B.T.H. và L.N.H.T. Thậm chí có người “ức quá”, như tâm sự của một cây viết nội chính nhà nghề nói với tôi, chỉ biết đọc VOA và BBC để cập nhật thêm từ những gì mà cá nhân tự tìm hiểu mà tuyệt đối không thể viết ra.

Cung đình hỗn loạn. Chẳng ai còn tâm trí “nhắc nhở” báo chí phải “đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng”. Muốn nhắc bây giờ chắc mồm cũng mắc cỡ và họng thấy nghẹn. Không người dân nào dám chắc những thông tin được cung cấp một chiều từ công an, và báo chí chỉ đăng lại, có khi cùng sao chép nguyên văn, có bao nhiêu tỉ lệ sự thật. Không có bài báo “điều tra” độc lập nào về Trương Mỹ Lan. Tất cả đều được cung cấp “đầy đủ” từ công an. Số liệu ngồn ngộn nhưng đúng hay sai thì chỉ công an biết. Cây nào bị chặt làm củi thì chỉ được phép đốt cây ấy trên mặt báo.

Hữu Phú - Một xã hội mất niềm tin !

Tôi không tin vị lãnh đạo này có trình độ thực, vì tuy lý lịch của vị ấy có ghi là đã có bằng Tiến sĩ nhưng toàn phát biểu tào lao như một người ít học, chỉ đạo làm những việc lặt vặt. Không có bất cứ thành tựu nào mang tầm cỡ về quốc kế - dân sinh.

Tôi không tin nhà sư này là sư thực, vì đi tu gì mà ngài ấy cứ thích có tiền thật nhiều, ở chùa thật to, đi xe thật xịn, đeo đồng hồ sang trọng. Mở miệng thuyết giảng một hồi rồi cũng quy về việc làm sao để Phật tử cúng dường thật nhiều tiền cho chùa, bất chấp hù dọa chúng sanh, rao bán kiếp sau, khuyến khích, dụ hoặc mê tín dị đoan.

Tôi không tin bạn là người tốt, làm ăn chính đáng, trong sạch, vì bạn là người giàu, có nhiều tiền.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 18/05/2024

1. Khodorkovsky lo sợ phương Tây đang thua

Phương Tây đang thua trong cuộc chiến: những nỗ lực hiện tại là không đủ để ngăn chặn sự sụp đổ của các khu vực quan trọng của Ukraine, để lột vào tay Putox trong 2 năm tới, Mikhail Khodorkovsky vừa mới tweet hôm nay (17/05/2024).

“Những sự thật bạn cần biết” – ông ta viết như một lưu ý:

Putox chi khoảng 120 tỉ USD mỗi năm cho cuộc chiến – 5,4 % trong tổng số 2,2 nghìn tỉ USD GDP của Nga – với chi phí cho loại đạn pháo được sử dụng phổ biến nhất của Nga có giá khoảng 500 USD một quả. Trong khi đó viện trợ của châu Âu cho Kyiv trong hai năm chỉ là 88 tỉ USD – khoảng 0,25% GDP của EU – với đạn pháo có giá từ 5.000 đến 8.000 USD một quả.

Hoàng Quốc Dũng - Chó và cừu


Cứ tưởng những chuyện tương tự thời này không còn tái diễn. Không. Vẫn thế. Chỉ có số lượng người chết chưa bằng thôi, khi thằng khùng chưa bấm nút đỏ.

Ngày này 16/05/1966, Mao bắt đầu cuộc cách mạng văn hóa. Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngút trời...Vài chục triệu người chết.

Một người với một vài con chó là có thể dẫn cả một đàn cừu vài trăm con đi đúng định hướng.

Lê Thiếu Nhơn - Vẫn là đồng chí Lê Thanh Hải !

Sáng nay 18/05, hội nghị 9 của Ban chấp hành Trung ương đã bế mạc, sau ba ngày làm việc dân chủ và hiệu quả. Câu chuyện được bá tánh chờ đợi nhất là số phận ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM, cũng đã giải quyết êm đẹp.

Theo quyết định của Hội nghị 9, ông Lê Thanh Hải không bị khai trừ Đảng như cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái và cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, mà chỉ bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Lẽ ra, phải nói chính xác là cách tất cả các chức vụ còn lại trong Đảng của ông Lê Thanh Hải. Bởi lẽ, năm 2020, ông Lê Thanh Hải đã bị cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015. Cái gì đã cắt rồi, thì còn đâu nữa mà cắt?

Dương Quốc Chính - Nói đi cũng phải nói lại

Mình cho là sư Minh Tuệ đi quốc lộ xuyên đô thị thế này làm giảm đi cái giá trị khổ hạnh rất nhiều.

Bởi vì đi tu lại có đoàn người bảo vệ, cơm bưng nước rót hầu hạ, quét đường, dọn chỗ ngủ nghỉ, tuy không sang chảnh, nhưng cũng coi như có kẻ hầu người hạ sư đâu từ chối được.

Lẽ ra ông ấy nên đi đường liên huyện thôi, thậm chí đi đường xuyên rừng, xuyên cánh đồng, qua làng bản, thôn xóm, có những đoạn đường làng chỉ đi được 1-2 hàng người. Giống đi trekking ấy. Như thế tự khắc nhóm đi theo sẽ rơi rụng bớt, đỡ quấy nhiễu, còn đám lai trim có khi mất sóng, hết pin, thì cũng lượn luôn, vì vất vả quá.

Chu Mộng Long - Dự báo các kiếp nạn cho Thích Minh Tuệ

Tu hạnh đầu đà là đã tự giác nhận kiếp nạn về mình.

Gốc tu này không phải "phát minh" của Phật giáo mà ở nhiều tôn giáo.

Phương Tây và Trung Đông từng có sự thực hành chủ nghĩa khắc kỷ của giới tăng lữ mà người đời phong là Thánh. Ngay tại Ấn Độ, trước khi Đức Phật Thích Ca xuất gia, đã từng có vô số nhà tu thực hành lối sống khắc khổ, ăn ngày một bữa chay hoặc thậm chí nhịn ăn nhiều ngày, mặc y rách rưới hoặc ở trần, không tắm rửa. Tại Ấn Độ hiện nay vẫn còn gặp nhiều nhà sư như vậy.

Nguyễn Đình Bổn - Cần một lời xin lỗi


Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nên thu hồi văn bản, xin lỗi sư Minh Tuệ, Phật tử và đại chúng. Vì đây là văn bản trái với tinh thần nhà Phật và có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam!

- Trái với tinh thần nhà Phật: Phật dạy sử dụng chánh ngữ, hòa ái. Văn bản này, nhân danh giáo hội Phật giáo nhưng lời lẽ thô thiển, hằn học, bới móc.

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam:

Nguyễn Thông - Đường lớn


Thật tình, tôi không bị cuốn vào sự kiện thầy Thích Minh Tuệ đang được rất, rất nhiều người chú ý, quan tâm suốt nửa tháng nay.

Lý do đơn giản là tôi đang rất bận, vả lại kiến thức, hiểu biết của tôi về đạo Phật, phật pháp, tu hành... mỏng lắm. Mình nói ra, dù chỉ một chữ một nhời không đúng, dễ làm tổn hại người khác.

Nhưng sau khi đọc cái thông báo giọng chỉ thị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì vừa buồn vừa giận. Danh nghĩa là tổ chức cao nhất của nhà Phật ở xứ này, vậy mà kiến thức không bằng đứa trẻ con vô đạo. Hình như họ nhiễm phải cái thói độc quyền của nhà cai trị. Cũng phải thôi, giáo hội quốc doanh với chùa to tượng lớn đặt nhan nhản thùng công đức thì làm sao thấu Phật được.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 18.05.2024


Tin sáng

1. "Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư nghi giao cấu với một nam sinh 16 tuổi"- Ở Bình Phước ạ. Có cái clip anh cu này bị còng tay, xung quanh có bao cao su và thuốc kích dục. Ông này 43 tuổi, từng là cựu giáo viên trường THPT chuyên Quang Trung (Bình Phước).

Từng công tác trong ngành giáo dục hơn 10 năm và học Thạc sĩ Quản lý Giáo dục tại đại học Queensland ở thành phố Brisbane (bang Queensland, Úc). Có thời gian dài làm Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước trước khi nhận nhiệm vụ Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước.

Ối giời ôi.

Hoàng Quốc Dũng - Chuyện nào là chuyện nhảm ?

Nói đến bác sĩ thú y, chúng ta hay nghĩ đến bác sĩ cho các con vật lớn như ngựa, bò, lợn, những con vật mang lại nhiều lợi nhuận, lợi ích, hay các con vật trong các sở thú như voi, hổ, báo, khỉ, cá heo…

Ở các nước phát triển, người ta chú ý nhiều hơn đến động vật, người ta cũng yêu động vật hơn. Các cá nhân cũng nuôi nhiều loại động vật khác nhau trong nhà. Nuôi chó thì đương nhiên là phổ biến nhất.

Con gái tôi cũng nuôi hai con chó nhỏ trong nhà và bọn chó này cũng có bảo hiểm y tế như con người. Mỗi khi chúng ốm đau thì phải mang đi bác sĩ, phải trả tiền đắt gần như người, nhưng vì có mua bảo hiểm nên được bảo hiểm trả hết. Rất không may, một con chó bị bệnh nặng, nó được taxi chở đi cấp cứu, phải mổ nhưng không qua khỏi và « qua đời ». Cũng được hỏa táng và được một hộp tro nhỏ mang về. Bảo hiểm trả hết các khoản chi phí. Rách việc thật.

Mai Bá Kiếm - Hết rau rồi anh có lấy măng không ?

(Không lấy đói ráng chịu).

Rau và măng cùng có: chất xơ, vitamine, khoáng chất... nên có thể thay thế cho nhau được. Thịt heo và thịt gà cùng có đạm, lipid có thể dùng thay nhau.

Nhưng giải quyết bài toán giá cả trong chăn nuôi, trồng trọt, mà ca bài "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây" của thời kỳ lượm, hái thì không phải đẳng cấp bộ trưởng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.05.2024


 

vendredi 17 mai 2024

Mạnh Kim - Hiện tượng Minh Tuệ và sự khác biệt giữa hai xã hội

Hiện tượng thầy Minh Tuệ không phải là một hiện tượng tôn giáo. Đó là một hiện tượng xã hội, được mạng xã hội đẩy lên thành sự kiện “chưa từng có”.

Tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, trước 1975 cũng như bây giờ, hình ảnh tu sĩ khất thực quen thuộc đến mức chưa bao giờ trở thành “cơn gió mát”. Bước chân tu sĩ khất thực cũng chưa bao giờ được đánh giá là hành động có thể dẫn Phật tử đến với (con đường) Đạo. Người ta đảnh lễ cúi chào một tu sĩ khất thực để tỏ lòng tôn kính chứ không phải xem ông như Phật sống.

Những gương mặt quỳ lạy thầy Minh Tuệ, hoặc thậm chí một người mới đây dâng cho thầy Minh Tuệ cái bát “bằng vàng 24k”, đều trông “rất quen”. Có thể chúng ta đã “gặp” những gương mặt ấy.

Nguyễn Thành Phong - Thế cuộc tàn cờ

Mình viết "Cờ tàn" vào khoảng giữa năm 2020, có đăng lên Facebook, sau đó in vào tập "Đêm ngồi ngã ba sông", NXB Hội Nhà văn, quý II/2021.

Bài thơ viết vào gần cuối một kỳ hội. Lúc đó đã rõ trong số các kỳ thủ thuộc lớp đỉnh cao không có mấy người là cao thủ, chỉ toàn là hạng ăn non, tính ngắn, thậm chí là đám cờ vồ chộp lộc tốt hôi. Rồi liền đó có mấy kỳ thủ phải dừng cuộc chơi.

Bước sang kỳ hội mới, tưởng tình hình sẽ khá hơn, vậy mà số cờ vồ, chộp lộc còn nhiều hơn. Số kỳ thủ đỉnh cao bị dừng và buộc phải rời cuộc chơi còn nhiều hơn, sớm hơn và bất ngờ hơn trước đấy.

Thái Đức Phương - Suy nghĩ về 7 cái sai trong pháp tu của ông Minh Tuệ


Cổ nhân có câu: "Có thực mới vực được đạo.”

Nhiều người cho rằng chữ “thực” trong câu trên có nghĩa là “ăn uống”. Hiểu đơn giản là bao tử có đầy thì đầu óc người ta mới nghĩ đến những điều thiêng liêng, tâm trí mới hướng đến những thứ cao siêu huyền nhiệm (chẳng hạn như kiếp sau ở một tầng trời nào đó).

Bởi vậy, lấy lý do “vực” đạo Phật, rất nhiều sư thầy đã kêu gọi Phật tử cúng dường tài vật cho họ để họ hoằng dương đạo pháp: Xây lên những chùa to phật lớn, thành lập ban truyền thông để gây dựng tiếng tăm, sức ảnh hưởng.