dimanche 12 mai 2024

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (3) : Có trò gì lạ tại Lào đáng chơi ?

 

Trước khi sang Lào tôi cũng chỉ nghĩ sang đó chắc chỉ đi xem chùa chiền và ngồi nhậu là chính, chứ đất Lào có gì mà chơi. Chùa chiền thì họ có đến gần một ngàn rưỡi cái, tha hồ mà lễ và …thiền!

Vậy mà chính đất Lào là nơi duy nhất bạn có thể trải nghiệm những trò chơi “có một không hai” đấy. Tôi thật may mắn khi được đi cùng một nhóm “ham chơi”, vốn là dân bị bệnh thích dã ngoại và mê phượt kinh niên. Nên chỉ sau khi sang đất Lào vài ngày, tôi đã hiểu một điều đơn giản: Lào có một số điểm ăn chơi “khét lèn lẹt”, được coi là party town “không giống ai” của thế giới.

Đó là Vang Viêng, một “Miami trên núi”, với những bữa tiệc thâu đêm của đám dân phượt backpacker đến từ khắp mọi ngóc ngách của thế gian. Bọn họ lăn ra ngủ luôn ở bar, pub thậm chí là trên lề đường. Và khi tỉnh dậy, lại tiếp tục những bữa tiệc ban ngày bên dòng sông Nam Song trong xanh với âm nhạc, đồ uống, với những trò chơi mạo hiểm như trượt ống, nhảy cầu, đu dây…

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (2) : Dân Lào là dân nào ?

...Cửa phòng bật mở, Sun Thong lôi xềnh xệch cậu bạn vào phòng tôi: “Anh Cường, thằng Đông này ngu lắm!”. Nó nói liền một hơi. “Sao vậy?” – Tôi hỏi lại.

“Anh biết không – Sun Thong kể lể - Hôm nay chúng em đi thi, bà giáo gọi hai đứa lên, giao cho làm chung một đề (lại được các thầy cô thương rồi). Xong hai đứa lên trả lời vấn đáp. Khi bọn em nói xong, bà giáo im lặng một tí rồi hỏi, như vậy nhận điểm 3 hay là…Thì thằng Đông này vội gật đầu nói lia lịa: ba, ba, ba…mà bà giáo đang nói dở là nhận điểm 3 hay điểm 4?

Nó ngu mà lại hấp tấp, thế là bọn em bị 3 điểm, mà em nó đã dặn nó là cứ từ từ, bà giáo này tốt mà, không đánh trượt mình đâu!”

Trần Kiên Cường - Những nẻo đường đất Lào (1) : Cung đường thứ nhất

 

Ông em vừa chạy xe máy qua Lào một tuần về, càu nhàu: “Đất nước gọi là Triệu Voi, bây giờ Voi bỏ đi hết rồi, chỉ còn lại triệu cái Ổ Voi ở trên đường thôi”.

Rồi đệm thêm: “Đi Lào chán lắm, đường xấu, vất vả mãi mới đến Cánh đồng Chum, mà cũng chỉ thấy mấy cái chum”.

Với những lời cảnh báo như vậy tôi hạ cánh xuống đất Lào. Sân bay quốc tế Wattay của Viêng Chăn tựa tựa giống sân bay Vinh. Cảnh quan trên đường đến trung tâm thành phố cũng giống ở đất ta.

Đinh Huy Hoàng - Cua Đồ Sơn

1. Hồi còn bé, tôi ở trong doanh trại Hải quân đóng ở cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng. Ở với bố, một sĩ quan thông tin liên lạc. Bố tôi vốn là giảng viên Bách Khoa bị trưng dụng đi bộ đội.

Cứ cuối tháng tôi mới được cho về Hà Nội thăm nhà. Bố tôi có cái xe Honda 69 mua từ đận vào giải phóng miền Nam 1975. Hai bố con lướt trên cái xe Honda 69 đó. Tôi ngồi trên bình xăng có lót cái gối cho khỏi đau đít. Lúc lên đường kiểu gì cũng rẽ qua Đồ Sơn mua cua về làm quà.

2. Bãi 1 ở Đồ Sơn khi đó có cái bến thuyền chài. Ngư dân lưới được gì đổ luôn ra rệ đường bán. Dân tình đồn nhau rẻ lắm, nên nô nức khách vòng ra tận đó mua tôm cua cá chứ không vào chợ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.05.2024


 

Nguyễn Thông - Đồ bị thịt

Trên thế giới có một cái tổ chức ăn nhưng hại, đó là Liên Hợp Quốc. 

Nó là thứ cờ đèn kèn trống tồn tại cho vui. Nhưng nếu không có nó thì nhân loại/địa cầu càng vui hơn.

Nói đâu xa, nó chẳng hề làm gì, chẳng hề lên được một tiếng gọi là có, khi bọn khủng bố Houthi chiếm giữ một phần nước Yemen rồi liên tục bắn tên lửa tấn công tàu chở hàng, tàu thương mại của mọi quốc gia đi qua biển Đỏ.

samedi 11 mai 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 11/05/2024

 

VỀ CUỘC TẤN CÔNG PHÍA BẮC THÀNH PHỐ KHARKIV CỦA BỌN NGA PUTOX

Từ hôm qua bọn Nga tấn công rộ lên ở bắc tỉnh Kharkiv, theo hướng Vovchansk (bản đồ số 1 của ISW kèm theo) và đây là của truyền thông Ukraine:

“Quả thực, sau khi kẻ thù rút lui đến đó trong chiến dịch Kharkiv (mùa thu năm 2022), nhưng chúng đã không dừng lại hoàn toàn dọc theo đường biên giới. (Tôi ngắt câu) Tuy nhiên, các trận đấu pháo đã diễn ra ở đó.

Liên tục xảy ra các cuộc đụng độ với DRG, và kẻ thù đã không thể thi thố bức tường thành của mình một cách lý tưởng dọc theo tiền tuyến. (Tôi ngắt câu) Và tiến sâu vào (lãnh thổ) Liên bang Nga, một phòng tuyến như vậy đã được hình thành ở đó (khu vực đó), có chiều sâu khác nhau từ 5 – 10 km, về cơ bản là không thay đổi. (Tôi ngắt câu). Nhưng trên lãnh thổ Nga, người Nga và các lực lượng vũ trang (của họ) không thể giành được chỗ đứng ở đó hoặc xây dựng bất kỳ công sự mạnh mẽ nào để có thể (từ đó) lập tức (tổ chức) tấn công” – ông Ivan Tymochko chủ tịch Hội đồng dự bị Lục quân nói.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 807, 11-05-2024

1. Những dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW về cuộc tấn công của Nga ở Kharkiv ngày càng trở thành hiện thực, khi phân tích trước đó nói rằng « những đội quân Nga ở khu vực này chủ yếu mới thành lập, không được huấn luyện cũng như trang bị tốt, nên khó có đủ sức để tấn công và xâm chiếm thành phố Kharkiv như phía Nga tuyên truyền ». Họ cũng cho rằng « phía Nga cần ít nhất 300.000 quân mới có thể nghĩ tới việc bao vây Kharkiv ».

Nguyễn Hồng Lam - Hành giả


Tôi có một đôi mắt chưa được dạy dỗ về mỹ thuật và hai lỗ tai chưa được đào tạo về âm nhạc.

Nghe, nhìn để cảm thấy, rung động... với tôi hoàn toàn là mỹ cảm. Giáo huấn (giáo dục bằng yêu cầu, mệnh lệnh) thì nhiều, nhưng hầu như tôi không thích tiếp thu và tuân phục kiểu đó. Tiếp nhận, với tôi trước hết phải là tự giác.

Giáo dục rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là phương tiện và điều kiện. Trong chừng mực nào đó của vô chừng tri thức, hiểu biết chỉ thật sự đến và nằm lại trong ta bằng sự vỡ lẽ, tự ngộ, bất cầu chứng. Nó đem lại cảm giác an tâm, niềm hân hoan, sự tự do cho tâm hồn. Phần nào đó, hiểu biết gần với sự đốn ngộ Bát Nhã, dù tôi có đôi chút hướng Phật nhưng không là Phật tử.

Hoàng Nguyên Vũ - Thầy Minh Tuệ trêu động gì đến ông hả ông Chân Quang?

Lại ông Chân Quang, lại cái chuỗi sân si thành thương hiệu (sân si với đủ loại chúng sanh, mà hầu hết là các chúng sanh không cúng dường hay làm một số thứ khác ý ông là ông rủa người ta bằng đủ lời nanh nọc).

Nhưng lần sân si này, ông Quang không nhắm vào chúng sanh như mọi bận, mà hai hàm răng nghiến lại, mắt láo liên long sòng sọc, gọi thầy Minh Tuệ bằng "nó", mắng mỏ thầy Tuệ là "ba trợn" và hỏi cắc cớ (lẽ ra ông nên tự hỏi ông) là làm được bao nhiêu lời Phật dạy rồi !

Đề tài ông Quang thực ra tôi không muốn nhắc đến nữa vì tôi nghĩ đã đến lúc để cơ quan chức năng làm việc của họ. Nhưng đi tu mà đưa một người tu hành khác ra đay nghiến, sân si, thì đó là một hình ảnh xấu, rất xấu, tạo ra năng lượng tiêu cực trong cộng đồng Phật tử và dư luận xã hội.

Nguyễn Đình Bổn - Hãy để yên cho sư Minh Tuệ

Về ông sư Minh Tuệ, nếu có lương tâm đạo đức thì hãy để yên cho ông tu! Mọi người không nên quấy rầy ông nữa, dù tôn kính hay tò mò!

Sư Minh Tuệ đang đi qua địa bàn Nghệ An, và theo ông là rất nhiều người lăm lăm điện thoại bật chế độ quay phim, có vẻ là tò mò nhiều hơn tôn kính.

Ông và vài vị tăng đi theo ghé vào một nghĩa trang lớn bên đường định trú qua đêm, nhưng sau đó vì quá đông người theo nên chính quyền địa phương đã không cho phép ông ở lại. Sư Minh Tuệ chọn một đám đất ruộng trống và ngồi kiết già bên một bờ xi măng của con mương dẫn nước.

Nguyễn Tấn Thành - Tốt và xấu


Lâu nay thiên hạ mặc định, nếu mình sống tốt thì không ai nỡ đối xử xấu với mình, trừ những người xấu.

Mình càng sống tốt bao nhiêu thì càng làm những người xấu đố kỵ mình bấy nhiêu. Vì cái tốt làm nổi bật cái xấu, khiến cái xấu lộ rõ hơn, nên người xấu càng thêm đố kỵ người tốt? Đó là chưa kể tâm lý GATO (ghen ăn tức ở).

Như trường hợp của thầy Thích Minh Tuệ đang nổi lên như một hiện tượng đẹp. Ông không tự cho mình là người đi thỉnh kinh để giác ngộ chúng sinh. Ông tự nhận chỉ là một công dân sống tu tập theo kinh (Phật), không có ý mượn danh các sư, sợ đụng chạm đến uy danh... Và hiện ông đã chiếm được tin yêu của không ít người.

Lê Nguyễn - Nghĩ nhanh về « hiện tượng » thầy Thích Minh Tuệ

Trong thời gian qua, bên cạnh thông tin đậm chất thời sự về những khúc củi to bị ném vào lò, về những khối tiền mồ hôi nước mắt của dân chẳng biết đã trôi về đâu, người dân bỗng dưng hướng sự chú ý về một sự kiện độc nhất vô nhị.

Một người đàn ông đầu trần chân đất đi dọc theo chiều dài đất nước, chỉ với mấy mảnh y ghép và một chiếc bình bát. Đó là hình ảnh của thầy Thích Minh Tuệ, gợi nhớ lại quãng đời khổ hạnh để cứu khổ chúng sinh của đức Thích ca Mâu ni ngày nào.

Tôi muốn gọi ông là bậc chân tu, vì ông sống rất khác với những kẻ giả tu đang nhởn nhơ giữa cuộc sống xô bồ này. Họ ngửa tay nhận những khoản cúng dường khổng lồ của đám người mộ đạo mê muội, đi xe hơi đời mới, xài điện thoại Vertu, đeo đồng hồ trị giá hàng trăm triệu đồng, phát biểu những lời phàm tục, thô bỉ mà đức Phật có nghe qua cũng phải lắc đầu.

Mai Bá Kiếm - Đấu giá vàng có làm nhiễu loạn thị trường không ?


Ngày 04/01/2022, tại Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định " đấu giá đất Thủ Thiêm (Tân Hoàng Minh trúng thầu 2,4 tỉ đồng/ m2) là điển hình làm nhiễu loạn thị trường bất động sản".

Ba tháng sau (05/04/2022) Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt!

Ngày 11/04/2024, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước "xử lý ngay và luôn" tình trạng giá vàng trong nước và quốc tế chênh lệch cao" (85 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới 13 triệu).

Đặng Tuấn Trung - Cờ Mỹ, cờ Việt

Nếu từng đến Mỹ, thiên hạ sẽ rất dễ nhận thấy người Mỹ rất yêu lá quốc kỳ của họ. Có thể nói Mỹ là quốc gia mà người dân yêu quốc kỳ nhất thế giới.

Họ thể hiện bằng đủ mọi hình thức. Đâu cũng thấy lá cờ hoa. Từ cắm trước nhà, cơ quan công ty đã đành, họ cắm cả ngoài ruộng, trên du thuyền, sơn lên xe. Họ vẽ cờ lên tường nhà, trong sổ sách, dưới nền vỉa hè. Thậm chí họ in lên áo, thêu lên quần, xăm lên ngực và in cả lên quần lót !

Và đấy là tự mỗi người Mỹ thể hiện tình yêu của họ với Tổ quốc, với quốc kỳ. Chẳng có chính quyền hay ông thị trưởng nào cho tặng họ quốc kỳ cả và tất nhiên, nó đủ mọi hình thức, chất liệu, kích cỡ… Cũng phải thôi, đất nước vĩ đại và tình yêu ấy nó là lẽ tự nhiên.

Lưu Trọng Văn - Một sự lãng phí quá đáng


Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại phiên họp lần thứ nhất Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, đã ra quyết định sẽ tặng cờ cho mỗi gia đình ở Hà Nội. Việc tặng cờ này phải hoàn thành trước 20/09.

Hà Nội hiện có trên 2,2 triệu hộ với hơn 8 triệu người, theo tổng điều tra dân số năm 2019. Như vậy ngân sách sẽ chi khoảng 220 tỉ cho việc mua 2,2 triệu lá cờ. Đó là chưa kể phải có 2,2 triệu cán cờ bằng gỗ hoặc sắt nữa để thích hợp với khổ cờ mới.

Một con số không nhỏ chút nào.

Trần Thị Sánh - Tặng cờ và chuyện nghe được ngoài chợ


Vừa ra chợ cóc lượn một vòng. Từ cô bán rau, bán hoa, bán cá, bán thịt đến cô bán quần áo, giày dép, bán bún …đều nhao nhao, xôn xao chuyện Hà Nội có chủ trương tặng cờ cho 2,3 triệu dân.

Bà bán rau bảo: Nhà tôi có hai cái cờ rồi, lấy cờ làm gì nữa?

Bà bán cá nói: Chẳng nhẽ nhận cờ lại cất vào tủ. Ông nhà tôi làm lãnh đạo xã, không biết ông ấy mua hay được tặng, nhà tôi có bốn lá cờ. Tôi không lấy nhé.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 11.05.2024

1. Đang xôn xao trên mạng chuyện Hà Nội tặng mỗi gia đình một... lá cờ.

Cứ như nhà cháu, cờ thì ai mà chả mua được, nó vừa là nghĩa vụ vừa là tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng của công dân với Tổ Quốc. Vả cũng chỉ ngày lễ mới treo, đa phần là nhà ai cũng có rồi. Tặng cái gì người ta không có mới quý, phỏng ạ?

2. Ông Nguyễn Thế Kỷ, nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên tổng giám đốc đài VOV, đương kim chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương nhắn nhà cháu: "Cụ nên biên một cái tút đầy đặn về GS Hoàng Chi Bảo, cứ đưa ông cụ thành nghề kiếm xèng, kinh thặc!"

Nhà cháu trả lời: "Cụ xúi dại nhé. Ông Bảo ấy giờ ngang lãnh tụ, tôi đụng vào lại bị tố là nói xấu lãnh tụ, bỏ mẹ ngay. Nhẽ cụ và Hội đồng phải có công văn gửi thẳng Ban bí thư ấy. Hôm rồi vào Long An thấy cả tỉnh hân hoan đón, tưng bừng rạng rỡ lắm huhu".

Liễu Hằng - Đừng hỏi sao lại tặng cờ


Người Thủ đô cần cờ lắm, các bạn ạ.

Cờ để treo. Đương nhiên rồi. Ta đi trong muôn ánh sao vàng cờ tung bay. Có cờ là có lễ, có cờ là phấn khởi, là hân hoan.

Cờ để vào sân bóng! Bao lần, anh Tạ Biên Cương ảnh òa vỡ, chỉ vì thấy cái cờ giăng ở khán đài nước ngoài. Tự hào quá! Tự hào không chịu nổi.

Nguyễn Thông - Cờ và lịch sử

Nhớ ngày 10.10 (1954 - 2024), không cần phải tặng cờ, dù bất cứ cờ gì. Mấy trò cờ quạt băng rôn hình thức cú đỉn sặc mùi tuyên giáo ấy cần dẹp ngay đi.

Bảy mươi năm rồi chưa đủ diễn hay sao. Hà Nội bị kiếp nạn sao quả tạ chiếu hay sao mà có đứa lãnh đạo đầu óc như vậy.

Điều cần làm nhất nhân ngày 10.10 tới là chấm dứt cách gọi nhố nhăng "ngày giải phóng thủ đô", trở về đúng tên cũ ban đầu mà cụ Hồ đã dùng "ngày tiếp quản thủ đô".