mardi 7 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Điện Biên Phủ, góc nhìn khác của người lính

Trong một khu rừng, Tô, lính pháo binh trẻ bị biệt giam, phía ngoài có lính canh bồng súng.

Lính canh nói với tướng Giáp.

- Thưa Đại tướng, cậu ta chống lại tiểu đoàn trưởng ạ.

- Chuyện gì?

- Dạ, cậu ta bảo trận địa pháo mà không có hầm phòng thủ, không chuẩn bị phương án rút lui khi bị tấn công là giết lính. Tiểu đoàn trưởng bảo, cậu là lính công tử Hà thành hèn nhát, chưa đánh nhau đã sợ chết lo lùi, chống lại khí thế toàn quân “đánh nhanh thắng nhanh” mà…

Ngô Nhân Dụng - Ấn Độ: Cuộc bỏ phiếu vĩ đại!

Các chế độ độc tài thường tự bào chữa rằng dân chúng còn chưa đủ khả năng tự quyết định chọn người cai trị, dân cần được “lãnh đạo.”

Trong năm 2024, dân chúng 50 quốc gia trên thế giới có dịp bỏ phiếu chọn người cai trị. Từ tuần trước, 970 triệu cử tri Ấn Độ, lớn bằng một phần 10 dân số thế giới, đã bắt đầu bỏ phiếu chọn 543 đại biểu quốc hội, gọi là Lok Sabha.

Quốc gia tự do dân chủ với số cử tri đông hàng thứ hai là Indonesia (204 triệu cử tri) mới bầu lên một vị tổng thống mới; nước Mỹ đứng hàng thứ ba (168 triệu) năm nay sẽ có cơ hội lựa chọn.

Bùi Chí Vinh - Ai là rác


Coi tri bng cái vung

Coi dân như rác rưởi

Nếu chúng ta làm sai

Thì chúng ta xin li

Còn dân mà l di

Thì lp tc nht lin

Chúng ta là quan li

Luôn được quyn ưu tiên

Dương Quốc Chính - Động lực của cần lao

Một trong những lý do khiến bộ đội, nhân dân ta dốc sức, thà hy sinh tất cả, để hướng về Điện Biên, đó là cải cách ruộng đất.

Kể từ khi cố vấn Tàu sang (năm 50), việc chỉnh huấn, chỉnh quân rồi "thổ cải" (cách người Tàu gọi cải cách ruộng đất) đã được triển khai ở trong quân đội và vùng do Việt Minh kiểm soát.

Cải cách ruộng đất bắt đầu triển khai từ năm 1953 và "khai mạc" bởi việc tiêu diệt nữ địa chủ kháng chiến có công với cách mạng là Nguyễn Thị Năm tại Thái Nguyên, trong khi hai con của bà đang là bộ đội. Như vậy là đảng chấp nhận thí mạng các thành phần "bóc lột" dù có công nuôi giấu cán bộ cộng sản, nhằm mục đích dân túy, lấy lòng đa số bần cố nông.

Nguyễn Thông - Hậu Pháo (6)

Chưa có nhiệm kỳ lãnh đạo nào (của cả đảng và quốc hội, chính phủ) cán bộ “rụng như sung” như nhiệm kỳ này. Nhà giam chật ních cán bộ trung ương, ai đó đùa bảo đủ một trung ương phẩy sinh hoạt trong đó.

Họ đều “là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở. Được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước” (trích từ quyết định kỷ luật Phúc, Thưởng, Huệ, giống i xì từng chữ). Đều có trình độ chính trị cao cấp (học cho lắm chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào khiến mụ mị đầu óc, ngu đi chứ làm được trò gì). Là tấm gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức HCM, được tín nhiệm cao...

Thế thì đừng đổ cho đám Vũ Nhôm, Hậu Pháo làm hư hỏng chúng, mà hãy coi chính cái môi trường chúng được đẻ ra và vùng vẫy. Bao trùm lên tất cả là sự giả dối và những trò lừa mị.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.05.2024


 

lundi 6 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Từ nay có thể buộc người đứng đầu từ chức nếu giới thiệu hoặc chọn nhân sự sai


Bà Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị vừa ký Quy định 142 cho phép làm thí điểm trong 5 năm việc người đứng đầu được quyền chọn cấp phó và các thành viên trong ban lãnh đạo do mình đứng đầu.

Nhưng Quy định 142 này ràng buộc một điều rất quan trọng đó là:

“Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu với hai trường hợp: Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan, không đảm bảo điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực; miễn nhiệm cán bộ không đủ căn cứ, thủ tục.”

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 06/05/2024

1. Các diễn biến chiến sự theo Bản tin của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine

Theo bản tin mới nhất cập nhật lúc 10 giờ sáng giờ Kyiv (15 giờ chiều giờ Hà Nội) thì đã có 125 cuộc đụng độ đã diễn ra trong vòng 24 giờ qua.

Các khu vực bị quân Nga tấn công gồm có:

- Hướng Kypyansk: 14 cuộc tấn công vào 4 khu dân cư

- Hướng Lyman, 6 lần tấn công vào 3 khu dân cư.

Hà Phan - Công Minh là chú em của đồng chí nào ?

Không biết Công Minh là anh em đồng chí nào, mà Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đến nay đã yêu cầu hàng loạt tỉnh thành cung cấp tài liệu về các dự án cây xanh mà công ty này trúng thầu ?

Chỉ là một doanh nghiệp tít tận Bình Phước xa xôi, nhưng Công Minh thắng 172 gói thầu trải dài từ Nam ra Bắc !

Trong đó ở Cà Mau 15 gói, Trà Vinh (14), Kiên Giang (13), Đồng Tháp (11), Bến Tre (11), Cần Thơ (6), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (4), Vĩnh Long (3), An Giang (3) … Họ có đến 63 văn phòng đại diện ở 52 tỉnh thành !

Nguyễn Văn Tuấn - Karl Marx « khi lìa trần có mấy người đưa »


Hôm qua (05/05) là ngày sanh của Karl Marx (05/005/1818 - 14/3/1883), một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn đến thế giới trong thế kỷ 20. Nhưng đằng sau cái tên lớn là một quá trình dài đau khổ với bệnh tật triền miên. Chúng ta thử ôn lại những đau khổ ông đã trải qua như thế nào.

Karl Marx sinh ngày 5/5/1818 tại thị trấn Trier, ngay bên cạnh dòng sông Rhine, mảnh đất chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp và Chủ nghĩa Tự do.  Gia đình của Marx thuộc vào thành phần trung lưu gốc Do Thái (nhưng theo đạo Tin lành – Lutheran).  Thân phụ là một luật sư, nhưng thân mẫu ông lại là người mù chữ, không đọc và viết được tiếng Đức.

Bừa bộn từ lúc còn trẻ

Hoàng Nguyên Vũ - Tôi rất thích nghe mấy đứa trọc phú khoe của chửi nhau


Mấy em mấy cậu mới tập giàu khoe của bấy nay thì nhiều. Nhiều lắm. Có cái túi là lên mạng khoe ngay. Có cái váy cái mũ hay đôi giày cũng vậy, khoe loạn xị ngậu lên.

Thậm chí có anh sờ tai lít còn chụp ảnh mình lên mỗi ngày, ghi tên giày gì áo gì quần gì đồng hồ gì xi líp gì nữa, hàng ngày.

Rồi cái chị gì thẩm mỹ viện có ông chồng bác sĩ gì đó, ngày nào mà không khoe chắc chị í ăn cơm không nổi thì phải. Cái chị ci-i-âu mà lần đầu dùng túi không dám bóc băng dính sau vài hôm quăng túi cái ịch rồi ngày nào cũng lên tóp tóp nổ vang trời, mới bị bóc mẽ dùng pha ke ấy.

Mai Quốc Ấn - Đất không giữ được nước


Là đất chết!

Nơi nào mà đất chai cứng vào mùa khô và nhão nhoẹt bùn lầy vào mùa mưa, thường là đất chết.

Khi không còn độ mùn thì đất chết! Không có độ mùn thì dù có cày đất tơi xốp thì nước ngấm hết chứ không giữ lại độ ẩm, nên mùa hạn dù có tưới cây thật nhiều thì cây chỉ hút được một phần nhỏ và đa số bốc hơi.

Tương tự, vào mùa mưa, đất không có độ mùn để giữ nước thì nước cứ từ cao trôi xuống thấp và lỗi luôn cả đất tạo thành lũ nước, lũ bùn.

Tuấn Khanh - Nói gì với những bài học giáo dục cho con em chúng ta?

Có lần ngồi nói chuyện nước non với một người chị sống ở Úc, chị kể cho nghe đời giáo viên sau 1975. Chuyện cũng lắm vui buồn.

Chị T. kể ông hiệu trưởng mới từ miền Bắc vào, cầm theo những giáo trình của chế độ mới và yêu cầu chị phải học thuộc và dạy đúng như vậy. Chỉ trong vài ngày đầu, chị đột nhiên trở thành người đối địch tư tưởng với ông hiệu trưởng mới, được biết là lúc đó chưa học đến lớp 5.

Điều chị T. không thể hiểu được rằng trong các bài giảng mới, chị phải dạy những bài học gọi là "Con trâu đánh Mỹ", "Con ong đánh Mỹ"... với những đứa học sinh nhỏ bé của mình. Chị cảm thấy bất thường trong bài giảng cho nên đi gặp ông hiệu trưởng và hỏi rằng tại sao cứ "dạy con gì cũng đánh Mỹ hết để làm gì?", nhất là khi chiến tranh đã chấm dứt và người Mỹ cũng không còn ở Việt Nam. Ông thầy hiệu trưởng cũng không giải thích được, nhưng nói đó là chủ trương để giáo dục trẻ em về lòng căm thù. Bắt buộc.

Dương Quốc Chính - Cụ đang cố thủ ở cứ điểm nào ?


Đang xem lễ văn nghệ cúng cụ trực tiếp ở Điện Biên Phủ, thấy các ủy viên Bộ Chính trị có mặt cả. Thậm chí có cả nguyên chủ tịch nước Phúc và các nguyên tứ trụ khác, trừ anh Thưởng, anh Huệ! Chả hiểu sao bác Phúc lì phết!

Nhưng chính vì sự có mặt của hầu hết ủy viên Bộ Chính trị và nguyên ủy viên Bộ Chính trị nên mới thấy rằng cụ mới kiên định hơn cả. Không rõ cụ đang cố thủ ở cứ điểm nào? Tập đoàn cứ điểm 108 chăng?

Có lẽ phải một, hai tuần nay cụ hoạt động du kích, không thấy xuất hiện, chắc để chuẩn bị cho một chiến dịch chấn động địa cầu nào đó chăng? Vì thế nên bác Chính trở thành trụ duy nhất phải cân team, vất vả quá.

Trần Thanh Cảnh - Điện Biên Phủ

1- Đây rõ ràng là một chiến công vĩ đại nhất thế kỷ 20 của dân tộc Việt Nam! Người Việt đã thắng trong một cuộc đấu tay đôi sòng phẳng với người Pháp. Chính người Pháp cũng phải thừa nhận điều này. Và họ đã kết thúc cuộc chiến một cách "đàng hoàng"!

2- Ai đó nói (hoặc nhận vơ) Điện Biên Phủ là của...Trung Quốc, thực sự là ngu muội đến mức vô liêm sỉ! Chúng ta không phủ nhận sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Trung Quốc, Liên Xô lúc đó. Nhưng những vũ khí đó không được người Việt sử dụng vô cùng hiệu quả, cùng lòng can đảm vô song, liệu có được chiến thắng vẻ vang như vậy không?

Còn phía bên Pháp, người Mỹ cũng hỗ trợ tối đa, đâu có kém gì! Nhưng bản chất, nó vẫn là cuộc đấu tay đôi: Việt - Pháp!

Dương Quốc Chính - Truyền hình thực tế


Hôm nay xem chương trình tuyên truyền về Điện Biên Phủ của VTV, làm cầu truyền hình, thấy hoành tráng phết.

Theo mình, để hiệu quả tuyên truyền cao hơn nhiều, VTV nên làm một game show truyền hình thực tế.

Tuyển một team hay đi thi Iron man hay marathon, dùng xe đạp thồ trung bình 200-300 ký gạo bằng xe đạp, đẩy bộ từ Thanh Hóa lên Điện Biên. Cho đi hẳn đường nhựa quốc lộ, để anh em cosplay dân công ngày xưa, xe đạp có thể dùng hẳn loại địa hình của Giant luôn cũng được.

Huy Đức - Điện Biên Phủ và công danh


Phải công nhận, câu chuyện hai chị em bà Nguyễn Thị Oanh đi tìm “tên” của bố trong hàng nghìn ngôi mộ ở Điện Biên Phủ là một trường đoạn rất thành công về lấy nước mắt của VTV tối qua. Chỉ có rất ít bia mộ có tên trong ba nghĩa trang liệt sĩ ở đây. Trên thực tế, tất cả các ngôi mộ ở đây đều vô danh.

Nhưng, sau trường đoạn ấy, một ông anh từng đứng đầu một cơ quan quan trọng ở Trung ương, từ Điện Biên Phủ, gửi về hai tấm hình dưới đây, chụp trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ trên đồi A1.

Từ lâu, người ta đã khao khát lưu danh ở những nơi như Điện Biên Phủ.

Nguyễn Thông - Hậu Pháo (5)


Trong cuộc chống tham nhũng gượng gạo “đành lòng vậy, cầm lòng vậy”, buộc phải làm bởi không làm sẽ chết, thiên hạ có quyền nghi ngờ độ nóng của lò. Nhất là sau những vụ xử lý cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật.

Mới ra quân mà ông trùm lý luận đã tiên khởi chỉ thị “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” là biết sẽ chẳng đi đến đâu rồi. Lại khẳng định “chống tham nhũng không có vùng cấm”. Cấm hay không thì chỉ cần qua xử lý vài vụ vài người liên quan tới Việt Á, “bay giải cứu”, Hậu Pháo, Hưng Thuận An là rõ ngay.

Ngay cả người dân khù khờ nhất cũng hiểu một cách sách vở rằng chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho nước cho dân, do dân bầu ra (còn có được bầu hay không thì họ cũng lờ mờ biết). Thay người đứng đầu đảng là quyền của đảng, dân không quan tâm, mà có quan tâm cũng chẳng được. Nhưng thay nguyên thủ, kỷ luật nguyên thủ thì phải quyền của dân. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết, lý luận, thực tế diễn ra ngược lại.

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.05.2024


 

dimanche 5 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Quy hoạch điện Vì Dân

 

Các tỉnh phía Nam nắng hầu như quanh năm, là thế mạnh tài nguyên năng lượng mặt trời, trời thoải mái cho bất cứ ai. Chẳng lẽ lại cứ tiếp tục bị để mặc lãng phí như bao lâu nay?

Muốn giải bài toán tận dụng tối đa, hiệu quả năng lượng trời cho vô tận này, trước hết phải chấm dứt độc quyền năng lượng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới sự kiểm soát và chi phối lợi ích của Bộ Công thương, mà ngài Nguyễn Hồng Diên đang là bộ trưởng.

Một doanh nghiệp hoặc bất cứ người dân nào sản xuất điện mặt trời tại sao lại phải theo Quy chế, Quy hoạch điện áp đặt nào đó của ngành điện nhà nước - Khi họ có thể với bài toán kinh doanh điện của mình, tạo mạng lưới dẫn điện riêng không đấu nối vào hệ thống truyền tải điện cửa quyền và độc quyền bấy lâu nay của ngành điện nhà nước ấy?