vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Chương - Mắc cười đến vậy, không ngờ cũng viết cho bằng được !

 

Tôi thường chú tâm vào những chữ nghĩa nào gây hiểu lầm về căn tính của TIẾNG VIỆT. Thỉnh thoảng, mới đưa lên mấy chữ đi quá xa của sự khôi hài, gọi là giải sầu chơi. Như cái chữ "chuẩn đoán".  

(1) Tôi nghe đồn rằng có tour du lịch này kia ghi hai chữ "thăm quan", cứ nghĩ chuyện hài hước, nói dóc chơi. Trên mạng, phần lớn ghi "tham quan" (không "thăm").

Ai dè, ngay Hà Nội kinh kỳ, lại rất "kỳ" bởi cách dùng chữ thật "kinh": xe buýt to đùng treo băng-rôn ghi "... khách THĂM QUAN Hà Nội"!

Tiểu Vũ - Khi người Quảng cãi với người Quảng

Từ xưa tới nay, cãi đã trở thành "đặc sản" của người Quảng. Đó là sự thật hiển nhiên không cần phải bàn cãi thêm. Khi cãi đã đời với thiên hạ thì người Quảng cũng lại cãi với người Quảng. Trường hợp này thì quả rất ác liệt.

Và dưới đây là một vụ cãi mà người viết đã chứng kiến từ đầu đến cuối.

Số là gần đây, nhạc sĩ Trần Quế Sơn vào Sài Gòn tổ chức họp báo giới thiệu liveshow "Cõi quê" - chương trình âm nhạc gồm những sáng tác của anh lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng (cả hai đều là người Quảng). Đây cũng là dịp để Trần Quế Sơn tranh thủ cãi với thiên hạ về bài hát "Thưa các em miền Nam". Anh nói "Bài hát này tôi chỉ lấy cảm hứng từ một tứ thơ của ông Bùi Giáng chứ không phải phổ thơ của ông.  Vậy mà người ta viết: "Nhạc Trần Quế Sơn - Thơ Bùi Giáng là chưa chính xác, nay tôi xin đính chính lại lần nữa".

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

Lưu Trọng Văn - Mất quê hương

Bạn đã bao giờ được… khóc khi nghe đọc kinh Phật chưa?

Vâng, hôm qua tại Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật đắc đạo, gã đã được… khóc khi nghe 210 phật tử người Tây Tạng đọc kinh.

Cả 210 kẻ bị cộng sản Trung Quốc xua đuổi khỏi quê hương Tây Tạng hùng vĩ của mình cùng đồng thanh đọc kinh Phật. Gã không hiểu đó là bài kinh gì. Gã chỉ biết âm vang của nó như tiếng thổn thức đớn đau kiếp tha hương khi trầm khi lắng, và ào ạt muôn sóng dữ hờn căm bọn cướp quê hương, và như tiếng hú hoang dại bầy thú thẫn thờ, hoảng hốt giữa rừng cháy.

Lê Quốc Quân - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt !

Sau suốt một đêm chờ đợi và qua kiểm chứng, chúng tôi có thể xác nhận rằng Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt vào sáng ngày 29/02/2024, cùng thời gian với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.

Theo chị gái của nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì họ tiến hành vụ bắt giữ vào lúc "khoảng trưa". Công an có khám nhà rồi dẫn đi luôn. Chị không nhớ rõ là cáo buộc theo điều luật nào nhưng cho biết họ có "cầm hai tờ giấy và đọc" rồi đưa đi. Họ thu giữ của anh Bình một máy tính, một máy in, hai điện thoại và khoảng năm cuốn sách màu vàng.

Chị cho biết mặc dù cứ "run" nhưng cũng kịp gói thêm một ít "quần áo và đồ dùng cá nhân cho Bình" vì nghe Bình bảo "Lần này là họ bắt em luôn rồi".

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.03.2024


 

Lê Xuân Nghĩa - Bốn quốc gia công bố khả năng gửi quân tới Ukraina

 

- Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là người đầu tiên công bố điều này, và giải thích rằng tuyên bố của ông hoàn toàn có chủ ý và được cân nhắc.

- Thủ tướng Estonia Kaia Kallas ủng hộ ông. Bà nói: “Chúng ta phải làm mọi thứ để Ukraine thắng và Nga thua trong cuộc chiến này”.

- Các quan chức Litva cũng đang xem xét khả năng gửi quân tới Ukraine để huấn luyện quân sự, cố vấn tổng thống Litva Kyastutis Budris cho biết.

Nguyễn Ngọc Chu - Báo của nước nào ?

 

1. Quan điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rất rõ ràng. Phát biểu tại cuộc họp khẩn của Liên Hiệp Quốc về Ukraine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang tuyên bố:

“Chúng tôi luôn tin tưởng vào tầm quan trọng của việc cần bảo đảm tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Các nguyên tắc đó bao gồm chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào. Trong đó, tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia là nguyên tắc thiêng liêng và tối thượng nhất.

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (3)

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược.

Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc.

Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

jeudi 29 février 2024

Ngô Nhân Dụng - Nikki Haley sẽ còn lì

Tiểu bang South Carolina vốn là “căn cứ địa” của bà Haley, đã hai lần bầu bà làm thống đốc, vậy mà bà thất bại.

Bà Nikki Haley chắc không biết Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng bà cũng theo một phương châm như cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa: Làm chính trị thì phải lì.

Thứ Bảy vừa qua bà Haley thua ông Donald Trump một lần thứ tư sau 6 tuần lễ giao đấu, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Ông Trump là ứng cử viên Cộng Hòa đầu tiên, dù không ngồi trong Tòa Bạch Ốc, đã thắng bốn trận bỏ phiếu sơ bộ trong đảng ở Iowa, New Hampshire, Nevada, và South Carolina và luôn luôn đạt được số phiếu trên 50 phần trăm.

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

Nguyễn Chí Tuyến - Viết cho người anh em

 

(Bài viết khi blogger Nguyễn Lân Thắng sắp ra tòa)

Này người anh em, chỉ vài giờ nữa là họ đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này là tôi lại bật cười.

Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy. Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính chính ai lại thế, phỏng ạ!

À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống) mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ? À, khà khà, mùa hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy 1 tháng nữa là tròn 12 năm.

Nguyễn Anh Tuấn - Blogger Nguyễn Chí Tuyến bị bắt !

 

Ngay lúc này đây, rất nhiều công an thường phục và sắc phục đang khám nhà blogger Nguyễn Chí Tuyến, được biết đến với tên thân mật là Anh Chí.

Một nguồn tin ở hiện trường cho biết khả năng cao là sẽ có lệnh bắt.

[Cập nhật: Anh Chí đã bị công an đưa đi]

Phạm Thành Nhân - « Lắng nghe mạng xã hội », hãy bắt đầu từ căn cước

 

Chiều 27/2, Sở 4T Xì phố ra mắt phần mềm "Lắng nghe mạng xã hội", tức là cái gì bạn nói, viết trên mạng đều sẽ được lắng nghe, được đọc hết đó.

Giáo làng tui mừng quá, thế là bây giờ những gì giáo tui nói, giáo tui viết đều được chính quyền lắng nghe cả; nên giáo tranh thủ góp ý liền về vụ cái Căn cước.

Tuy nhiên, trước khi góp ý nghiêm túc, giáo phải nói ví von cái này đã.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.02.2024