mardi 2 mai 2023

Phúc Lai - Nhận xét về tin tức hóng được từ cuộc xâm lược Ukraine của Putox ngày 01/05/2023

 

1. Chiến sự

Tình hình ở Bakhmut theo cái bọn ISW thì quân Nga có một số tiến bộ, nhưng trên bản đồ của chính họ đưa hai chiếc, một cái ngày 28/04 và một cái hôm nay 01/05 tui không nhận ra sự khác biệt.

Ngày 28/04:

.

Bùi Quang Minh – Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án "chủ tịch Hội đồng Bảo an" là kẻ xâm lược

 

Định kỳ, mỗi tháng Liên Hiệp Quốc sẽ chọn một chủ tịch Hội đồng Bảo an mới. Tháng 1/2023 là Nhật, tháng 2 là Malta, tháng 3 là Mozambique, tháng 4 là Nga, tháng 5 là Thụy Sĩ...

Trong kỳ luân phiên của mình vào tháng 4 vừa qua, ngày 25/04/2023, ngoại trưởng Lavrov của nước chủ tịch Hội đồng Bảo an là Liên bang Nga đã có bài phát biểu trước kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc New York. Ông này đề xuất ý tưởng về Hòa bình "Tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng chủ quyền các quốc gia và đề xuất thế giới đa phương.".

Ngay sau bài phát biểu này, các nước khác đều đáp lại chủ tịch bằng một quan điểm chung, nhất quán là: "Không có lý do gì biện minh cho hành động xâm lược và sáp nhập bất hợp pháp của Nga các vùng lãnh thổ của Ukraine, một quốc gia có chủ quyền và độc lập, và là thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc."

Dương Quốc Chính - Làm thất thoát trên 10 củ là đi tù

 

Vụ cô Dung dính 5 năm tù, mình hóng mãi bản án xem cụ thể người ta xử thế nào mà ra như thế, hôm qua mới đọc được.

Cô dính tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ", theo điều 356 Bộ luật HS 2015, tăng nặng ở khoản 2: Phạm tội nhiều lần.

Đọc luật này thấy giật mình, vì gây thiệt hại từ 10 triệu, mà trên 2 lần (là nhiều) đã có thể dính án 5-10 năm tù. Cô Dung lẽ ra 5 năm là còn nhẹ đó! Sợ thật, may mình không có chức vụ quyền hạn gì, chứ luật kiểu này 100% anh em quan lại đều đi tù được trong phút mốt.

Nguyễn Ngọc Chu - “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

1. PHƯƠNG ÁN KẾT TỘI BẤT LỢI NHẤT

Cùng một sự việc, Viện Kiểm sát, hay Tòa án có thể áp dụng các điều khoản khác nhau, dẫn đến những hình phạt khác nhau. Trong thực tế, việc thay đổi tội danh rất thường xẩy ra. Thay đổi do bản chất của sự việc, có khi còn do chủ đích của người có quyền buộc tội.

Trong các phương án kết tội, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Hưng Nguyên đã vận dụng những điều khoản bất lợi nhất cho cô giáo Lê Thị Dung.

Cơ sở để TAND huyện Hưng Nguyên kết tội cô giáo Lê Thị Dung là ở mục thanh toán trùng. Như cáo trạng đã viết:

Ngô Nhân Dụng - Biden và Trump, hiệp nhì khó đoán!

 

Dân Mỹ hiện đang chia thành hai khối cử tri rõ rệt, bất đồng ý kiến kịch liệt trên nhiều vấn đề căn bản; như chuyện phá thai, hôn nhân đồng tính, những người đổi giống nam nữ, chính sách xã hội và y tế công cộng, vân vân.

Có thể đoán, cuối năm 2024 hai ông Donald Trump và Joe Biden sẽ tái đấu, xin dân cho cơ hội làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Ông Biden coi như chắc chắn sẽ được đảng Dân Chủ đưa ra tranh cử. Hiện chỉ có 2 người muốn giành với ông. Robert Kennedy Jr. được chú ý vì ông bố, một nghị sĩ và ông bác, một tổng thống, đều bị ám sát. Trong chính trị ông nổi tiếng khi chống các loại thuốc chủng ngừa, chống tất cả, từ trước khi có Covid-19. Người thứ nhì là bà Marianne Williamson, nổi tiếng vì từng làm cố vấn tinh thần cho Oprah Winfrey, một nhân vật truyền hình đông khán giả. Có thể nói cả hai người đều rất yếu, so với Biden.

Nguyễn Thông - Thủ phạm phá tiếng Việt (1)

 

Thiên hạ mạng đang rất thích thú về những góp ý cho chương trình “Vua tiếng Việt”. Mà người “chém nhát nào ra nhát ấy” không phải chuyên gia ngôn ngữ, những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ công tác ở viện này viện nọ, mà chỉ là anh chàng bình dị xứ Thanh, “kỹ sư khuyến nông” Hoàng Tuấn Công.

Phải sổ toẹt thẳng cái điều người ta ngại nói ra, rằng một mình kẻ ngoại đạo ngôn ngữ kia đã chấp cả đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ xứ này. Bằng sự hiểu biết uyên bác, sâu sắc, và nhất là trách nhiệm công dân bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hơn hẳn cả đám viện sĩ hữu danh vô thực.

Không biết họ, những giáo sư tiến sĩ phòng lạnh ấy, nghiên cứu cái gì, đi mây về gió chỗ nào, chứ riêng chuyện đúng sai tiếng Việt thì có nhẽ họ chẳng hề quan tâm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.05.2023


 

lundi 1 mai 2023

Cù Mai Công - Trận cuối cùng dữ dội nhất ở Sài Gòn ngày 30-4-1975 ở Bảy Hiền-Lăng Cha Cả

Dù sáng 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh đã yêu cầu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa “ngưng nổ súng", vẫn còn trận cuối cùng dữ dội, đến tận trưa, chiều ngày 30-4 ở Sài Gòn: cửa ô Bảy Hiền - Lăng Cha Cả, sát bên Ông Tạ.

Tiếng bom đạn liên tục dội lên ở khu vực này từ rạng sáng 30-4. Dân Ông Tạ báo nhau: “Ở Bảy Hiền, Lăng Cha Cả đánh nhau lớn lắm”. Như một số gia đình khu này, ba tôi chuẩn bị cho mỗi người trong gia đình một ba lô với đầy đủ những gì cần cho một cuộc di tản đến nơi an toàn hơn. Một thói quen thời chiến tranh của nhiều gia đình miền Nam. Tôi lúc ấy 13 tuổi cũng có một cái - dù vai bên trái đã trúng miểng đạn từ chiều 29-4.

Lực lượng chủ yếu của Quân Giải phóng tấn công vào đây là Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) và Trung đoàn xe tăng 273. Trong đó có một chiến sĩ sau này là nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh”. Lúc ấy, ông là lính trinh sát của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24 và đã viết rất chi tiết trong bài ký “Đêm cuối cùng ngày đầu tiên”: “Mãi tới 14 giờ 30, quân ta mới dứt điểm được ổ đề kháng cuối cùng ở góc phía Tây phi trường”. “Nỗi buồn chiến tranh” trong ông hẳn cũng có nỗi buồn của trận chiến nơi đây?

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (2)

10 giờ 30. Bộ đội trung đoàn 24 sư đoàn 10 chiếm được cổng số 5 Sân bay Tân Sơn Nhất. Lính Cộng hòa ôm súng ngồi ngẩn, họ đã nghe tuyên cáo của Tổng thống. Bộ đội cũng đã biết tuyên cáo này, họ đối xử rất nhẹ nhàng với lính Cộng hòa. Bộ đội tập trung tù binh lại yêu cầu lính Cộng hòa nộp vũ khí, cởi hết quân phục, rồi ai về nhà nấy. Lính Cộng hòa làm theo nhưng rất ít người về. Họ ngồi lại, không ai nói với ai, có người khóc.

Lữ đoàn 203 tăng – thiết giáp qua cầu Sài Gòn. Một dàn tăng M48 của lính Cộng hòa nghênh chiến. Tàu chiến Quân lực Cộng hòa giữa sông đang lao tới. Đúng lúc Dương Văn Minh đọc tuyên cáo. Tất cả khựng lại. Thừa dịp tăng Lữ đoàn bộ đội 203 tiến vào Hàng Xanh, chục chiếc tăng chia làm hai ngả. Năm chiếc vào đường Hồng Thập Tự (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn Thị Minh Khai), năm chiếc vào đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Cả hai cánh đều hướng về Dinh Độc Lập.

Một trung đội lính Cộng hòa ngồi dưới chân cầu Sài Gòn, họ hút với nhau một điếu thuốc rồi giải tán. Giản dị như cày xong thửa ruộng.

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (1)


(Đôi lời: TM đăng lại để lưu giữ về một ngày lịch sử, dù cách viết có phần thiên kiến).

Ngày nào trên thế gian đều là ngày đáng nhớ của người này, ngày đáng quên của người khác; ngày đặc biệt của người này, ngày bình thường của người khác. Ngày 30.4 cũng vậy.

Nó là ngày đáng nhớ của George Washington, Tổng thống Mỹ đầu tiên. 30.4.1789 trên ban công Tòa nhà Liên bang Phố Wall thành phố New York, G. Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ. Với Gerald Ford, Tổng thống Mỹ thứ 38, ngày 30.4.1975 là ngày đáng quên, khi ông đã trực tiếp điều hành một cuộc tháo chạy nhục nhã nhất lịch sử nước Mỹ.

Nhà văn Duyên Anh gọi ngày 30.4.1975 là “Ngày Sài Gòn dài nhất”. Học theo Hans Speidel, Duyên Anh cũng viết một cuốn sách có tên “Ngày dài nhất”. Chỉ khác “Ngày dài nhất” của Hans Speidel là ngày mở đầu chiến dịch Overlord của quân Đồng Minh nhằm tiêu diệt Phát xít Đức, chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, trận Normandie ngày 6.6.1944; “Ngày dài nhất” của Duyên Anh là ngày kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh, chấm dứt thể chế Đệ nhị Cộng hòa.

Lê Đức Dục - Ngẫm khúc 30 tháng Tư

1.

VĨ TUYN

Nếu hip đnh Geneve không cht kèo ngay vĩ tuyến 17

Mà kéo vào vĩ tuyến 16 đèo Hi Vân

Nhng ông cu tôi có th đã là lit sĩ

Không phi là t sĩ phía bên kia xao xác m phn

Trần Trung Đạo - Viên thuốc độc « thống nhất đất nước » vẫn còn rất độc

 

Một lần đứng giữa khu Manhattan, New York, toàn là nhà lầu và cao ốc, người viết chợt nghĩ nếu một đoàn du khách nào đó muốn thấy rõ thành phố New York mà không bị cản trở gì chỉ còn cách mua vé đi lên tận sân thượng của One World Trade Center, tòa nhà cao nhất ở New York, để nhìn xuống.

Tòa nhà nhận thức về chính trị và lịch sử Việt Nam cũng cao như tòa nhà One World Trade Center, New York. Nhưng khác ở chỗ có một số người dù lên tới sân thượng, tức đọc nhiều sách vở, vẫn có thể không nhận thức đúng.

Lý do, các anh chị đó nhìn lịch sử đất nước dựa trên những quy định được hệ thống tuyên truyền cộng sản áp đặt từ khi bắt đầu tập nói. Mọi câu trả lời, mọi lý luận, mọi giải thích về chiến tranh và lịch sử dù được anh hay chị cho là rất khách quan đi nữa cũng đều dựa trên quy định áp đặt đó.

Dương Quốc Chính - Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế lao động 1 tháng Năm

 

Ngày 1 tháng Năm ở Việt Nam hoàn toàn bị lu mờ bởi ngày 30 tháng Tư liền trước. Coi như một ngày nghỉ nối dài để nhân dân chửi Mỹ Ngụy cho đã! Mình nghĩ đa số cần lao chả biết gì về nguồn gốc ngày này.

Công bằng mà nói, ngày 30 tháng Tư đồng bào chửi đế cuốc Mỹ thì đúng ra ngày 1 tháng Năm đồng bào lại phải quay ra khen bọn Mỹ. Vì chính người Mỹ khai sinh ra cái ngày này cho cần lao toàn thế giới được làm 8 tiếng/ngày, và được nghỉ làm ngày này mà vẫn có lương.

Việt Nam mang tiếng là nước cộng sản, do đảng cộng sản nắm quyền. Tuy đảng cộng sản là của giai cấp công nông, nhưng công đoàn ở các nước cộng sản gần như là vô dụng. Chủ yếu lo ma chay hiếu hỉ ăn nhậu là hết việc, có bảo vệ được quyền lợi của người lao động đâu. Thế nên khi tham gia CPTPP, bọn giãy chết nó ép ta phải lập công đoàn độc lập (với đảng).

Nguyễn Phúc Sông Hương – Những bài thơ tháng Tư

 

Xin giới thiệu ba bài thơ đầy hào khí của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, nguyên thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Sư đoàn 18 BB, người trực tiếp dự trận Xuân Lộc (TM).

THÁNG TƯ, LÍNH KHÔNG CẦN HỚT TÓC

Tháng Tư, lính không cn ht tóc

Tóc dài c đ tóc dài thêm,

Giáp trn, chng ai cn nón st

Đu trn, tóc dng, mt trng lên.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.05.2023


 

Huynh Wynn Tran - Tưởng niệm thuyền nhân

 

Hằng năm vào cuối tháng Tư, tôi tham dự lễ tưởng niệm thuyền nhân tại Westminster, California.

Mỗi lần đọc từng cái tên Việt khắc chi chít trên những tảng đá được mài dũa gọn gàng, lòng tôi lại dâng lên một cảm giác khó tả mặc dù tôi đã ra đây nhiều lần. Tôi nghĩ đến những nguy hiểm hãi hùng mà hàng triệu người đã trải qua trên biển, và những cực nhọc ngày xưa để có được ngày hôm nay.

Năm nay, cái lạnh của mùa đông California dường như kéo dài cho đến những ngày cuối của tháng Tư. Tôi rảo bước dọc theo lối đi ngay ngắn dẫn đến tượng đài trong lúc nhìn xung quanh, cố tìm xem có chú ngồi xe lăn quen thuộc hay không.

dimanche 30 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Lại một mùa phượng nở, hào kiệt đâu bây giờ ?

 

1) Còn in rất rõ trong tâm trí, ngày 30/04/1975 là một ngày đẹp đẽ. Bởi vì nhìn từ bề ngoài, nếu tạm quên quá khứ, ngày đó đem lại nhiều điều rất tốt đẹp cho đất nước: hòa bình, thống nhất! Bên Thua Cuộc đã giữ nguyên vẹn các thành phố lớn đón đội quân Bên Thắng Cuộc trong tinh thần “chế độ nào cũng được, cũng đồng bào mình!”.

Trong ngày ấy, rất nhiều người dân cả hai miền Nam, Bắc thấy mọi khác biệt về Quốc – Cộng tự nhiên bị xóa, cuộc chiến tổn hại sinh lực đất nước ngày hôm qua đã hoàn toàn là quá khứ. Những người trải qua thời đó đều nhớ mình đã rủ nhau ở lại Tổ quốc và hăm hở chuẩn bị góp phần xây dựng hậu chiến như thế nào!

2) Điều đau thương là ngay sau ngày đó, người Việt lại dấn thân vào một cuộc phân chia nghiệt ngã hơn!

Nguyễn Phú Yên - Con tàu nhỏ cuối cùng rời thương cảng

 

Trưa ngày 30-04-1975. Chiếc xe tăng với lá cờ xanh đỏ và ngôi sao vàng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập. Giờ phút này đó là tiếng chuông báo tử cho số phận của miền Nam.    

Giữa lúc mọi người chen nhau trên đại lộ Thống Nhất với ánh mắt ngơ ngác, hiếu kỳ nhìn những chiếc xe tăng và nón cối thì cách đó không xa, trên bến Bạch Đằng, hàng trăm con người đang hoảng loạn trong tuyệt vọng, dáo dác tìm nhau, gọi nhau í ới.

Ngoài xa, trên dòng sông vàng úa, những chiến hạm, những thương thuyền hôm nào tụ tập về đây, giờ đã rời xa tự lúc nào, để lại mặt sông buồn hiu hắt. Giữa đám đông thẫn thờ, mệt mỏi, sầu úa ấy bỗng xuất hiện một anh chàng áo lính tuổi trung niên để râu mép, điển trai bước vội về một chiếc tàu nhỏ trống trải đang neo đậu bên bờ sông. Anh bước xuống tàu và nhận ra đó là chiếc tàu tuần duyên bị hư hỏng, đang nằm chơ vơ chờ sửa chữa, trên tàu chỉ có một anh thượng sĩ già cùng một anh binh nhì trẻ tuổi.

Thái Trần - Lãng quên

 

Tôi mun chìm vào trong lãng quên

Nh chuyn xưa chi lm ưu phin

Ngàn năm quên lãng ngày tăm ti

Sao vn trong lòng chng ng yên