Le Monde chạy tựa « Brazil : Dân chủ rung chuyển vì cuộc tấn công vào trung tâm quyền lực », với La Croix « Brazil : Dân chủ bị đặt trước thách thức », Libération nhận xét « Brazil : Dân chủ mong manh ». Le Figaro đưa tít chính « Hưu trí : Thủ tướng Borne lăng-xê, đảng LR sẵn sàng ủng hộ cải cách », « Hưu trí : Những sửa đổi cuối cùng » - tựa trang nhất của Les Echos.
• Trong ngày (12/02) vừa qua, không
quân của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã thực hiện 8 lần các cuộc tấn công vào
các khu vực tập trung quân chiếm đóng, cũng như 3 lần tấn công vào các vị trí
của hệ thống tên lửa phòng không. Các đơn vị tên lửa và pháo binh của chúng ta
đã đánh trúng 10 mục tiêu là các khu vực tập trung nhân lực, vị trí phòng không
và kho đạn của địch.
Hôm
kia đọc thấy quân số thiệt mạng của người Nga là 560 tui đã bình loạn: chiến sự
giảm nhiệt chăng? Thì hôm qua nó lại nhích lên bảy trăm mấy (hôm kìa là 900).
Bà
Hứa Thị Phấn qua đời ngày 13/02/2023 khi chưa chấp hành án 30 năm tù (tổng hợp
của hai bản án 30 năm tù vì Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 6.300 tỉ đồng
và 20 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.338 tỉ đồng tại
Ngân hàng Đại Tín)
Hai
bản án này có hiệu lực từ năm 2019, nhưng do bà Phấn bệnh, mất 93% sức khỏe,
được tạm hoãn thi hành án 4 năm mới qua đời. Bà hưởng thọ 76 tuổi, gia đình
đứng ra tổ chức tang lễ là niềm an ủi lớn lao cho một bị án chịu mức phạt tối
đa của án tù có thời hạn.
Tuy
nhiên, do điều 49 “Giải quyết trường hợp phạm nhân chết” trong “Luật thi hành
án hình sự 2010”
đã không tiên liệu trường hợp “bị án chết tại nhà”, nên sẽ để lại hệ quả pháp
lý về đình chỉ việc chấp hành án phạt tù cho bà Hứa Thị Phấn!
Không
ít doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đứng trước nguy cơ “mất thanh khoản”,
nhưng cách nói “giải cứu doanh nghiệp BĐS” rất dễ gửi đi một thông điệp sai.
Sai cho cả nhận thức của xã hội và sai cả cách tiếp cận cho người làm chính
sách.
Vụ
án Tân Hoàng Minh (THM) bị khởi tố vào đầu tháng 4-2022 [chưa có kết luận điều
tra để chúng ta có thể biết chính xác những sai phạm của THM. Nhưng vụ án này]
đã làm lung lay một định chế tài chánh cực kỳ quan trọng: trái phiếu doanh nghiệp. Kênh huy động vốn đang được
các doanh nghiệp BĐS khai thác mạnh mẽ này coi như sụp đổ khi vụ án tiếp theo,
Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố.
Cả
thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, kênh huy động vốn trung và
dài hạn vừa bị rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”, thị trường BĐS lại phải đối
diện với một nguy cơ khác.
Courrier International đặt câu hỏi « Phải chăng chết vì Covid bị cấm ở Trung Quốc ? ». Rất
nhiều thân nhân những người quá cố tố cáo các bệnh viện ở Hoa lục dùng
thủ đoạn để ngăn trở khai lý do tử vong thực sự. Một người dân ở Trùng
Khánh kể : « Cha tôi qua đời vào sáng sớm 25/12, bệnh viện nói rằng
nếu khai chết vì Covid thì bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí nằm viện
rất ít, còn khai do bệnh hô hấp sẽ được hoàn trả nhiều hơn ». Có những bác sĩ cho biết bị yêu cầu sửa lại lý do tử vong.
Le Figaro dành ba trang báo nói về « Chiến lược của Ukraina để mở rộng oanh kích sang Nga ». Theo
một viên chức Pháp, tổng thống Volodymyr Zelensky mỗi lần trao đổi với
các đồng nhiệm phương Tây, sau khi nói về những vũ khí mà Ukraina đang
cần, đều không quên đề cập đến « kế hoạch hòa bình » gồm 10 điểm của
mình, và tỏ vẻ thất vọng khi không được lắng nghe. Để gây tiếng vang,
quân đội Ukraina trước hết muốn chứng tỏ họ có thể khiến Nga phải chịu
thiệt hại nặng nề.
Hàng trăm lính Nga thiệt mạng vì Himars : Cuộc tấn công gây rúng động
Những
thách thức đối với Pháp và thế giới trong năm mới, tình hình chiến sự
Ukraina và đại dịch Covid tại Trung Quốc tiếp tục là những chủ đề được
báo chí Pháp khai thác. Việc Matxcơva hôm qua nhìn nhận có 63 lính Nga
thiệt mạng trong vụ tấn công vào thành phố Makiivka ở miền đông Ukraina
là sự kiện được tất cả các nhật báo lớn chú ý hôm nay.
Trong bài viết đầu năm « Chúc mừng 2023 : Từ ngưỡng mộ đến cảm hứng », Les Echos cho rằng sự hứng khởi mà người Ukraina, phụ nữ Iran và phong trào phản kháng ở Trung Quốc mang lại là một món quà cho năm 2023.
Đôi lời : Thụy My nghỉ phép, nên
sẽ tiếp tục đưa những bài điểm báo đã đăng trên RFI trong thời gian qua nhưng
chưa đăng lại trên blog để lưu trữ, hầu hết liên quan đến chiến tranh Ukraina.
Mong những bạn đã đọc trên trang RFI thông cảm cho, cám ơn các bạn.
Đăng ngày:
Ba bài học từ các diễn biến trong năm 2022
Các tuần báo đều đã ra số đúp và nghỉ Tết, chỉ riêng Le Point ra số cuối năm. Tuy vậy trên trang web thường có cập nhật những vấn đề thời sự. L'Obs rút ra « Ba bài học năm 2022 cho năm 2023 ». Năm
vừa qua đã đảo lộn tất cả những dự báo trong hầu như tất cả mọi lãnh
vực, thế nên tuần báo cho rằng tốt nhất nên học hỏi những kinh nghiệm từ
năm cũ.
Mấy
hôm nay tự nhiên được sống lại cảm giác kích thích của thủa ấu thơ khi đọc các
truyện tranh hoạt họa, hay coi phim “người hành tinh tấn công địa cầu”.
Hoa
Kỳ đang báo động toàn diện vì những “vật lạ” tiếp tục xâm nhập không phận quốc
gia.
Sáng
sớm Chủ Nhật hôm nay, chiến đấu cơ F16 của Vệ Binh Quốc Gia bay lên nghinh
chiến và bắn rớt “vật lạ” ở cao độ 20 ngàn bộ ở hồ Huron, Michigan. Phi công
báo cáo thấy vật lạ rất nhỏ, hình bát giác, và có những sợi râu treo tòn ten
bên dưới. Zì mà ghê quá zậy nè.
Trên
mạng xã hội, và cả một số tờ báo “lề phải”, hôm qua đưa tin: nhà thơ Vũ Hoàng
Chương từng được đề cử giải Nobel văn học năm 1972. Rồi sau đó, nhiều người
viết về Ông, về thơ Ông. Vũ Hoàng Chương là một tài năng trác tuyệt.
Bàn
về cái hay của thơ Ông hiển nhiên không khó. Đọc ai, tôi cũng thấy hay, thấy có
lý, thấy mình thật là ngớ ngẩn trước thơ ca. Nhưng báo chí trong nước tuyệt
nhiên không thấy nhắc đến bi kịch mà Ông phải gánh chịu sau tháng Tư 1975.
Tôi
cũng là người yêu thơ Vũ Hoàng Chương. Thời còn ngồi nghe các thầy bát ngát
trên giảng đường, tôi thích những câu thơ kiểu như: “Do dự mãi, đêm nay rời xứ Mộng/Ta chiều em, bỏ cánh lại cung Trăng/Lén
bước xuống thuyền mây chờ cửa động/Vội vàng đi, quên giã biệt cô Hằng... Hai
xác thịt lẫn vào nhau mê mải/Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn/Khi tỉnh dậy
bùn nhơ nơi hạ giới/Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn”.
Lý
do để những người ủng hộ cuộc xâm lược của Putin, là ông ta không thôn tính
lãnh thổ Ukraina, mà chỉ "tiến hành tự vệ sớm".
Tướng
Cương, bộ óc chiến lược ưu tú của chế độ, còn dự báo như đinh đóng cột rằng,
sau khi đập tan tiềm lực quân sự của Ucraina, quân đội Nga sẽ rút về doanh trại
muộn nhất là cuối tháng Ba năm 2022.
Những
gì diễn ra sau đó thì mọi người đều đã rõ: Putin bất chấp mọi lẽ phải, sáp nhập
1/5 lãnh thổ của Ucraina vào đất Nga. Và trơ trẽn yêu cầu thế giới phải chấp
nhận thực tế đó nếu muốn có hòa bình, nếu không muốn bị hủy diệt bằng bom
nguyên tử.