Một ngày sau khi Nga tuyên bố sáp nhập « vĩnh viễn », Ukraina chiếm lại thành phố Lyman thuộc Donetsk. Le Figaro nhận
địnhđây là thất bại nặng nề cho tổng thống Nga. Số quân Nga bị bắt hoặc
bị giết vẫn chưa rõ, nhưng theo Serhiy Haidai, thống đốc Ukraina của
tỉnh Luhansk, thì lúc đó tại Lyman có khoảng 5.000 quân Nga. Những người
lính này chỉ có ba chọn lựa : « Chạy trốn, đầu hàng hay là chết ». Lực lượng Ukraina tiếp tục tấn công vào Kreminna, và tổng thống Zelensky hôm qua đã khẳng định « trong một tuần nữa, sẽ có nhiều lá cờ Ukraina hơn ở Donbass ».
Putin ngang nhiên sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina, bầu cử tổng
thống Brazil, cuộc nổi dậy ở Iran, đại hội đảng cộng sản Trung Quốc là
những đề tài được các tuần báo kỳ này đề cập nhiều. Courrier International
ghi nhận, lệnh động viên của Vladimir Putin, cuộc trưng cầu dân ý giả
hiệu và lời đe dọa dùng vũ khí nguyên tử đánh dấu mức độ không còn có
thể quay lui, khiến nhiều người Nga phải chạy trốn khỏi đất nước mình.
Bắt lính bừa bãi và trò hề trưng cầu dân ý
Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Lioudi Baikala
ở Xibêri kể lại những gì diễn ra ở Cộng hòa Buryatia. Trên mạng xã hội,
người Buryat lập tức gọi đêm 21 rạng sáng 22/09 là « Đêm phán xét cuối
cùng ».
Tựa chính các báo Pháp hôm nay được dành cho những chủ đề khác nhau
như báo động về ảnh hưởng của kỹ nghệ tình dục trên mạng với trẻ vị
thành niên và nạn bạo hành phụ nữ, giá điện tăng ở Pháp, biểu tình ở
Iran, kinh tế Anh chao đảo. Tuy nhiên tình hình Ukraina vẫn chiếm nhiều
đất ở trang trong như thường lệ.
Ai phá hoại Nord Stream ?
Trước hết tại châu Âu « Ai đã phá hoại các đường ống dẫn khí Nord Stream ? » Đó là câu hỏi được nhiều tờ báo cùng đặt ra, trong khi mọi cặp mắt nghi ngờ đều đổ dồn về phía Matxcơva.
Le Monde có bài phóng sự cảm động mang tựa đề « Trên những hoang tàn của Izyum, thành phố đau thương của Ukraina vừa được giải phóng ».
Một phái đoàn các nhà ngoại giao tận mắt chứng kiến các xà-lim hôi hám,
tối tăm dưới hầm một trụ sở cảnh sát, văn phòng bị biến thành nơi tra
tấn với những sợi dây điện ngổn ngang trên mặt đất. Tại Kharkov, tỉnh bị
quân Nga chiếm đóng sáu tháng qua, mỗi thành phố đều có địa điểm tra
tấn riêng, riêng Izyum có sáu. Trong một xà lim, tù nhân đánh dấu số
ngày bị giam trên vách rồi bỗng dừng lại với câu kinh « Lạy Cha chúng con ở trên trời… ». Lính Nga chạy trốn khi quân đội Ukraina phản công, lẹ đến nỗi những người tù có thể tự giải thoát.
Trên
đại lộ Soborna vốn sang trọng nhất, không giống một thành phố vừa được
giải phóng chút nào. Không có băng-rôn ở mặt tiền, không trẻ em nào reo
hò bên cửa sổ. Nhưng thực ra tất cả các tòa nhà đều bị hư hại, chẳng có
mặt tiền lẫn cửa sổ, thành phố bị phá hủy đến 80 %.
Cách đây 60 năm trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn
Cuba, Kennedy và Khrouchtchev hoàn toàn ý thức được sự khủng khiếp của
thảm họa nguyên tử. Nhưng Putin ngày nay như một tay chơi thua đậm, muốn
« ăn cả ngã về không ». Với trò dùng bom hạt nhân để bắt bí, ông ta đùa
với sự tồn tại của hành tinh. Thế giới không thể chấp nhận sống dưới
bóng ma một cuộc chiến tổng lực, với cái giá khổng lồ về sinh mạng.
Xe hơi điện Việt Nam và tham vọng tiến vào thị trường phương Tây
Giải
World Cup đầy tranh cãi 2022 ở Qatar đang sắp kết thúc. Ai trong hai ứng viên
Pháp và Argentina sẽ thắng trận chung kết hôm 18.12 tới thì chưa biết. Nhưng kẻ
thắng đậm đã rõ ràng. Đó là người khổng lồ tí hon Qatar.
Người
ta coi trận chung kết Pháp-Argentina là đối đầu giữa Kylian Mbappé và Lionel
Messi. Cả hai siêu cầu thủ này đều đang đá cho Paris St. Germain, đều ăn lương
của nhà nước Qatar. Từ 2001 quỹ Investmentfonds Qatar Sports Investments đã mua
câu lạc bộ này, và từ mùa hè năm nay hãng hàng không Qatar Airways cũng nhảy
vào tài trợ đội bóng hàng đầu nước Pháp.
Hình
ảnh Mbappé ôm hôn, an ủi Hakimi, hậu vệ đội tuyển Ma-Rốc, đồng đội ở
St.Germain, sau trận bán kết thật là cảm động. Giá như đội Brazil của Neymar
cũng có mặt trong bán kết, thì sẽ tạo ra bức tranh tuyệt vời về sức mạnh đồng
tiền Qatar bơm vào bóng đá Pháp.
Giải
World Cup 2022 đã chỉ rõ sức mạnh của đồng tiền ở hai trường hợp: Bóng đá Đông
Á và Đông Âu.
Qatar
hy vọng dùng tiền để nâng đội bóng của mình lên tầm thế giới, như họ đã làm
trong hàng không, vũ trụ, truyền hình, giáo dục đại học, dầu khí v.v... Nhưng
bóng đá khó hơn nhiều.
Một
nước với gần một triệu công dân và chỉ có 6.000 người biết đá bóng thì khó thể
hy vọng vào một nền bóng đá mạnh. Có chăng chỉ là một nền bóng đá gà nòi. Các
nước nhỏ như Croatia vẫn có thể có nền bóng đá mà ai cũng nể, vì đằng sau đó là
cả một dân tộc hâm mộ.
1.
Tổng thống Nga Putin đã tới Minsk lần đầu tiên sau 3 năm để hội đàm với tổng
thống Belarus về "những vấn đề an toàn và công cụ phản ứng” trong một cuộc
họp chính thức kéo dài 150 phút.
Visiting the Republic Palace in Minsk today, Putin does not give a shit which direction Lukashenko wants him to walk. pic.twitter.com/v6x34MLN4T
Theo
NYT: Putin đã dành 20 năm để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Mỹ và NATO.
Trong
hai thập kỷ qua, Nga đã chuẩn bị quân sự để làm sao ngăn chặn các lực lượng của
Mỹ và NATO, gây thiệt hại tối đa cho đối phương từ xa. "Chiến dịch đặc
biệt" của Putin ở Ukraina đã trở thành một cuộc phiêu lưu hoàn toàn mang
tính không tưởng đối với nước Nga.
Thực
tế là Nga đã chuẩn bị quân đội trong 20 năm để làm sao ngăn chặn quân đội Mỹ và
NATO, gây thiệt hại từ xa. Theo The New York Times, các quan chức và nhà phân
tích xác nhận rằng Điện Kremlin hoàn toàn không tính đến việc phải xâm lược và
chiếm đóng một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh như Ukraine.
Lúc
tôi đi làm trở lại sau vài năm bỏ việc, cũng vào dịp giáp tết thế này đây. Như
đã thành lệ, giáo viên trong các tổ chuyên môn sẽ rồng rắn đến nhà hiệu
trưởng-hiệu phó để "đi tết".
Lúc
này, một giỏ hoa hay chiếc áo chỉ là vật đựng chiếc phong bì cho...trang nhã.
Tôi
không chịu, và tự quyết luôn, là Tổ văn không có tiền bạc gì cả. Vì nó thành
nếp đã lâu, giờ đột ngột không tới cũng khó coi, nên xem như đi chúc nhau một lời
sau cả năm làm việc vất vả. Dù biết rằng đáng ra dịp này chính họ (BGH) phải là
người đến thăm hỏi giáo viên và học sinh, chứ không phải ngược lại.
Thứ
Sáu vừa qua Liên Bang Nga đã nã vào các thành phố Ukraine 76 hỏa tiễn hành
trình.Hầu
hết các hỏa tiễn này đã bị phòng không Ukraine bắn hạ nhưng có khoảng mười mấy
trái bay lọt và đâm vào các cơ sở hạ tầng dân sự làm nhiều thành phố bị mất
điện nước và hệ thống sưởi ấm mùa đông.
Về
thiệt hại nhân mạng thì có 4 thường dân bị tử thương và 13 người khác bị
thương. Thêm một lần nữa, tấn công vào hạ tầng dân sự là tội ác chiến tranh. Sau cuộc chiến này, nếu Vladimir
Putin vẫn còn sống và chưa bị chính người Nga dưới quyền hạ sát, thì y không
thể đi đâu ra khỏi nước Nga, vì Tòa Án Tội Ác Chiến Tranh ở Hòa Lan đang chờ
đợi thân chủ.
Giới
chức quân sự Tây phương phân tích các cuộc tấn công khủng bố của Liên Bang Nga
vào mục tiêu dân sự không phải là dấu hiệu của chiến thắng, mà là một sự “hết
hơi” hay kiệt sức (run out of steam). Bởi vì quân Nga đang thua trên khắp các
chiến trường, và người dân Ukraine càng thêm căm thù và quyết tâm chống ngoại
xâm hơn.
Courrier International và L'Obs cùng đặt câu hỏi « Ukraina, bước ngoặt trong cuộc chiến ? ». L'Express đăng ảnh tổng thống Nga ở trang bìa, trên một cái nền âm u, chạy tựa « Vladimir Putin, vì sao ông ta có thể bại trận » và dành trọn hồ sơ cho chủ đề chiến tranh Ukraina. Đặc biệt Le Point tuy hồ sơ kỳ này về khí hậu, nhưng có đến ba trang báo được dành cho bài viết « Phạm Nhật Vượng, Elon Musk của Việt Nam ».
Khuôn mặt tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay chiếm trang nhất tất cả các nhật báo lớn ở Paris. Đầy đe dọa trên Libération với tựa đề « Putin, chiến tranh và sợ hãi », trên nền toàn một màu đen của Les Echos với dòng tít « Leo thang », bên cạnh những tướng Nga trên trang bìa Le Figaro và tựa lớn « Putin chọn lựa cực đoan ». Cũng với ảnh bìa là Putin, La Croix quan tâm đến « Mối đe dọa nguyên tử », Le Monde chạy tựa « Dưới áp lực, Putin chọn cách lẩn trốn ».
Phải động viên quân dự bị : Putin đang yếu thế tại Ukraina
Tình hình sôi bỏng ở Ukraina được các nhật báo Pháp hôm nay chú ý bàn
luận. Các báo đều cho rằng những diễn biến mới đây là một sự leo thang
quan trọng, với mối đe dọa vũ khí nguyên tử. Có thể tóm lược : Ngày
20/09, hai « nước cộng hòa » thân Nga ở Luhansk và Donetsk thuộc vùng
Donbass loan báo trưng cầu dân ý, vài giờ sau đến lượt Kherson và
Zaporijia. Kênh RT hoan nghênh, Medvedev cho rằng nhằm tái lập « công bằng lịch sử ». Hôm
nay thì tổng thống Nga ra lệnh động viên quân dự bị, nhưng báo giấy chỉ
kịp bình luận về động thái gọi là « trưng cầu dân ý ».
Một dạng « tối hậu thư » của Nga cho Ukraina và phương Tây
Chuyện
gì đã xảy ra với Serguei Dvornikov ? Trong nhiều tuần lễ, câu hỏi vướng
vất nơi các chuyên gia quân sự, họ cố gắng tìm hiểu chuỗi mệnh lệnh của
quân đội Nga tại Ukraina. Mệnh danh là « đồ tể Alep », ông tướng này
được lòng Vladimir Putin từ khi Nga can thiệp vào Syria, giúp cứu vãn
quyền lực Bachar Al Assad. Được bổ nhiệm đứng đầu chiến dịch Ukraina từ
đầu tháng Tư, sau vài tuần lễ chẳng còn thấy bóng dáng Dvornikov. Ông ta
không có mặt trong các bức hình và những phóng sự của bộ Quốc phòng.
Thụy My nghỉ phép từ hôm nay, có nhiều thì giờ
hơn nên sẽ đăng lại từ từ các bài điểm báo trên RFI lâu nay chưa đăng, các bạn
đã đọc trên trang web RFI Việt ngữ thông cảm giùm nha. Bên cạnh đó, sẽ cố gắng
dịch thêm các bài viết khác hàng ngày, để có thêm cái nhìn trung thực về các
vấn đề thời sự quốc tế thay vì theo "định hướng".
Thân ái
Đăng ngày:
Chiến thắng thần tốc của những người kế tục Maidan
Đặc phái viên Le Point đưa người đọc đến Kharkiv và Balakliia, « những vùng vừa được Ukraina giải phóng ». Những
người dân thành phố Balakliia chiếm đóng từ sáu tháng qua ra nhận hàng
cứu trợ, cho biết quân Nga tháo chạy rất nhanh, bỏ lại một số đồng đội.
Phóng viên The Economist tường thuật dọc dài trên con đường đến
Izyum là vô số xe quân sự, xe tăng Nga, có cả đại bác, hỏa tiễn, « như
một dòng sông kim loại ». Một sĩ quan lữ đoàn số 25 Ukraina kể lại có
một lính Nga thản nhiên lái xe bọc thép trên đường, khi đến chốt kiểm
soát mới biết « quân ta » đã chạy hết, đành đầu hàng.
Huấn
luyện viên Scaloni tung Di Maria vào sân đá chính. Đây là điều bất ngờ nhất
của đội Argentina dành cho đội Pháp.
Trước
đó, nhiều chuyên gia, nhà bình luận bóng đá tên tuổi trên thế giới đã cho rằng
Scaloni nên cất Di Maria vào kho, nếu không muốn Messi chỉ đi bộ trên sân. Thậm
chí nhiều người cho rằng ở tuổi 34 Di Maria sẽ chỉ làm lão hóa hàng công của
tuyển Argentina, khi mà một mình Messi 35 tuổi là đủ.
Không
ai hiểu Di Maria bằng Scaloni và cũng không ai đánh giá được tài năng của Di
Maria bằng Messi.