mardi 8 mars 2022

Cấm nhập dầu khí Nga : Phương Tây bất đồng, Matxcơva dọa cắt khí đốt với Berlin


Đăng ngày:

Tổng thống Joe Biden đã họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Anh hôm qua, đề nghị ủng hộ Hoa Kỳ trong việc cấm vận dầu lửa Nga. Tuy nhiên Reuters dẫn hai nguồn tin thông thạo cho biết, nếu cần, Mỹ vẫn có thể một mình hành động mà không cần đến các đồng minh châu Âu.

Tại Hoa Kỳ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi cấm nhập dầu khí từ Nga, nhưng tổng thống Joe Biden vẫn chưa quyết định, Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

Tin vắn 08.03.2022

 


(Le Figaro) –
Cựu chủ tịch Liên đoàn bóng bầu dục Ukraina, 83 tuổi cầm súng bảo vệ tổ quốc

Chủ tịch Liên đoàn bóng bầu dục châu Âu Octavian Morariu hôm nay 08/03/2022 cho biết cựu chủ tịch Liên đoàn Ukraina, ông Giorgi Dzhangiria, 83 tuổi, đã quyết định cầm súng chiến đấu chống quân Nga xâm lược.

Trước đó vài ngày, tuyển thủ trẻ Mykita Bobrov, niềm hy vọng của môn bóng bầu dục Ukraina đã bị quân Nga bắn chết cùng với gia đình tại Kiev.

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế


Đăng ngày:

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông ».

Bà Hằng cũng nói thêm, Việt Nam luôn theo sát diễn biến trên Biển Đông, thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

EU bắt đầu xem xét đơn xin gia nhập của Ukraina, Gruzia và Moldova


Đăng ngày 08.03.2022

Ủy ban Châu Âu hôm 07/03/2022 loan báo khởi động tiến trình xem xét đề nghị xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU) của ba nước Ukraina, Gruzia và Moldova.

Ba quốc gia này đã nộp đơn sau khi Nga đưa quân xâm lược Ukraina. Ủy ban Châu Âu sẽ có ý kiến chính thức, và 27 nước thành viên sau đó quyết định có chấp nhận tư cách ứng cử viên hay không, trước khi diễn ra những cuộc thương lượng kéo dài và phức tạp. Được biết trước đây Ủy ban Châu Âu phải mất hai năm để đưa ra ý kiến, sau khi Rumani xin gia nhập.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel khẳng định sẽ thảo luận về đề nghị xin gia nhập của Ukraina trong những ngày tới, sau khi điện đàm với tổng thống Volodymyr Zelensky.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.03.2022

lundi 7 mars 2022

Nga xâm lăng Ukraina : Đảo chánh Putin để ngăn bóng ma nguyên tử ?


Đăng ngày:

 

Tất cả tuần báo Pháp ra số đặc biệt chuyên đề Ukraina

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.03.2022


 

dimanche 6 mars 2022

Bông Lau - Hàng nóng đã tới nơi


Hai nguồn tin của cánh hữu và tả, Fox News và Washington Post đều xác nhận 70% đồ chơi xịn của Hoa Kỳ đã được đưa qua biên giới Ukraine trong 7 ngày qua.

Nguồn tin còn cho biết 1.000 súng cua rang muối và 500 hỏa tiễn phòng không Stinger của Cộng Hòa Liên Bang Đức đã vượt biên hôm thứ Tư 02/03, để đến tay những người anh em Ukraine đang chờ đợi ở tuyến đầu. Cám ơn ông Thủ Tướng chịu chơi Olaf Scholz nhiều nhiều lắm.

Tin tức cho biết nhiều cứ điểm quân trú phòng chỉ còn đạn dược 3 ngày, nên đồ chơi và kẹo đồng đến được trong thời điểm này vô cùng cần thiết. Một viên chức của chính quyền Anh Quốc cho biết “Chúng tôi sẽ hỏng tiết lộ hàng nóng được đưa vào Ukraine bằng cách nào, ở đâu, và khi nào”. Dĩ nhiên rồi, đâu thể công bố các chi tiết đó cho bọn Nga xâm lược man rợ kia biết được.

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình sẽ giúp Putin cách nào?


Quân Nga đang bị dân Ukraine ngăn chặn; cả thế giới bắt đầu đánh Nga bằng kinh tế, quân Nga sẽ sa lầy. Tập Cận Bình sẽ thấy một cơ hội đóng một vai trò hòa giải Nga với Ukraine.

Trong tiếng Nga, đại danh từ để gọi người thân là “ty” còn người ngoài gọi là “Vy.” Ông Vladimir Putin thường gọi những người lãnh đạo nước khác như Donald Trump, Angela Merkel, Emmanuel Macron, là “Vy.” Riêng ông Tập Cận Bình được gọi thân mật là “ty.” Khi lên làm chủ tịch Trung Quốc, chuyến xuất ngoại đầu tiên của Tập là đi gặp Putin. Tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 2, hai người đã tuyên bố tình hữu nghị giữa hai nước là “vô giới hạn.”

Putin tấn công Ukraine, Tập phải “đi hàng đôi.” Bắc Kinh không chống cuộc xâm lăng; nhưng vẫn kêu gọi mỗi nước phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác. Tập Cận Bình không muốn chấm dứt quan hệ thương mại với Mỹ và Âu châu, nhờ đó Trung Quốc đã phát triển; nhưng cũng không muốn thấy kinh tế Nga sụp đổ và chế độ Putin chấm dứt.

Huỳnh Ngọc Chênh - Tại sao Putin ?

 

Mô hình cộng sản sai trái gây cách biệt và thù hận giữa Nga và Châu Âu đã sụp đổ, đưa Nga và hàng loạt nước Đông Âu trở lại với thế giới văn minh tiến bộ.

Các nước Đông Âu như Ba Lan, Séc, Slovakia … đã nhanh chóng trở nên văn minh giàu mạnh trong cộng đồng Châu Âu, không ai bị mất chủ quyền, bị ức hiếp vùi dập.

Nước Nga hòa nhập với Châu Âu, một bên có công nghệ hiện đại, một bên có tài nguyên giàu có cần được khai thác, có nền văn hóa lớn ảnh hưởng lên thế giới… quyền lợi không có gì mâu thuẫn nhau.

Bông Lau - Soái ca Vladimir Putin

 

Hôm thứ Bảy Vladimir Putin đến thăm Trung Tâm Huấn Luyện Hàng Không Aeroflot (Aviation Training Center of PJSC Aeroflot). Hình ông trùm khủng bố đứng bên cạnh những tiếp viên phi hành Nga cao ráo xinh đẹp cầm bông hoa thiệt chướng mắt.

Ngày thứ Bảy hôm qua cũng là ngày đen tối của Không Lực Nga vì có tới 5 máy bay Nga bị bắn hạ trên bầu trời Ukraine, và một số phi công bị bắt sống.

Và mỉa mai thay, vì Hàng Không Aeroflot mà Putin vừa thăm viếng bị cấm bay vào không phận của thế giới văn minh.

Lê Văn Quy - Quân xa Nga tiến chậm vì vỏ xe dỏm của Trung Quốc ?

 

Hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra một bản báo cáo tiết lộ rằng đoàn xe tăng Nga tiến vào thủ đô của Ukraine cách trung tâm thành phố Kiev 30 km nhưng không tiến thêm được chút nào so với ba ngày trước đó, vì “sự kháng cự của Ukraine, phương tiện bị hư và tắc nghẽn ”

Karl Muth, một học giả tại Đại học Chicago và là một chuyên gia về lốp xe, đã lên Twitter để đặt ra giả thiết cho rằng lốp xe giá rẻ của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự chậm tiến của đoàn xe Nga.

Ông nói: “Đây là chiếc lốp mà tôi thấy lần đầu tiên ở Somalia và Sudan, đó là một bản sao tồi bắt chước loại của hãng Michelin XZL nhưng chất lượng rất kém.”

Lê Minh Hà - « Putin không thể là tên của một con chó đáng kính »


Nhà xuất bản, tác giả và nhân vật truyện tranh trinh thám hài hước "Cô Merkel - Vụ giết người ở nghĩa trang" vừa quyết định đổi tên cho nhân vật: Một con chó.

Trước nay, nhân vật con chó này được gọi là Putin.

Nay, theo tác giả thì Putin không thể là tên của một con chó đáng kính.

Lê Văn Sinh - Hãy cảnh giác!

1. Hiện tại

Truyền hình FBNC (TP Hồ Chí Minh) hôm nay đưa tin theo Hãng Reuters, Trung Quốc tập trận trên Biển Đông từ ngày 4 đến 15 tháng 3. Khu vực tập trận ở khoảng giữa Huế và "thành phố" Tam Á, mọi hoạt động trên biển tại khu vực này bị cấm. 

Tam Á là căn cứ quân sự lớn của hải quân Trung Quốc. Một phần khu vực tập trận nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước đây, Việt Nam từng chỉ trích Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền. Tính từ đầu năm, Trung Quốc đã 6 lần tập trên Biển Đông, trong đó có một lần tập trận ở Vịnh Bắc Bộ, những ngày này là tập trận ở cửa Vịnh Bắc Bộ. Hẳn nhiên, không có hành động quân sự, kinh tế, chính trị nào của Bắc Kinh lại không có mục đích.

2. Quá khứ

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam được gì qua cuộc xung đột Nga-Ukraine ?


Bài viết này nhìn hiện trạng thế giới được phân chia thành phe Tự do và phe Độc tài với một sự đan xen da beo. Phe Tự do bao gồm chủ yếu là các quốc gia Bắc Mỹ và Tây Âu cùng một số các quốc gia như Nhật, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Phe Độc tài có ít hơn, với hai quốc gia hùng hậu nhất là Trung Quốc và Nga.

Trong vòng sáu bảy năm trở lại đây, Phe Tự do coi có vẻ thoái trào. Các quốc gia trong phe từ trước kia là một khối cố kết nhau đã dần nghiêng về cố thủ từng nước riêng, không còn liên kết chặt chẽ như trước. Phe Độc tài có vẻ lấn chân, hung hăng hơn trong các hoạt động bành trướng.

Khi Nga lấn lướt, sự chia rẽ của các quốc gia khiến Liên Âu yếu ớt và lúng túng. Sự chia rẽ giữa Mỹ và Liên Âu khiến phương Tây càng rời rạc… Cho tới nỗi những người quan sát có cảm giác Liên Âu chỉ còn là một tập hợp các quốc gia già cỗi nhường sự chủ động cho Nga. Chính Liên Âu cũng cho thấy không còn tự tin vào chính mình!

Cù Mai Công - Ngày thứ 10 « đánh nhanh thắng nhanh », quân Nga cưỡng chiếm được một thành phố 300.000 dân của Ukraine

Hôm nay 5-3 là ngày thứ 10, Putin đưa “binh hùng tướng mạnh” Nga xâm lược Ukraine, một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Thông tin về cuộc chiến Nga – Ukraine cơ bản vẫn là một chiều: Nga hoặc Ukraine + Phương Tây. Cả hai nguồn này đều thiếu khách quan. Thông tin trong chiến tranh luôn là vậy, xưa giờ rồi.

Chỉ còn cách theo dõi thực tế chiến trường và cuộc tiến quân. Sang ngày thứ 10, tới giờ Nga chỉ chiếm được Kherson, thành phố gần 300.000 dân phía Nam Ukraine, sát Crimea – vốn bị Nga chiếm năm 2014.

Hàng vạn quân, hàng ngàn xe tăng, thiết giáp, xe hậu cần (chở thực phẩm, xăng dầu, vũ khí…) cách thủ đô Kiev của Ukraine 30km từ mấy ngày nay vẫn chưa vô được là đủ hiểu sự kháng cự của quân dân Ukraine mạnh mẽ chừng nào. Thậm chí, đoàn xe dài 64km của Nga đang là mục tiêu “ngon ăn” cho quân dân Ukraine. “Vây Ngụy cứu Triệu”, một trong 36 kế sách quân sự trong binh pháp Tàu này ai cũng biết.

Thọ Nguyễn - Ukraina, cuộc chiến của lương tâm


(Tiếp theo)

Cuộc xâm lăng Ukraina  của Putin đã thay đổi thế giới. Mặc dù Putin coi đây là chiến dich quân sự để gìn giữ hòa bình, nhưng sự tàn bạo trong 9 ngày qua cho thấy đây là một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm xóa bỏ một nhà nước, vẽ lại đường biên giới, chia lại lãnh thổ.

Khác với mọi cuộc chiến tranh vũ khí thông thường (conventional weapons), đây là cuộc chiến tranh công nghệ IT đầu tiên trong lich sử. Hai bên đang tìm cách đánh vào các trung tâm dữ liệu và mạng của nhau. Trong lĩnh vực này Ukraina  không thua kém Nga như tương quan về quân đội và vũ khí nặng.

Đáng sợ nhất là cuộc chiến tranh mang dấu ấn hạt nhân. Không nói đến những lời đe dọa dùng bom hạt nhân của Putin, việc quân Nga chiếm giữ khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và đang tiến đến các nhà máy khác của Ukraina  khiến cả nhân loại lo sợ. Năng lượng hạt nhân chiếm 52% tổng sản lượng điện lực của Ukraina  với 16 lò phản ứng lắp đặt trong 4 nhà máy. Hôm nay nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia đã bị tấn công. Người ta không chỉ lo sợ vì Putin đang hành động như một kẻ mất trí, mà vì kẻ mất trí đó đang kiểm soát một thể chế độc tài, và không ai quanh ông ta dám hé môi khuyên can.

Thọ Nguyễn – Ukraina, tuy xa mà gần

Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại.

Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình.

Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.

Dương Quốc Chính - Đu dây thế nào cho khéo ?

Hôm nay Facebook xôn xao về bài báo Tuổi Trẻ phỏng vấn tướng Chí Vịnh. Đa số anh em hỉ hả vì thấy có một ông tướng dám nói hai chiều, tức là dám chê Nga và bênh Ukraine.

Mình đọc bài báo thì thấy những cái ông ấy nói cũng không có gì mới hơn những cái bọn phản động phân tích mấy hôm nay, chắc cũng vì vị trí nguyên thứ trưởng bộ Quốc phòng nên vẫn phải giữ kẽ. Những lý do khiến Việt Nam phải bỏ phiếu trắng, tướng Vịnh phải vừa khen vừa chê cả hai bên là chưa rõ ràng.

Anh em thiện lành đọc chắc chắn vẫn thấy lơ mơ, không khác với xem VTV là mấy. Những điều mình viết dưới đây mình không tin là ông Vịnh không biết, nhưng cũng chỉ dám nói bóng gió ỡm ờ.

Nguyễn Ngọc Chu - Phát động chiến tranh Nga-Ukraine, ông Putin làm cho nước Nga mạnh lên hay yếu đi ?

I. TIẾNG NÓI TRUNG LẬP

1. Lập trường của Nhà nước Việt Nam về tranh chấp quốc tế là rất rõ ràng. Phátbiểu tại Liên hợp quốc về chiến tranh Nga – Ukraine, đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh:

"Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm.