dimanche 22 août 2021

Nguyễn Quang Vinh - Sài Gòn, giờ G đã đến

 

 

Đã yên tâm hơn với Bộ Tư lệnh chiến dịch.

Cao nhất vẫn là Bí thư Nguyễn Văn Nên và Phó Tướng Vũ Đức Đam.

Và các thứ trưởng Quốc phòng, Công an, Y tế, Nông nghiệm, Xây dựng, Công thương....

Chính phủ đã trực tiếp chỉ huy thông qua tổ công tác đặc biệt. Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của Chính phủ giao cho Thượng tướng Võ Minh Lương, thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.08.2021

samedi 21 août 2021

Hoàng Hải Vân - Có quá nhiều sự điên rồ, xung quanh ta và trên thế giới

 

0 giờ ngày 23-8, tức là thứ Hai tới đây, toàn dân Sài Gòn sẽ “ai ở đâu ở yên đấy”. Mấy chữ đó không mới, chỉ biết lần này “ai ở đâu ở yên đấy” ... cao cấp hơn.

Chính quyền mới hé hé ra rằng thành phố sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa, và "lực lượng chức năng sẽ mua giúp 100% nhu yếu phẩm mang đến cho dân", được hiểu là dân không ai được ra khỏi nhà, mọi thứ bộ đội hoặc công an (lực lượng chức năng) sẽ mang tới. (Hôm nay chính quyền cải chính : Việc phát gói hỗ trợ không phải quân đội mà là tổ công tác đặc biệt, đứng đầu là chủ tịch phường/xã).

Còn phương án cụ thể như thế nào sẽ thông báo sau, trong khi hôm nay đã là thứ Bảy, đến quá trưa mà người dân vẫn chưa hề được biết những “cái cụ thể” ấy là gì. ("Cái cụ thể" đó chiều nay 21-8 đã thông báo, update ở dưới). Nhưng chính quyền nhắc đi nhắc lại, như thế không phải là phong tỏa (lockdown) khiến cho không ai hiểu hai chữ phong toả có nghĩa như thế nào, nó đã “di biến động” đi đâu.

Lê Học Lãnh Vân - Trước diễn biến mới của sự quản lý chống dịch


Nghe tin Trung Ương trực tiếp tham gia quản lý chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh lòng tôi vừa chùng xuống, vừa thấp thoáng hy vọng… Chùng xuống vì biết đây là chỉ dấu khẳng định rằng trong thời gian qua Thành phố đã thất bại trong việc quản lý chống dịch.

Tôi đã từng rất mong muốn Thành phố tự chủ trong việc phòng chống dịch. Nếu tính từ đầu tháng tháng 6/2001 tới nay, Thành phố đã có hơn hai tháng rưỡi, nhưng cho tới nay các chính sách, chủ trương và cách tiến hành đã không đạt được các mục tiêu do Thành phố đề ra. Chẳng những không đạt mục tiêu mà còn cho thấy Thành phố vẫn loay hoay chứ chưa có một hướng đi sáng sủa…

Không đạt mục tiêu là thất bại, tất nhiên trung ương phải bước vào…

Bùi Văn Thuận - Làm toán giúp đảng

 

1. Sài Gòn có 2.558.914 hộ, trong đó có 2.026.763 hộ sống trong nội thị. Tổng số nhân khẩu là 8.993.082 người, nếu tính luôn cả số không đăng ký tạm trú, lao động tự do, con số lên tới 14 triệu nhân khẩu.

Cứ cho là, khoảng 2 triệu người đã chạy tị nạn thoát khỏi Hồ Chí Minh 1,2 tháng gần đây, Sài Gòn còn lại khoảng 12 triệu dân.

Tính sơ sơ, cả các gia đình công nhân, người lao động thuê nhà, thuê phòng, Sài Gòn hiện còn khoảng 4 triệu bếp ăn gia đình (con số thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn không nhiều). Mỗi bếp gia đình, cần đi chợ/siêu thị 2 lần/ tuần. Trong giai đoạn giãn cách, mỗi tuần có 8 triệu lượt đi chợ. Mỗi ngày có khoảng 1,1 triệu lượt.

Trần Đình Thu - Thay tổng đốc Sài thành là hợp lý, nhưng người mới liệu có chính sách gì tốt hơn ?


Thông tin thay Tổng đốc Sài thành đã có từ hôm qua, trước tình hình dịch giã ngày càng nghiêm trọng.

Nói như nhà báo Lê Thanh Phong dịch bệnh lộ ra nhiều vấn đề, và theo tôi vấn đề dễ lộ nhất là khả năng điều hành. Đây thật sự là một trận đánh rất lớn, một tổng đốc làng nhàng không thể đương đầu nổi với bọn giặc dịch.

Tuy vậy bên cạnh việc thay vị tổng đốc, cần thay luôn giàn tư vấn mà ông Phong đã công bố trước đây, trong đó có ông tiến sĩ Fulbright Vũ Thành Tự Anh dự báo dịch như hạch.

Mai Bá Kiếm - Nguyễn Thành Phong đi rồi, giải tán luôn “Tổ tư vấn mắc dịch Covid -19”

 

Tôi thấy ông Nguyễn Thành Phong chẳng tài cán gì, bị điều ra Bắc làm phó Ban Kinh tế Trung ương là đúng rồi.

Nhưng cần giải tán cái "tổ tư vấn mắc dịch" gồm 8 chiên da của ông đi, vì thất bại hoàn toàn rồi!

Hồi tháng 10/2018, dư luận phản ứng mạnh về việc xây dựng nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ (1.700 chỗ ngồi), mỗi chỗ gần tỉ đồng sợ ế, trong khi tại các bệnh viện luôn thiếu chỗ nằm.

Nguyễn Khắc Nhượng - Vài suy nghĩ trước sự « siết chặt » của Thành phố Hồ Chí Minh


Mấy hôm nay các siêu thị của TP HCM tràn ngập người đến vét hàng, sau khi có thông tin từ 23/8 tới đây chính quyền sẽ siết chặt việc đi lại không cho dân ra khỏi nhà, và quân đội sẽ đảm nhận việc phân phối lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Những vụ tràn ngập người đến siêu thị vét hàng gây nguy cơ lây nhiễm dịch rất lớn cứ lặp đi lặp lại, mỗi khi có thông tin siết chặt việc đi lại trong thành phố. Thế nhưng chính quyền không đề ra được biện pháp nào hữu hiệu để ngăn chặn ngoài những lời kêu gọi suông trên TV.

Lẽ ra trước khi công bố lệnh "siết chặt" nhà chức trách phải tiên liệu được sự bất ổn trong khâu lưu thông phân phối để có biện pháp ổn định từ trước đó đã.

Lưu Nhi Dũ - Công cốc!

 

Cứ mỗi lần Sài Gòn lockdown, lại xảy ra tình trạng như thế này!

Thủ tướng lệnh "không thể chần chờ được nữa", phải giãn cách nghiêm ngặt. Thì đúng rồi, nhưng lãnh đạo TP HCM lại không có kế hoạch cụ thể để lockdown, lại tuyên bố như vầy.

Làm sao dân hiểu nổi, khi ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, khẳng định "thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác".

Đỗ Hùng - Để dân an tâm ở nhà

 

Sáng nay, phía đầu đường chính từ chỗ khu nhà mình nối ra trục Huỳnh Tấn Phát đã bị công an bịt kín. Có lẽ mấy ảnh sợ cảnh chen chúc đi siêu thị mua hàng như các nơi khác. Bà con trong hẻm muốn thoát sang bên kia đường Huỳnh Tấn Phát để mua đồ không được.

Sau khi có thông báo gia tăng giãn cách từ ngày 23.8, nhiều người dân Sài Gòn bèn đổ xô đi mua đồ. Trên mạng có nhiều hình ảnh chụp cảnh bà con đông đúc, chen chúc, thậm chí có chỗ xô đẩy nhau rất nguy hiểm giữa thời đại dịch. Nhiều người chửi rằng dân Sài Gòn chưa biết sợ, coi thường dịch bệnh.

Chửi hiện tượng thì dễ, đi tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề khó hơn nhiều.

Tâm Chánh - Khi quân đội vào Sài Gòn

 

Mệnh lệnh “Ai ở đâu ở yên đó!” có lẽ đã bị lầm tưởng như một mục tiêu chống dịch.  Đó chỉ mới là điều kiện để các giải pháp phòng chống dịch có thể triển khai hoặc phát huy hiệu quả. Ngay cả khi thủ tướng huy động quân đội vào Sài Gòn.

Cúm Vũ Hán chưa có thuốc chữa. Chích ngừa và 5K chỉ mới là giải pháp phòng tránh. Nhưng giải pháp ấy chỉ có được hiệu quả khi cả xã hội đồng lòng thực hiện.

Chính vì vậy tạo ra môi trường để mỗi người, mỗi nhà, mỗi một cộng đồng cư trú cùng hành động kịp thời đồng loạt, nhất quán là điều kiện thành bại của mọi chiến lược chống dịch. Cho dù là thực thi chiến lược đối phó nào, chặn đà lây nhiễm, hay chung sống với mầm bệnh, thì bản lĩnh và tài nghệ của giới chức lãnh đạo công cuộc chống dịch chính là ở khả năng thiết kế và điều khiển nhịp điệu hợp tác ấy của cả xã hội.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 44

 

Ngày hôm qua những tin dồn dập về kế hoạch thắt chặt giãn cách, với sự tăng cường của lực lượng quân đội từ ngoài vào chi viện. Tin đã được lãnh đạo thành phố xác nhận và sẽ bắt đầu thực hiện ngày 23.8.

Người dân Sài Gòn không bất ngờ, không hoang mang, nhưng người dân sợ khi siết chặt các biện pháp không cho ra đường dù bất cứ lý do gì ngoại trừ cấp cứu, thì người ta lo chuyện thiếu thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày, viên thuốc cho người bệnh. Dù được thông báo quân đội sẽ mang lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình có nhu cầu, nhưng người ta vẫn không tin vì vốn đã mất lòng tin. Dân nghĩ phải tự cứu mình thôi.

Do vậy, từ hôm qua cho đến sáng nay, lượng người đến các siêu thị và các nhà thuốc quá đông, chen lấn nhau để mua hàng và kiếm thuốc. Các quầy hàng bị mua gom trống trơn, nhà thuốc khách sắp hàng dài lấn cả ra đường. Biện pháp 5K chẳng có ai tuân thủ, người sát người gây lo lắng sẽ nhiễm bệnh dễ dàng. Đôi khi vì bữa cơm họ quên mất con virus biến thể Delta chỉ cần 5 giây là có thể lây nhiễm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.08.2021

vendredi 20 août 2021

Nguyễn Phương Yến - Sài Gòn ơi !

 

Cuối ngày, thông tin từ bản tin của Bộ Y tế được nhiều người, dù không ai mong nhưng rất quan tâm, đó là số ca tử vong.

Tối qua nhận được điện thoại của một bạn trong nhóm, mong muốn chuyển sớm nhất 1,5 tấn bao đựng tử thi vào Sài Gòn.

Vâng, là bao đựng tử thi - như một mệnh lệnh, phải làm ngay, không thể chần chừ với mặt hàng đặc biệt này.

Thái Hạo – Một số hình ảnh đáng buồn ở khu cách ly Bình Dương

 

Hôm nay Bình Dương đã vượt Sài Gòn để trở thành địa phương có số người nhiễm cao nhất cả nước. Những hình ảnh trong bài là tại vùng dịch lớn nhất của tỉnh này (Hội Nghĩa, Tân Uyên).

Những người test dương tính sẽ được chở đi. Nơi cách ly là những trường học. Đa số phải ngủ ngoài sân trường.

Phòng học chứa không xuể, họ phải nằm ngoài sân, trên những chiếc chiếu, chõng hay bất cứ cái gì có được. Mưa ập xuống, lúc chưa có lán bạt phải lùa nhau chạy vào, đứng co cụm trong các nhà để xe hoặc hành lang.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 43

 

Thế là lại thêm một ngày, chất chồng thêm nhiều nỗi âu lo. Hôm qua có một tin lan truyền trên mạng cho là của cửa hàng Ân Nam thông báo từ thứ Hai tuần tới tức 23.8, thành phố sẽ lockdown 7 ngày, cho nên sẽ không giao hàng được sau ngày 23.8. Do đó cửa hàng sẽ tăng ca vào ngày Chủ nhật để giao hàng cho khách.

Đồng thời có thêm một tin nhắn Sài Gòn lockdown 7 ngày như Đà Nẵng và kêu gọi chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho những ngày sắp tới. Lại vừa nhận được một tin nhắn khẩn cấp: Thông tin khẩn từ Văn phòng Chính phủ (vừa họp xong với Bộ Quốc phòng, dự kiến ngày mai sẽ ra thông báo) :

- Thành phố Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn.

- Siêu thị sẽ đóng cửa hết. Siêu thị chuỗi lớn sẽ ký hợp đồng với quân đội để cung ứng lương thực cho dân.

Ngô Nguyệt Hữu - Hy vọng!

 

Thêm lần quyết liệt này vẫn không giảm dịch bệnh, chắc có lẽ sẽ có luận công tội thôi.

Một thành phố sôi động nhất nước, mấy tháng xác xơ tiêu điều, buồn này nào nguôi.

Bây giờ làm nghiêm ngặt hơn thay vì đã nghiêm ngặt tương đối trước đó, ai cũng mệt cả. Mệt nhất vẫn là nhân viên y tế, y bác sĩ, mệt nhì là lực lượng mưa nắng đứng chốt… Nhưng mệt hơn cả, là 4,7 triệu dân cần trợ cấp và những người bệnh.

Rồi cả một cuộc hồi hương nháo nhào khiến quê nhà hốt hoảng bởi họ không hề được chào đón.

Lê Công Trứ - Vaccine Covid-19, cần bao nhiêu liều?

TỔNG QUÁT

1.    Vaccine Moderna:

Ngày Thứ Năm 05/08/2021. Tổng giám đốc của công ty Moderna, Tiến sĩ Stephan Hoge thông báo liều thứ 3 tăng cường (của thuốc Moderna) có thể sẽ cần thiết để giữ an toàn cho chúng ta trong mùa đông ở Bắc bán cầu (nguyên văn: We believe a dose three of a booster will likely be necessary to keep us as safe as possible through the winter season in the Northern Hemisphere”).

Theo dữ liệu chính thức do công ty Moderna công bố, sau khi tiêm chích vaccine Moderna liều thứ 2, hiệu quả bảo vệ đạt được 93% và kéo dài ít nhất trong 6 tháng.

2.    Vaccine Pfizer:

Nguyễn Kiều Hưng - Khẩn thiết góp ý với lãnh đạo TPHCM


(1) Không tổ chức xét nghiệm cộng đồng theo kiểu tập trung nữa: Cách làm này tạo ra nguy cơ lây nhiễm chéo, từ các dụng cụ của người lẫy mẫu và tập trung đông người.

(2) Yêu cầu bất cứ ai ra đường thuộc đối tượng được phép, phải có giấy xác nhận tiêm vaccin và âm tính.

(3) Phát động chương trình tự test nhanh tại nhà trong vòng 1 tuần, 3 ngày test một lần cho một người đại diện hộ gia đình. Số lượng test đã mua theo kế hoạch còn lại phát miễn phí cho dân, khuyến khích ai có điều kiện thì tự mua. Thành phố có thể phối hợp chỉ định một số doanh nghiệp tài trợ theo giá gốc (khoảng 100 nghìn/test).

Lưu Trọng Văn - Thực chất Tình trạng Khẩn cấp đang được chuẩn bị để thực hiện ở Sài Gòn từ 0 giờ 23.8

 

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chính thức vào trận.

Với thông tin từ cuộc họp khẩn của Thủ tướng Chính phủ đêm qua với lãnh đạo Sài Gòn và một số địa phương, một loạt quyết định mạnh mẽ hơn bao giờ hết đã được đưa ra.

Lần đầu tiên Thủ tướng yêu cầu 312 xã phường tại Sài Gòn phải thực sự là 312 pháo đài phòng chống dịch. Đây là ngôn từ quân sự, chỉ dùng khi Sài Gòn đang trong tình trạng không bình thường.