dimanche 1 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 24 : Lại chuyện vaccin


Ngày hôm qua thông tin trên báo chí cho biết thành phố vừa tiếp nhận 1 triệu liều vaccin Verocell của Trung Quốc do Công ty Cổ phần Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Được biết trong tháng Tám, sẽ còn 4 triệu liều nữa sẽ tiếp tục về đến. Cũng biết số tiền chi cho việc bảo trợ mua vaccin này lên đến 45 triệu đô la Mỹ.

Và trong ngày, người dân thành phố đọc được tin Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, sắp tới đây, TPHCM sẽ tổ chức các đội tiêm vaccin, xe tiêm vaccin lưu động đến từng hộ gia đình. Đội hình tiêm vaccin sẽ tới tận nhà người dân, ai chưa tiêm là được ghi tên để tiêm chủng ngay.

Võ Xuân Sơn - Ngăn sông cấm chợ ngay trong thành phố

 

Hôm qua nay nhiều người xôn xao vì thông tin chích vaccin cho tất cả người dân trên 18 tuổi của TPHCM trong tháng 8/2021.

Tôi không biết thông tin này có độ tin cậy như thế nào, chính quyền đã có đủ nguồn vaccin chưa, vaccin đó là miễn phí hay dịch vụ… hay chính quyền chỉ muốn dân cảm thấy vui khi sắp gia hạn phong tỏa?

Tuy nhiên, mấy hôm nay, Sở Y tế đã kêu gọi gia tăng thêm đội chích ngừa. Phòng khám Exson, mặc dù khi hoạt động không có dịch vụ này, cũng đã lập một đội để tham gia vào chương trình chích vaccin lớn nhất lịch sử này.

Ngô Nguyệt Hữu - Corora!


1. Cáo chết ba năm, quay đầu về núi.

Sài Gòn là Trung tâm tài chính của cả nước, mỗi ngày thu gần 3.000 tỉ đồng, trong 3.000 tỉ này, Sài Gòn giữ lại 18%, 82% nộp cho Trung ương.

Mỗi ngày, Sài Gòn tạo ra hơn 2.400 tỉ phục vụ quốc gia. Con số này hơn hoặc gần bằng tổng thu một năm của Tỉnh nghèo. (Năm 2020, tổng thu nội địa của Tỉnh Cao Bằng phấn đấu đạt 1.600 tỉ đồng).

Nguyễn Thông - Thấy gì?


- Các nhà văn nhà thơ và đủ các thứ nhà ơi, hiện thực cuộc sống nóng bỏng lúc này chính là chất liệu không mấy khi có được để các vị đẻ tác phẩm để đời đó.

Hãy gác tất cả những thứ hình tượng ký ức quá khứ và dự cảm tương lai lại, nói như cụ Lưu Trọng Lư, "hãy xếp lại muôn vàn ân ái/đừng trách nhau đừng ái ngại nhau", để mò ra đường mà biên chép phản ánh người thực việc thực, chẳng hạn mẹ con em bé 10 ngày tuổi tị nạn kia kìa. Cứ chui trong phòng máy lạnh mãi, không sợ bị chết cóng hay sao.

- Nhân việc nhắc tới em bé 10 ngày tuổi, có thể nói mà không sợ sai rằng, trừ những đứa trong bụng mẹ ra, thì đó là người tị nạn ít tuổi nhất thế giới, mà lại ở Việt Nam, nơi mặt trời rực rỡ, không khí hân hoan phấn khởi. Thật bi kịch.

Mai Quốc Ấn - Vaccin & Tấm gương cán bộ


Có câu cán bộ là "đầu tàu gương mẫu". Tôi thấy cán bộ nước ta thực hiện rất tốt tấm gương cho nhân dân trong việc tiêm vaccin.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được báo chí thông tin về việc tiêm vaccin. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long là Trưởng Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc nên thứ vaccin Bộ trưởng chọn tiêm chính là một dạng "gương mẫu" mà nhân dân nên noi theo.

Một vấn đề khác, việc hot girl tiêm chủng nhờ có ông ngoại nay đã có kết quả, song có một chi tiết đáng chú ý được nêu trên báo chí: Hôm hot girl tiêm là hôm các cán bộ cấp cao tiêm. Cứ xem lại thứ vaccin cán bộ cấp cao tiêm là gì, nhân dân cứ thế mà học tập theo các "đầu tàu gương mẫu".

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.08.2021


 

samedi 31 juillet 2021

Lưu Trọng Văn - Chống dịch phải dùng lệnh

 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tư lệnh chống dịch toàn quốc nói:

"Tôi không biết nói gì hơn và tha thiết đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trong thời điểm này, nhường một phần vaccin để TPHCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng. Đây là tinh thần cả nước hướng về TPHCM. Thời điểm này từng liều vaccin cực kỳ quý giá sẽ giúp được TPHCM chống dịch và cứu được nhiều người hơn”.

Tư lệnh chỉ huy lúc chiến trận phải dùng lệnh. Lẽ ra ông Đam phải nói tôi ra lệnh cho bộ Y tế phải... nếu không tuân lệnh tôi sẽ...

Lưu Nhi Dũ - Những cuộc tháo chạy tán loạn và câu chuyện “Sở kiến hành”

 

“Thùy nhân tả thử đồ/Trì dĩ phụng quân vương” (Ai là người vẽ bức tranh này/Dâng lên nhà vua)?{NGUYỄN DU}

*****

Hôm 25-7 tôi có viết cái note Chạy đâu cho thoát Covid”. Trong đó nhấn mạnh tình hình rất đáng lo ngại, rằng người dân đang “tháo chạy tán loạn” khỏi Sài Gòn bằng mọi phương tiện. Thấy thương dân vô cùng nhưng chạy đâu cho thoát khỏi Covid! Họ vẫn chạy, chạy và chạy. Hàng ngàn người chạy xe máy, ô tô về Tây Nguyên, miền Tây, miền Trung, tận Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Chạy, và chạy…

Và cho đến nay (31-7), cuộc tháo chạy tán loạn vẫn tiếp diễn. Dịch bệnh sẽ gieo rắc khắp nơi!

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 23 : Những mảnh đời trong đại dịch


(Đôi lời : Về chuyện tặng gạo cho Cuba, có thể tác giả so sánh hơi khập khiễng. Người dân Việt đói vì ngăn sông cấm chợ chứ không phải Việt Nam đang thiếu gạo. Còn dân Cuba đói đã lâu, vì một chế độ xã hội chủ nghĩa mù quáng. Khi viện trợ cho « người anh em » nghèo khó, những người có trách nhiệm có tự hỏi vì sao thiên đường cộng sản ra nông nỗi này hay không…)

Đã hai tháng trôi qua, cơn đại dịch đã biến Sài Gòn rộn rã, náo nhiệt đầy sức sống thành một mảnh đất xác xơ đầy bất trắc. Không khí tang thương phủ khắp thành phố, con virus vũ Hán đe doạ mọi người và cũng xuất hiện loại virus hoảng sợ trong từng khu phố, từng con hẻm, từng gia đình và trên từng khuôn mặt.

Không lo sao được khi con số tử vong càng lúc càng nhiều, số người nhiễm càng ngày càng cao. Không lo sao được khi lương thực, thực phẩm cạn dần và đồng tiền trong túi càng teo tóp lại. Người giàu kẻ nghèo đều sợ cái chết đe dọa, người nghèo còn phải lo cái ăn cho chuỗi ngày dài sắp đến. Đã có những mảnh đời đáng thương, đã có người đói ăn xuất hiện trên các hệ thống truyền thông, báo chí, trên mạng xã hội. Dịch một bên và cái đói một bên.

Cù Mai Công - Về, quê nhà không nhận thì « đâm đầu vào đâu » ?


(Bao năm bà con vất vả mưu sinh lo cho quê nhà, giờ họ khó khăn lại không nhận, chơi gì kỳ vậy? Hết chỗ thì cho bà con về nhà họ. F0 không triệu chứng, nhẹ, TP.HCM còn cho cách ly ở nhà mà).

Hàng chục, hàng trăm ngàn bà con nhập cư một số tỉnh thành phia Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đang lũ lượt về quê.

Dịch, giãn cách hai tháng rồi. Có tỉnh thành như TP.HCM vừa cắn răng chống dịch tơi bời vừa cố gắng hỗ trợ 1,5triệu/tháng, mỗi ngày 50.000 đồng. Nhưng cũng chỉ mua nổi ký gạo và bó rau. Covid-19, giá lên vùn vụt.

Nguyễn Quang Vinh - Cuộc tháo chạy khổng lồ

 

NÓNG RỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI là những thông tin liên quan đến việc VỀ QUÊ tự phát của người lao động từ vùng có dịch.

Một cuộc tháo chạy khổng lồ, đau đớn và cay đắng.

Một cuộc tháo chạy vượt ra ngoài công văn chỉ thị.

Nguyễn Ngọc Chu - Một số đề xuất về dập dịch ở TPHCM


Vấn đề dập dịch ở TP HCM không còn là vấn đề riêng của thành phố mà đã trở thành vấn đề của toàn quốc. Chưa nói đến vai trò quan trọng số 1 của TP HCM trong nền kinh tế quốc dân, thì việc người dân các tỉnh rời khỏi TP HCM (mang theo nguy cơ lây nhiễm về các tỉnh) trong những ngày qua đã khẳng định điều đó.

Trách nhiệm dập dịch không chỉ còn là trách nhiệm của lãnh đạo TP HCM. Trách nhiệm dập dịch ở TP HCM trở thành trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Tổng bí thư của Đảng. Chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn.

Nói đến trách nhiệm trực tiếp tức là chủ thuyết về dập dịch bao gồm ý tưởng, biện pháp, quy trình dập dịch… với nội dung cơ bản được đề xuất trực tiếp từ người có trách nhiệm. Đây chính là “nghĩ thật”. Hô hào mà không đưa ra biện pháp cụ thể đều không dập được dịch. “Nghĩ thật” gắn liền tư tưởng với biện pháp.

Huy Đức - Đừng cố kiểm soát bằng mọi giá

 

Ai đang đâu cứ ở yên ở đấy là lý tưởng nhất để chống dịch, nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Có hàng triệu người tới Sài Gòn chỉ để thường nhật mưu sinh. Sài Gòn chỉ là nơi ở trọ. Khi Sài Gòn không còn nguồn sống, lựa chọn con người nhất của họ là VỀ NHÀ. Sài Gòn chưa phải là nhà.

Chính quyền có ý định tốt là mong muốn kiểm soát dịch tuyệt đối. Nhưng, cũng như trước sóng thần, lụt bão... nhiều khi, con người phải chấp nhận bất lực trước thiên nhiên. Thay vì nghĩ rằng mình có thể kiểm soát, cần tiên liệu là sau quyết định của mình, người dân sẽ sống bằng gì.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.07.2021


 

Lưu Trọng Văn - Mỹ đã bật công tắc: Đối tác chiến lược


Báo chính thống Việt Nam đưa tin: "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại”.

Xin nhấn mạnh hai chữ "hàng đầu" không kèm theo cụm từ "một trong". Điều đó khẳng định Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tác quan trọng nhất trong đối ngoại của Việt Nam.

Đáp lại lời khẳng định "luôn coi..." này của chủ tịch Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói gì?

Tạ Duy Anh - Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã nói rõ, còn Việt Nam ?


Trung Quốc đã nói rõ là họ phải sở hữu 80% diện tích Biển Đông. Ngoài những lời tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đường lưỡi bò là một sự xác quyết rõ ràng và bá quyền nhất cho tham vọng này.

Điều đó có nghĩa, toàn bộ những gì Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, trước sau cũng sẽ bị họ đánh chiếm (có chiếm được không lại là chuyện khác).

Hoa Kỳ cũng đã nói rất rõ là những đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông là vô lý và vô nghĩa. Hoa Kỳ đã, đang và sẽ còn đủ sức để đảm bảo tuyên bố này không chỉ là tuyên bố suông.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 22 : Tang thương


Dù là người lạc quan, không chấp nhận chữ "toang" và "bùng" ở Sài Gòn, nhưng đến hôm nay, phải chấp nhận một sự thật là Sài Gòn tang thương như chưa bao giờ thấy. Kể cả trong thời chiến tranh và trong thời điểm đói nghèo sau 1975.

Đã qua thời gian dài giãn cách rồi giới nghiêm, từ Chỉ thị 15, rồi 16 rồi phong tỏa, con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn vẫn không ngừng tăng. Rất nhiều khu vực bị cách ly dài ngày, rất nhiều biện pháp, chỉ thị được đưa ra, nhưng bất lực.

Không biết bao nhiêu clip, bao nhiêu tin nhắn, bao nhiêu hình ảnh đã cho thấy một Sài Gòn với nhiều bi kịch.

Thái Hạo - Tháo chạy và trở về


Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.

Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ.

Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp.

Phan Thị Châu - « Đói quá chị ơi, cho xin một hộp cơm đi »


Các ông, các bà xem đi: chỉ vì xin một hộp cơm thôi mà họ phải khom lưng, cúi nhìn qua khe cửa để chắp tay vái lạy chúng tôi.

Hãy nhìn bàn tay nhăn nheo, nổi gân ngửa ra thò dưới khe cửa để xin cơm …nhưng vẫn chỉ nhận được  từ chúng tôi, lời từ chối trong nước mắt, thì các ông bà biết chúng tôi đã đau đớn biết chừng nào!

Năm ngày nay, tuy ngày nào quán cũng nấu gần 600 suất ăn, nhưng sợ bà con ùa đến, chính quyền rầy rà (họ đã buộc tôi ký biên bản cam đoan chấp hành Chỉ thị 16. Nếu không làm được sẽ xử lý theo pháp luật), quán đành hạ cửa, để ngăn bà con vào xin. Vậy mà họ vẫn đứng ngoài van xin.

Đoàn Bảo Châu - Truyền thông đúng đắn và cởi mở chính là một cách để xây dựng quyền lực mềm


Mỗi lần có các bạn phóng viên nước ngoài nhờ tôi xin ý kiến từ một quan chức của Việt Nam thì hầu như bao giờ cũng thất bại.

Họ sẽ bảo theo quy định là phải có giấy của Bộ Ngoại Giao đưa sang, mà muốn có giấy thì tòa báo phải gửi thư sang Bộ Ngoại Giao trước. Việc ấy mà làm đầy đủ thì mất vài ngày. Trong khi ấy thì nhiều bài báo có tính thời sự lại cần ngay.

Như bài báo sắp tới trên New York Times về việc Việt Nam giúp tìm được xác một phi công Mỹ dưới Biển Đông thì người phát biểu sẽ không thể nói gì có thể sai được. Bản chất của bài báo như vậy là hoàn toàn tích cực, việc hợp tác là để củng cố mối quan hệ giữa hai nước, thể hiện thiện chí, chính sách nhân đạo của người Việt Nam.