lundi 14 juin 2021

Lưu Trọng Văn - Hòa Phát mà Dân không hòa, không phát...


Hàng trăm hộ dân sinh sống xung quanh Nhà máy thép Hòa Phát (Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang cùng nhau dựng lều, tụ tập trước cổng nhà máy nhiều ngày qua bất chấp dịch bệnh.

Nhiều người dân phẫn nộ vì nhiều năm nay phải hít thở không khí cực kỳ ô nhiễm độc hại, tiếng ồn, khói bụi nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của Nhà máy thép Hòa Phát.

"Nhiều khi đang ngồi bưng bát cơm, mùi hôi khét lẹt xông thẳng vào nhà, thế là phải bỏ dở bữa ăn. Mấy hôm nay trời hay đổ mưa giông, nhà máy xả thải càng khủng khiếp hơn trước" - một người dân có nhà sát bên nhà máy cho biết.

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.06.2021


 

dimanche 13 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin của Tàu khác với vaccin của phương Tây ra sao?


Báo Tuổi Trẻ có bài 'Trung Quốc thừa nhận vắc xin kém hiệu quả' [1]. Cái note này trình bày vài tìm hiểu của tôi về các loại vaccin, để hiểu tại sao vaccin Tàu không có hiệu quả cao so với các vaccin của Mỹ, Đức, Anh.

Để hiểu vai trò của vaccin, chúng ta phải ôn qua vài dòng về cơ chế gây bệnh của virus Vũ Hán. Con virus Vũ Hán nằm trong gia đình coronavirus. Cấu trúc của các con virus này bao gồm 4 protein: nucleocapsid, envelope, membrane và spike.

Protein nucleocapsid có chức năng hình thành các chất liệu di truyền cơ bản, và có hình trái banh tròn. Bề ngoài của nucleocapsid là cái ‘bao thư’ (envelope) và màng nhầy (membrane). Còn cái protein ‘spike’ nó có hình dáng của một cái dùi cui, và nó cắm trên ‘trái banh’. Thành ra, nhìn con virus này thì chúng ta thấy nó giống như cái vương miện hình tròn. Chính vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên hơi vương giả là ‘corona’.

Ngọc Vinh - Sài Gòn…tội nghiệp


Thập niên 90, khi ra Hà Nội, mỗi lần tôi muốn mua sắm gì đó, các cô em ở Văn phòng báo Tuổi Trẻ ở ngoài đó sẽ bảo, để bọn em dẫn anh đi, nếu không, anh khó sống với dân bán hàng ngoài này. Gặp anh là người trong đó, thế nào họ cũng nói thách rồi mua hớ cho mà coi.

Đó là sự thật. Không biết giờ, việc nói thách với" anh hai Sài Gòn" còn hay không nhưng thời điểm đó, mua bất cứ thứ gì, tôi đều bị người bán hàng ở Hà Nội nói thách gấp hai, ba lần. Ngay cả một cục pin trung quốc mua để xài đèn máy ảnh cũng bị nói thách gấp ba.

Đi các tỉnh thành khác ngoài vĩ tuyến 17, nghe tôi nói giọng trong này, thế nào cũng có người hỏi: "Sài Gòn giàu lắm phải không bác?"

Nguyễn Ngọc Chu - Bài toán quan trọng của chính phủ : Tốc độ tiêm vaccin


1. CẦN BAO NHIÊU THỜI GIAN ĐỂ TIÊM VACCIN CHO 75 TRIỆU DÂN?

Bộ Y tế cho biết đã có tổng cộng 150 triệu liều vaccin trong năm 2021 để tiêm cho 75 triệu dân, nhằm đạt mục đích miẽn dịch cộng đồng.

Theo dữ liệu nguồn cung cấp cụ thể, thì hiện nay mới thấy được 125 triệu liều. Bao gồm: 5 triệu Moderna, 20 triệu Sputnik V, 30 triệu Atrazeneca, 31 triệu Pfizer, 38,9 triệu từ nguồn Covax.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man từ chuyện của cầu thủ Eriksen


Cầu thủ tiền vệ Eriksen của Đan Mạch bị trụy tim trong phút 43 trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan tại vòng bảng EURO 2021.

Ngay lập tức, đội trưởng đội tuyển Đan Mạch, Simon Kjaer liền lao đến rất kịp thời, xử trí rất chuyên nghiệp, bài bản. Sau đó anh và đồng đội làm một việc rất nhân văn là xếp thành vòng tròn, không cho chụp ảnh và quay phim nạn nhân trong tình hình đấy.

Có người cho rằng việc ấy là bình thường thôi, ai nếu gặp những trường hợp tai nạn đáng tiếc đều xử lý như thế. Đúng là như vậy, đó là bổn phận và lương tâm của một con người. Nhưng tiếc thay, sự thật nó không như ta nghĩ.

Hà Phan - Bình an nhé Sài Gòn !


Bác sĩ Châu, giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM kéo va li vào bệnh viện đã phong tỏa chiều qua, khi 3 nhân viên của ông bị nhiễm. Có lẽ hơn ai hết, ông rõ những ngày tới sẽ khó khăn và vất vả thế nào!

Đến đêm qua số ca nhiễm ở bệnh viện tuyến đầu này đã lên tới 22! TPHCM đang trong những ngày cuối của đợt giãn cách đầu nhưng hôm qua, số ca nhiễm vọt lên 84 và sáng nay lại thêm 25 ca nữa.

Giờ đây thành phố trọng yếu của đất nước chỉ còn xếp sau Bắc Giang, Bắc Ninh về số ca dương tính trong đợt dịch. Và không ít chuyên gia hàng đầu đánh giá do đặc thù của thành phố lớn nhất nước, nên tình hình dịch ở đây có thể đáng lo ngại hơn!

BS Trương Hữu Khanh - Tại sao lại lăn tăn chuyện chích vaccin


…Khi nghe nhân viên y tế chích ngừa rồi có người vẫn bị.

Không có vaccin nào có tỉ lệ bảo vệ 100 %, từ khi con người sản xuất được vaccin.

Luôn luôn có một tỉ lệ chích rồi vẫn mắc cho tất cả các loại vaccin, nên vaccin Covid cũng vậy. Và như thế chúng ta sẽ nghe chuyện này quài, cũng như chúng ta đã, đang và sẽ nghe những nước tỉ lệ chích ngừa cao vẫn còn ca mắc bệnh. Điều này là cái phao mà nhóm antivaccin sẽ thổi phồng lên và bàn tùm lum, chúng ta cần bình tĩnh nghe giải thích

Bùi Chí Vinh - Bài thơ ngoại lệ chúc mừng đội tuyển Việt Nam rộng cửa vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022

 


Bác sĩ dn cm thc khuya dy sm

Lương y nhăn suýt đt qu nh đ phòng

Ta sá gì my cơn choáng váng

Mà không dám nhìn đi tuyn thng 4-0

Lưu Trọng Văn - Cần biết mình là ai


Người Việt mình có cái bệnh khi thì quá tự ti, khi thì quá tự cao. Có nghĩa là không biết mình là ai.

Trong bóng đá cũng vậy. Phải biết mình là ai, đang ở vị trí nào mới biết tìm ra cách chiến thắng. Park không phải người Việt không bị nhiễm bệnh này.

Bất chấp nhiều loa truyền thông và dư luận quá hào hứng khen đội Việt Nam đẳng cấp châu Á, đẳng cấp thế giới, ông không hão huyền tếu chút nào mà hiểu đội Việt Nam vẫn chỉ tầm Đông Nam Á, chưa vượt trội Thái Lan. Chính vì vậy ông tập trung cân não tối đa cho cuộc đấu với Indonesia và Malaysia để bằng mọi giá chiến thắng. Khi chiến thắng ông đã phấn khích, vui đến thế nào chứ không hề tỏ ra lạnh lùng, coi chiến thắng đó là đương nhiên.

Thái Hạo - Dạy thêm, đổi mới và công cuộc khai trí


Hôm qua, mới sáng sớm, anh Nguyễn Quang Thạch - người từng được UNESSCO trao giải thưởng vinh danh những người khai trí năm 2016, gọi điện cho tôi. Cũng chỉ để xả cái bức xúc về nền giáo dục, rồi lại nói cái quyết tâm “cõng sách về nông thôn” của ảnh.

Tôi nói với anh, việc anh đang làm suốt 20 năm qua là to lớn và tuyệt đối đúng. Nhưng anh phải xem về hiệu quả của nó. Anh có thể xây dựng được trên khắp cả nước này, mỗi thôn mỗi bản mỗi trường đều có tủ sách. Vấn đề là học sinh đọc để làm gì, và đọc vào lúc nào với một cung cách giáo dục như đang là.

Khi chúng nó phải học sáng học chiều học đêm, học nhồi nhét và học thêm đến tê dại như thế này thì thời gian đâu mà đọc sách của anh! Và cũng không có lý do thực tế để đọc. Anh thấy cay đắng không?

Nguyễn Thông - Điều ít người biết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh


Hôm qua 12.6, báo chí đăng bài buồn, người ta thông báo truyền nhau tin buồn: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời, thọ 89 tuổi.

Cái tên Nguyễn Xuân Khánh, không ít người tưởng chỉ mới nổi trong vài chục năm gần đây với hàng loạt cuốn tiểu thuyết dày dặn, công phu, hấp dẫn, đầy kiến thức, được viết rất tỉ mỉ, được sinh ra từ bộ óc thông minh và tâm hồn tài hoa, như "Hồ Quý Ly", "Đội gạo lên chùa", "Miền hoang tưởng"... Nếu không đọc tiểu sử, không coi ảnh chân dung, người ta sẽ nghĩ đó là nhà văn trẻ.

Thế hệ chúng tôi sinh đúng giữa thập niên 50, với những đứa thích đọc truyện, thì không lạ gì cái tên ấy, tác giả, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Tạ Duy Anh - Giải hạn cho Trư Cuồng


(Thay cho nén hương kính tiễn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh)

Khi về làm biên tập, tôi luôn nghe chị Lê Minh Khuê và vài người nữa nhắc đến cuốn tiểu thuyết có tên “Trư cuồng” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Chị Khuê khen hết lời, vài người nữa cũng rất khen, trong khi một bạn cùng thời khá thân của Nguyễn Xuân Khánh thì bảo cuốn sách ở mức đường được thôi. Tuy thế, sự tò mò về cuốn sách là có thật và nó cứ tăng dần lên trong tôi, khi Nguyễn Xuân Khánh trở lại văn đàn bằng mấy tiểu thuyết lịch sử dày cộp, gây tiếng vang trong dư luận.

Thú thực, với tác giả này, cho đến khi đó, tôi mới chỉ đọc “Miền hoang tưởng” (Cuốn tiểu thuyết tác giả dùng bút danh, bị cấm lưu hành và phải hơn hai mươi năm sau mới xuất hiện trở lại với cái tên chính thức “Hoang tưởng trắng” và tên tác giả là Nguyễn Xuân Khánh, do tôi biên tập). Nhưng cũng chỉ cần một cuốn ấy thôi, đủ để tôi xếp ông vào dạng nhà văn loại nào trong thang bảng của riêng mình.

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.06.2021


 

samedi 12 juin 2021

Chiến tranh lạnh mới Mỹ-Trung-Nga và nguồn gốc Covid


Đăng ngày:

Tuần báo L’Express dùng màu đỏ làm nền với lá cờ Trung Quốc ở phía trên, góc phải là các nhà nghiên cứu trong bộ đồ bảo hộ của, góc trái là một ngôi chợ ở Hoa lục, với dòng tựa « Rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay lây nhiễm từ loài vật ? Đi tìm nguồn gốc con virus ».


Courrier International đăng hình vẽ ông Joe Biden trong bộ áo đuôi tôm đang khiêu vũ, một chân mắc vào Tập Cận Bình mặc chiếc áo khoác dạ hội đỏ, chân kia đưa về phía Vladimir Putin trong trang phục nhạc công, chạy tít « Ngoại giao : Cuộc khiêu vũ của các đế chế ». Trang bìa tuần san L’Obs chia làm hai mảng, phần màu xanh có chân dung tổng thống Mỹ, phần màu đỏ là ảnh chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga đang bên nhau, với dòng tựa « Trung Quốc-Nga-Hoa Kỳ : Cuộc chiến tranh lạnh mới ».

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.06.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.06.2021


 

vendredi 11 juin 2021

Ngô Nhân Dụng - Chi ra 250 tỉ mỹ kim để làm gì?


Chính phủ Mỹ sẽ chi ra $250 tỉ đô la để thúc đẩy nghiên cứu khoa học! Trên nguyên tắc, đó là một ý tưởng sai lầm, không phù hợp với chủ trương kinh tế tự do, là nền tảng sức mạnh của nước Mỹ! Chỉ khi nước Mỹ phải đối đầu với một chính quyền độc tài đảng trị đang muốn qua mặt mình, thì phải tùy thời linh động!

Thượng viện Mỹ mới thông qua một dự luật chi ra $250 tỉ đô la, trong đó $190 tỉ dành cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhưng dự luật này cũng biến thành một khí cụ để chạy đua kinh tế với Trung Cộng.

Năm 2015, Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố chương trình Made in China 2025 (MIC 2025), hứa hẹn trong 10 năm Trung Quốc sẽ sản xuất hàng công nghiệp chế ngự thế giới. Hai năm sau, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra một viễn ảnh vĩ đại hơn. Trước mặt 2,000 đại biểu quốc hội, ông nói suốt 3 giờ rưỡi đồng hồ, hứa hẹn tới năm 2050 Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới về mọi mặt.

Bông Lau - Phó TT Kamala Harris và chính sách nhập cư


Tối nay theo dõi cuộc nói chuyện của bà Phó tổng thống Kamala Harris ở Mexico được phát đi trực tiếp trên hai đài Fox News và CNN. Nghe bà nói mà không khỏi bất đồng ý kiến, nên có một số phê bình như sau.

Phó TT Kamala Harris nói chuyến đi Guatemala và Mexico là để tìm hiểu nguyên nhân gốc (root cause) tại sao dân chúng vùng ba quốc gia Trung Mỹ (Guatemala, El Salvador, và Honduras) bỏ nước lũ lượt kéo lên biên giới Hoa Kỳ để nhập cư lậu.

Bà cho rằng họ bỏ đi vì cuộc sống bị đe dọa (do băng đảng bạo động) và vì sự nghèo khổ không nuôi được gia đình. Bà có nhã ý rằng chính quyền Joe Biden sẽ bơm hàng triệu đô la cho chính quyền các quốc gia này thực hiện một số chương trình xã hội để người dân không bỏ đi nữa. Thiết nghĩ bà muốn tìm hiểu nguyên nhân gốc của vấn đề thì xin hãy về lại Tòa Bạch Ốc mà tìm, vì chính nơi ấy đã cho ra đời những chính sách nhập cư rối loạn không tưởng.

Đỗ Duy Ngọc - Bàn chút chút về đường sắt Cát Linh-Hà Đông


Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ có 13km chi phí lên đến 18.000 tỉ đồng. Thế nhưng sau một thời gian rất dài vẫn chưa đưa vào sử dụng được.

Lỗi không chỉ ở phía bên nhà thầu Trung Quốc mà còn là do lối tư duy và cách làm việc của các bộ phận liên quan của Việt Nam. Dự án kéo dài mãi, tiền mất nhiều rồi mà tật phải mang. Càng ngày dân càng mất lòng tin. Vốn dân đã không tin những gì của Trung Quốc giờ lại càng thêm chán ngán.

Theo đơn vị tư vấn ACT của Pháp, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành hệ thống metro của châu Âu.