vendredi 11 juin 2021

Bông Lau - Phó TT Kamala Harris và chính sách nhập cư


Tối nay theo dõi cuộc nói chuyện của bà Phó tổng thống Kamala Harris ở Mexico được phát đi trực tiếp trên hai đài Fox News và CNN. Nghe bà nói mà không khỏi bất đồng ý kiến, nên có một số phê bình như sau.

Phó TT Kamala Harris nói chuyến đi Guatemala và Mexico là để tìm hiểu nguyên nhân gốc (root cause) tại sao dân chúng vùng ba quốc gia Trung Mỹ (Guatemala, El Salvador, và Honduras) bỏ nước lũ lượt kéo lên biên giới Hoa Kỳ để nhập cư lậu.

Bà cho rằng họ bỏ đi vì cuộc sống bị đe dọa (do băng đảng bạo động) và vì sự nghèo khổ không nuôi được gia đình. Bà có nhã ý rằng chính quyền Joe Biden sẽ bơm hàng triệu đô la cho chính quyền các quốc gia này thực hiện một số chương trình xã hội để người dân không bỏ đi nữa. Thiết nghĩ bà muốn tìm hiểu nguyên nhân gốc của vấn đề thì xin hãy về lại Tòa Bạch Ốc mà tìm, vì chính nơi ấy đã cho ra đời những chính sách nhập cư rối loạn không tưởng.

Đỗ Duy Ngọc - Bàn chút chút về đường sắt Cát Linh-Hà Đông


Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ có 13km chi phí lên đến 18.000 tỉ đồng. Thế nhưng sau một thời gian rất dài vẫn chưa đưa vào sử dụng được.

Lỗi không chỉ ở phía bên nhà thầu Trung Quốc mà còn là do lối tư duy và cách làm việc của các bộ phận liên quan của Việt Nam. Dự án kéo dài mãi, tiền mất nhiều rồi mà tật phải mang. Càng ngày dân càng mất lòng tin. Vốn dân đã không tin những gì của Trung Quốc giờ lại càng thêm chán ngán.

Theo đơn vị tư vấn ACT của Pháp, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành hệ thống metro của châu Âu.

Dũng Phan - Vụ Hoài Linh & Phương Hằng : Thử tổng kết « Tấn trò đời »


Việc Hoài Linh giải ngân xong 14 tỉ đã chứng minh rằng cô Phương Hằng nói đúng. Đến cả một đứa trẻ 6 tuổi cũng có thể thấy được ai đúng, ai sai ở thời điểm bây giờ.

Câu hỏi được đặt ra: giá trị xã hội này đảo điên rồi hay sao, mà xuất hiện một bộ phận lại chọn cách đi vùi dập, chửi bới người tử tế đang nói lên tiếng nói sự thật, ép người đó phải im lặng. Trong khi lại bảo vệ cái người đã “om” tiền cộng đồng suốt nửa năm, bất chấp bao nhiêu phận đời cơ khổ ở Miền Trung 6 tháng trước.

Tôi xin tổng kết “Tấn trò đời” này bằng 10 điểm dưới đây:

Đỗ Duy Ngọc - Quyết định kịp thời, mà không cách chức thì cũng không xong


Một chàng hề dơ làm Phó Hiệu trưởng một Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thì hơi hiếm, nhưng không lạ trong thời điểm ông chẳng ra ông mà thằng cũng chẳng ra thằng như thời nay.

Nhưng một ông lãnh đạo một Trường Văn hóa mà ăn nói tục tĩu trên mạng xã hội về một người đàn bà thì quá lạ và không nên diễn ra, dù cho người bị chửi cũng chẳng hay ho gì.

Thế mà lại có đấy, không những thế, dám viết những ngôn từ cặn bã mà không dám nhận, đổ thừa bị hack.

Tạ Duy Anh - Người Pháp mà thiếu « tế nhị »


Câu nói đã thành ngạn ngữ “Lịch sự như người Pháp” hóa ra không phải lúc nào cũng đúng.

Trong vụ kết luận về độ an toàn của đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, thì “tuy là người Pháp” nhưng rõ ràng các vị chả…tinh tế chút nào! Đánh giá tận 76 tiêu chí, thì bớt đi hay thêm vào một tiêu chí không đạt, liệu đã chết được ai?

Sao không là con số 15 hoặc 17, mà lại là 16? Các vị có biết con số 16 bị người dân Việt căm ghét như thế nào không?

Nguyễn Hà Luân - Cái gì đây ?


Nó là cái Đài phun nước trong công viên cửa sông Cái chảy ra Vịnh, làm Nha Trang đẹp gấp 10 lần Singapore.

Đấy là lời tuyên bố của ông kễnh chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, khi vận động nhân dân khu Cồn Tân Lập di dời để làm dự án cải tạo ven bờ sông Cái.

Thu hồi xong một phần đất, chỗ ông Chủ tịch bảo là sư tử ngồi phun nước, lập tức mọc lên tòa nhà hơn 40 tầng của tập đoàn Mường Thanh.

Việt Nam sắp chạm 10.000 ca bệnh: Điều chỉnh ưu tiên chiến lược


Một bài tổng kết hữu ích - TM

(TN 09/06/2021) Việt Nam đã vượt mốc 9.000 ca bệnh (tổng cộng 7.573 ca ghi nhận trong nước và 1.585 ca nhập cảnh, tính đến 18 giờ ngày 8.6), sắp sửa chạm mốc 10.000 ca bệnh. Đã phải có những thay đổi trong quan điểm nền tảng chống dịch.

Trong tình hình này, tuy những nền tảng chống dịch về “phát hiện sớm, truy vết nhanh, cách ly triệt để, điều trị hiệu quả” chưa thay đổi về bản chất, nhưng đã có điều chỉnh đáng kể ở nhiều thành tố. Đặc biệt, ở thời điểm này, song song với “phòng thủ”, Việt Nam chuyển sang “tấn công” dịch bằng mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 với chiến lược vaccin.

Hình thành nền tảng chống dịch

Có thể nói, hầu hết các nền tảng cơ bản của chiến lược chống dịch kiểu Việt Nam hình thành trong giai đoạn từ tháng 1 - 4.2020, tức là kết thúc đợt dịch thứ nhất. Đó là “phát hiện, truy vết, cách ly, khoanh vùng, điều trị”.

Nguyễn Đình Bổn - Nước Mỹ hồi phục, xứng mặt đàn anh!


Theo tin từ Reuters, Mỹ sẽ trả hãng dược Pfizer khoảng 3,5 tỉ USD để mua 500 triệu liều vaccin Covid-19 và tặng cho 100 quốc gia có thu nhập thấp nhất.

Đặc biệt mục đích của việc này là “đưa hy vọng tới mọi ngóc ngách của thế giới để cứu người", do đó “Mỹ không tìm kiếm trao đổi gì cho các liều vaccin này. Chúng tôi không đưa ra yêu cầu, chúng tôi không áp đặt điều kiện, chính trị hay kinh tế hay bất cứ gì khác, đối với các nước để trao vaccin”.

Việt Nam chắc chắn sẽ có trong danh sách này bởi số vaccin của Mỹ được cho là sẽ trao đi thông qua cơ chế COVAX do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, giúp đưa vaccin tới các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Dự kiến sẽ có 200 triệu liều năm nay và 300 triệu liều trước tháng 6.2022.

Bông Lau - Thành phố chết


Nhớ vào khoảng tháng 4 năm ngoái 2020, khi lái xe đi làm buổi sáng ở thủ đô Washington DC thấy chỉ có mỗi chiếc xe mình trên đường. Sau khi đậu xe trong nhà xe cách hơn 1 km rồi đi bộ đến sở. Trên đường đi cũng chỉ thấy mỗi một mình.

Cảnh vật hoang vắng và yên lặng không một tiếng động. Giống một thành phố chết trong các phim khoa học giả tưởng, mà loài người đang bị những thây ma sống zombie săn đuổi tiêu diệt.

Vào trong tòa nhà mà bình thường có cả chục ngàn nhân viên tấp nập, trở nên vắng lạnh rùng rợn. Mỗi lần đi toilet bước vào thấy tối hù và những hàng đèn trắng lạnh trên trần tự động bật sáng. Đi chầm chậm qua những cánh cửa khép hững hờ, mà đã có lần mình hồi hộp ước gì cầm trên tay một khẩu tiểu liên Uzi và nói đùa sau cánh cửa ấy có thể có một con ma lai đang ngồi trên cái cầu tiêu...

jeudi 10 juin 2021

Hành hung nguyên thủ hay sỉ nhục quốc gia ?


Đăng ngày:


Làm việc từ xa : Không chỉ có màu hồng

Dịch bệnh đang giảm dần, nước Pháp hôm nay 09/06/2021 bước vào giai đoạn hai của việc dỡ bỏ tình trạng phong tỏa.

Biden hủy các biện pháp cấm TikTok và WeChat


Đăng ngày:

AFP trích thông cáo của Nhà Trắng cho biết sắc lệnh mới nhắm vào tất cả « những phần mềm ứng dụng kết nối có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ và người dân Mỹ ». Kể cả các ứng dụng được « sở hữu, kiểm soát, quản lý bởi những người ủng hộ các hoạt động quân sự hay gián điệp của một nước khác, hoặc liên can đến hoạt động gây hại trên mạng, thu thập dữ liệu cá nhân nhạy cảm ». Khái niệm dữ liệu nhạy cảm gồm cả các thông tin giúp nhận diện được cá nhân và thông tin di truyền.

Các cơ quan hữu quan gồm bộ Thương mại, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, cơ quan tình báo có bốn tháng để báo cáo chi tiết và đưa ra những khuyến nghị cho chính phủ.

Nga : Các tổ chức của nhà đối lập Navalny bj xếp vào loại « cực đoan »


Đăng ngày:

Vào lúc sắp đến cuộc bầu cử Quốc hội, tòa án Matxcơva ra lệnh giải tán các tổ chức của Alexei Navalny, đặc biệt là Quỹ chống tham nhũng (FBK), nổi tiếng với các cuộc điều tra gây chấn động về cuộc sống xa hoa và nạn tham ô của quan chức. Các văn phòng khu vực phụ trách việc tổ chức các cuộc biểu tình và chiến dịch tranh cử cũng cùng chung số phận. Các tổ chức này bị cho là « cực đoan », phổ biến các thông tin gây thù hận. 

Phán quyết được đưa ra trong phiên tòa kéo dài 12 giờ. Các luật sư tố cáo « một phiên xử kín với một số tài liệu bị xếp loại mật », và tuyên bố sẽ kháng cáo. Họ cho biết : « Tất cả các yêu cầu của bên biện hộ đều bị bác bỏ, không có bằng chứng buộc tội xác đáng nào được đưa ra ». Trong khi đó, Viện Kiểm sát hoan nghênh một quyết định « hợp pháp và hợp lý ».

Việt Nam muốn dời SEA Games sang năm 2022 do Covid


Đăng ngày:

Dự kiến diễn ra từ ngày 21/11 đến 02/12/2021, các cuộc tranh tài trong khuôn khổ SEA Games sẽ được tổ chức tại Hà Nội và 11 thành phố khác, trong đó có một số nơi đang là tâm dịch. AFP dẫn tin từ báo chí trong nước hôm 09/06/2021 cho biết, Ủy ban Olympic Việt Nam đã gởi thư đến các nước tham gia, thông báo ý định hoãn lại SEA Games 31 đến tháng 7/2022 vì tình hình phức tạp do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hội đồng SEA Games, có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan đã họp lại hôm qua để xem xét.

Nhật Bản sẽ bảo vệ tàu chiến Úc theo luật an ninh mới


Đăng ngày:

Theo báo Nhật Asahi, thỏa thuận đã đạt được sau cuộc họp qua video giữa lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao hai nước. Phía Nhật Bản là ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, và đồng nhiệm phía Úc là Marise Payne và Peter Dutton.

Đạo luật an ninh quốc gia, vốn gây tranh cãi, có hiệu lực từ năm 2016 cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ các tàu Hải quân Mỹ. Từ khi bắt đầu được đưa ra Quốc hội thảo luận, Úc đã được coi là ứng viên tương lai được bảo vệ, nếu có nhu cầu.

Tin vắn 10.06.2021

 


(AFP)
Trung Quốc tung lưới chống rửa tiền bằng tiền ảo

Bộ Công an Trung Quốc hôm nay 10/06/2021 loan báo 1.100 người đã bị bắt trên toàn quốc, trong khuôn khổ một chiến dịch quy mô tấn công vào một « tổ chức tội phạm », dùng các loại tiền ảo để rửa những món tiền thu được từ việc lừa đảo qua điện thoại và internet. Các vụ bắt giữ chủ yếu diễn ra tại Bắc Kinh, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Liêu Ninh. Số tiền liên quan không được cho biết cụ thể.

Đồng tiền ảo nổi tiếng nhất là bitcoin lâu nay vẫn lưu hành tại Trung Quốc, nhưng từ 2019 Bắc Kinh cấm chi trả bằng các loại tiền kỹ thuật số, và tháng trước càng siết chặt thêm khiến bitcoin bị xuống giá. Tỉnh Thanh Hải kể từ hôm qua đã cấm hoạt động « đào » tiền ảo, còn Nội Mông đã cấm từ tháng Năm với lý do môi trường.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.06.2021


 

mercredi 9 juin 2021

Một báo cáo Mỹ kết luận đại dịch Covid có thể do virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán


Đăng ngày:

Nghiên cứu này được phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California chuẩn bị vào tháng 5/2020, và được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra khi tiến hành điều tra về nguyên nhân đại dịch trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump.

Đánh giá của Lawrence Livermore dựa trên phân tích gien virus gây bệnh Covid-19. Cơ quan này từ chối bình luận với Reuters về bài báo của Wall Street Journal.

Covid : Trung Quốc cam kết viện trợ thêm cho Đông Nam Á


Đăng ngày:

Tại hội nghị kỷ niệm 30 năm quan hệ Trung Quốc-ASEAN tổ chức tại Trùng Khánh, ngoại trưởng Vương Nghị nói với các đồng nhiệm Đông Nam Á là Trung Quốc đã giao 100 triệu liều vac-xin Covid cho các nước thành viên trong khối, các vật liệu, thiết bị, cũng như hỗ trợ kỹ thuật để chống dịch.

So sánh với các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây trong đợt dịch SARS năm 2003 và trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, ông Vương Nghị khẳng định « trong quá trình cùng vượt qua thử thách, chúng ta đã làm sâu sắc thêm tình hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau và các lợi ích chung ». Ông nhấn mạnh đến « các hành động thiết thực xuất phát từ tình cảm anh em, và sự quan tâm của các láng giềng chu đáo ».

Covid : WHO kêu gọi các hãng dược chia sẻ 50% vaccin cho Covax


Đăng ngày:

Theo thông tín viên Jérémie Lanche tại Genève, đây lại là lời kêu gọi tương trợ khá tuyệt vọng của Tổ chức Y tế Thế giới, đang trông cậy vào một hành động mới của các nước G7 vào cuối tuần này:

« Hiện nay Covax đã phân phối 80 triệu liều cho gần 130 nước, thấp hơn từ hai đến ba lần so với hy vọng của Tổ chức Y tế Thế giới vào giai đoạn này. Tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus không ngừng nhắc lại rằng các nước nghèo chỉ mới nhận được 0,4% vaccin trên thế giới, trong khi các nước giàu đã có được gần phân nửa.

Biển Đông : Chuyên gia khuyên Philippines đặt tên các đảo nhỏ và xác định ranh giới biển


Đăng ngày:

Theo South China Morning Post hôm nay, 08/06/2021, trong lá thư gởi cho ông Duterte ngày thứ Bảy 05/06, Francis Jardeleza, thẩm phán Tòa án Tối cao đã về hưu, cùng với hai chuyên gia khác, cho biết đã soạn thảo một dự luật nhằm giúp chính phủ khẳng định yêu sách chủ quyền đối với trên 100 thực thể ở Biển Đông.

Lá thư bày tỏ sự thất vọng, vì năm năm sau chiến thắng ở Tòa Trọng tài, Philippines vẫn chia rẽ về việc áp dụng phán quyết. Ông Jardeleza, người đã tham gia cuộc chiến pháp lý năm 2016, cho rằng việc ra luật là phương cách hiệu quả nhất.