mardi 19 janvier 2021

Áng hùng văn 47 năm trước về chủ quyền Hoàng Sa


TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang -Hòa và Duy-Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974


Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Nguyễn Thông - Yêu cầu chứ không phải đề nghị


47 năm trước, ngày 19.1, bọn Tàu cộng chiếm đứt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tức ở chỗ, nó là "anh em đồng chí như môi với răng" với mình mà lại trắng trợn cướp của mình.

Là một công dân, tôi đề nghị (đề nghị chứ chưa phải yêu cầu, bởi các vị là quan chức lãnh đạo cầm quyền, còn tôi chỉ dạng dân thường). Từ nay giở đi, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, cũng có nghĩa là người phát ngôn của quốc gia, khi lên án những hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam không được dùng từ "đề nghị" mà phải bằng từ "YÊU CẦU".

Trần Văn Thọ - 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thế nào?


(TNO 19/01/2021) Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. 

Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn.

Huy Đức - Nhịp cầu Hoàng Sa : 7 năm 30 căn nhà cho cựu binh ba miền


Như thường lệ, tối nay, 19-1-2021, lại có cuộc gặp mặt các cựu binh và thân nhân các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Việt Nam: Hoàng Sa (19-1-1974).

Trước đó, chúng tôi đã thăm và giúp: cựu binh Gạc Ma Tạ Duy Đương (Nghệ An) 120 triệu; giúp cựu binh Trần Xuân Bình (Quảng Trị) 200 triệu; giúp 10 gia đình cựu binh Gạc Ma ở miền Trung bị lũ lụt mỗi gia đình 10 triệu.

Trong 7 năm qua, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã vận động được hàng ngàn lượt đóng góp, với số tiền lên tới hơn 12 tỉ đồng.

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa


(TTO 19/01/2021) - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.Vài ngày trước dịp kỷ niệm 47 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974), một người đàn ông từ TP.HCM đã tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng hiến tặng bộ ảnh quý mà ông đã cất giữ với nặng trĩu nỗi niềm suốt bao năm.

"Lòng tôi lúc này rất xúc động, không biết diễn tả thế nào. Tôi đã đến trễ và đáng lẽ những tấm ảnh tôi đang có đã được nằm trang trọng ở đây, thay vì một mình tôi đau đáu cất giữ" - ông Trần Thọ Phi Hổ (56 tuổi), người tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa trưa 15-1, nói.

"Giá như tôi đến sớm hơn"

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm


(TPO 19/01/2021) - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa thời đó đã không giữ được Hoàng Sa, giờ họ vẫn được các ngư dân hương khói. Nơi từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa giờ luôn có mặt những ngư dân Việt, những cột mốc sống can trường bám biển.

Trong cuốn sách “45 năm hải chiến Hoàng Sa” mới được nhóm tác giả xuất bản và trong hồi ký của những binh sĩ của chính quyền Sài Gòn từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 thường nhắc đến cụm Nguyệt Thiềm. Đó là một vòng cung đảo và tàu HQ 10, HQ 16 đã tiến vào giao chiến. Suốt nhiều chục năm qua, ngư dân Việt Nam vẫn tiến vào Nguyệt Thiềm để mưu sinh bởi họ mới là chủ nhân của nơi này.

Ký ức

'Thương binh' Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh


(NNVN 19/01/2021) Sau nhiều năm, tôi mới gặp lại ngư dân Tu Thanh Sơn với bước chân tập tễnh vì từng bị dính đạn ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Anh Sơn trông gầy yếu hơn và cho biết, vẫn phải đi lặn, vẫn quay lại Hoàng Sa mưu sinh để lo cho gia đình. Anh cũng đặt câu hỏi về việc đi giữ đảo nhưng bị Trung Quốc bắn bị thương thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì.

Thấp thỏm “bạn cũ”

Chiếc tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tiến vào gần cụm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa để thả ngư dân lặn. Một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc màu trắng lượn lờ và tiến lại gần khiến các ngư dân phải luôn canh chừng và thuyền trưởng điện đàm với các tàu cá khác xem có yên ổn không.

Hoàng Sa xa mà gần: Có chồng đi biển Hoàng Sa


(TNO 19/01/2021) Xưa đi biển Hoàng Sa lo sóng to gió lớn, lo rủi ro với nghề lặn biển muôn trùng. Nay các bà vợ có chồng đi biển Hoàng Sa lại thêm nỗi lo nữa: bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm, tính mạng như treo trên sợi tóc.

Thế nhưng, dù thường trực nỗi lo cho chồng cho con, những người vợ, người mẹ có chồng có con bám biển Hoàng Sa vẫn đứng sau lưng động viên chồng, con vững tin ra khơi mưu sinh, giữ biển trời Tổ quốc.

“Biển cho cái ăn thì phải giữ biển nước mình”

47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Thăm chứng nhân lịch sử


Đôi lời : Nhân 47 năm ngày giặc Tàu xâm lược Hoàng Sa 19/01/1974, một số báo chí trong nước có những bài viết về sự kiện này, Thụy My xin lần lượt đăng lại ở đây. Hoàng Sa và các tử sĩ Hoàng Sa anh dũng mãi mãi trong tim người Việt !

(TNO 19/01/2021) Ngày 19.1.2021, nhân 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974 - 19.1.2021), UBND huyện Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) đi thăm, viếng những chứng nhân lịch sử.

Đoàn công tác UBND huyện Hoàng Sa do ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, dẫn đầu đã đến thắp hương cho 9 nhân chứng Hoàng Sa đã mất, đồng thời thăm hỏi 9 nhân chứng còn sống ở thành phố Đà Nẵng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.01.2021


 

lundi 18 janvier 2021

Hoàng Hải Vân - 47 năm uất hận Hoàng Sa, hãy nhớ ai mới thực sự là bạn của chúng ta !


* “Trong 50 năm, Mỹ quỳ gối trước Trung Quốc, nhưng chính quyền Trump thì không” (Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo)

Mặc dù các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa quyết hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, nhưng họ đã phải bó tay để quần đảo này mất vào tay Trung Quốc. Bởi vì lúc đó họ phụ thuộc vào Mỹ, còn Mỹ thì đi đêm với Trung Quốc, thực chất là bật đèn xanh để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của ta vào ngày này 47 năm trước,19-1-1974.

Có lẽ chuyện này không cần phải tranh cãi, khi ngày 16-1 vừa rồi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói thẳng trên một dòng tweet : “Trong 50 năm, Mỹ đã quỳ gối trước Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump, tình trạng đó không còn nữa” (For 50 years, America bent its knee to China. Under the Trump Administration, no more).

Lê Học Lãnh Vân - Những khuôn mặt của thời đại


Ca sĩ tài danh Lệ Thu đã mất rồi !

Tôi không nói gì hết. Từ cuối thập niên 1960, tôi đã quen khuôn mặt đó, tiếng hát đó.

Là người bên ngoài thế giới Âm Nhạc, lễ tang chị, tôi như kẻ đứng dưới tàn cây vòng ngoài, xa thật xa ngó vô thánh đường ca nhạc sáng đèn, nơi người thân, chuyên gia, nghệ sĩ tiễn biệt Lệ Thu. Thế hệ đã, đang, sắp trưởng thành vào năm 1975, những người biết tiếng hát Lệ Thu, có mấy người không khóc chị ?

Đố quý vị, lên TV Việt Nam bây giờ mà tìm được người Việt Nam


Quý vị hãy ngắm một số ngôi sao showbiz đang nổi của Việt Nam.

Đây là Minh Tú, một người mẫu.


Quý vị thấy gì không? Nếu đặt ảnh nhiều ngôi sao showbiz Việt Nam bên cạnh phụ nữ các nước phương Tây, có lẽ cũng không thấy nhiều khác biệt (dĩ nhiên, sau khi hóa trang). Tất nhiên, chỉ nên đặt ảnh chân dung thôi nhé. Vì về thân hình thì các cô gái Việt Nam không thể có được những đường cong chết người như gái Tây, dù cũng đã chỉnh sửa nhiều. 

Quả bom nổ chậm của Donald Trump dành cho Tập Cận Bình


Đăng ngày:

Bị Mỹ cô lập, Trung Quốc muốn ký hiệp định thương mại với nhiều nước

Le Monde trong bài « Trung Quốc mở rộng mang lưới thương mại ở khắp thế giới » nhận định, trong lúc Washington tìm cách cô lập Bắc Kinh, Trung Quốc tìm mọi cách để ký bằng được các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương tại châu Á, châu Âu và châu Phi.

Sau khi ký hiệp định RCEP với 14 nước Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11/2020, đến cuối tháng 12 Trung Quốc gút được với Liên hiệp Châu Âu (EU) hiệp định tự do mậu dịch đã thương lượng từ 2013, đến lượt đảo Maurice ở châu Phi. Tổng cộng đến nay Bắc Kinh có trong tay 19 hiêp định tự do mậu dịch ký với 26 quốc gia, chiếm 35% ngoại thương.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.01.2021


 

dimanche 17 janvier 2021

Bông Lau - Lễ đăng quang


Chiều tối thứ Sáu công việc ngập đầu nên về trể. Đi bộ tới tòa nhà đậu xe, thấy ngoài đường lính mặc áo giáp trang bị súng M4 đứng đầy. Không biết họ có cho mình ra khỏi khu vực này không nữa, vì nơi đây gần Tòa Bạch Ốc.

Lấy xe ra khỏi garage, lái tới ngã tư đầu tiên gặp một chốt lính lố nhố cả chục người. Một anh lính trẻ cao lớn súng M4 đeo chéo trước ngực, cầm đèn pin bước tới cúi đầu xuống cửa. Mình quay cửa kiếng xuống, cầm thẻ nhân viên đeo trước ngực đưa lên cửa. Anh lính soi đèn pin vào thẻ nhân viên chăm chú kiểm soát rồi lễ phép nói “You're good to go, Sir”. Ông có thể đi, thưa ông. Anh lính ra hiệu cho đồng đội đứng gần đó tránh ra một bên để mình lái xe đi vòng qua một chiếc xe nhà binh khổng lồ đậu chắn giữa đường.

Đường đi ra vắng hoe không một chiếc xe. Phải qua bốn năm chốt lính và xuất trình thẻ ID nhân viên mới rời khỏi khu vực “xanh” như “green zone” ở Baghdad, Iraq. Con đường ngược chiều đi vào “green zone” có hàng xe dài kẹt cứng, đèn xe chiếu ánh sáng trắng chói lòa im lặng. Trong đầu mình lúc ấy cũng trống rỗng lạnh tanh không xúc cảm. Chính quyền đang đổi chủ, lịch sử đang sang ngang.

Đặng Sơn Duân - Chính quyền Trump và cái kết đẹp với Việt Nam


Vì nguy cơ bị đánh thuế treo lơ lửng, các quan chức Việt Nam có thể là những người cuối cùng có các cuộc điện đàm cấp tập với các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Không có nhiều thông tin về hoạt động ngoại giao của Tổng thống Trump những ngày cuối cùng, nhưng không loại trừ khả năng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo quốc gia cuối cùng có cuộc điện đàm với Tổng thống Trump vào ngày 23.12.

Cũng cần nhớ lại, thủ tướng Việt Nam là lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á đến Mỹ gặp gỡ ông Trump trong những ngày đầu.

Nguyễn Thông - Đại hội


Hồi xưa xửa xừa xưa, lâu lắm rồi, cái thời chống đế quốc Mỹ, đám trẻ ranh chúng tôi ngoài miền Bắc được nghe người nhớn bảo rằng, ở đất nước “tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ” thế ni, mần răng thì mần, họa có là gỗ đá thì mới không biết rung động. Câu ấy vốn của một ông gốc Huế nên tôi tôn trọng từ ngữ bản địa.

Chiến tranh đã tắt, cuộc can qua cốt nhục tương tàn đã chìm dần vào dĩ vãng, chả muốn nhắc tới nữa. Những rung động trong cái xã hội khủng khiếp hồi ấy cũng im ắng theo, lặng chôn vào lịch sử, văn chương, bới ra làm gì cho đau buồn. Làm người, ai chả muốn sự an bình, yên vui.

Suốt mấy tháng, xứ ta quá chộn rộn. Không kể dịch bệnh, thiên tai mà nơi đâu cũng xảy ra, thì đất An Nam mình đang quá ồn ào, mất thời gian, thậm chí lo lắng, bất an về đặc sản sự kiện đại hội đảng.

Huỳnh Duy Lộc - Lệ Thu và “Rồi mai tôi đưa em”


Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.

Cô đã kể về gia thế của mình: “Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Năm 1953, khi mẹ tôi vào Nam, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải. Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất…".

Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh.