mercredi 15 avril 2020

Tổng thống Trump loan báo ngưng đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới




(AFP 15/04/2020) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 15/04/2020 loan báo ngưng việc đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do « quản lý tồi tệ » trong đại dịch virus corona.

Từ khu vườn Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố : « Hôm nay, tôi ra lệnh ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong thời gian nghiên cứu vai trò của WHO qua việc quản lý tồi tệ, giấu diếm thông tin về dịch virus corona lan tràn ».

Trong bản « cáo trạng » dài nhắm vào tổ chức Liên Hiệp Quốc này, tổng thống Mỹ nói thêm : « Thế giới đã nhận được toàn những tin giả về lây nhiễm và tỉ lệ tử vong » của Covid-19.

mardi 14 avril 2020

Thế giới lo đối phó dịch bệnh, Trung Quốc tăng cường đe dọa Đài Loan

Quân đội Đài Loan tại căn cứ Đài Nam (Tainan) sẵn sàng chiến đấu ngay trong mùa dịch bệnh. Ảnh chụp ngày 09/04/2020. © REUTERS/Ann Wang
Đăng ngày:


Những chiếc xe tăng kiên nhẫn xếp hàng cùng với xe hơi, xe tải chở hàng và những chiếc taxi màu vàng nghệ, trước khi đèn giao thông bật sang màu xanh. Cuộc diễn tập được tiến hành ở Yuanshan, thành phố ở đông nam Đài Bắc, với mục tiêu đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược.

The Economist mô tả một số xe tăng vẫn còn ràng dây bảo hộ được giấu trong các bụi cây, cố gắng che đậy càng nhiều càng tốt cho một cỗ xe 50 tấn. Đơn vị có lý khi lặp lại các cuộc diễn tập. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh giương oai diễu võ nhiều hơn với Đài Loan, hòn đảo độc lập bị coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh tại Miến Điện

Cờ Trung Quốc tại một cánh đồng ở Kokang, vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2015. © REUTERS/Wong Campion/File Photo
Đăng ngày:


Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi tháng Giêng sẽ phải mở ra « một kỷ nguyên mới » giữa Trung Quốc và láng giềng Miến Điện. Chuyến đi được cụ thể hóa bằng khoảng 30 hợp đồng liên quan đến việc phát triển « hành lang kinh tế Trung Quốc – Miến Điện », sẽ giúp Bắc Kinh mở được ngõ vào chiến lược sang Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên liệu các nhà lãnh đạo Miến Điện có nhân cơ hội này đặt ra một câu hỏi đã cũ và tế nhị : « Vì sao các ông lại ủng hộ các nhóm thiểu số nổi dậy ở miền bắc mà chúng tôi đang nhọc công đối phó ? »

Renaud Girard : « Tiếc thay, Trung Quốc sẽ không bồi thường ! »



Các chợ thịt rừng Trung Quốc, nơi xuất phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

(Le Figaro 14/04/2020) Tuy không thể buộc Bắc Kinh phải bồi thường, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Trách nhiệm của Trung Quốc rất rõ trong đại dịch mà chúng ta đang phải hứng chịu. Covid-19 là chứng bệnh do thú vật lây sang con người.

Con virus hiện nay, cũng như những con virus trước đó đã gây ra dịch SARS năm 2003, cúm gà năm 2004 và cúm heo H1N1 năm 2009 đều nảy sinh từ một chợ truyền thống của Trung Quốc, nơi mà gia súc và động vật hoang dã bị nhốt chen chúc trong môi trường bẩn một cách kinh tởm, và khi bán xong thì bị làm thịt tại chỗ.

Vũ Thư Hiên - Ông Bát Sách



Có một thời, mà không phải, còn nhiều thời tiếp theo nó, cái sự thích ở vài người được tôn thành quốc sách, thành giáo lý. Vài người là nói chung chung, chứ có khi chỉ một, hoặc hai thôi, nhiều lắm là ba, nhưng vài người ấy lại ngồi chót vót trên đỉnh cao quyền lực, mới khổ.

Kẻ không thích cái mà chúng và lũ hậu duệ a dua thích theo liền bị đóng nóng lên trán hai chữ “phản động” bằng thứ mực vô hình không thể tẩy xóa. Tên “phản động” lập tức được đưa tới những nơi không ai muốn đến, nhẹ nhất là bắt làm những việc không tên nào muốn làm.

Thế nhưng xét cho cùng thì cuộc đối đầu giữa cái thích và không thích nọ là sự xung đột giả vờ. Cái thích được trưng lên để che lấp cái khác, cái thể chế cai trị, chứ không phải chính nó. Cái không thích về thực chất cũng không có mục đích chống lại cái lý thuyết được dùng làm màn che cái sự cai trị ấy.

lundi 13 avril 2020

Lưu Trọng Văn - Có giá hết...



Nguyễn Thị Dương, vợ của doanh nhân Đường " Nhuệ".

Trung tá Đào Trung Hiếu (Thạc sĩ, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng việc bắt đại gia Đường “Nhuệ” được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của ban lãnh đạo mới công an tỉnh.

Điều vô tình bật mí của trung tá Hiếu thể hiện lãnh đạo công an cũ của Thái Bình hoặc vô trách nhiệm hoặc năng lực kém hoặc bảo kê cho tội phạm dẫn đến tội phạm cộm cán vợ chồng Đường "Nhuệ "tha hồ làm vương làm tướng ở chính quê của Trần Quốc Vượng thường trực ban Bí thư.

Qua sự kiện vợ chồng Đường bị tóm lộ ra nhiều tấm hình vợ của Đường là "doanh nhân thành đạt" chụp cùng chủ tịch Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Hoàng Linh - Đường Nhuệ " thiên ngoại hữu thiên"



"Đại ca" Đường Nhuệ bị bắt.

"Ngoài trời còn có trời", Kim Dung tiên sinh thường cho các cao thủ răn dạy đệ tử về tính khiêm tốn trong võ học, đừng nghĩ mình là cao thủ số 1 mà trong chốn giang hồ còn có nhiều cao thủ hơn mình.Trời này cao nhưng còn có trời khác cao hơn.

Còn ở Thái Bình khái niệm này để ám chỉ hai "trời" là chị Đại Dương Đường và đại ca Đường Nhuệ. Cặp trời sinh phu thê này hô mưa gọi gió, một tay che trời.
 
Về hình ảnh công khai thì nữ doanh nhân sinh năm 1980 xuất hiện như bồ tát phát tâm, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện.

Gaël Giraud : Khủng hoảng corona xua tan các huyền thoại về kinh tế

Khải Hoàn Môn Paris trong mùa dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 01/04/2020. © REUTERS/Pascal Rossignol
Đăng ngày:


L’Obs : Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể so sánh với những cú sốc kinh tế trước đây không ?

Gaël Giraud : Không, vì nó là duy nhất. Ngược với sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 và khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprimes) năm 2008, nó đánh ngay và trước hết vào trung tâm nền kinh tế thực. Bộ máy sản xuất bị ngưng lại, các chuỗi giá trị toàn cầu chậm đi hoặc khựng lại, lao động bị đình công bất đắc dĩ. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng theo như Keynes là cầu không đủ, mà còn khủng hoảng cả về cung.

Đại dịch đánh dấu việc bước vào một thời kỳ mới, xuyên qua các nguy cơ có liên quan đến hiện tượng hâm nóng khí hậu, và mở rộng thêm bởi một chủ nghĩa tư bản quá thiên về chứng khoán, làm chúng ta trở nên hết sức dễ tổn thương trước sự hữu hạn của thế giới.

Mạnh Quân - Cái đói sẽ phá vỡ hết mọi quy định




Bức ảnh và câu chuyện ông giáo viên người Anh sang Việt Nam phải ra đường xin ăn sáng nay trên báo Thanh Niên thật ám ảnh.

Đó là ông J.D, 53 tuổi, người Anh, giáo viên Anh ngữ bán thời gian ở một trung tâm ngoại ngữ TP HCM. Nhiều người đều đã nhìn thấy ông này trên đường Võ Văn Kiệt- Nguyễn Tri Phương, với một tấm biển treo trước ngực: “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!”.

Ông J.D nói : “Lý do duy nhất khiến tôi làm được việc này là vì tôi đeo khẩu trang. Mọi người không nhận ra tôi là ai. Thật sự, tôi rất xấu hổ nhưng tôi không còn biết phải làm gì. Tôi phải sống”.

Vũ Kim Hạnh - Truy tìm những cái tên trong black list ?



Sáng nay, tôi nhận được lời hẹn của một người bạn làm ở công ty xuất nhập khẩu. Bạn hẹn gặp nhau tại cửa một siêu thị. Thấy tôi, chị ấy gật đầu chào rồi ra dấu cho tôi vào quầy rau của siêu thị, góc vắng, đứng cách nhau một khoảng đủ để nói nhỏ vẫn nghe.

Chỉ vào mớ rau muống, chị ấy nói như bàn chuyện lựa rau. Em có đọc bài chị viết trên face. Đúng công việc em đang làm. Rồi chị ấy rút trong túi ra cho tôi xem một cái “toa” ngắn, chỉ vỏn vẹn tên của 4 công ty. Tôi đọc lướt thật nhanh: KL, HD, PH...

-Chị à, cả tuần nay em được một đối tác Trung Quốc nhờ đi tìm 2 công ty trong danh sách này, không phải tìm để mua sản phẩm đâu mà truy tìm cho ra 2 cái tên công ty đang bị Hải Quan ở “bển” đưa vào black list.

dimanche 12 avril 2020

Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để nắm lấy quyền lực ở Liên Hiệp Quốc

Thứ trưởng nông nghiệp Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) trở thành tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Quốc tế Liên Hiệp Quốc (FAO) với nhiệm kỳ 4 năm, phát biểu tại hội nghị ngày 22/06/2020. Ảnh do FAO cung cấp.
Đăng ngày:


Đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra luôn là chủ đề bao trùm của các tuần báo Pháp. « Virus corona : Khẩn cấp xã hội » - tựa chính của Courrier International. Hàng triệu người thất nghiệp trên thế giới, kinh tế ngưng đọng, nhiều lãnh vực suy sụp… Đại dịch Covid-19  làm tăng thêm bất bình đẳng, gây phẫn nộ cho những người trắng tay.

Le Point điều tra về cú sốc kinh tế mang tính lịch sử, chạy tựa « Cuộc khủng hoảng thế kỷ ». Sau hơn ba tuần phong tỏa, người Pháp tự hỏi đến bao giờ cơn ác mộng virus corona mới kết thúc - L’Obs phỏng vấn các chuyên gia và đề ra  « Ba kịch bản ra khỏi khủng hoảng ». Hồ sơ của L’Express dành cho « Macron, năm zéro ». Sau đại dịch, mọi thứ sẽ không còn như xưa… nhưng với cùng một nguyên thủ. Cuộc khủng hoảng buộc nước Pháp phải thay đổi các giá trị cũng như phương pháp hành động.

Virus corona tung hoành khắp nơi, đánh bạt mọi thời sự quốc tế

Thuc Tran - Trump không muốn « Chết dưới tay Trung Cộng »



(Bài viết từ năm 2019, tác giả đăng lại và được chia sẻ rất nhiều trên Facebook và mail).

Nó có hơn một tỉ dân, nếu đánh nhau chết hết một nửa thì dân số nó vẫn còn gần gấp hai dân số Mỹ, và gần gấp sáu lần dân số Việt.

Nếu nó nổi máu điên đem giết sạch hết dân Hồng Kông thì chỉ cần một tuần lễ, thậm chí một ngày nó có thể đưa đủ dân qua để lấp đầy thành phố này.

Con đông thì chạy cho nó đủ ăn cũng mệt, nhưng nó cũng có cái lợi của con đông. Cần làm gì ra lịnh một tiếng chúng ào ào xông ra. Biểu chúng bắt chim sẻ chúng hè nhau rượt riết tới mức chim bay hết nổi phải tự rớt xuống. Biểu chúng qua nhà hàng xóm cướp cá thì chúng kéo cả đoàn tàu kín cả mặt biển khiến hàng xóm nhìn thấy cũng phải hãi hùng.

Lưu Trọng Văn - Cuộc đua Marathon 100 năm của cộng sản Trung Quốc và lựa chọn nào cho Việt Nam ?



"The Hundred Year Marathon” - Cuộc đua marathon 100 năm của Michael Pillsbury Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Chiến Lược Trung Quốc thuộc Viện Nghiên Cứu Hudson, cố vấn của Trump về Trung Quốc.

Sau khi nêu các tham vọng và nguy cơ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) giành ngôi thống trị thế giới vào năm 2049 -100 năm nhà nước CSTQ  tác giả cuốn sách đề nghị Mỹ muốn chống thành công tham vọng và nguy cơ trên, phải:

- Cứu xét lại những chương trình của Hoa Kỳ vô tình làm lợi cho đối phương.
- Đặt ra một chiến lược đua tranh để phát triển nhanh hơn đối thủ.
- Thống nhất chính sách đối với Trung Quốc.
- Xây dựng liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
- Chống lại những hành động gián điệp, ăn cắp kỹ thuật, bí mật quân sự.
- Đòi hỏi Trung Quốc bảo vệ môi trường.
- Phanh phui nạn tham nhũng tại Trung Quốc.
- Ủng hộ các nhà dân chủ.
- Theo dõi cuộc tranh chấp nội bộ giữa phe diều hâu và phe cải tổ tại Trung Quốc.

Huy Đức - Con đường trong giọt sương



“Vẫy tay từ biệt trăng sao/ Ta đem hồn vía giấu vào xa xôi/ Hãy dừng lại tháng năm ơi/ Hãy ngừng lại giấc mơ đời vu vơ…”[46]

Khoảng 8 giờ tối 10-4-2018, khi không thấy Sơn xuống ăn cơm, người nhà chạy lên tầng thượng thì… đầu Sơn gục trên bàn phím. Kết quả khám nghiệm pháp y ngay trong đêm cho thấy, Sơn mất trước đó vài giờ bởi nhồi máu cơ tim. Trong những ngày tang lễ, bạn bè phát hiện, Sơn có post vài bài thơ lên Facebook. Sau khi lo lắng cho con chu toàn, nhà thơ Nguyễn Duy lần mở máy tính của con trai và ông lặng người đi…

“Ta nhìn tới những ngôi sao/ Ước chi có một lời chào với ta/ Kia kìa trăng… gió và… xa/ Ta như một bóng hồn hoa mé vườn.”[13]

Trương Châu Hữu Danh - ATM Út Chen



Đường ống nghĩa tình Út Chen vừa lắp. Ảnh Thắng Thế Lê

Ở Long Thới, Chợ Lách, có cây "ATM nước ngọt Út Chen". Cặp đường nhựa, có hai trụ bơm cao tầm 3 mét, mỗi trụ đều trang bị remote có hai chữ A - B. Có hai mô tơ điện nối hai trụ bơm vào hồ chứa 500m2 do anh nông dân Út Chen thi công cách đây vài tháng.

Mỗi ngày, người dân Long Thới cứ đưa xe tới trụ bơm, thường mỗi xe chở bồn 1 - 2m3, bấm chữ B thì nước chảy ra, khi đầy bình thì bấm chữ A để tắt. Cứ thế là đi về, không tốn xu nào. 

Để có nước miễn phí cho bà con, anh Út Chen đào hồ chứa, lót bạt, rồi làm ống nhựa phi 90 dài hơn nửa kilomet nối ra sông lớn, tiền ống hết 18 triệu đồng. Anh lại mua một lần nguyên sà lan 100 - 200m3 nước, bơm lên hồ để biếu bà con. "Nhìn cây cối chết, mà bà con còn khó khăn quá tui chịu hổng nổi, nên hai vợ chồng đồng lòng mua nước hỗ trợ bà con".

jeudi 9 avril 2020

Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO

Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © REUTERS/Denis Balibouse/File Photo
Đăng ngày:

Chuyên gia : « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »

Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã « hỏng bét và thỏa hiệp ». 

Virus corona : Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm

Ảnh minh họa : Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán, khi Trung Quốc tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân của virus corona nhân tiết thanh minh, ngày 04/04/2020. © REUTERS/Aly Song
Đăng ngày:


Quay lại cuốn phim Vũ Hán

Bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen) mất tích ? Sự tái xuất hiện trên mạng xã hội ở Hoa lục những ngày gần đây đã bác bỏ các tin đồn cho rằng bà đã bị bắt. Tuy nhiên những tin đồn này cho thấy người dân không tin tưởng vào chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ xuất phát từ Vũ Hán.

…Trưa ngày 30/12/2019, bà Ngải Phân, bác sĩ trưởng khoa cấp cứu bệnh viện trung tâm Vũ Hán quan sát buồng phổi của một bệnh nhân bị nhiễm virus qua video mà một đồng nghiệp tại một bệnh viện khác chuyển cho, với một thông tin đang lan truyền trên mạng : « Đừng đến chợ thịt rừng Hoa Nam, có rất nhiều người đã bị sốt ». 

mardi 7 avril 2020

Lê Văn Nghĩa - Cái viện ngày xưa ấy có tên là Dạ Lữ


Dạ Lữ Viện Địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn. Ảnh tư liệu

Có một lần nào đó, cùng một ông anh già gân, chạy xe ẩu, phải lên trụ sở Cảnh sát Giao thông (CSGT) ở đường Trần Hưng Đạo nộp phạt. Anh già dân chơi của tôi thuộc loại “hi chân đai”-hai chân đi của cái đô thành Sài Gòn hoa lệ nầy từ ngày xưa cho tới TPHCM hôm nay. Anh thuộc loại lão làng trong làng báo lấy tin tức xe cán chó từ thời cũ nên tự hào là rành sáu câu vọng cổ ngõ ngách của thành phố nầy. 

Đứng nhìn trụ sở CSGT một lúc, anh hỏi thằng tôi “Mầy biết hồi trước trụ sở nầy là cái gì không?”. A, câu nầy dễ, vì hồi đó, khi đi học tôi thường đi ngang đây “Ty Cảnh sát Công lộ chứ gì? Tui bị Cảnh sát Công lộ rượt hoài” - Nổ một chút theo tinh thần người Việt - không nổ cho văng miểng là không ăn tiền. Lão đại ca hỏi tiếp “Còn trước nữa”. Câu nầy thì tôi bí.

Lão đại ca bèn giảng giải nơi nầy trước đây là Dạ Lữ Viện - đường Galliéni thời Pháp - thuộc Sài Gòn chứ không phải Chợ Lớn nha. Tên gì nghe rất là giang hồ kiếm khách, độc thủ đại hiệp chột mắt, mù một con dễ sợ. Nầy nhé dạ là đêm, lữ là quán trọ, lang thang, viện là nơi chỗ, sở viện. 

Covid-19 : Cần truy xét nguồn gốc, lập tòa án y tế quốc tế



Lối vào chợ động vật hoang dã Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch Covid-19, bị phong tỏa, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Ảnh chụp ngày 30/03/2020. © REUTERS/Aly Song
Đăng ngày:


Giáo sư Didier Sicard của trường đại học Sorbonne, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, khi trả lời đài France Culture đã nhận định, mọi nghiên cứu đang tập trung vào việc tìm kiếm vác-xin, nhưng bỏ quên nguyên nhân từ loài vật của nạn dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán. Ông đòi mở tòa án quốc tế về dịch tễ, trong bối cảnh trên thế giới đã có trên 73.000 nạn nhân thiệt mạng vì đại dịch, và riêng tại Pháp có 9.000 người tử vong.

France Culture : Ông muốn quay lại với nguồn gốc của đại dịch corona ?

GS Sicard : Điểm xuất phát của đại dịch này là một ngôi chợ ở Vũ Hán, tại đó chen chúc đủ loại thú hoang : rắn, dơi, tê tê…nhốt trong những lồng tre. Tại Trung Quốc, những con thú này được mua để ăn Tết Canh Tý. Chúng khá đắt, và đây là món ăn rất được ưa thích.

lundi 6 avril 2020

Virus corona : Thủ tướng Boris Johnson chuyển sang hồi sức cấp cứu, nước Anh rúng động



Thủ tướng Anh Boris Johnson

(Le Figaro 06/04/2020) Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, Anh quốc rơi vào bi kịch ở cấp cao nhất của Nhà nước. Nhập viện tối Chủ nhật 05/04/2020, mười ngày sau khi bị nhiễm virus corona, đến tối thứ Hai 6/4 ông Boris Johnson được chuyển sang khoa hồi sức tích cực. Boris Johnson là thủ tướng đầu tiên của một cường quốc phải rút lui khỏi nhiệm vụ vì bị con virus xuất phát từ Vũ Hán tấn công.


Phát ngôn viên của ông cho biết: « Chiều nay, tình trạng sức khỏe của thủ tướng trở nên xấu đi, và theo lời khuyên của đội ngũ y tế, ông được chuyển sang khoa hồi sức tích cực của bệnh viện ». Ông Johnson yêu cầu ngoại trưởng Dominic Raab thay thế ông « trong những việc cần thiết ».