vendredi 21 février 2020

Virus corona - Covid-19: Hàng không thế giới có thể thiệt hại 30 tỉ đô la

Xả súng ở Hanau : Người dân Đức biểu tình chống khủng bố cực hữu

Biểu tình tại Hanau, Đức, chống khủng bố cục hữu và để tưởng niệm nạn nhân vụ nổ súng.
Đăng ngày:


« Nazis raus » (Bọn quốc xã cút đi !) - Kẻ thù đã rõ mặt đối với khoảng 5.000 người biểu tình tập trung ở quảng trường trung tâm Hanau, trong số đó có nhiều người ngoại quốc. Họ đến để tưởng niệm các nạn nhân và bày tỏ tình tương thân tương ái với thân nhân những người thiệt mạng. 

Một phụ nữ trẻ cho biết : Chúng tôi sống cùng trong một thành phố, cần phải hỗ trợ nhau. Tất nhiên việc biểu tình không thể làm các nạn nhân sống lại, và không an ủi được mấy đối với những người thân của họ. Tuy nhiên họ thấy chúng tôi ở đây, và đây là điều tốt cho tất cả.

Iran : Giáo chủ Khamenei kêu gọi đi bầu Quốc hội đông đảo

Một phòng phiếu bầu Quốc hội Iran ở thủ đô Teheran ngày 21/02/2020.
Đăng ngày:


Hội đồng Bảo hiến Iran gồm hầu hết là phe bảo thủ, đã loại đến 7.300 ứng cử viên gồm những khuôn mặt chủ chốt của phe cải cách, chỉ giữ lại 7.150 người. Tại Teheran, liên minh các đảng ôn hòa quyết định không tham gia, tuy nhiên 8 đảng lại ra tranh cử với danh sách riêng. Sự thiếu đoàn kết này lại tạo thêm bất lợi, trong khi phe bảo thủ chỉ đưa ra một danh sách duy nhất, trong đó có bạn bè của cựu tổng thống dân túy Mahmoud Ahmadinejad.

Nhiều nhân vật cải cách cảnh báo nếu cử tri vắng mặt nhiều, những người cực đoan nhất sẽ giành chiến thắng. Thông tín viên Oriane Verdier tại Teheran cho biết không khí tại một đền thờ Hồi giáo được dùng làm phòng phiếu :

Tin vắn 21.02.2020


(SCMP) – Quan chức Mỹ đòi hỏi phải sẵn sàng cho xung đột quân sự với Trung Quốc

« Mỹ phải sẵn sàng chuẩn bị cho đối đầu quân sự với Trung Quốc», trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục bành trướng. Đó là tuyên bố hôm qua 20/02/2020 của ông Chad Sbragia, phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng. 

Quan chức này cho rằng đây là một thách thức rất lớn. Hoa Kỳ cần đối phó một cách khôn khéo, qua việc khai các loại vũ khí mới, củng cố quan hệ với các đồng minh, sử dụng hiệu quả ngân sách.

jeudi 20 février 2020

Nguyễn Đông Thức - Tuổi Trẻ từng bị thu hồi vì ảnh bìa về Phạm Tuân


Ông Phạm Tuân trong buổi giao lưu ở chùa Ba Vàng.

Nhân chuyện ông Phạm Tuân lên chùa bị Azheimer nói nhảm (ông nói chiếc B52 mà ông từng bắn hạ, dài tới 600 mét!) đang được bà con trên mạng cười rùm, làm nhớ tới một kỷ niệm ở báo Tuổi Trẻ.

Đó là số báo đặc biệt ngày 2-9-1980. Vì là ngày Quốc khánh nên báo nào cũng phải nêu bật thành tựu. Sẵn sự kiện ông Tuân vừa là người Việt Nam thứ ba bay lên vũ trụ trở về ngày 31-7 (hơn hẳn hai người trước là chú Cuội và Phù Đổng Thiên Vương đều không trở về) bằng tàu Soyuz 36 của Liên Xô, báo Tuổi Trẻ đã đăng hai tấm hình lớn ra bìa.

Hình trên là hình tàu Soyuz đang bay trên trời, dưới là hình nông dân miền Bắc đang kéo cày thay trâu! Ý tưởng là từ đói khổ mà Việt Nam đã bay lên, nhờ ơn Cách mạng.

Bùi Chí Vinh - Chuyến quá giang phi thuyền trước cảnh nhân dân đói khát



Bùi Chí Vinh ngồi cạnh ông Võ Văn Kiệt ở đầu bàn. Nhà văn Lê Dụng (con nhạc sĩ Hoàng Việt) ngồi cạnh. Ảnh của tác giả.

Bùi Chí Vinh : Nhân chuyện Phạm Tuân “nổ không ngượng miệng” ở chùa hú vong Ba Vàng rằng máy bay B52 của Mỹ dài đến 600 mét, tôi sực nhớ lại bài thơ ĐÓI từng đọc ở nhà ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, lúc ông mời tôi đến tư gia sau khi nghe đứa “ăng ten” điềm chỉ viên nào đó báo cáo tôi chuyên làm “thơ đen”. 

Trong bữa tiệc với một số văn nghệ sĩ thành phố, ông Kiệt sắp xếp tôi ngồi cạnh ông ở đầu bàn và bắt tôi phải đọc… thơ đen. Coi, tôi đứng lên đọc sang sảng một loạt thơ chống bất công xã hội, trong đó có bài SINH NGHI HÀNH, XÍCH LÔ HÀNH, ĐÓI, ĐÓI LIÊN TỤC… Tôi chỉ nhớ tôi đọc đến đâu, ông Kiệt lặng người đến đó, còn bàn tiệc thì im phăng phắc. 

Trong bài ĐÓI có nhắc đến chuyến quá giang vũ trụ vô bổ của Phạm Tuân trước cảnh đói khát của nhân dân. 

Hoàng Linh - Ông Phạm Tuân nợ chúng tôi một lời xin lỗi


Phạm Tuân, với cái tên thôi đã trở thành huyền thoại, biểu tượng đam mê một thời của tuổi trẻ, trong đó có chúng tôi.

Những nhân vật lịch sử như Che Guevara, Fidel Castro hay kể cả những nhân vật tiểu thuyết như Ruồi Trâu, Pavel Korchagin Thép đã tôi thế đấy làm thế hệ chúng tôi mê mẩn và xem như thần tượng. 

Rồi những tấm gương anh hùng trong lịch sử khác như Thánh Gióng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản…

Nhưng với Phạm Tuân thì khác, ông là một anh hùng bằng xương bằng thịt.

Hoàng Nguyên Vũ - Tượng đài Lênin : Người ta quẳng đi, mình rước về thờ



Về việc xây tượng đài Lê Nin ở Nghệ An, thực sự không cần thiết, vì:

1/ Nước Nga, ngay chính quê hương của ông, người ta đã không còn "ưu ái" nếu không muốn nói là đã bỏ, mình rước về xây chả khác gì bài vị nhà người ta, người ta quẳng đi, mình còn rước về thờ: rất vô duyên.

2/ Cứ mà ông nào cũng xây ông nào cũng dựng có khi Việt Nam mình trở thành vườn tượng của loài người mất. Trong khi Việt Nam đang thừa mứa tượng đài.

Lưu Trọng Văn - Cán bộ nguồn Thái Thanh Quý rước cụ Lê Nin về Nghệ An


Đồng chí Quý sinh 19.4.1976 là cán bộ đoàn được đảng tin yêu, chỉ trong vài năm thăng tiến vù vù đồng chí được đảng chọn là hạt giống đỏ: ủy viên dự khuyết Trung ương.

Được đích thân đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, bí thư tỉnh ủy, cán bộ nguồn lão thành, học trò cưng của lãnh tụ nguồn Nông Đức Mạnh chăm nom bảo bọc, đồng chí Quý nhảy ton tót lên chánh văn phòng Tỉnh ủy chưa được một năm lại nhẩy lên chiếu trưởng ban dân vận, để rồi một năm sau vụt lên chủ tịch tỉnh. Đồng chí Vinh con cưng lãnh tụ Mạnh được điều về phó văn phòng Trung ương đảng nhường ghế cho đàn em nguồn... Quý.
Được biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ 4 toàn quốc, tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thu không đủ bù chi.

Nguyễn Ngọc Chu - Thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An về tượng đài Lênin đặt tại Vinh


1. Khắp nơi trên thế giới đập bỏ tượng Lê Nin đã từ 30 năm nay. Ngay tại nước Nga, Nhân Dân Nga đã nhiều lần đòi hỏi phải đưa Lê Nin ra khỏi lăng. Ông Putin đang giữ Lê Nin lại trong lăng, vì như ông nói, còn có người có quá khứ liên quan đến Lê Nin. Có nghĩa là việc đưa Lê Nin ra khỏi lăng sẽ do thế hệ lãnh đạo sau Putin thực hiện.


2. Dựng tượng đài Lê Nin ở Vinh, về mặt quốc tế, không chịu sức ép của ông Putin, của Nga, và càng không có thêm được lợi lộc gì từ phía ông Putin và Nga. Ngược lại, dựng tượng đài Lê Nin ở Vinh làm khó cho ông Putin và Nhân Dân Nga. Vì nước Nga đã hoàn toàn loại bỏ Lên Nin ra khỏi đời sống đã từ 30 năm nay. Hơn thế nữa, người Nga hiện thời xem Lê Nin là nguyên nhân đau thương cho nước Nga. Làm sống lại và đề cao tên tuổi một cá nhân mà Nhân Dân Nga xem là có tội cần quên đi, thì có phải đã làm tổn thương đến Nhân Dân Nga?

mercredi 19 février 2020

Mỹ siết quy chế đối với 5 cơ quan báo chí Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa

Virus corona - Covid-19: Khoảng 80 nước cấm hoặc hạn chế dân Trung Quốc nhập cảnh

Virus corona - Covid-19: Tại Nhật, 500 hành khách tàu Diamond Princess lên bờ sau 14 ngày cách ly

Tin vắn 19.02.2020


Hoàng tử Harry và vợ tại Canada ngày 07/01/2020.

(AFP)Vợ chồng hoàng tử Harry có thể không còn được sử dụng thương hiệu hoàng gia  

Hoàng tử Harry và vợ là Meghan có nguy cơ không còn được dùng thương hiệu « Sussex Royal » sau khi không còn tham gia các hoạt động của Hoàng gia Anh kể từ ngày 31/03/2020.   

Cặp vợ chồng đang sở hữu một trang web, tài khoản Instagram hiện có 11,2 triệu người theo dõi và khoảng vài chục sản phẩm đã đăng ký bảo hộ với tên « Sussex Royal ». Hoàng tử Harry, 35 tuổi và cựu diễn viên người Mỹ Meghan 38 tuổi từ đầu năm đã sang Canada sống trong một biệt thự sang trọng ở bang Victoria.

mardi 18 février 2020

Virus corona - Covid-19: Lấy lòng Trung Quốc, Hun Sen muốn chứng tỏ không sợ dịch bệnh

Tuấn Khanh - Có những người lặng lẽ ngồi nhìn nắng chiều…


Trong chuyến đi Giáo xứ Cần Giờ để thăm các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, hình ảnh một ông ngồi im lặng, nhìn nắng chiều trong tiếng nhạc cải lương ri rỉ, đã gây một ấn tượng dai dẳng với tôi.

Nếu không có một cuộc chiến tranh vô nghĩa được dựng nên, chắc ông chỉ là người nông dân hiền lành ở đâu đó tại miền Tây Việt Nam. Ngày tháng của ông sẽ chỉ là vườn tược và sông nước. Ông có thể đón tuổi già đến, trong tiếng cải lương và nắng chiều nhưng chắc là không hiu quạnh và thủ phận như hôm nay.

Như hầu hết những người mang vác quá nặng ký ức của đời mình, ông cũng hay cười cho qua chuyện và chỉ nói những gì cần nói. Đó là vốn sống của những người hiểu sự ghê sợ của tiếng đạn rít bên tai, còn thua xa tiếng ca hát nói là đã sống trong hòa bình.

Mạnh Kim - WHO có « cúi đầu » trước Trung Quốc ?


Ông Tedros gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 28/01/2020.
Thứ Sáu 14-2-2020, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Michael Ryan, nói rằng không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc thiếu minh bạch trong vụ khủng hoảng coronavirus, như cáo buộc mới đây của Larry Kudlow – giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ; và rằng các nước không nên “chính trị hóa” vụ việc.

Ngày 12-2-2020, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, một lần nữa lại khen ngợi tài điều hành trong vụ cúm Vũ Hán của Tập Cận Bình. Tedros cũng phủ nhận những chỉ trích về việc WHO “cúi đầu” trước sức ép Bắc Kinh…

Như được thuật trên Wall Street Journal (12-2-2020), nhiều người đang làm việc cho WHO và những người từng nghiên cứu hoạt động của tổ chức này đều nhận định rằng việc WHO không công bố tình trạng khẩn cấp sớm hơn là do họ đặt vấn đề theo cách nhìn Bắc Kinh, trong đó có sự lo lắng về xáo trộn xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất khiến tổn thất kinh tế và đặc biệt làm ảnh hưởng “tiêu cực” đến hình ảnh giới lãnh đạo chóp bu.

Mạnh Kim - Mêkông đang chết, Việt Nam chọn gì ?


Bức không ảnh chụp ngày 28-10-2019 cho thấy dòng Mêkông cách đập Xayaburi hơn 185 dặm (297 km) trong tình trạng khô nước nghiêm trọng (National Geographic).
Tình trạng hạn hán hạ lưu Mêkông ngày càng nghiêm trọng. Việc chặn dòng Mêkông với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mêkông không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…

Những ngày cuối cùng của dòng Mêkông hùng mãnh

New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mêkông cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn. Không chỉ đối với nông dân, ngư phủ mà cả người giàu và những kẻ quyền thế thu lợi từ thủy điện. Sự cạn kiệt phù sa và tình trạng dòng chảy bất thường khiến nông dân dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hơn càng gây nên vô số nguy hại cho môi trường lẫn con người.

Đinh Hoàng Thắng - “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979


Một đơn vị pháo của Việt Nam chống trả quân xâm lược Trung Quốc trên biên giới ở Lạng Sơn hôm 23/2/1979.

Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sĩ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc từng bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh.

Con số 100.000 chiến sĩ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”.

Cuộc chiến 02/1979: Xâm lược dưới chiêu bài ‘phản kích tự vệ’


Một số bài viết hiếm hoi trên báo nhà nước nhân 41 năm cuộc chiến tranh vệ quốc 1979 chống giặc Tàu xâm lược…

(Đất Việt 18/02/2020) - Cái gọi là ‘Cuộc chiến phản kích tự vệ’ tháng 2/1979 mà Bắc Kinh luôn miệng, thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam.

Năm giờ sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất ngờ huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, bất chấp việc Việt Nam và Trung Quốc thời điểm đó là 2 nước anh em trong Khối Xã hội Chủ nghĩa.

Trung Quốc từ trước đến nay luôn rêu rao rằng, đây là một “Cuộc chiến phản kích tự vệ” chống sự bành trướng của “Tiểu bá Việt Nam”; nhưng giới phân tích quốc tế đều thống nhất cho rằng, cuộc chiến năm 1979 có đầy đủ những đặc trưng của một cuộc “Chiến tranh xâm lược”, thể hiện rõ nhất là ở việc nhà cầm quyền Bắc Kinh hạ quyết tâm, chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao và chủ động vạch kế hoạch tác chiến đánh Việt Nam ngay từ năm 1978.

Trung Quốc nuôi ý định từ rất lâu