dimanche 16 février 2020

Đỗ Hoàng Diệu - Hạ cánh ở Đồng Tâm



Địa chỉ nhà cụ Lê Đình Kình đã có trên Google Maps!
Không bức tường nào sập. Không có bức tường nào của nhà ông Lê Đình Kình bị công an nổ mìn đánh sập cả. Ngôi nhà gần như nguyên vẹn, trừ các vết đạn. Có một lối đi thông giữa nhà ông Kình với nhà con trai Lê Đình Chức, do ai đó đã đập vỡ một phần tường ngăn cách, bà Dư Thị Thành nói người nhà tự làm, khi chúng tôi thắc mắc.

Cũng không có hầm chông nào. Đảng viên trung kiên Lê Đình Kình, người đã kinh qua hai cuộc chiến tranh lẫy lừng do Cộng sản chỉ đạo, kinh qua quan trường, kinh qua đấu tranh với quân đội – công an, trí tuệ còn minh mẫn, không phải anh du kích không biết viết biết đọc mặc khố ăn lá cây giữa rừng năm xưa. Làng Đồng Tâm gần như phố thị, nhà nối nhà cửa hiệu nối cửa hiệu, bê tông cốt thép ngạo nghễ mọc trên gốc hồn làng.

Nhà ông Kình rất nhỏ. Tôi đoán ông đã chia mảnh đất làm ba để chia cho hai người con trai, như hàng triệu người cha Việt Nam đã làm, cưới vợ dựng nhà chăm cháu cho con. Nhà ông Kình nghèo. Bàn ghế, giường chiếu, bếp núc đơn sơ, lạc hậu. 

Nguyễn Việt Chiến - Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này



Nguyễn Việt Chiến : Đã 41 năm trôi qua, cứ đến ngày 17-2, chúng ta lại tưởng nhớ những người con đã dũng cảm hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc (1979-1989). Dưới đây là bài thơ “Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này” tôi viết trong đợt đi sáng tác thực tế ở biên giới Vị Xuyên, Hà Giang, đã in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội.Trong hương khói linh thiêng đầu xuân này, xin gửi mấy vần thơ tưởng nhớ các liệt sĩ đã quên mình vì Đất nước.

HAI NGÀN TAY SÚNG CHT TRÊN ĐI NÀY

Các anh n
m li V Xuyên
Hai ngàn li
t sĩ trên đi này
Nén h
ương đu gió khói lay
Khói h
ương chia khp bia này m kia

CLB Lê Hiếu Đằng - Tại sao sử « chính thống » chỉ có 11 dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979 ?



Cầu Kỳ Lừa bị giặc xâm lược Trung Quốc phá hủy năm 1979.

TƯỞNG NIỆM 41 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Hàng năm cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, NoU, Nhóm Vì Môi Trường, Hội anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) ở Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và ở Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược.

Năm nay do dịch bệnh COVID 19 nên mỗi người Việt Nam yêu nước sẽ tự tưởng niệm Liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược (17/2/1979-1989) theo cách riêng của mình.

Các thành viên CLB Lê Hiếu Đằng xin tri ân và thắp một nén nhang lòng tưởng niệm cho tất cả đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược Việt Nam khởi đầu ngày 17/2/1979! Và xin có nhận định sau đây về việc ghi nhận cuộc chiến nói trên trong sách Lịch sử Việt Nam “chính thống”:

Nguyễn Quang Duy – Bài 1 : Những người Việt đầu tiên tại Úc


Cộng đồng người Việt tị nạn biểu lộ lòng tri ân trong tang lễ cố thủ tướng Úc Malcolm Fraser. Ảnh aihuubienhoa.com

Nguyễn Quang Duy: Bạn đọc thân mến, Đây là bài đầu tiên trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email này. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Thân mến.
 
Ở thời điểm 30/4/1975 chỉ có trên 1,000 người Việt tại Úc, gồm những phụ nữ lập gia đình với người Úc, sinh viên du học ở lại Úc, sinh viên đang du học, viên chức đang làm việc hay tu nghiệp, tu sĩ Công giáo tu học và trẻ mồ côi sang Úc vào tháng 4/1975.

Trừ các trẻ mồ côi chưa hiểu biết, đa số đều lo lắng cho gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam. Các sinh viên đang theo học và viên chức miền Nam còn nhận được thư của Chính phủ Lao Động Gough Whitlam yêu cầu thu xếp hồi hương.

Những người đến Úc đầu tiên

Nguyễn Thông - Chờ câu trả lời



Họp ban văn kiện (TTXVN)

Trong bộ máy cầm quyền, cai trị nước này, đảng là độc quyền, đứng đầu, ôm trùm, nói theo ngôn ngữ của đảng thì "đảng lãnh đạo toàn diện". Mọi chuyện lớn nhỏ, xa gần, hiện tại tương lai, vi mô vĩ mô, vật chất tinh thần, đói khổ sung sướng, giàu nghèo, hay dở..., tuốt tuột đều do đảng.
Đã độc quyền thì phải nhận tất mọi thứ. Chứ không thể theo cái kiểu sàng lọc, đẹp nhận về, xấu xua tay, "đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" mà chẳng thấy thất bại bao giờ.

Phải thừa nhận một điều, đảng có bộ máy và hệ thống rất rộng khắp, ăn sâu, chặt chẽ, chỗ nào cũng mò vào. Riêng mảng lý luận, không ai bằng đảng. Có ban chấp hành trung ương, có bộ chính trị, có ban bí thư, có ban tuyên giáo, có hệ thống tuyên truyền độc quyền, có hội đồng lý luận trung ương, có học viện chính trị quốc gia, có... vô thiên khênh. Tất cả chỉ để phục vụ cho đảng nhưng xài ngân khố quốc gia, nhà cao cửa rộng, xe cộ bạt ngàn đều từ tài sản quốc gia.

Hoàng Nguyên Vũ - Vẫn cứ ra rả tuyên truyền "không sao đâu"



Tivi vẫn cứ đưa tin rằng, Covid 19 không sao đâu, cứ bình tâm, cứ bình tĩnh. Rồi đưa phóng sự từ Vũ Hán, với những bạn bị nhiễm corona trong trại cách ly tập thể dục và nhảy múa. Anh phóng viên thì đứng ở phố, chỉ đeo cái khẩu trang mặc áo len nói chuyện, không mặc bảo hộ, khuyên mọi người bình tĩnh.

Đã vậy các anh còn đưa dịch cúm mùa Mỹ, cùng mấy dịch khác ra so sánh ngụ ý rằng, Covid đi đời có từng đó chưa nhiều bằng mấy anh kia. Rằng đi đời như thế chưa nguy hiểm. Lỗi là tại mạng xã hội, là tại truyền thông làm quá.

Nghe này các anh các chị: Các anh các chị thử có một người nhà bị đi, các anh các chị vào trại cách ly sống đi 14 ngày, rồi vào đó mà tha hồ, mà nhảy, mà múa đi nhé?

samedi 15 février 2020

Trung Quốc của Tập Cận Bình : Đế quốc cảm cúm

Nguyễn Đắc Kiên - Mông muội và giáo dục


Sáng nay tôi đọc nhật ký của một nhà văn Trung Quốc kể về những ngày bà sống trong vùng tâm dịch, Vũ Hán. Hình ảnh cuối cùng, và cũng là thứ ám ảnh nhất còn đọng lại trong tôi là cảnh mấy chục người gồm quan chức, nhân viên y tế, người bệnh... đứng nghiêm trang, quay mặt về phía giường bệnh nơi mà bệnh nhân đã nằm kín chỗ, cao giọng hát một bài hát ca ngợi đảng cộng sản Trung Quốc, để chào đón một đoàn lãnh đạo đến thị sát.

Tôi có thể tưởng tượng một cảnh tượng tương tự diễn ra ở Việt Nam. Nó kệch cỡm lố lăng không khác gì cảnh mấy quan chức cấp cao ở ta đi dọn bèo, quét rác...

Đó là những hình ảnh biểu tượng cho sự mông muội đến cùng cực, mà một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhìn lại và sẽ phải cảm thấy hổ thẹn vì có một thời mình đã sống, đã chấp nhận những tuồng diễn lố lăng, trơ trẽn đến thế, như lẽ thường tình.

Hoàng Nguyên Vũ - Corona hay những kẻ liều lĩnh và bỡn cợt trước đại họa xã hội?


Corona, chúng ta vẫn an toàn, tính đến thời điểm này đã là một dấu hiệu tốt. Không thể phủ nhận việc kiểm soát dịch tương đối ổn của Việt Nam, mặc dù chúng ta sẽ chịu rất nhiều những tổn thất mà có thể bây giờ, chúng ta chưa thấy rõ, nhưng một thời gian nữa, mọi thứ có thể sẽ khá tồi tệ.

Một ngành du lịch khá ảm đạm những ngày đầu năm. Thị trường dịch vụ và tiêu dùng buồn hiu hắt như đường phố những ngày này. Các hãng hàng không phấp phỏm trong chờ đợi sự vắng vẻ này sẽ sớm qua đi. Một đất nước mà thị trường ảm đạm đến thế, thì muôn vàn khó khăn đang chờ đợi chúng ta phía trước. 

Nhưng hình như, rất nhiều người, vẫn không thấy Corona đáng sợ thì phải!

Vien Huynh -Thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch COVID-19


Hồi mới sang Mỹ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hầu như nhà nào cũng có một cái hầm hoặc một cái tủ thật to chứa đầy đồ hộp, gạo sấy, nước uống, xăng dầu, thuốc men. Hỏi ra thì mới biết, họ mua dự trữ để phòng khi gặp sự cố (bão, động đất, bão tuyết…) không thể ra khỏi nhà.

Lúc đó tôi còn nói thầm trong bụng, người Mỹ coi vậy mà sợ chết. Bây giờ nhìn lại thấy người Việt mình trong dịch corona không biết ứng phó như thế nào, mới thấy người Mỹ họ cẩn trọng và chu toàn hơn chúng ta rất nhiều.

Ở Louisiana, cứ khoảng tháng 8 đến tháng 10 là mùa bão. Chỉ cần có tin báo bão là tất cả các trường đều thông báo cho nghỉ. Ngoài trận bão Katrina và Rita năm 2005 là kinh hoàng, còn lại chỉ là mưa nhỏ và gió nhẹ. Nhiều lúc nằm nhà tôi cười thầm ở Việt Nam mưa lớn như thế gấp mấy lần vẫn đi học có sao đâu. Người Mỹ khéo lo xa. Bây giờ thấy người Việt mình còn tranh cãi không biết có cho con mình đi học trong mùa dịch hay không, mới thấy kỹ năng sống của người Mỹ tốt hơn chúng ta rất nhiều.

Mai Bá Kiếm - Vừa cầu viện vừa chảnh chó !


Tranh của Japan Times

Tâp Cận Bình không dám làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà đá quả bóng trách nhiệm này cho Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Vậy mà trong lúc xấc bấc xang bang chống dịch, nịnh thần Vương Nghị (Bộ trưởng Ngoại giao) vẫn tung hô “thánh hoàng vạn tuế”:

“Chỉ có sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, chúng ta mới có thể kiểm soát được dịch bệnh bất ngờ này, nó đã lan rất nhanh. Điều này không chỉ để bảo vệ sức khỏe của người dân Trung Quốc, mà còn ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh này trên thế giới…

Trần Mạnh Hảo - Bi kịch Nguyễn Đình Thi


Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.

Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự.

Phải nói ông Nguyễn Đình Thi với vẻ đẹp trai hiếm có, với tài hùng biện sắc sảo, với giọng nói ấm áp, dịu dàng, mê hoặc chúng tôi ngay từ phút đầu.

vendredi 14 février 2020

Thẩm Tuyên - Bức màn tre còn đó, tính vô nhân vẫn hiện hữu


Sau một đêm, sáng 13-2, mọi con số thống kê đột ngột thay đổi, số người chết do dịch Covid-19 đột ngột tăng gấp đôi thay vì giữ nhịp độ đẹp, số ca nhiễm nhảy vọt 10 lần làm thế giới bàng hoàng.

Mọi việc được lý giải: Áp dụng cách tính mới chỉ cần dựa trên tiêu chí rộng rãi như ảnh chụp, chiếu phổi chẳng hạn, vừa nhanh vừa không bỏ sót, thay vì dựa trên xét nghiệm phức tạp để khẳng định đúng bệnh dù mất thời gian, trong khi, bộ kit xét nghiệm thiếu thốn.

Lẽ nào các quan chức y tế và lãnh đạo Hồ Bắc, Vũ Hán chỉ với 4 đôi bàn tay che khuất mặt trời? Hàng ngàn hay hàng chục ngàn dân chết oan vì không được chăm sóc y tế, chết mà không biết tại sao. Thậm chí, chỉ được coi là chết khi Đảng cho phép.

jeudi 13 février 2020

Đặng Sơn Duân – Hồ Bắc phải giơ đầu chịu báng ?



Sáng nay tỉnh Hồ Bắc báo cáo 14.840 ca nhiễm virus Covid-2019 mới, tăng đột biến so với những ngày trước. Số ca tử vong tăng thêm là là 242. Như vậy, số ca nhiễm tổng cộng đến nay là 60.016 và số tử vong là 1.355.

Số liệu tăng vọt này xuất phát từ thay đổi trong tiêu chí phân loại ca xác nhận. Chưa rõ trung ương có áp dụng như vậy không. Số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia sáng nay vẫn chưa công bố.

Hồ Bắc một hai ngày qua có dấu hiệu bật lại trung ương, khi hôm qua tờ báo địa phương Trường Giang Nhật báo đăng bài mô tả khung cảnh ở Vũ Hán như trại tập trung Auschwitz. Cộng với số liệu mới, những mô tả này đi ngược lại nỗ lực bình ổn của trung ương do Tập chỉ đạo hòng hạn chế tổn thất kinh tế.

Virus corona làm dân Hồng Kông hết dám ăn lẩu


Món lẩu rất được ưa thích ở Hồng Kông, nhưng nay ế ẩm sau tin 10 người trong cùng gia đình bị nhiễm virus corona khi cùng ăn lẩu. Anthony WALLACE / AFP
Đăng ngày:


Đây là món ăn không thể thiếu đối với mọi người Hoa, đặc biệt là trong tiết trời lạnh lẽo mùa đông. Và người Hồng Kông thường thích tụ họp xung quanh nồi lẩu sôi sùng sục để giữa bàn, thực khách lần lượt gắp thịt, rau, hải sản nhúng vào nước lèo nóng hổi.

Nhưng sự yêu thích món « hotpot » - tên thường gọi ở Hồng Kông – đã nguội lạnh, khi biết tin cả một gia đình mười người bị lây virus corona khi cùng thưởng thức món lẩu với một người thân bị nhiễm bệnh từ Hoa lục. 

Virus corona : Trên 200 ca lây nhiễm trên tàu du lịch ở Nhật

Tin vắn 13.02.2020


(Japan Times)B-52 Mỹ bay qua eo biển Đài Loan sau khi Bắc Kinh dọa nạt

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 12/02/2020 thông báo ba phi cơ quân sự Mỹ trong đó có hai oanh tạc cơ B-52 đã bay qua eo biển Đài Loan. 

Động thái này diễn ra sau khi Đài Bắc hôm thứ Hai 10/2 đã cho chiến đấu cơ bay lên ngăn chận, không cho máy bay Trung Quốc vượt qua ranh giới mặc định giữa đôi bên, trong một cuộc tập trận trên không và trên biển của Chiến khu Đông bộ, quân đội Trung Quốc.  

Thượng viện Mỹ muốn hạn chế khả năng Trump gây chiến với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phó tổng thống Mike Pence họp nội các cố vấn chủ chốt tại Nhà Trắng xem xét vụ Iran tấn công căn cứ Mỹ tại Irak ngày 07/01/2020.
Đăng ngày:


Văn bản này buộc tổng thống Mỹ phải rút đi lực lượng tham gia vào cuộc xung đột với Iran nếu Quốc Hội không thông qua tuyên bố chiến tranh, hay không cho phép sử dụng vũ lực trong trường hợp đặc biệt. Đề nghị tổ chức bỏ phiếu vào hôm nay đã được thông qua với 51 phiếu thuận và 45 phiếu chống. 

Những người phản đối cho rằng đây sẽ là một dấu hiệu không tốt trong vấn đề Iran. Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter : « Điều rất quan trọng cho AN NINH đất nước là Thượng viện Hoa Kỳ không thông qua nghị quyết này ». Ông cho rằng « Đây không phải là lúc để tỏ ra yếu đuối trước Iran (…). Nếu tôi bị trói tay, Iran sẽ rất vui mừng ».

Lãnh đạo đảng cực hữu Ý sẽ ra tòa

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Đắc Kiên - Chính thể sẽ không tự thay đổi nếu người dân không trưởng thành


Cuộc họp tại Nghị viện châu Âu, Strasbourg (Pháp). Ảnh của báo Le Soir.
Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, hẳn nhiên là tin vui. Cũng giống như CPTPP, EVFTA được thông qua, chẳng khác nào thế giới văn minh giang rộng tay mời gọi Việt Nam đi tới vậy. 

Nhưng họ mời gọi rồi đấy, mình có vào hay không, hay bước vào với tư thế như thế nào thì lại là chuyện khác.

Khác thế nào?