Một người đàn ông nằm chết trên đường phố Vũ Hán.Ảnh AFP
Nhìn Trung Quốc đối diện với khủng hoảng
nCoV làm tôi nhớ đến lý thuyết tiến hóa xã hội của Jürgen Habermas.
Habermas cho rằng một xã hội sẽ thay đổi
với hai điều kiện: thứ nhất có sự kích thích để biến đổi; và thứ hai người dân
có tiềm năng để đáp ứng với sự biến đổi.
Các kích thích để biến đổi thường là các
khủng hoảng ở quy mô lớn, chẳng hạn như đại dịch nCoV đang diễn ra ở Trung Quốc.
Người dân đến viếng bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang).
Sáng nay, app BBC báo Breaking News : bác
sĩ Li Wenliang qua đời, mình đã bàng hoàng. Cứ mong đây là tin giả, nhưng không
phải rồi!
Sự bàng hoàng này cũng giống như sự bàng
hoàng hôm 10 tháng 1, khi đọc tin người bị giết trong vụ Đồng Tâm là cụ Lê Đình
Kình vậy.
Sau những cảm xúc ban đầu, trong đầu mình
lớn dần một dấu hỏi. Sao bác sĩ Li lại chết được, khi anh là một người trẻ, khỏe,
là bác sĩ của chính bệnh viện Vũ Hán, được phát hiện sớm và theo dõi suốt trong
bệnh viện ngay từ ban đầu?
Ngày càng đông đảo người Trung Quốc bày tỏ sự giận dữ trên các mạng xã
hội, trước sự lây lan nhanh chóng của con virus 2019-nCoV. Sau khi Tập
Cận Bình kêu gọi « tăng cường kiểm soát truyền thông và internet », một
trong những người chỉ trích ông Tập mạnh mẽ nhất vẫn đăng bài « Người
dân phẫn nộ không còn sợ hãi nữa », tố cáo độc tài, sự thất bại trước
Donald Trump và cả ở Hồng Kông, Đài Loan.
Dịch bệnh virus corona, đặc biệt là cái chết của vị bác sĩ trẻ đã
gióng lên tiếng chuông cảnh báo ở Vũ Hán ; nước Mỹ tiếp tục chia rẽ sau
vụ truất phế Donald Trump bất thành ; Kirk Douglas, huyền thoại cuối
cùng của Hollywood qua đời ở tuổi 103. Đó là những chủ đề được các báo
Pháp quan tâm nhất hôm nay.
Xã hội dân sự Trung Quốc dậy sóng
Trong bài « Sự phẫn nộ của xã hội dân sự Trung Quốc », Le Monde nhận
xét việc quản lý khủng hoảng dịch corona hiện nay bị chỉ trích mạnh mẽ
không chỉ trên mạng xã hội, mà cả từ truyền thông. Người ta không còn tự
kềm chế việc phê phán chính quyền trung ương Trung Quốc.
Bỗng nhiên người dân Trung Quốc nhận ra đất
nước của họ không hùng mạnh như lời đảng cộng sản nói mà liêu xiêu, lao đao trước
một con siêu vi khuẩn nhỏ bé có tên corona.
Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình
trở thành tù nhân trong căn nhà của mình chứ không như đảng cộng sản nói 'hãy
cứ lo làm ăn, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo'.
Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình
bị kỳ thị, bị ghẻ lạnh ngay chính trên mảnh đất của mình và cả bên ngoài thế giới,
chứ không như lời đảng cộng sản nói họ là 'mô hình phát triển cho các nước
noi theo'.
Trái tim của bác sĩ Lý Văn Lượng, một
trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ
Hán và bị cảnh cáo về việc này, đã ngừng đập vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 6.2.
Những nỗ lực cấp cứu đều vô ích. Các bác sĩ
đồng nghiệp của anh đã thông báo tin buồn này cho nhiều phóng viên tụ tập ở bệnh
viên trung ương Vũ Hán đưa tin về việc điều trị dịch corona.
Từ những cơ quan truyền thông quốc doanh
thập thành như Nhân dân Nhật báo, Hoàn cầu Thời báo cho đến những tờ báo chuyên
nghiệp bậc nhất ở Trung Quốc như Tài Tân đều đã phát đi tin tức xáo động nhân
tâm này.
Việc chính quyền Vũ Hán truy bức bác sĩ Lý
Văn Lượng (Li Wenliang) để bưng bít thông tin dịch coronavirrus, hôm qua Dr. Lý
đã chết. Thế giới bày tỏ niềm tiếc thương và cảm phục với bác sĩ Lý rồi đặt câu
hỏi : cái chết của bác sĩ Lý có thức tỉnh chính quyền, nếu họ không bưng bít, dịch
này hẳn đã được khu trú, không thành thảm họa như bây giờ.
Cái chết của bác sĩ Lý khiến tôi bổng nhớ
vụ tự sát của Từ Hoài Khiêm (Xu Huaiqian, bạn nào chưa rõ thì có thể Google). Ông
là Tổng biên tập phụ trương "Đại địa" của tờ Nhân dân Nhật
báo. Ông sinh năm 1968, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1989.
Gần như suốt cuộc đời làm báo của
mình, ông công tác tại Nhân dân Nhật báo. Ông Từ được đánh giá cao
với tư cách cây bút viết các bài bình luận.
Các thủy thủ rất
yêu quý hải âu- những cánh chim báo bão. Con thuyền sẽ ra sao nếu không biết
trước cơn bão sẽ đến? Và không thể không mang ơn những cánh chim đã cảnh báo
hiểm nguy cho mình.
Bác sĩ Li
Wengliang là một “cánh chim báo bão”. Ông là người đã cảnh báo sự nguy hiểm của
virus corona trong những ngày đầu nó còn chưa lan rộng khỏi nơi nghiên cứu. Đáp
lại lòng nhân ấy, công an Trung Quốc triệu tập vị bác sĩ này lên... đe dọa.
Thay vì lắng nghe
khoa học, thứ tà quyền mị dân đã che giấu sự thật và phớt lờ đi lời cảnh báo
đầy giá trị ấy. Li Wengliang thay vì được cứu ngay, lại đối mặt với những ngón
nghề an ninh. Và thay vì cùng với các đồng nghiệp chiến đấu với bệnh dịch thì
vị bác sĩ ấy đã ra đi vĩnh viễn.
1. Các anh chị
thấy rồi đó, chúng ta đọc báo chỉ thấy người dân Vũ Hán tử vong, bác sĩ ở Vũ
Hán tử vong... chưa thấy trường hợp quan chức Vũ Hán nào tỏ ra hiếu đạo thuận
kính với nhân dân mà hân hoan theo nhân dân để theo về thăm tiên tổ.
Vũ Hán thuộc Hồ
Bắc, Hồ Bắc rộng gần hai trăm nghìn cây số vuông, dân cư gần sáu mươi triệu
người. Nhưng rồi nếu cần, sáu mươi triệu dân ấy cũng phải “giữ trật tự” để giấu
dịch.
Báo giới nước
mình gọi chuyện “giấu dịch Vũ Hán” là sai lầm. Hệt Khổng Tử không chắc có quỷ
thần hay không, cứ kính nhi viễn chi cho an toàn. Báo giới nước mình nhìn về
Trung Quốc cũng hệt Khổng Tử nhìn quỷ thần, cứ nhẹ nhàng cho chắc cú vậy. Mặc
cho, dối trá thì gọi là dối trá, sai lầm thì gọi là sai lầm.
Có lẽ chưa bao
giờ bằng lúc này người dân Trung Quốc tự vấn rằng liệu Đảng có đủ “tài” để lãnh
đạo đất nước vượt qua tất cả thử thách không. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty
Images)
Một trong những
nạn nhân của chính sách bưng bít thông tin trong vụ khủng hoảng cúm Vũ Hán -
bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) - đã chết. Cái chết bác sĩ Lý có đánh thức
được lương tri giới lãnh đạo Bắc Kinh?
Với người dân
Trung Quốc, bây giờ, khi giáp mặt tử thần với sự đe dọa an nguy cá nhân lẫn
người thân, liệu họ có thể bắt đầu thấy được khiếm khuyết sự vận hành của đường
lối “trật tự kỷ cương” và “ổn định chính trị” dưới sự lãnh đạo từ “Đảng sáng
suốt quang vinh”?
Tất cả hệ quả của
chế độ toàn trị mà hệ thống cầm quyền Trung Quốc từ hàng chục năm qua luôn cố
chấp không thừa nhận, hoặc chưa bao giờ giải quyết đến tận cùng vì chạm đến gốc
rễ thay đổi thể chế, bây giờ lộ ra mồn một.
(Trích
từ tự truyện: DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH, chưa xuất bản)
…Lần ấy P. Thắng,
nhân viên chính trị của tiểu đoàn, nhận lệnh đi công tác một tháng. Theo thông
lệ, cậu ta bàn giao lại việc cho tôi, nhân viên quân lực. Tuy không phải đảng
viên nhưng tôi thông thuộc hết mọi thủ tục để hoàn thiện bộ hồ sơ cho một đảng
viên mới, chính là nhờ một tháng làm thay ấy.
Vốn là người chu đáo, trước khi đi, Thắng bỏ ra một buổi chiều dặn kỹ tôi phải
làm gì. Bấy giờ tôi mới biết: Trọn vẹn một bộ hồ sơ để kết nạp ai đó vào đảng,
từ đơn xin gia nhập đảng, lời của hai đảng viên giới thiệu, đến tất cả những
trích biên bản cuộc họp, (họp quần chúng, họp chi đoàn, liên chi đoàn, chi bộ,
chi ủy…) đều do nhân viên chính trị làm.
Hành khách xếp hàng nhập cảnh vào Mỹ tại phi trường O’Hare,
Chicago. (Hình: Thái Vũ)
(Người Việt 04/02/2020) Lời Tòa Soạn: Ông
Thái Vũ, một người gốc Việt, cư dân thành phố Greendale, tiểu bang Wisconsin, vừa
trở về từ Sài Gòn, Việt Nam, hôm 3 Tháng Hai, 2020, bằng chuyến bay của hãng
hàng không Cathay Pacific, qua ngả phi trường O’Hare, Chicago. Trở về nhà, ông
Thái Vũ đã viết lại những gì ông trải qua trên chuyến bay trong mùa dịch virus
Corona cho nhật báo Người Việt nhằm chia sẻ cùng độc giả.
Giữ “khoảng cách” với người Hoa
Về lại Mỹ, quá cảnh Hồng Kông, nên chuyến
bay, từ Tân Sơn Nhất tới Hồng Kông, người nói tiếng Hoa là chủ yếu.
Chúng tôi tới Tân Sơn Nhất lúc lúc 3 giờ
sáng ngày 3 Tháng Hai, 2020, quầy check-in của hãng hàng không Cathay Pacific
chưa mở, nhưng dòng người xếp hàng đã dài. Quan sát từ xa, cứ thấy có những đoạn
(chừng 4, 5 xe chất đầy hành lý) cách nhau với những đoạn khác của dòng người.
Thì ra, đó là những nhóm người nói tiếng Hoa. Những người xếp hàng cố tình đứng
cách xa họ ít nhất 1 mét.
Tin đồn tồn tại trong mọi xã hội nhưng mức
tác hại tỉ lệ nghịch với dân trí và niềm tin nơi chính phủ. Trong các xã hội độc
tài có trình độ dân trí thấp, tin đồn tác hại mạnh và ngược lại trong các xã hội
dân chủ có trình độ dân trí cao tin đồn không gây nhiều tác hại.
Trong cuộc nội chiến Quốc Cộng tại Trung
Quốc, sự thất bại của phe Quốc Dân Đảng không hẳn là vũ khí, phương tiện, quân
số nhưng vì yếu kém về mặt tuyên truyền. Khai thác các đặc tính văn hóa, tập
quán lạc hậu và cổ hủ của người Trung Quốc, đảng Cộng Sản (CS) Trung Quốc tận dụng
kỹ thuật tin đồn để đánh gục đối phương trong chiến tranh tâm lý. Bản thân Mao
gốc nông dân. Hơn ai hết y biết sự nhẹ dạ dễ tin của người nông dân và vận dụng
chúng thành vũ khí.
Đọc vài chuyện nghiêm túc lẫn khôi hài về
tin đồn tại Trung Quốc.
Bây giờ không phải chỉ lo mua khẩu trang bịt miệng mà còn phải nhớ
rửa tay luôn luôn! Rửa ngay sau khi bắt tay một người quen. Trong hình, một
nhân viên cứu hỏa rửa tay tại bệnh viện Princess Margaret ở Hồng Kông hôm Thứ
Ba, 4 Tháng Hai, 2020. Hồng Kông là nơi thứ hai bên ngoài Trung Quốc có một người
chết vì virus Corona. (Hình: Anthony Wallace/AFP via Getty Images)
(Người Việt 04/02/2020)Trong ba tuần kể từ khi bệnh dịch virus
Corona phát hiện, giá dầu thô đã tụt xuống mất một phần năm, 20%. Nhu cầu dầu lửa
của Trung Quốc giảm bớt hai triệu thùng một ngày và nhu cầu cả thế giới giảm
theo.
Ngày Thứ Hai tuần này, giá sắt, thép trên
toàn thế giới đi xuống, đồng giảm giá 13%, chỉ vì kinh tế Trung Quốc khựng lại
với 56 triệu người bị cô lập hóa trong cơn bệnh dịch virus Corona.
Trước khi bệnh nổ ra, kinh tế Trung Quốc
đã trì trệ, bây giờ còn tệ hơn, và đang kéo theo cả thế giới! Nếu căn bệnh chỉ
tác hại bằng trận dịch SARS năm 2002, 2003, thì Tổng Sản Lượng Nội Địa lục địa
Trung Hoa sẽ giảm bớt khoảng 40 tỉ đồng nguyên, gần $6 tỉ, mất 1% GDP.
Mình có anh bạn ngủ
hay mộng mị. Hắn nói hắn hay mơ thấy người cõi âm, nhất là ông nội đã mất. Ông
muốn nói gì với người nhà, họ hàng thì đêm hay báo mộng cho hắn. Cơ bản đều thấy
nghiệm cả nên họ hàng, người nhà tin lắm.
Trước thì có lần nhà
hắn đốt cái xe mẹc cho các cụ. Đêm về ngủ, nằm mộng thấy ông nội mắng:
- Cha tiên sư chúng
mày. Đốt cái xe mà không có tí giấy tờ đăng ký, đăng kiểm gì ...để dưới này
không biết là của ai, có dám đi ra đường đâu, sợ cảnh sát giao thông nó phạt.
Sau chật nhà quá, chúng tao đẩy mẹ xuống sông.
Một phi cơ dân sự Anh có nhân viên y tế và ngoại giao hỗ trợ sẽ rời
Vũ Hán Chủ nhật 09/2, đưa công dân đến một căn cứ không quân ở miền nam
nước Anh, tại đây họ sẽ bị cách ly trong 14 ngày.
Bộ Ngoại giao
Pháp một lần nữa ra thông cáo khuyên công dân, đặc biệt là các gia đình
nên trở về Pháp, khuyến cáo không đến Hồ Bắc và ngưng những chuyến giao
lưu với các trường đại học Hồ Nam, Hà Nam, Quảng Đông, Chiết Giang.
Riêng 6 người bị nhiễm hiện nay dù tình trạng có ổn định nhưng vẫn phải
bị cách ly tại bệnh viện, một khi trong cơ thể còn virus corona.
Vào thời điểm sắp đến ngày 11/02, khi đó hai hiệp định EVFTA và IPA
(bảo vệ đầu tư) sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể, 28 tổ
chức xã hội dân sự tỏ ý tiếc rằng Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của
Nghị viện Châu Âu đã thông qua Hiệp định trên hôm 21/1, dù đã có những
khuyến nghị dựa trên các bằng cớ về đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Đồng
thời, các tổ chức này yêu cầu Nghị viện nên có cách tiếp cận tương tự
như với Uzbekistan và Turkmenistan trước đây, hoãn lại Hiệp định cho đến
khi chính quyền Việt Nam thỏa mãn các đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền và
các quyền của người lao động « một cách cụ thể và có thể kiểm chứng được ».
(AFP) – Máy bay Canada phải quay lại vì khách nói
dối « bị nhiễm virus corona »
Một chiếc phi cơ của hãng hàng không
Canada Westjet chở 243 người hôm 04/02/2020 đã bay được nửa chặng đường đến
Jamaica phải quay lại vì một vị khách nói rằng vừa từ Trung Quốc về và đã bị
nhiễm chủng virus corona mới.
Phi hành đoàn đưa cho người này khẩu
trang và găng, buộc ngồi sau đuôi máy bay nhưng cuối cùng đã quyết định quay về
Toronto.Nam hành khách 29 tuổi sẽ phải
ra tòa ngày 9/3. Như vậy con virus corona trở thành một mô-típ mới cho những
người thích đùa với pháp luật, thay vì tuyên bố có mang bom !
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda họp báo nhân dịp tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Vacxava ngày 03/02/2020.
Đăng ngày:
Đạo luật này trừng phạt những thẩm phán nào chỉ trích việc cải cách
tư pháp do phe bảo thủ đề xướng, được vội vã soạn thảo và thông qua, bất
chấp những lời kêu gọi của giới thẩm phán và đối lập cũng như châu Âu.
Từ Vacxava, thông tín viên Thomas Giraudeau tường trình :
(Boxitvn 04/02/2020)Năm mới, sự bùng phát của Coronavirus
(hay nCOV) là một tai họa cho Trung Quốc năm 2020. Nó không chỉ là khủng hoảng
về vi sinh học và y học, mà còn là khủng hoảng hệ thống chính trị Trung Quốc,
làm bộc lộ những tử huyệt của họ. Việt Nam cũng bị vạ lây vì “cùng chung vận mệnh”,
thậm chí còn nguy hiểm hơn vì hệ lụy “hội chứng Đồng Tâm”.
Tính đến 3/2/2020, ở Trung Quốc đã có
17.488 người mắc dịch (kể cả Đài Loan, Hồng Kông, Macao) và 361 người chết.
Theo Bộ Y tế, ở Việt Nam đã có thêm 3 trường hợp mắc dịch, nâng tổng số lên 8
trường hợp. Việt Nam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế, và ngừng tất cả
các chuyến bay đến/từ Trung Quốc (nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới).
Phúc bất trùng lai
Sau ba thập kỷ phát triển nóng, Trung Quốc
như người khổng lồ trỗi dậy thành siêu cường kinh tế, vượt Nhật và chỉ đứng sau
Mỹ. Nhưng Trung Quốc không “trỗi dậy hòa bình” như Mỹ và Phương Tây mong đợi,
mà con rồng Trung Quốc phủ bóng đen của nó lên Biển Đông, bắt nạt các nước láng
giềng và độc chiếm Biển Đông như cái ao của họ.