Dòng chữ của thủ tướng Anh Boris Johnson ghi trên bó hoa dành cho 39 nạn nhân người Việt: "Để tưởng niệm những người đã mất đi mạng sống, trong một thảm kịch gây sốc cho toàn quốc".
Quốc Hội cộng sản
tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?”. Theo Báo Dân
Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội,
đưa ý kiến:
“Có rất nhiều
thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab
là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay
không? Xin thưa là không!”
Tốt nghiệp thạc sĩ,
tiến sĩ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu
độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc
gia.
Tôi
mới quay trở lại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng do bà con ở đây nhờ tôi
tới tư vấn đấu tranh chống lại giặc môi trường.
Tôi
cũng rất buồn khi nghe bà con nói là họ không hề biết đến những người đấu tranh
nổi tiếng nhất hiện nay - những người đã được nhiều tổ chức nước ngoài tôn
vinh, trao thưởng. Chỉ có số ít người đến với họ nhưng cuối cùng cũng phản bội,
làm tiền. Vậy là, công cuộc khai sáng trí tuệ mới chỉ dừng ở việc ngồi một chỗ
hát cho nhau nghe, hát cho những người đang sống và đã biết.
Trước
khi đi tôi có tìm hiểu về hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng. Hội này có ba chi
hội Việt kiều quận, huyện thì huyện Thủy Nguyên nằm trong số đó, để thấy rằng
lượng Việt kiều ở Thủy Nguyên đông đến mức nào. Tiêu biểu là xã Lập Lễ - một
trong những xã có số lượng chị em lấy chồng nước ngoài đông nhất cả nước.
1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho
sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính
sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ Tập hành động mạnh mẽ đến như
vậy về đường lưỡi bò như lúc này.
Về mặt truyền thông, biên giới Trung Quốc
khắp mọi nơi được vẽ thêm đường lưỡi bò. Trên bản đồ, trong sách giáo khoa,
trên hộ chiếu, trong phim ảnh, trong mọi ấn phẩm và đồ vật... thậm chí ngay cả
tại cuộc duyệt binh, lãnh thổ Trung Quốc được nối dài bằng đường lưỡi bò.
Về thực địa, Tập cho xây đảo nhân tạo. Tập
đặt căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và trên đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đưa người ra
sinh sống và du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đuổi Việt Nam, Philippines,
Malaysia ra khỏi đường lưỡi bò. Khống chế, kiểm soát toàn bộ vùng biển đường lưỡi
bò. Trên thực tế, khi mà ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia không được
đánh cá ở trong đường lưỡi bò thì đó là sự khẳng định chủ quyền thực tế của
Trung Quốc.
Chưa biết thâm ý và viễn kiến của tướng
Trần Việt Khoa đến đâu khi gọi Trung Quốc là nước ngoài. Cũng chưa biết ông gọi
thế là theo chỉ đạo của ai, cấp nào. Nhưng hệ lụy của thứ sáng tạo thuộc bản
quyền không thể tranh cãi của Quốc hội Việt Nam thì nhãn tiền ngay tức khắc.
Chẳng hạn, theo cách của ông Khoa, thì
hàng loạt văn bản hoàn toàn có thể có những câu sau đây:
- Nước cộng hòa nhân dân Nước Ngoài.
(Có thể khiến nhiều người hiểu thế giới
đã đến giai đoạn đại đồng)
Một tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Pháp, vũ khí công nghệ mà Trung Quốc rất thèm muốn.
Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách « Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm ». Ông Izambard khẳng định : « Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp) ».
Gián điệp, con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách công nghệ
Tin
tặc, các biện pháp gián điệp truyền thống, mua lại công ty, tài trợ cho
các trung tâm nghiên cứu…Bắc Kinh liên tục tấn công vào lãnh thổ Pháp
với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà
Hoa Kỳ đang giữ, mà gần đây nhất tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đã
khiến tình báo Pháp phải chú ý.
Một thanh niên chụp lựu đạn cay quăng trở lại, trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông ngày 20/10/2019.
Bên cạnh những nhóm trinh sát, còn có những nhóm
chuyên tạo áp-phích, quyên góp gây quỹ, sơ cứu người bị thương hay viết
bài biện hộ cho những người phải ra tòa. Đó là một đội quân trong bóng
tối mà không ai rõ số lượng nhưng quyết tâm thì rất rõ, họ làm tất cả để
bảo vệ cho tự do của Hồng Kông.
Tựa trang nhất của Le Figaro và Les Echos đều
dành cho sự kiện hai hãng xe hơi PSA và Fiat Chrysler loan báo sáp nhập
hôm nay 31/10/2019, tạo thành một tập đoàn quốc tế khổng lồ. Về mặt xã
hội, Libération chú ý đến việc hôm nay thủ tướng Pháp công bố các biện pháp hỗ trợ cho vùng dân cư nghèo Seine-Saint-Denis ở ngoại ô Paris. Le Monde nói lên « Mối lo ngại của người đạo Hồi tại Pháp », còn La Croix nhìn sang vùng Cận Đông, nói về « Giấc mơ một Liban mới ».
Về phong trào phản kháng ở Hồng Kông, Libération
có bài điều tra về những đường dây phía sau để hỗ trợ cho « tiền tuyến »
: trinh sát, truyền thông, cấp cứu…Bảy tháng sau khi khởi động, từ
trong bóng tối xuất hiện những chiến thuật tự vệ mới, trong đó mỗi người
giúp một tay tùy theo khả năng và phương tiện của mình.
Di ảnh anh Nguyễn Đình Tứ, mà gia đình tại Nghệ An, Việt Nam tin
rằng nằm trong số 39 nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ở Anh. Ảnh
chụp ngày 26/10/2019.
Nghèo túng, không tìm được chỗ đứng trong xã hội
và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn đã thúc đẩy nhiều thanh niên
nông thôn miền trung Việt Nam vay nợ để cố gắng nhập lậu và Tây Âu, hoàn
toàn không ý thức được các rủi ro cũng như nỗi thất vọng đang chờ đợi
đối với đa số người.
Những nguy
hiểm của các chuyến tương tự đã được nhắc nhở trong tuần rồi, sau khi
phát hiện xác của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ trong một xe tải kéo theo
container lạnh ở Essex, gần Luân Đôn. Cảnh sát Anh ban đầu cho rằng các
nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng nay dường như đa số là người Việt
Nam.
Nhiều người Việt nhập cư lậu có nguyên quán là các tỉnh miền
trung, họ phải lưu lạc xứ người chủ yếu vì không có được việc làm ổn
định, và cuộc sống buồn tẻ ở nông thôn.
Người Turkistan biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1/10/2019 phản đối Bắc Kinh đàn áp người Duy
Ngô Nhĩ.
Hoa Kỳ, Anh, Pháp và 20 quốc gia thành viên Liên
Hiệp Quốc hôm 29/10/2019 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc bắt bớ đưa đi
cải tạo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi tại Tân
Cương.
Trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại sứ Anh Karen Pierce thay mặt 23 nước thành viên đòi hỏi chính quyền Trung Quốc «
tôn trọng luật pháp quốc gia, các nghĩa vụ quốc tế và những cam kết về
nhân quyền, trong đó có tự do tín ngưỡng, tại Tân Cương và trên toàn
quốc ».
Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc cùng với các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đức trong cuộc họp báo nhấn mạnh, Bắc Kinh « phải khẩn cấp chấm dứt việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo khác ».
Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Budapest ngày 30/10/2019.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với thủ
tướng Hungary Viktor Orban hôm nay 30/10/2019 tại Budapest. Đây là lần
thứ tám hai bên tiếp xúc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Lãnh
đạo hai nước thảo luận về việc ký kết các hợp đồng cung ứng khí đốt của
Nga cho Hungary, mở rộng một nhà máy điện nguyên tử tại Hungary và một
dự án liên doanh cung ứng thiết bị đường sắt cho Ai Cập.
Tuy
nhiên, chuyến viếng thăm lần này của nguyên thủ Nga diễn ra trong bối
cảnh Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB) của Nga chuyển trụ sở chính từ
Matxcơva sang Budapest và đi vào hoạt động từ tháng trước. Phe đối lập
Hungary và chính quyền Mỹ lo ngại định chế này là cánh tay kéo dài của
tình báo Nga, một « con ngựa thành Troie của Putin » tại Trung Âu.
Trung tá Alexander Vindman (G) trên đường tới điều trần trước Quốc hội, Washington ngày 29/10/2019.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị thủ tục đầu tiên trong tiến
trình truất phế tổng thống Donald Trump. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào
ngày 31/10/2019, nhưng từ hôm qua phe Dân Chủ đã công bố chi tiết văn
bản sẽ được đưa ra lấy ý kiến.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :
Văn
bản xác định các bước kế tiếp trong tiến trình liên quan đến vụ
Ukraina, bắt đầu bằng các buổi điều trần. Cho đến nay, các nhân chứng
vẫn ra điều trần trong các phiên họp kín, nhưng từ nay trở đi sẽ được
công khai.
(AFP) – Metro Bắc Kinh sẽ có camera nhận diện
hành khách khả nghi
Báo chí Trung Quốc hôm nay 30/10/2019 cho
biết thành phố Bắc Kinh sẽ bố trí các thiết bị nhận diện tại lối vào các trạm
xe điện ngầm ở thủ đô Trung Quốc, với một « danh sách trắng » để các
hành khách không bị nghi ngờ có thể di chuyển dễ dàng, ngược lại những ai khả
nghi sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Từ năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu thực hiện
chế độ « tín nhiệm xã hội », những ai bị điểm xấu có thể bị cấm đi xe
lửa, máy bay hay đặt phòng khách sạn. Báo Mỹ New York Times khẳng định Bắc
Kinh dùng công nghệ nhận diện để giám sát người Duy Ngô Nhĩ.
Đôi lời :
Đây là lời kể rất chân thật của một người trong cuộc, được một trang Facebook
đăng và Thụy My đã biên tập lại cho dễ đọc. Mời bạn đọc theo dõi để biết được phần
nào những truân chuyên trên con đường vượt biên từ Việt Nam sang Anh.
...Mình đi một
tháng. Con đường đi là bay từ Việt qua Nga, xong tập trung ở một nơi nào đó ở
Nga và đi chuyển sang biên giới Latvia. Ở đó 14
người sống trong một ngôi nhà bỏ hoang trong rừng giữa thời tiết lạnh, ngôi nhà
sau khi Tây chở đến và bỏ vào đó khóa cửa lại.
Ăn ngủ i* đái
trong nhà đó, nước đánh răng không có thì đừng nói tắm. Mỗi ngày nó vác cho xô
mì tôm, nó bỏ vào xô sơn ấy. Lúc đầu nó cho mấy cái bát tiện lợi để ăn. Ai cũng
nghĩ ngày nào cũng thế. Ăn xong vứt, hôm sau nó chỉ mang cho xô mì tôm, thế là
không có bát ăn, bèn đi tìm lấy lại hoặc cắt vỏ chai nhựa làm bát. Ăn xong mỗi
người làm vốc bécberin uống.
Ở trong nhà đó
gần hai tuần. Mọi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, đói rét hôi thối vì sinh hoạt
trong cái nhà tồi tàn. Xong được nó chỉ đến nơi mới chả biết ở đâu. Được tắm
nhưng không có nước nóng. Lạnh buốt da thịt, ăn mì tôm, bánh mì. Đêm đó nó cho
một tốp 7 người đi vượt biên sang nước khác trong đó có mình.
Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho
biết, chính quyền thành phố San Diego (California) đã chấp nhận bồi thường 1,25
triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do
tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý
muốn”…
Tai nạn xảy ra
với ông Van Nguyen vào tháng 11-2016, khi ông đang đi xe đạp thì bị té ngã bởi
lề đường hỏng, khiến ông bị hất văng khỏi xe và “bị ném vào không trung một cách dữ dội”, làm ông bị tổn thương hộp
sọ, gãy răng và mặt mày bầm dập.
Sau ba năm kiện
tụng, ông Van Nguyen không chỉ được thành phố bồi thường 1,25 triệu USD mà ông
chủ căn nhà (tên Billy Jean Hart), nơi có rễ cây trồi lên làm hỏng lề đường,
cũng phải bồi đền (số tiền không được công bố).
Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng
không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước,
chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình
đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào
ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu
em trai Trà My.”
Kể đến đấy ông
Thìn quệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu
thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp
trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề
nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?
Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động.
Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức.
Như những cảnh sát
của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ
gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai.
Như những công dân
vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật
lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được
căn tính và quốc tịch.
Văn hóa Châu Âu là
vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu
mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…
Công nhân Việt Nam làm việc tại một công trường xây dựng ở Bucarest, ngày 26/10/2019.
Vụ 39 người trong đó có thể có nhiều người Việt bị
chết trong chiếc xe tải được phát hiện ở hạt Essex (Anh) cuối tuần qua,
đã khiến truyền thông châu Âu rúng động. Mạng xã hội ở Việt Nam dày đặc
những thông tin chia sẻ, ý kiến nhiều chiều về những may rủi của việc
vượt biên, giấc mơ châu Âu và những ảo vọng…
Con
đường nhập cư lậu thường là sang Trung Quốc hoặc Nga rồi qua các nước
Đông Âu, sau đó vào Tây Âu, và hướng đến ưa thích là Anh quốc. Nhiều gia
đình đã vay mượn những số tiền lớn, đóng cho các đường dây để cho con
ra đi, hy vọng được đổi đời, đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo miền
Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An…
Tuy nhiên có một điều mà người dân ít
biết, và tất nhiên những kẻ buôn người không tiết lộ, là nhiều nước Đông
Âu đang rất thiếu nhân công, đang mở cửa cho lao động từ châu Á. Hãng
tin Pháp AFP trong bài phóng sự hôm nay 28/10/2019 mang tên « Do thiếu lao động, Rumani và Hungary tuyển mộ tận châu Á », đã mô tả rõ hơn tình hình này.
Việt Nam bắt đầu trả luật nhân quả từng ngày Sự im lặng của bầy cừu bất hạnh 39 “thùng nhân” Hà Tĩnh, Nghệ An chết trong xe container đông
lạnh Cô bé Trà My không thở được nữa rồi
Không phải trại tập trung người Do Thái ở Thế chiến thứ 2 nhưng cái cách lìa đời
Đều cùng mẫu số chung là trong phòng hơi ngạt
Cũng không phải bây giờ mới vàng tan ngọc nát
Mà ngay từ sau biến cố 1975 người đã biến thành cừu
Qua nay mình đọc
rất nhiều stt nếu có 1 tỉ, tao sẽ khởi nghiệp start up, hoặc ở nhà bán hàng
online, hoặc tìm một công việc nhẹ tênh... chứ
không ngu si nằm trong thùng đông lạnh để trốn qua xứ người. Hoặc những stt
muốn kiếm tiền thì phải trả giá, không việc gì phải thương xót...
Tôi không trách những người đã viết ra những stt này
bởi họ đã không may mắn như tôi.
Họ đã bao giờ sống ở một miền quê nghèo, nơi mà thanh
niên không biết làm nghề gì để sống. Cả gia đình chỉ trông vào số gạo ít ỏi từ
mảnh ruộng được giao?
Họ đã bao giờ hỏi tại sao vùng này, thị trấn này chả
có đến một nhà máy, một công xưởng cho người lao động?