jeudi 4 juillet 2019

Hàn Quốc có thể trả đũa việc Nhật hạn chế xuất nguyên liệu

Thương hiệu của Samsung Electronics tại trụ sở của tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/03/2018.

Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa, nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các công ty công nghệ cao Hàn Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.

Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.

Mỹ ngăn Hội đồng Bảo an lên án vụ không kích trại tị nạn Libya

Trại tạm cư cho người tị nạn Tajoura, Libya, bị tàn phá sau trận oanh kích ngày 02/07/2019.

Hoa Kỳ hôm 03/07/2019 đã ngăn trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án vụ không kích vào một trại tạm cư ở Libya, làm ít nhất 44 người nhập cư bị thiệt mạng và trên 100 người khác bị thương.

Trong cuộc họp khẩn theo yêu cầu của Pêru, chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an, tất cả các thành viên đều lên án vụ tấn công, và Anh đã soạn dự thảo nghị quyết kêu gọi ngưng bắn, quay lại với tiến trình chính trị. Tuy nhiên Washington không bật đèn xanh cho nghị quyết, mà không đưa ra lý do.

Đây không phải là lần đầu tiên : giữa tháng 04/2019, sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thống chế Khalifar Haftar, một dự thảo nghị quyết của Anh đề nghị ngưng bắn cho đến nay vẫn còn trên bàn Hội đồng Bảo an.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức von der Leyen « ra mắt » Ủy ban Châu Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen (T) và chủ tịch UBCA mãn nhiệm Jean-Claude Juncker, tại trụ sở của Ủy ban ở Bruxelles (Bỉ) ngày 04/07/2019.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen, người được các nhà lãnh đạo 28 nước Liên hiệp Châu Âu đề cử làm tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu, hôm nay 04/07/2019 gặp chủ tịch mãn nhiệm Jean-Claude Juncker tại Bruxelles.

Ông Juncker, sẽ rời chức vụ vào ngày 31/10, hoan nghênh việc chọn lựa « một người châu Âu thực sự, vì lợi ích của châu Âu ». Còn chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh, « lần đầu tiên có được sự cân bằng nam-nữ », và hy vọng Nghị viện Châu Âu sẽ đi theo hướng này.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Châu Âu ngày 16/07 tới, bà Ursula von der Leyen phải có được ít nhất 376 phiếu thuận để chính thức trở thành chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Như vậy, bà phải có được sự ủng hộ của ba nhóm lớn là PPE (cánh hữu, 182 đại biểu), xã hội (154 đại biểu) và cánh trung (108 đại biểu) – một kết quả cho đến nay vẫn chưa thể bảo đảm. 

Trung Quốc mua cảng Pirée, dân Hy Lạp thất nghiệp

Cảng Pirée của Hy Lạp, hiện do Trung Quốc quản lý đến năm 2052, nơi những chuyến tàu container tấp nập đưa hàng đến các nước châu Âu.

Từ sau khi mua được hải cảng đầu tiên tại châu Âu là Pirée của Hy Lạp, tập đoàn Cosco (China Ocean Shipping Company) của Trung Quốc đã ăn nên làm ra, biến nơi đây thành cửa ngõ để đi vào châu lục. Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực cảng lại lên đến 80% !

Le Monde mô tả, ở phía tây cảng Pirée, những cần cẩu màu xanh lục và màu cam là chỉ dấu của cảng Drapetsona và Keratsini, những thành phố công nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở các ngõ vào bến cảng, nơi những chiếc tàu chở container chen chúc, ra vào liên tục, nhân viên được đón tiếp bằng những lá cờ đỏ của Trung Quốc.

Đầu cầu châu Âu của « Một vành đai, một con đường »

Ông Du Tăng Cảng (Yu Zenggang), người đứng đầu cơ quan quản lý cảng Pirée khoe : « Năm 2018 là một năm hoàn toàn thành công và thắng lợi. Những thành tựu kinh tế của cảng phù hợp với nền kinh tế Hy Lạp, và các khoản đầu tư trong tương lai của chúng tôi sẽ tạo ra thêm tăng trưởng và nhiều công ăn việc làm mới ».

Ngô Nhân Dụng - Trump làm Abe lên ruột!



Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe (phải) đón Tổng Thống Donald Trump tại Hội Nghị G-20 ở Osaka hôm 28 Tháng Sáu, 2019. Ông Abe từng lo sợ ông Trump rút nước Mỹ ra khỏi bản hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật năm 1951. (Hình: Kim Kyung-Hoon - Pool/Getty Images)
(Người Việt 03/07/2019) Trước và trong thời gian Hội Nghị G-20 ở Osaka, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe phấp phỏng không biết Tổng Thống Donald Trump sẽ làm gì sau những lời tuyên bố chỉ trích bản Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật, ký năm 1951.

Ông Trump đứa ra các ý kiến trên Twitter, như thường lệ vào ngày 26 Tháng Sáu trước khi lên đường đi Osaka. Lời lẽ rất nặng nề: “…Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng ta (Mỹ) sẽ phải đánh trận Thế Chiến Thứ Ba. Chúng ta sẽ tới, sẽ bảo vệ họ… đánh nhau với bất cứ giá nào. Đúng không? Nhưng nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản không phải giúp chút nào cà. Họ có thể ngồi coi cuộc tấn công trên ti vi Sony. Đó, khác nhau như thế đó – OK?”

Chính phủ và dân chúng Nhật chắc phải “lên ruột” không biết ông tổng thống Mỹ sắp làm gì. Ông đã từng rút nước Mỹ ra khỏi hiệp ước NAFTA (để ký một hiệp ước mới, vẫn chờ được Quốc Hội Mỹ thông qua). Rút ra khỏi TPP với các nước Châu Á, Thái Bình Dương. Gần đây nhất, ông rút ra khỏi hiệp ước về nguyên tử với Iran.

mardi 2 juillet 2019

Trương Nhân Tuấn - Hồng Kông và giá trị dân chủ



Các nhà hoạt động đến hội nghị G20 ở Osaka cầu cứu ông Trump giải phóng Hồng Kông, 28/06/2019.

Bắc Kinh chưa vội trấn áp dân Hồng Kông đơn thuần vì lý do kỷ niệm 22 năm ngày lãnh thổ này "trở về với đất mẹ". Ông Trump đã "gài số de", (nếu không thì gài số point-mort) trong "chiến tranh thương mại" với Trung Quốc. Áp lực thương chiến vì vậy không còn. 

Tập Cận Bình cám ơn ông Trump rất nhiều. Ông Trump vừa "mở trói" cho Hoa Vi, vừa "mở cửa rộng" cho sinh viên Trung Quốc. Ông Trump sợ tài phiệt Mỹ kêu trời (do không bán hàng cho Hoa Vi) chớ không phải vì bảo vệ "an ninh quốc gia" hay lo sợ sinh viên Trung Quốc làm gián điệp. Ông Tập rảnh tay đối phó với Hồng Kông.

Bắc Kinh sẽ trấn áp Hồng Kông bằng phương pháp (cũ rích) là sử dụng khối dân chúng này để chống lại khối dân chúng kia. Lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sẽ đưa dân lục địa vào Hồng Kông, dùng khối dân chúng "cuồng Tập" để trấn áp dân biểu tình. 

Huy Đức - Một quy trình chính trị đúng là phải rất chính trị



Tôi đã không để ý đến những cái link ông Lê Thanh Hải phát biểu về "đạo đức Hồ Chí Minh" vì nghĩ chắc link cũ từ nhiều năm trước. Thành ủy không thể vô chính trị khi để cho một người mà dân chúng đang muốn tùng xẻo dạy dỗ đạo đức; ông Hải không thể trơ trẽn đến mức bất chấp cách người ta đang soi từng milimet mặt mình. 

Thế nhưng, cái sự kiện đó mới xảy ra vài ngày sau khi công bố kết luận Thanh tra Thủ Thiêm chứ không phải là chuyện cũ.

Rất nhiều người ngồi ở những chiếc ghế trang trọng hôm ông Hải nói, từng nắm giữ quyền bính ở Sài Gòn và từng đưa ra những quyết định mang nhiều yếu tố tội phạm [liên quan đến Trầm Bê, liên quan đến Khu Công nghệ cao... chứ không chỉ liên quan đến Thủ Thiêm]. Lẽ ra, cách ứng xử khôn ngoan của họ phải là ngồi nhà chờ nghe tiếng còi xe; nhưng, bất chấp thái độ của dân chúng, bất chấp pháp luật... họ mặt trơ trán bóng xuất hiện, cứ như dân không biết họ là ai.

Hoàng Hải Vân - Vài dòng về Ban Kinh tế Trung ương


Ông Triệu Tài Vinh, bí thư tỉnh Hà Giang .

Sau khi được phân công làm Phó ban Kinh tế Trung ương không lâu, anh Đinh La Thăng vào nhà đá thụ án 30 năm tù. Nay lại có thêm một người nhiều tai tiếng là anh Triệu Tài Vinh được phân công làm Phó ban Kinh tế Trung ương. Tới đây anh Vinh có bị làm sao không thì chưa biết. Chỉ nói chút về cái Ban này.

Ban Kinh tế Trung ương trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan có lịch sử lâu đời với các tên gọi khác nhau và qua nhiều lần tách nhập. 

Từ năm 2000, Trưởng ban là Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang. Sau khi ông Tư Sang thôi làm Trưởng ban để sang vị trí cao hơn là Thường trực Ban Bí thư thì Ban này được sáp nhập vào Văn phòng Trung ương Đảng. Từ năm 2012, Ban này được tái lập, do Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ làm Trưởng. Từ năm 2016, vị trí này được giao cho Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình.

Chu Mộng Long - Rừng cháy, sao không chửi mà khóc?


Cháy rừng thông ở núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.

Thấy ngứa thì viết cho đã ngứa. Về chuyện rừng Ngàn Hống cháy.

Không ít người, trong đó có hàng giáo sư tiến sĩ, viết mỉa mai: Sao rừng miền Trung cháy mà các Sao không khóc, lại đi khóc Nhà thờ Đức Bà Paris?

Lãng nhách! Hạng dân đen vô học viết ra câu ấy không chấp. Nhưng hàng giáo sư tiến sĩ mà viết câu ấy thì đẳng cấp thấp hơn váy của các sao khoe hàng.

Nhà thờ Đức Bà Paris hay thậm chí rừng Tây Ban Nha cháy là đáng khóc. Bởi Nhà thờ Đức Bà là di sản văn hóa nhân loại, rừng Tây Ban Nha là rừng nguyên sinh, tất cả đều được người ta bảo tồn gìn giữ hàng ngàn năm. Bao nhiêu công sức người ta bỏ ra để bảo tồn từng milimet. Di sản người ta quý trọng như vậy mà rủi ro bị tàn phá thì đáng khóc, dù tôi chẳng ưa gì cái trò khóc lóc của các sao.

Lưu Trọng Văn - Nếu Trung Quốc dân chủ…


Người dân lại xuống đường đông đảo nhân ngày kỷ niệm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc 01/07/2019.

Nếu Trung Quốc dân chủ và dân trị như Hồng Kông thuộc Anh trước đây, hoặc như Đài Loan hiện nay, thì sẽ chẳng có hàng triệu người đổ xuống đường. 

Trung Quốc sẽ không thể có được Hồng Kông và Đài Loan, cũng như không thể thu phục được Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, nếu không thay đổi thể chế cộng sản trá hình độc tài qua thể chế dân chủ như Hoa Kỳ với mô hình Hợp chủng quốc.

Cuộc chống đối ở Hồng Kông là nối tiếp tinh thần Thiên An Môn 30 năm trước.

lundi 1 juillet 2019

Cảnh sát tái chiếm Nghị viện Hồng Kông


Cảnh sát chống bạo động bao vây xung quanh Nghị viện Hồng Kông lúc rạng sáng 02/07/2019.

(Reuters, AFP 01/07/2019) Cảnh sát Hồng Kông trong đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 02/07/2019 đã tiến vào giải tán những người biểu tình đã xâm nhập vào Nghị viện, sau nhiều tiếng đồng hồ bị chiếm đóng.

Được các xe buýt chở đến, lực lượng an ninh bố trí xung quanh tòa nhà LegCo nằm ngay trung tâm tài chính Hồng Kông. Nhiều loạt hơi cay được bắn về phía người biểu tình, nhiều người phải bỏ chạy trong màn hơi cay dày đặc. 

Hồng Kông : Người biểu tình chiếm trụ sở Nghị viện

Người biểu tình chiếm lĩnh Nghị viện Hồng Kông tối 01/07/2019.

Theo hãng tin AFP, tối nay, 01/07/2019, đúng vào dịp kỷ niệm ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, hàng chục người biểu tình đã xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp sau khi đập vỡ các cửa kính. Họ đã giương lá cờ của Hồng Kông thời thuộc địa Anh trong Nghị viện. Chính quyền đặc khu đã ngay lập tức ra tuyên bố lên án hành động "bạo lực cực độ" của nhóm biểu tình này.

Trước đó, cảnh sát đã dùng hơi cay, dùi cui để cố đẩy lùi những người này, cũng như đối phó với hàng trăm ngàn người biểu tình, trong đó có một nhóm nhỏ phong tỏa ba con đường lớn của đặc khu.

Ở trung tâm thành phố, đoàn biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người, đa số đã xuống đường từ sáng sớm. Những nhóm nhỏ hầu hết là sinh viên mang khẩu trang, chiếm lĩnh ba đại lộ lớn tại trung tâm Hồng Kông, dùng các rào cản bằng nhựa và kim loại để phong tỏa. Có những người mang những lá cờ đen, tượng trưng cho « sự sụp đổ của Hồng Kông, thành phố mà tự do bị siết lại, đang hướng về phía toàn trị ». 

Mỹ chất vấn Cam Bốt về nghi vấn cho Trung Quốc lập căn cứ hải quân

Căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt ở đông nam Sihanoukville.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đòi hỏi Cam Bốt giải thích về việc bất thình lình từ chối trợ giúp của Mỹ để sửa chữa một căn cứ hải quân, gây nghi ngờ là Phnom Penh muốn dành cảng này cho quân đội Trung Quốc. Reuters hôm nay 01/07/2019 loan báo như trên, trích dẫn một lá thư gởi cho bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt .

Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam và Đông Nam Á Joseph Felter trong lá thư gởi cho tướng Tea Banh đã yêu cầu cho biết thêm thông tin về quyết định bất ngờ hôm 6/6 của Phnom Penh, không muốn nhận trợ giúp để cải tạo một trung tâm huấn luyện và bến tàu của căn cứ hải quân Ream. Hành động này củng cố tin đồn lâu nay là Cam Bốt có những kế hoạch thay đổi lớn hơn, có thể dành cho quân đội Trung Quốc trú đóng.

Trợ lý quân sự đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, ông Michael Stelzig, xác nhận lá thư được gởi cho bộ trưởng Tea Banh hôm 24/6. Chhum Socheat, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Cam Bốt, nói rằng họ không từ chối viện trợ Mỹ, nhưng muốn dành số tiền này làm việc khác, tuy nhiên ông không cho biết thêm chi tiết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh không trả lời Reuters về khả năng quân Trung Quốc đóng tại căn cứ Ream.

Tổng thống Đài Loan sẽ ghé Mỹ 4 ngày, Trung Quốc giận dữ

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc, ngày 21/03/2019.

Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay 01/07/2019 cho biết tổng thống Thái Anh Văn sẽ lưu lại Hoa Kỳ bốn đêm trong tháng này, khi đi thăm các nước đồng minh ở vùng Caribê. Lập tức Bắc Kinh lên tiếng yêu cầu Washington không cho phép bà Thái Anh Văn quá cảnh.

Thứ trưởng ngoại giao Đài Loan Tào Lập Kiệt (Miguel Tsao) nói rằng tổng thống Thái Anh Văn trong chuyến công du Saint Vincent and the Grenadines, Saint Lucia, Saint Kitts and Nevis, Haiti từ ngày 11 đến 22/7, sẽ lưu lại trên đất Mỹ hai đêm mỗi lượt đi về. Theo Thông tấn xã Trung ương (CNA), hãng tin của Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan, bà Thái Anh Văn có thể quá cảnh ở New York và Denver.

Việc lưu lại trên đất Mỹ bốn đêm là dài một cách bất thường, vì lâu nay bà Thái Anh Văn chỉ quá cảnh có một đêm. 

Mỹ giảm nhẹ lệnh cấm nhưng không « ân xá » hoàn toàn cho Hoa Vi

Tân trang điện thoại di động Huawei tại công ty Oxflo, 20/06/2019.

Quyết định của tổng thống Donald Trump cho phép bán thêm một số linh kiện Mỹ cho tập đoàn Hoa Vi (Huawei) chỉ áp dụng cho các sản phẩm có thể dễ dàng mua được ở các nước khác, nhưng không liên quan đến các thiết bị nhạy cảm nhất. Một cố vấn kinh tế Nhà Trắng hôm 30/06/2019 cho biết như trên.

Ông Lary Kudlow trong chương trình « Fox News Sunday » giải thích, bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ cấp giấy phép bổ sung để các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ bán các linh kiện cho Hoa Vi, nếu các mặt hàng này có thể mua được từ các nước khác. Ông nhấn mạnh : « Đây không phải là việc ‘đại xá’ cho Hoa Vi, an ninh quốc gia luôn là mối quan ngại chính ».

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc là một yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần qua, nhằm tái thúc đẩy cuộc đàm phán thương mại giữa đôi bên. 

Thức trắng đêm, châu Âu vẫn chưa bầu được lãnh đạo

Quá mệt mỏi, các phóng viên theo dõi hội nghị thượng đỉnh EU ở Bruxelles ngã gục tại bàn làm việc, 01/07/2019.

Sau một đêm thức trắng và 14 tiếng đồng hồ đàm phán gay go, đến sáng nay 01/07/2019 các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu (EU) vẫn chưa thỏa thuận được với nhau về các chức vụ chủ chốt. Cuộc họp được dời lại ngày mai.

Cuộc họp thâu đêm này là kỳ thảo luận chính thức lần thứ hai, nhưng thật ra đã là lần thứ ba, vì các nhà lãnh đạo 28 nước châu Âu đã có bữa ăn tối làm việc trước đó. Thông tín viên Anissa El Jabri tại Bruxelles cho biết, nhiều đại biểu không chấp nhận để cho chính khách dân chủ xã hội Hà Lan Frans Timmermans làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu, theo như thỏa thuận sơ bộ tại thượng đỉnh G20 ở Osaka.

« Đó là cả một trận oanh kích nhắm vào ứng viên Timmermans. Cánh hữu châu Âu không chấp nhận ông : Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Ireland và cả Đức cũng thế. Theo tổng thư ký CDU, một giải pháp nào khác ngoài ông Manfred Weber đều « không thể hiểu được ». 

Tin vắn 01.07.2019



(AFP)Lính cứu hỏa Pháp giúp 2.500 bồ câu khỏi chết khát

Đội ngũ lính cứu hỏa Bordeaux hôm qua 30/06/2019 đã điều chiếc xe bồn chứa 700 lít nước, cứu 2.500 con chim bồ câu khỏi chết vì khát. Được chở từ Đức sang, số bồ câu này bị kiệt sức sau khi đã uống hết số nước trên xe trong đợt nóng bất thường tại châu Âu.

dimanche 30 juin 2019

Trump-Kim : Còn hơn cả biểu tượng…



(Le Figaro 01/07/2019) Donald Trump đã làm tiêu tan hẳn các nghi thức ngoại giao cổ điển. Chỉ trong một tweet, tổng thống Mỹ đã xóa đi 65 năm lịch sử và trở thành « tổng tư lệnh quân đội » đầu tiên vượt qua đường giới tuyến giữa hai nước Triều Tiên.

Lời mời bất ngờ được đưa ra trên Twitter, nơi mà Kim Jong Un nay không còn là « anh chàng mập lùn », « rocketman » mà trước đây ông Trump chế giễu, nhưng là « nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên » đáng tôn trọng.

Donald Trump còn làm hơn những gì ông nói là « bắt tay », « chào hỏi » « lãnh đạo tối cao » của đất nước khép kín. Ông Trump đã sánh vai với Kim ở bên kia biên giới, bước sang Bắc Triều Tiên vài bước. Hình ảnh này vừa khó tưởng tượng lại vừa mang tính lịch sử, rất có thể sẽ xua tan phần nào sự lạnh giá giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Nhà giáo Phạm Toàn đã rời bến 'sông Mê'


Nhà giáo, nhà văn Phạm Toàn. Ảnh Nguyễn Đình Toán.

(Phụ Nữ 28/06/2019) Cả cuộc đời Phạm Toàn cống hiến cho giáo dục. Lúc còn sống, ông nhắc đi nhắc lại, giáo dục là tổ chức sự trưởng thành cho thanh thiếu niên, không phải là đào tạo.

Căn bệnh K ập đến và Phạm Toàn đã dũng cảm chiến đấu với nó đến tận những giây phút cuối cùng. 88 tuổi, minh triết và đau đáu với những khát vọng chưa thành, ông đã rời bến “sông Mê”.

Tháng trước, tôi cùng một số thân hữu đến thăm ông. Ông gượng dậy, ra dấu cho người thân dìu ra phòng khách ngồi hàn huyên đôi ba phút. Anh Phạm Xuân Nguyên nhờ tôi tìm bài diễn văn của tân Tổng thống Ukraine, rồi anh đọc to cho ông nghe. Tất cả im lặng, khi thấy những giọt nước mắt của Phạm Toàn. Ông lấy tay quệt nước mắt, hồn nhiên và giản dị như trẻ con, thốt lên: “Bài diễn văn tình người quá. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe bài diễn văn hay như vậy, chỉ sau bài của Fidel Castro. Chuyển ngay cho tôi bài viết này”.

Vũ Thư Hiên - Nhớ Phạm Toàn




Nhà văn Phạm Xuân Nguyên dìu nhà văn - dịch giả Dương Tường viếng bạn.
Thế là Phạm Toàn đi rồi, đi trước rồi.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, thấy mấy thằng đàn đúm với nhau ngày nào chỉ còn Dương Tường, Xuân Khánh và mình. Cái nhóm bất trị, không chịu chui vào bất cứ cái lồng nào, dù sang trọng đến mấy, không ít lần làm phiền lòng các vị chăn dắt thần dân, đã lần lượt ra đi.

Một lớp mới, đông đảo hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn, dũng cảm hơn, luôn bù vào chỗ trống. 

Nên vui. Không nên buồn.