jeudi 16 août 2018

Trương Duy Nhất - Tôn giáo bình phong?



Vụ 500 biển xe xanh sai đối tượng, vừa được chính Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận là cấp cho “doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo”.


“Doanh nghiệp bình phong”, chắc không cần nhắc lại. Nhưng vì sao, tổ chức tôn giáo nào lại được cấp biển xanh, hay đã hình thành những tổ chức “tôn giáo bình phong”?

Trần Đức Anh Sơn - Việt Nam trong mạng lưới hải thương châu Á và « Con đường tơ lụa trên biển »



Con đường tơ lụa

Trong hai ngày 30 và 31-5-2017, hơn 30 chuyên gia, học giả quốc tế trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ và di sản hàng hải đã nhóm họp tại Viện Khảo cổ học thuộc Đại học London (UCL, Anh quốc), dưới sự chủ trì của Trung tâm di sản thế giới (WHC) thuộc UNESCO

Tham gia điều hành hội nghị quan trọng này còn có Hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) và Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM), là những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên của nhân loại. 

Đây là hội nghị xem xét quy trình công nhận Con đường tơ lụa trên biển (Maritime Silk Road) là Di sản Thế giới, do Chính phủ Trung Quốc tài trợ kinh phí, thông qua Quỹ Di sản thế giới (WHF).

Nguyễn Tiến Tường - Họ & Ta



Nhiều người bắt đầu nói về tâm lý bài Trung Quốc ở dự án Metro Cát Linh – Hà Đông. Riêng đối với cá nhân tôi, tôi xin nói thẳng để khỏi mang tiếng lợi dụng: Tôi bài Trung Quốc! Bởi vì những thứ họ mang đến đất nước này, không có gì tốt đẹp. 

Bauxite, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ hủ lậu sẽ biến Việt Nam thành bãi rác đúng nghĩa của Trung Quốc. Sự lệ thuộc nông sản của nông nghiệp, những trò mèo mua lá điều, mua đỉa… là sự phá hoại vi mô. Sự lệ thuộc dòng vốn của kinh tế vĩ mô các chuyên gia đã cảnh báo nhiều…

Hoàng Linh - Chiếc vé lên tàu Việt Nam bằng chữ Trung Quốc có phải là chuyện nhỏ?



Nhiều bạn nói chiếc vé tàu có hàng chữ Trung Quốc là chuyện nhỏ, không đáng làm ồn ào, chỉ sự sơ suất. Cũng như hình ảnh Vạn lý Trường thành trên bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 cũng là chuyện nhỏ và tình cờ…

Không giống như người Việt lơ ngơ lơ ngơ, coi thường những chuyện đời sống, xem đó là tiểu tiết, người Trung Quốc làm cái gì cũng tính toán. Đặc biệt là những gì thuộc về vị thế của Trung Quốc trên trường thế giới và chủ quyền quốc gia. Trung Hoa mộng của họ là cả thế giới, và tất nhiên đầu tiên hết là những nước láng giềng, liền sông, liền thổ, liền biển.

Xin chia sẻ lại một dòng trạng thái vẫn còn nguyên ý nghĩa, chỉ nói về văn hóa nghệ thuật đã thấy tư tưởng Trung Hoa mộng là bao trùm, chi tiết đến từng chân tơ kẽ tóc…kinh khủng như thế nào…

Nguyễn Tiến Tường - Metro Hà Nội, nhìn từ Trung Quốc




Ảnh đường ray Cát Linh – Hà Đông của Chi Trần.

Ghi chú của Thụy My : Tác giả có đôi chút nhầm lẫn về tên gọi. « Metro » (thường ở những nước không dùng tiếng Anh) hay « subway » đều như nhau, được định nghĩa là « phương tiện vận chuyển công cộng ở đô thị, thường đi ngầm dưới lòng đất, nhưng vẫn có thể chạy trên cao, và hiếm khi trên mặt đất – thường dành cho tramway ». 


Đến 900 triệu đô cho 13 km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đô/km. Đây là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đô/km). Đương nhiên, đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ. 

Trườn với vận tốc 35 km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.

Nguyễn Tiến Tường - Về metro Cát Linh-Hà Đông


Hồi này năm trước, tôi được đi Đài Loan. Trên đại lộ lớn của Cao Hùng, có một tuyến đường sắt trên cao. Rất kỳ lạ, cả một đoàn tàu dài lòng thòng, xơ xác vài bóng người. Cô hướng dẫn viên gốc Việt nói đó là “con tàu ma”, chủ yếu phục vụ khách du lịch thưởng ngoạn. Tin tôi đi, thân hình của nó vẫn mang đường cong rất mỹ miều và gợi cảm. Đầu tàu vẫn mang nét uy dũng dù tất nhiên là nó đã lỗi thời và sắp sửa vào bảo tàng.

Nó khác hẳn với vẻ ngoài lệt ệt và đần độn của tàu Cát Linh – Hà Đông. Không phải tôi bài xích hoặc bỉ bai gì cả. Nhưng tương tự Đài Loan, hàng loạt đô thị Á Châu như Bangkok, Singapore… đã sử dụng loại tàu này từ thập niên 80-90 thế kỷ trước. Châu Âu, đương nhiên xa hơn thậm chí cả nửa thế kỷ. 

Viết nhân chuyến ‘ra đi’ của nhà báo Bùi Tín


Cố nhà báo Bùi Tín.

Nhân được tin truyền thông trên mạng, nhà báo Bùi Tín, một cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) phản tỉnh rất sớm, vừa qua đời tại Paris - Pháp quốc, hưởng tuổi 91(1927-2018). Chúng tôi thành kính gửi lời phân ưu đến đại tang quyến và cầu chúc hương hồn nhà báo Thành Tín - Bùi Tín sớm hưởng hạnh phúc vĩnh cữu nơi cõi vĩnh hằng.

Chúng tôi không quen, tất nhiên rồi (vì cách biệt về tuổi tác và khác môi trường sống trong cũng như sau chiến tranh) nhưng biết ông cũng như nhiều người khác còn quan tâm đến đất nước, qua các bài viết của ông phổ biến rộng rãi trên mạng và một số cuốn sách ấn hành tại hải ngoại như “Mặt Thật”, “Hoa Xuyên Tuyết”… Vì vậy về mặt tình cảm chúng tôi không xúc động nhiều, cũng không ngạc nhiên mà chỉ lấy làm tiếc khi nhận được tin nhà báo kỳ cựu Bùi Tín vĩnh viễn ra đi về một thế giới khác, mà nhiều người tin tưởng ở đó không còn chiến tranh, hận thù.

Nguyễn Hùng - Nhà báo Bùi Tín và đứa học trò viết láo ở An Ninh Thế Giới



Nhà báo quá cố Bùi Tín.
Ngay sau khi Đại tá Bùi Tín qua đời tại Paris ở tuổi 91 hôm 11/8, nhiều người chia sẻ các dòng tin và bài viết về một cây bút tài ba, vốn luôn mong mỏi quê hương ông sớm thực sự đổi mới. Nhưng người ta cũng chia sẻ lại cả một bài viết từ cách đây vài năm của người tự nhận chỉ đáng là học trò của ông nhưng có cách viết xấc xược và ma giáo về bậc thầy trong nghề viết. 

Tôi cũng đã định cho qua như ông Bùi Tín, người có lẽ từng nghĩ ‘vật nhau với lợn làm gì, ta thì bẩn mà lợn thì lại sướng vì được vầy’. Nhưng lại nghĩ ông đã nằm xuống và từ nay mỗi khi người ta tìm tên ông trên google có thể sẽ lại thấy bài viết trên An Ninh Thế Giới nên tự thấy cần viết đôi dòng để tỏ lòng tôn kính với người đã khuất.

Bài viết với tựa ‘Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris’ mở đầu với những câu:

Trương Duy Nhất - Khát vọng trở về



Bùi Tín. Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp.

Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.

Như nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác đang sống lưu vong, mà tôi đã có cơ duyên trò chuyện. Trong số họ, không phải ai cũng tự tìm đường ra đi, nhiều người thoát khỏi ngục tù là bị trục xuất với đôi dép tổ ong rời tổ quốc.

mercredi 15 août 2018

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đuối sức



(NgườiViệt 14/08/2018) Ông Tôn Tử khuyên phải chủ động chọn thời gian thuận lợi nhất hãy tham chiến. Cuộc chiến tranh mậu dịch xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho ông Tập Cận Bình.
Trong ba năm qua ông Tập Cận Bình bắt các ngân hàng phải giảm bớt những món nợ đã chồng chất trong hàng chục năm, đang có nguy cơ sụp đổ. Trong thời ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% vì ngân hàng thả lỏng việc cho vay, miễn sao các doanh nghiệp nhà nước có tiền dựng nhà máy và chính quyền địa phương kiến thiết hạ tầng cơ sở. Đây là một hình thức “bao cấp” kiểu mới; cho vay tiền thay vì trợ cấp trực tiếp. Các công ty tư nhân cũng theo cơn sóng “tiền dễ dãi” đó mà phát triển.

Ngô Nhân Dụng - Donald Trump tấn công, Tập Cận Bình thụ động


Các container hàng Trung Quốc tại cảng Hambourg, 27/07/2018.

(Người Việt 10/08/2018) Ngày thứ Năm, 9 Tháng Tám, Bắc Kinh đưa ra danh sách những món hàng nhập cảng từ Mỹ sẽ bị đánh thuế 25%, cùng tổng số $16 tỉ để trả đũa Mỹ. Trong danh sách đó, có một món dự trù sẽ bị đánh nhưng sau cùng đã bỏ ra ngoài; đó là dầu lửa, dầu thô mua về chế biến.

Trung Quốc cần nhập dầu lửa. Hơn 70% nhiên liệu dùng trong xứ phải nhập cảng, và trong 20 năm nữa sẽ tăng lên thành 80%. Nhưng Trung Cộng mua dầu nhiều nhất Nga và Sau đi (Saudi Arabia) nhiều nhất, dầu lửa Mỹ chỉ chiếm 3% tổng số nhập cảng.

mardi 14 août 2018

Đảng Cộng sản Trung Quốc chia rẽ vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Chiến tranh thương mại với Mỹ đang gây chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gây chia rẽ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số quan chức cho rằng quan điểm của Bắc Kinh quá dân tộc chủ nghĩa, đây có thể là nguyên nhân khiến Washington trở nên cứng rắn hơn.
Cảm giác bất an này có thể nhận thấy ở cấp cao nhất của chính quyền. Người ta nhấn mạnh, ông Vương Hộ Ninh (Wang Huning), một người thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, là « quân sư » đã đề ra chiến lược và chủ thuyết của ông Tập, đang bị chỉ trích dữ dội.

Vương Hộ Ninh là người vẽ ra « Giấc mơ Trung Hoa » cho Tập gia gia - giấc mơ một đế quốc hùng mạnh và thịnh vượng. Nhưng hình ảnh mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc là một sự khiêu khích đối với Hoa Kỳ.

Sập cầu ở Ý, ít nhất 30 người chết



Cầu Morandi tại Genova (Ý) bị sập ngày 14/08/2018.

(Reuters 14/08/2018) Một chiếc cầu bắc qua xa lộ ở Genova (Gênes theo tiếng Pháp), tây bắc nước Ý bị sập làm ít nhất 22 người thiệt mạng hôm nay. Quốc vụ khanh Ý phụ trách giao thông Edoardo Rixi thông báo như trên.



Trên kênh truyền hình tin tức 24/24 Sky TG24, ông Rixi loan báo : « Đã có 22 người chết và ít nhất 20 chiếc xe bị nạn, chúng tôi cho rằng số thiệt hại sẽ còn nặng hơn ». Sau đó bộ trưởng Nội vụ Ý Matteo Salvini cho biết, một số nạn nhân bị thương quá nặng đã tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên khoảng 30.

lundi 13 août 2018

Trần Trung Đạo - Đừng để Trung Cộng có cớ động binh trước



Một điều mà gần như tuyệt đại đa số người Việt đều ước mà chắc chắn làm không được là dời cái bản đồ Việt Nam ra khỏi nơi đang ở hiện nay. Đi đâu cũng được miễn là tránh khỏi Tàu, dù Tàu Cộng hôm nay hay có thể Tàu không Cộng trong tương lai. Tham vọng Đại Hán, dù Đông Hán hai ngàn năm trước hay Cộng Hán này nay cũng chẳng khác nhau nhiều.

Một số quan điểm, phát xuất từ lòng căm thù Tàu Cộng, cho rằng những biện pháp phải thi hành tức khắc khi Việt Nam có dân chủ gồm: (1) Xóa bỏ các hiệp ước kể cả kinh tế bất bình đẳng và phân định biên giới mà CSVN đã ký kết với Trung Cộng, (2) Hủy bỏ tức khắc các hợp đồng kinh tế bất lợi với Tàu Cộng, (3) Tàu Cộng phải rút về nước trong một thời gian rất ngắn toàn bộ lực lượng lao động có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyễn Quang Thiều - Ba vấn đề lớn từ một chiếc thẻ lên tàu…rất nhỏ



Cách đây mấy ngày, tôi nhìn thấy trên Facebook của thầy giáo tôi, thầy Nguyễn Tích Lăng, những tấm biển chỉ dẫn các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh. Tôi sững sờ. Trên các tấm biển chỉ dẫn đó ghi hai thứ tiếng : Trung và Việt. Tiếng Trung ở trên và tiếng Việt ở dưới. 

Tôi mò vào tìm đọc thông tin này thấy một tờ báo online chính thống nói thông tin từ Ban quản lý ( phía Việt Nam) giải thích đó là lỗi của nhà thầu ( phía Trung Quốc) chứ không phải của Ban quản lý, và lý do họ đề tiếng Trung Quốc vì để cho các chuyên gia Trung Quốc đang giúp vận hành thử tàu. Tờ báo cũng nói những biển chỉ dẫn đã được tháo bỏ. Vì thế tôi không định bàn về việc đó nữa. 

Mạnh Kim - Chiếc vé 4.0


Sân ga nhộn nhịp. Mọi người háo hức chuẩn bị bước lên chuyến tàu bốn toa, tượng trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại hóa phiên bản 4.0. Vẻ mặt người nào cũng vui vẻ. 

Xen lẫn âm thanh ồn ào là tiếng rao hàng vang dội, bằng song ngữ, tiếng Hoa trước rồi tiếng Việt sau. Bọn trẻ bán hàng rong thế mà “hội nhập” nhanh thật. Nhốn nháo một lúc, thế rồi, mọi người ngoảnh đầu về phía chiếc loa to, đang vang vang kêu gọi hành khách nhanh chóng lên tàu cho kịp giờ khởi hành. Loa cũng phát bằng song ngữ. Hoa trước, Việt sau.

Phạm Đình Trọng - Những người cuối cùng của thế hệ hào hoa mà lạc bước đã ra đi


Nhà báo Bùi Tín khi còn ở trong nước. Người đội mũ nồi đứng giữa.

Cùng đang học trung học chuẩn bị thi tú tài. Người sinh tháng Chín, người sinh tháng Mười Hai, cùng năm 1927. Cùng 18 tuổi khi cuộc Cách mạng tháng Tám, 1945 nổ ra. Cùng bị cuốn hút bởi tiêu chí say đắm ngất ngây của cuộc Cách mạng tháng Tám: Đập tan xiềng xích nô lệ, giành tự do cho nhân dân, giành độc lập cho đất nước. 

Nhờ tài năng và nền tảng văn hóa của một nền giáo dục nhân văn, cả hai đều trở thành những tên tuổi, những gương mặt văn hóa sáng giá, đóng góp lớn cho cuộc cách mạng, để lại cho lịch sử và nền văn hóa đất nước những giá trị văn hóa bền vững. Hai tên tuổi đó là nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải.

Song Chi - Vĩnh biệt nhà báo Bùi Tín, vĩnh biệt nhạc sĩ Tô Hải



Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải. Ảnh ghép của Tiếng Dân

Trong một ngày hai tin buồn: nhà báo Bùi Tín qua đời ở Paris và nhạc sĩ Tô Hải ra đi tại Việt Nam. Cả hai đều là những người sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong lòng chế độ cộng sản, là người có công với chế độ, nhưng đều nhận ra bản chất thực sự của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và cái chủ nghĩa, cái mô hình thể chế chính trị sai lầm này, nên đã thức tỉnh và trở thành những tiếng nói mạnh mẽ tố cáo chế độ.

Không chỉ thế, cả hai cùng sinh năm 1927 và bây giờ, cùng ra đi một ngày: 11.8.2018 tức ngày mồng 1 tháng Bảy âm lịch, năm Mậu Tuất.

Phạm Xuân Nguyên - Tôi « liên lụy » Bùi Tín



Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. 

Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.

Vũ Thư Hiên - Tô Hải đã đi xa




Nhạc sĩ Tô Hải thời trẻ.

Tô Hải đã giã biệt chúng ta!

Chúng ta mất một chiến sĩ can trường đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai đất nước tự do và dân chủ. Tôi mất người bạn già với những kỷ niệm không bao giờ quên – những chiều hành quân qua những đồi tím hoa sim: Kim Bôi, Kim Tân, Kiểu, Nho Quan … trong những vần thơ chan chứa buồn đau một thời chinh chiến của Hữu Loan. Nhắc tới anh lại nhớ đến những nụ cười thơ ngây của các nàng sơn nữ bên đường, trong tình yêu trong mơ của người lính Tô Hải.