Tại châu Âu, chỉ có Thụy Sĩ và Ý là có viện trợ song phương cho Bình Nhưỡng. Bà Katharina Zellweger, giám đốc Cơ quan Hợp tác với Bình Nhưỡng của Thụy Sĩ, là một trong những người hiếm hoi có thể chứng kiến nạn đói tại đây.
Thông tín viên của RFI tại New York, Karim Lebhour tường trình :
Katharina sống ở Bắc Triều Tiên từ 5 năm qua. Trong những tháng gần đây, qua các chuyến đi trong nước này, bà đã nhận ra được vấn đề thiếu thốn lương thực ngày càng trầm trọng. Viện trợ thực phẩm của thế giới đã giảm đi, một số nước viện trợ không muốn hỗ trợ cho chế độ Bình Nhưỡng. Hậu quả là người dân Bắc Triều Tiên phải chịu đựng nạn đói. Bà nói : « Chúng tôi thấy có thêm nhiều người chặt cây trên đồi để trồng bắp hoặc khoai tây hầu có cơ sống sót. Cũng có những người đi tìm rễ cây hoặc các loại cỏ để ăn ».
Tại thủ đô Bình Nhưỡng, bà Katharina Zellweger lại thấy các loại hàng tiêu dùng mới, với một thiểu số giai cấp trung lưu mới xuất hiện. Theo bà, thì « Có nhiều xe hơi hơn, người ta ăn mặc nhiều màu sắc hơn, một số người có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Sự xuất hiện của điện thoại di động giúp thông tin với nhau được dễ dàng».
Tuy vậy, việc liên lạc bằng điện thoại vẫn rất bị hạn chế, chẳng hạn như người dân Bắc Triều Tiên không có quyền gọi điện ra nước ngoài. Các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập chỉ được báo chí chính thức nhắc đến mỗi một lần và chỉ dành có vài dòng cho sự kiện này.
Lời chứng của bà Katharina Zellweger trùng hợp với các hình ảnh do một nhà báo quay được ở Bắc Triều Tiên, được chiếu trên kênh truyền hình Úc ABC. Người ta phát hiện ra nhiều trẻ em đang bị nạn đói tấn công, và lần đầu tiên, quân đội cũng bị đói. Một sĩ quan ẩn danh thú thật : « Trong số hàng trăm lính của đơn vị tôi, phân nửa phải ăn đói ». Tình trạng mới này có thể đặt lại vấn đề về việc chuyển giao quyền lực một cách êm ái từ nhà độc tài Kim Jong Il sang con trai của ông là Kim Jong Un.
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Bắc Triều Tiên và Nga bị hủy bỏ
Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Il và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev dự kiến vào cuối tuần này tại Vladivostok đã bị hủy bỏ do có những bất đồng. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm nay đã cho biết như trên. Còn Reuters đưa tin, phát ngôn viên điện Kremlin hôm nay đã loan báo, không có cuộc gặp nào như thế trong chương trình của ông Medvedev.
Yonhap trích nguồn tin Nga nói rằng, hai bên đã hủy bỏ cuộc gặp vì không thể hạn chế được những dị biệt quan điểm trên nhiều vấn đề được dự kiến sẽ đưa ra thảo luận. Còn theo hãng tin Nhật Kyodo thì do tình trạng sức khỏe tệ hại của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn Anh Reuters dẫn một nguồn tin từ cảnh sát Vladivostok cho biết lực lượng an ninh địa phương đã được thông báo là ông Kim Jong Il sẽ không đến.
Trước đây ông Kim Jong Il đã từng đến vùng Viễn Đông trên của nước Nga vào năm 2002 để gặp ông Vladimir Poutine, lúc đó là Tổng thống. Nga là một trong sáu nước thành viên của vòng thương lượng sáu bên về hồ sơ giải trừ nguyên tử Bắc Triều Tiên. Tờ báo Nhật Mainichi Shimbun khi đưa tin về cuộc hội đàm dự kiến đã cho biết ông Kim Jong Il muốn xin Nga viện trợ kinh tế.
Thông tín viên của RFI tại New York, Karim Lebhour tường trình :
Katharina sống ở Bắc Triều Tiên từ 5 năm qua. Trong những tháng gần đây, qua các chuyến đi trong nước này, bà đã nhận ra được vấn đề thiếu thốn lương thực ngày càng trầm trọng. Viện trợ thực phẩm của thế giới đã giảm đi, một số nước viện trợ không muốn hỗ trợ cho chế độ Bình Nhưỡng. Hậu quả là người dân Bắc Triều Tiên phải chịu đựng nạn đói. Bà nói : « Chúng tôi thấy có thêm nhiều người chặt cây trên đồi để trồng bắp hoặc khoai tây hầu có cơ sống sót. Cũng có những người đi tìm rễ cây hoặc các loại cỏ để ăn ».
Tại thủ đô Bình Nhưỡng, bà Katharina Zellweger lại thấy các loại hàng tiêu dùng mới, với một thiểu số giai cấp trung lưu mới xuất hiện. Theo bà, thì « Có nhiều xe hơi hơn, người ta ăn mặc nhiều màu sắc hơn, một số người có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Sự xuất hiện của điện thoại di động giúp thông tin với nhau được dễ dàng».
Tuy vậy, việc liên lạc bằng điện thoại vẫn rất bị hạn chế, chẳng hạn như người dân Bắc Triều Tiên không có quyền gọi điện ra nước ngoài. Các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập chỉ được báo chí chính thức nhắc đến mỗi một lần và chỉ dành có vài dòng cho sự kiện này.
Lời chứng của bà Katharina Zellweger trùng hợp với các hình ảnh do một nhà báo quay được ở Bắc Triều Tiên, được chiếu trên kênh truyền hình Úc ABC. Người ta phát hiện ra nhiều trẻ em đang bị nạn đói tấn công, và lần đầu tiên, quân đội cũng bị đói. Một sĩ quan ẩn danh thú thật : « Trong số hàng trăm lính của đơn vị tôi, phân nửa phải ăn đói ». Tình trạng mới này có thể đặt lại vấn đề về việc chuyển giao quyền lực một cách êm ái từ nhà độc tài Kim Jong Il sang con trai của ông là Kim Jong Un.
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Bắc Triều Tiên và Nga bị hủy bỏ
Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Il và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev dự kiến vào cuối tuần này tại Vladivostok đã bị hủy bỏ do có những bất đồng. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm nay đã cho biết như trên. Còn Reuters đưa tin, phát ngôn viên điện Kremlin hôm nay đã loan báo, không có cuộc gặp nào như thế trong chương trình của ông Medvedev.
Yonhap trích nguồn tin Nga nói rằng, hai bên đã hủy bỏ cuộc gặp vì không thể hạn chế được những dị biệt quan điểm trên nhiều vấn đề được dự kiến sẽ đưa ra thảo luận. Còn theo hãng tin Nhật Kyodo thì do tình trạng sức khỏe tệ hại của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn Anh Reuters dẫn một nguồn tin từ cảnh sát Vladivostok cho biết lực lượng an ninh địa phương đã được thông báo là ông Kim Jong Il sẽ không đến.
Trước đây ông Kim Jong Il đã từng đến vùng Viễn Đông trên của nước Nga vào năm 2002 để gặp ông Vladimir Poutine, lúc đó là Tổng thống. Nga là một trong sáu nước thành viên của vòng thương lượng sáu bên về hồ sơ giải trừ nguyên tử Bắc Triều Tiên. Tờ báo Nhật Mainichi Shimbun khi đưa tin về cuộc hội đàm dự kiến đã cho biết ông Kim Jong Il muốn xin Nga viện trợ kinh tế.
BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN -
Bài đăng : Thứ tư 29 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 29 Tháng Sáu 2011