Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?. Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?. Trier par date Afficher tous les articles

vendredi 8 avril 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Tôn trọng chính kiến và thước đo giá trị

 

Những điều chúng ta bàn luận về chiến tranh Nga-Ukraine : ủng hộ, phản đối, chê bai hay ngưỡng mộ, chẳng mảy may tác động lên số phận của Ukraine và Nga, mà tác động trực tiếp lên chính số phận của chúng ta.

1. HƯỚNG THIỆN KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN

Có ý kiến rằng, nếu bạn không lên án Mỹ hay NATO ở cuộc chiến tranh Nam Tư, hay không lên án Israel trong chiến tranh Trung Đông, thì bạn không có quyền lên án Nga xâm lược Ukraine.

Vậy lúc đó bạn có được lên án Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam không?

lundi 5 août 2019

‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’



(TuầnVietnam 05/08/2019) Đại sứ Nguyễn Trường Giang, người đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về tình hình biển, đảo, chia sẻ những suy nghĩ của mình về những diễn biến quanh Bãi Tư Chính. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.

Hiện nay chúng ta đang đứng ở thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc. Vì sao ? Vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược căn cứ theo các tiêu chí, định nghĩa của Liên Hiệp Quốc mà Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua năm 1974. Chúng ta phải kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại (trên đất liền thì có nhiều cuộc xâm lược lớn hơn).

Luận điểm này chúng ta phải ghi nhớ. Những gì đang diễn ra quanh Bãi Tư Chính chứng minh quá rõ ràng điều đó. Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường.

jeudi 13 avril 2017

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?


« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.

dimanche 8 septembre 2019

Vũ Ngọc Hoàng - Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông



1.
Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của Việt Nam đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục. Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá!
Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó. Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4.000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.

dimanche 24 juin 2012

Biển Đông: Lãnh đạo Việt Nam cần có dũng khí, đặt quyền lợi quốc gia dân tộc trên tất cả

Bài đăng : Chủ nhật 24 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 24 Tháng Sáu 2012 
 
Như chúng ta đã biết, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã kịch liệt phản đối, triệu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh lên để kháng nghị, đồng thời nâng cấp hành chính vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc vụ viện tức Quốc hội Trung Quốc cũng đòi hỏi Quốc hội Việt Nam phải « sửa đổi ».

Việc Luật Biển được thông qua với số phiếu áp đảo đã được người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhân sĩ trí thức đón nhận như thế nào ? Chúng tôi đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Ông Lê Hiếu Đằng - TP Hồ Chí Minh
 
24/06/2012
 
 
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Chúng tôi rất hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó có điều khoản xác định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý để cho nhân dân Việt Nam đấu tranh, cũng như khẳng định với thế giới chủ quyền Việt Nam trong các vùng biển đảo mà Trung Quốc hiện nay đang ngày càng tìm cách để khẳng định là của họ, bất kể luật pháp quốc tế. Nghị quyết của Quốc hội tạo cái khung pháp lý để mình đấu tranh trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.

Theo tôi đây là hơi chậm, bởi vì tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như việc Trung Quốc khẳng định đường lưỡi bò hình chữ U, đáng lẽ mình phải có phản ứng nhanh. Nhưng dù sao chậm còn hơn không. 

Bên cạnh đó chúng tôi phản đối thái độ xấc láo, trịch thượng của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết về Luật Biển. Mà có thể nói họ phản ứng rất nhanh. Và họ trịch thượng ở chỗ là họ triệu tập đại sứ của mình đến để phản đối. Trong khi đó thì họ bách hại ngư dân mình, họ có những hành động ngăn cản các tàu khai thác dầu khí của mình, thì mình lại không triệu tập đại sứ của họ ! 

Tôi cho đây là một quan hệ không bình đẳng. Tôi chưa thấy lần nào Việt Nam triệu tập đại sứ Trung Quốc đến. Trong khi đó mình vừa ra Luật Biển là họ đã triệu tập đại sứ của mình, và ngay lập tức họ nâng cấp lên thành một đơn vị hành chính cao hơn ở Hoàng Sa và Trường Sa. 

Luật Biển thì Quốc hội đã thông qua, nhưng vấn đề ở đây là tôi nghĩ chúng ta phải có biện pháp thực hiện luật đó như thế nào, để bảo vệ vùng biển, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chứ còn nếu có luật rồi mà vẫn cứ để ngư dân bị bách hại như vậy thì không được. Tôi đề nghị chính phủ Việt Nam phải có những biện pháp kiên quyết hơn nữa.

RFI : Thưa, có được Luật Biển thì dù sao Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để đấu tranh về lãnh hải trên Biển Đông ?

Nhưng một điều mà chúng tôi rất quan ngại, không phải chỉ là vấn đề Biển Đông. Tôi không hiểu việc quản lý nhà nước của mình ra sao mà lại để cho người Trung Quốc bây giờ - dùng chữ tràn ngập thì hơi quá -nhưng mà ở đâu cũng có người Trung Quốc. Vừa rồi phát hiện ở Cam Ranh, ở Vũng Rô, còn cách đây hai ba năm thì vấn đề cho thuê đất rừng ở các vùng xung yếu, rồi vấn đề bauxite Tây nguyên…Tức là những vùng chiến lược quan trọng cũng có mặt người Trung Quốc. Mà như vậy không biết bao nhiêu là lực lượng dân sự, bao nhiêu là lực lượng quân sự. Rồi đến tận mũi Cà Mau bây giờ cũng có họ.

Đó là chưa nói về vấn đề họ xâm nhập vào lãnh vực kinh tế, và họ sẽ có những cách để phá hoại nền kinh tế của chúng ta. Mà bằng chứng là bây giờ họ rải người đi khắp nơi thu mua nông sản, hải sản ; họ làm giá, rồi cuối cùng không mua nữa làm cho nông dân chúng ta bị điêu đứng. Thì tôi nghĩ là phải thấy âm mưu rất là thâm độc của Trung Quốc. Đó là chưa nói còn có khả năng lũng đoạn về mặt chính trị, qua tiền bạc.

Ví dụ vấn đề cho thuê đất rừng, rồi vấn đề những bè cá ở Vũng Rô hay ở Cam Ranh. Tại sao lại lọt lưới những việc đó ? Tôi nghĩ là họ dùng tiền để mua chuộc một số cấp chính quyền của mình, để cho họ làm những việc đó. Có thể nói việc lũng đoạn về mặt chính trị rất là nguy hiểm. 

Một Nhà nước quản lý từ trung ương đến địa phương mà lại mất cảnh giác đối với Trung Quốc, để cho họ đi vào lãnh thổ Việt Nam một cách dễ dàng như thế. Nói như anh Hồ Ngọc Nhuận vừa rồi là nếu không có chủ trương thì làm sao lại để như vậy. Và nếu cấp chính quyền nào, kể cả chính quyền trung ương mà để vậy thì phải bị kỷ luật. Bởi vì vấn đề ở đây không đơn thuần là kinh tế nữa mà là vấn đề an ninh quốc gia. 

Thành ra chúng ta nếu chỉ bảo vệ Biển Đông không thôi, trong khi ở nội địa người Trung Quốc lũng đoạn trong nhiều lãnh vực như vậy mà ta không có biện pháp ngăn chặn, về mặt chính trị, kinh tế, kể cả y tế. Báo chí hiện nay đang đặt vấn đề các phòng mạch của các ông gọi là « thầy thuốc » Trung Quốc, các phòng khám bệnh lậu. Như vậy là họ thâm nhập rất sâu, trong rất nhiều lãnh vực rồi. 

Bây giờ chúng ta đã thấy cái nguy hiểm đó rồi, thì đề nghị chính phủ phải kiên quyết nắm lại tình hình, và phải đưa những người Trung Quốc mà đi vào Việt Nam bất hợp pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc gọi là « hợp pháp » thì chúng ta cũng phải xem xét lại có phải thật sự là hợp pháp hay không. 

Tình hình hiện nay tôi cho là rất nghiêm trọng rồi, nhiều người dân rất quan tâm. Dân thì rất lo lắng, nhưng tại sao lãnh đạo lại không thấy việc đó thì tôi hơi ngạc nhiên. Có cái gì khuất tất trong này. Tôi thấy bên cạnh việc ra Luật Biển còn phải có những biện pháp đối phó với Trung Quốc một cách toàn diện, chứ không thể lơ là, để cho họ khuynh loát. 

RFI : Nhưng chỉ mới vừa ra Luật Biển thôi mà Trung Quốc đã phản ứng dữ dội như vậy. Nếu thực sự áp dụng trong thực tiễn, liệu Trung Quốc sẽ có những hành xử mạnh mẽ hơn, bất lợi cho Việt Nam ?

Tôi cho rằng bản chất của chính quyền Bắc Kinh là bành trướng, thành ra họ bỏ vòi ra không chỉ ở Biển Đông, mà ở châu Phi rồi nhiều nơi khác nữa. Cái phản ứng đó tôi cho là mình cũng thấy trước được, vì vậy chúng ta không sợ phản ứng đó. Vấn đề là chúng ta phải sẵn sàng đối phó lại.

Trước đây cha ông ta đánh thắng quân Nguyên, quân Thanh là trong hoàn cảnh có thể nói về mặt quốc tế là không có ai ủng hộ chúng ta cả, mà chúng ta đánh thắng một đội quân hùng như vậy là dựa vào nội lực của dân tộc. Trong khi đó tình hình quốc tế bây giờ rất là thuận lợi.

Có thể nói là gần như Trung Quốc hiện nay đang bị bao vây, bởi các nước ở Đông Nam Á, ở Nam Á. Ví dụ Úc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, đó là chưa nói đến sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á gần đây, và việc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta thăm Cam Ranh, Việt Nam. Mà điểm đầu tiên đến là Cam Ranh thì cũng có một ý nghĩa nhất định.

Chúng ta không chủ trương dựa vào nước này để chống lại nước khác, nhưng dựa vào sức mạnh của quốc tế hiện nay, để bảo vệ những quyền và quyền lợi chính đáng của đất nước chúng ta. Để chống lại bất cứ ai có ý đồ xâm lược, có ý đồ bành trướng lên đất nước chúng ta.

Ngoài ra trong nước qua việc biểu quyết Luật Biển thì thấy gần như là đa số áp đảo, chỉ có một người là chống thôi ! Như vậy chứng tỏ ý chí và nguyện vọng của người dân Việt Nam là chống lại những hành động bành trướng của Trung Quốc. Và việc Quốc hội ra Luật Biển cũng là thể hiện được phần nào nguyện vọng của dân.

Do đó nếu Quốc hội đã ra Luật Biển với điều khoản là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Việt Nam, thì cớ gì hiện nay ví dụ Trung Quốc nâng cấp thành cấp hành chính cao hơn thì tại sao chúng ta lại không để dân biểu tình phản đối. Phản đối việc làm đó của Trung Quốc, và phản đối cái thái độ trịch thượng của họ. Tại sao dân Philippines đi biểu tình được mà dân ta thì không được ? 

Chính phủ phải suy nghĩ lại về việc này. Biểu tình vì động cơ chính đáng, động cơ yêu nước thì cứ để cho người dân người ta biểu tình. Nhất là đối với Trung Quốc, phải kết hợp giữa sức mạnh quốc tế với sức mạnh của lòng dân, sức mạnh nội lực của Việt Nam, thì chúng ta không sợ gì cả. 

RFI : Không chỉ thái độ hung hăng của Trung Quốc, việc tăng cường quân sự làm cho thế giới e dè, mà bản thân Trung Quốc cũng có những vấn đề nội tại…

Thật ra bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có lắm vấn đề. Nhân dân Trung Quốc khắp nơi cũng đang nổi dậy, rồi vấn đề Tân Cương, vấn đề Tây Tạng…Thành ra nói vậy chứ Trung Quốc không phải là mạnh đâu, mà bản thân họ cũng có những điểm yếu của họ, không thể nào tự tung tự tác được. 

Tôi nghĩ khi mình có một quyết định đúng đắn nào đó, mà đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối thế này thế kia, chúng ta không ngại điều đó. Mà chúng ta chỉ ngại rằng Nhà nước chúng ta liệu có đủ bản lĩnh, có đủ dũng khí để mà đương đầu với Trung Quốc, những khi họ xâm phạm những quyền và lợi ích chính đáng của đất nước chúng ta, thông qua việc xâm phạm vùng biển, hải đảo của chúng ta, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Ý kiến cuối cùng của tôi là trước tình hình như vậy - với tư cách đảng viên, tôi đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam, và với tư cách công dân, tôi đề nghị chính phủ Việt Nam - phải đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết ! Không vì lợi ích của phe nhóm hoặc lợi ích riêng của một ai, mà để cho tình hình xấu đi, để cho những hiện tượng vi phạm an ninh quốc gia như chúng tôi đã nói ở trên ngày càng nghiêm trọng thêm. Nó đe dọa sự tồn vong của đất nước. 

Vì vậy tôi nghĩ là người Việt Nam hiện nay phải dồn tất cả mọi nỗ lực, tất cả nghị lực của toàn dân tộc lên trận tuyến chiến đấu chống nghèo nàn, trận tuyến chống tham nhũng, bất công, và trận tuyến chiến đấu chống bành trướng xâm lược của Trung Quốc. Như vậy mới tạo thành sức mạnh của toàn dân tộc để thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay, đối với tình hình kinh tế cũng như an ninh quốc gia đang có những diễn biến hết sức đáng lo ngại, hết sức là nghiêm trọng. 

RFI : Xin rất cám ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Lãnh hải - Ngoại giao - Phỏng vấn - Trung Quốc - Việt Nam 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120624-bien-dong-lanh-dao-viet-nam-can-co-dung-khi-dat-quyen-loi-quoc-gia-dan-toc-len-tre
 

jeudi 8 mai 2014

Chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, cơ hội hòa giải dân tộc ?

Một người lính hải quân Việt Nam canh gác trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa
THỨ TƯ 07 THÁNG NĂM 2014

Toàn dân nghe chăng
Sơn hà nguy biến 
Hận thù đằng đằng
Biên thùy rung chuyển
Nên hòa hay chiến ?


Việc chính quyền Bắc Kinh cho kéo giàn khoan khổng lồ vào ngay giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã làm sôi sục phản ứng nơi mọi người dân Việt. Ngay từ ngày đầu tiên, sự kiện đã làm mờ nhạt tất cả tin tức thời sự khác trên các mạng xã hội, riêng đài RFI chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư tín từ khắp nơi gởi đến bày tỏ sự phẫn nộ.

lundi 21 octobre 2019

Vũ Ngọc Hoàng - Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông


(Viet-Studies 20/10/2019) Sau bài viết Trao đổi nhanh về chuyệnBiển Đông đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.

1.

Có ý kiến cho rằng, hiện tại xét về tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn ta nhiều, ta không đủ sức chống lại họ, mà cũng không thể bài Hoa, kiện là có cớ để họ lấn tới, tấn công ta. 

Tôi xin thưa, ta đâu có định chống Trung Quốc. Đây chỉ là quyền tự vệ chính đáng bằng giải pháp hòa bình của một dân tộc văn hiến, có chủ quyền và biết tự trọng, chứ đi chống Trung Quốc để làm gì. Ta chỉ muốn sống hòa hiếu, hữu hảo thật lòng với láng giềng, trong đó có Trung Quốc, và bạn bè quốc tế năm châu. Bao đời nay Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình và đường lối ngày nay là muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. 

mercredi 14 août 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 12/08/2024

(Tựa đề là viết ngắn, nhưng thật ra là dài, phần lớn là một bài dịch)

1. Bài phát biểu của Tổng thống Zelenskyy tại Diễn đàn Thanh niên Ukraine

BẤT CHẤP HOÀN CẢNH KHẮC NGHIỆT CỦA CUỘC CHIẾN, UKRAINE SẼ KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT THẾ HỆ VÌ CHIẾN TRANH

Thưa quý vị!

Mọi người có mặt tại hội trường này, tất cả những người trẻ tuổi đang dõi theo chúng ta, tất cả thanh niên nam nữ Ukraine đều là bông hoa của đất nước chúng ta. Hôm nay là ngày của các bạn, ngày của giới trẻ Ukraine. Tôi chào tất cả những người trẻ tuổi – tất cả các bạn!

dimanche 27 mai 2018

Hoàng Hải Vân - Điều 62 Luật Đất đai, tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước !


Ông Trịnh Văn Quyết (phải) và lãnh đạo Quảng Trị khảo sát thực địa Cửa Việt, 16/05/2018. Ảnh quangtri.gov.vn

Quốc hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. 

Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới.

Nước Mỹ còn lo xa như thế, còn nước ta thì sao ? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ, nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nước ta không những phải lo xa mà còn lo gần, vì nguy cơ mất đất mất biển đang hiện hữu.

dimanche 2 décembre 2012

Hộ chiếu "lưỡi bò": Đòn phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai còn ảo tưởng

Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Mười Một 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Mười Một 2012 
Hộ chiếu « lưỡi bò » : Đòn phủ đầu của Tập Cận Bình cho những ai còn ảo tưởng Trung Quốc sẽ hòa dịu hơn ở Biển Đông. Trước hành động in bản đồ hình lưỡi bò trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đã gây bất bình cho rất nhiều nước.

Đặc biệt tại nước láng giềng Việt Nam, nơi Bắc Kinh liên tục có những hành động gây hấn trên biển, thì dư luận người Việt rất phẫn nộ trước thái độ khiêu khích trắng trợn này của người khổng lồ phương Bắc.

Mới đây gần 150 người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại, trong đó có nhiều thân hào nhân sĩ tên tuổi đã ký tên vào bản tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình « lưỡi bò » lên hộ chiếu của các công dân.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người có ký tên vào tuyên bố này.

mercredi 14 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang



(VietStudies 15/08/2019) Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương Địa Chất 8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu Hải Dương Địa Chất 8về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

samedi 19 janvier 2019

Hoàng Hải Vân - Hoàng Sa, nỗi uất hận 45 năm



19-1 năm nay, Hoàng Sa của chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc 45 năm. Với tư cách từng là chiến sĩ QĐNDVN tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, xin thắp nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quần đảo này, dù sức của các anh không bảo vệ được.

Trong lịch sử thủy chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thời Hai Bà Trưng đến năm 1974, chúng ta chưa hề thua Trung Quốc một trận nào. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã lợi dụng bối cảnh phức tạp của chiến tranh Việt Nam, khi lực lượng bảo vệ quần đảo không đủ sức và không có bất kỳ sự tiếp viện nào, đã đem quân cướp Hoàng Sa của ta bằng thủ đoạn đê tiện. Mất Hoàng Sa, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta thua Trung Quốc một trận thủy chiến, đó là nỗi uất hận của toàn dân tộc.

mardi 5 juin 2018

Tướng « Chó Điên » điểm mặt Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (video)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tại Shangri-La, Singapore ngày 02/06/2018. Bài phát biểu của ông mang tựa đề "Sự lãnh đạo của Mỹ và thách thức an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Tác giả Euan Graham trên trang web của Lowy Institut, một think tank Úc nhận định, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã hành động rất tốt tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Cuộc Đối thoại Shangri-La, tức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, được tổ chức trong bối cảnh chỉ một tuần nữa sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, cũng ngay tại Singapore. 

Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim vốn rất được chờ đợi, bị tổng thống Trump hủy bỏ, rồi lại được loan báo vẫn diễn ra như dự kiến… đã gây ra nhiều đồn đãi, bàn tán trong hành lang hội nghị. Tuy nhiên nhờ sự dẫn dắt của tướng James Mattis, mà các đại biểu không bị xao lãng qua sự kiện trên. Thay vào đó, chính thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông lại trở thành trung tâm chú ý của Đối thoại Shangri-La. 

vendredi 19 mai 2023

Phúc Lai - Thất bại của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine : Việt Nam có cơ hội gì về lãnh thổ ?

Nhà thơ Thái Bá Tân có bài thơ “Sang năm tới Hoàng Sa”. Đại khái nhìn về người Do Thái không có Tổ Quốc tới hàng nghìn năm, nhưng năm nào cũng hẹn nhau: “Sang năm tới Jerusalem” – mong ước cháy bỏng của người Do Thái được về quê hương với đúng nghĩa là Tổ Quốc.

Đó cũng là mong ước cháy bỏng của nhà thơ hướng tới một phần lãnh thổ của Tổ Quốc bị chiếm đóng… Tháng Năm năm 2014, tôi có viết bài đăng trên “Tuần Việt Nam”  với tựa đề: “Sang năm tới Hoàng Sa – nhưng bằng cách nào?”

Vào thời điểm năm 2023, khi ngồi đọc lại bài này tôi nhận thấy nó vẫn còn nguyên tính thời sự và những nhận xét của tôi, có lẽ vẫn sát với thực tế. Lúc này là giai đoạn cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã dần đi đến hồi kết. Tháng Năm năm 2023, người Nga mất đi một quân số trên toàn cục đạt con số trên 200.000 lính. Chính xác là   201.100 lính, mất 3.773 xe tăng, xe chiến đấu bọc thép: 7.373 chiếc, hệ thống pháo binh 3.198, giàn pháo phản lực phóng loạt 563, hệ thống tác chiến phòng không 318, máy bay 308 chiếc, trực thăng 294, tên lửa hành trình 990, tàu (thuyền) 18, xe tải và xe bồn 6.073…

vendredi 27 mai 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 92 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (26/05/2022)

 

1. Tin tức

• Trên các hướng như Sumy và Kharkiv, Nga chỉ chơi trò phá hoại cầm chừng. Đặc biệt là ở Kharkiv hôm qua chúng bắn pháo vào trung tâm thành phố làm đâu gần chục người thiệt mạng.

• Trên hướng Izyum, theo bài review của ISW, quân Nga đã có những nỗ lực tấn công về phía đông nam của Izyum. Họ dùng pháo binh, súng cối pháo kích vào các khu dân cư: Chepil, Dovhenke, Kurulka và Studenok… sau đó cho xe tăng tấn công.

• Trên mặt trận Donbas :The Battle of Donbas vẫn tiếp tục đánh nhau và có vẻ như quân Nga vẫn chưa có được thành tích nào đáng kể để báo cáo. Trên ISW thì đưa tin Lyman đã bị Nga chiếm hoàn toàn từ hôm qua, nhưng không hiểu sao Bộ Tổng tham mưu Ukraine đến sáng hôm nay lại báo cáo là vẫn tiếp tục có giao tranh trong khu dân cư.

mercredi 17 février 2021

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

dimanche 8 novembre 2015

« Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt

Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015.

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và Saigon.
Trừ cuộc biểu tình tập hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm 04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».

RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên.

samedi 8 décembre 2012

Dân Việt Nam sẵn sàng chống xâm lược, không để Trung Quốc coi khinh

Bài đăng : Thứ bảy 08 Tháng Mười Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 08 Tháng Mười Hai 2012 
Trước thái độ ngày càng hung hăng của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Biển Đông, từ việc thành lập thành phố Tam Sa trong đó gồm cả Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, cho in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu, cho đến việc lại ngang nhiên cắt đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 của Việt Nam, nhiều người dân Việt rất phẫn nộ.

Đặc biệt là mới đây chính quyền Bắc Kinh lại cấm đoán Việt Nam thăm dò dầu khí, và yêu cầu Hà Nội “không quấy nhiễu” các tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông.

Trên mạng xã hội Facebook, trang Nhật ký yêu nước đã đưa ra lời kêu gọi biểu tình phản kháng các hành động của Bắc Kinh, tại Hà Nội vào sáng Chủ nhật 09/12/2012 tới. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, bốn mươi hai nhân sĩ trí thức đã từng kiến nghị biểu tình vào ngày 27/7 trước đây, cũng đã chính thức kêu gọi mít-tinh phản đối những hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc cũng vào sáng mai, trước Nhà hát Thành phố.

Có thể nói đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình lại được công khai thông báo từ mấy tháng trước, với chữ ký của nhiều tên tuổi trong đó có các khuôn mặt trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975. Lời kêu gọi của các nhân sĩ Sài Gòn được đăng lại trên các trang mạng đã được hưởng ứng đông đảo. Chỉ riêng trên trang anhbasam, tính đến hai giờ chiều Việt Nam hôm nay đã có trên 1.000 ý kiến phản hồi.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong các đại diện 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn đã gởi kiến nghị.

jeudi 19 septembre 2019

Nguyễn Trung - Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất


Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ tổ quốc!

Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh!

           Mấy tháng nay cả thế giới lo lắng theo dõi: Chỉ cần một phát súng  định mệnh nổ ra trên Biển Đông – dù vô tình, hay vì chủ ý, do bất kể nguyên nhân gì, từ phía nào… (vì phải tự vệ, hay do khiêu khích…) – trong những đợt quần rượt, xua đuổi nhau, giữa một bên là các lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam xua đuổi những kẻ xâm phạm đến từ phía Trung Quốc, và một bên là các lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống tầu hải dương địa chất 8 và tầu cần cẩu khủng Lam Kình liên tục mấy tháng nay ngang nhiên tiến hành những hành động chỉ có thể đặt tên là xâm lược – nhiều lúc xảy ra tại những điểm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – có khi chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 30 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở)…

           Giới nghiên cứu quân sự của NATO, EU.., hoặc của những tổ chức có tên tuổi như RAND Corporation, Học viện Hải quân (Mỹ)… cho rằng phía TQ rất cần một tia thuốc súng như thế cháy lên ở Biển Đông, để có cớ cho họ chủ động ráng cho lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam đòn chí mạng, và xúc tiến luôn thể một số việc đã rồi khác! Trung Quốc đang theo đuổi đến cùng mục tiêu này! V.v…

jeudi 20 janvier 2022

48 năm ngày mất Hoàng Sa, và những lời tâm huyết của GS Trần Văn Thọ


Nguyễn Khắc Nhượng : Hôm nay 19/1/2022, đúng 48 năm ngày Hoàng Sa của ta bị mất vào tay quân xâm lược Trung Quốc. Tôi xin post lại bài viết của Gs Trần Văn Thọ (Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo) đăng trên báo Thanh Niên một năm trước đây với tựa đề:

47năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thếnào?

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.